Cập nhật thông tin chi tiết về 15 Trò Chơi Tập Thể Cho Trẻ Mầm Non Thú Vị Nhất mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chúng ta vẫn biết mục đích của giáo dục mầm non đó là phát triển toàn diện tâm sinh lý cho các bé ở độ tuổi măng non. Chính vì thế, trong môi trường nhà trẻ, bên cạnh các hoạt động rèn luyện về tri thức sẽ không thể thiếu sự góp mặt của những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị. Đây không đơn thuần chỉ là những hoạt động vui chơi giúp các em giải trí. Mà quan trọng hơn, nó giúp các bé tăng cường sức khỏe và tạo sự gắn kết trong môi trường lớp học.
Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay nhất được chọn lọc
1 . Trò chơi đập bóng
Mục đích: Rèn luyện sức bật, tác phong khẩn trương, sự nhanh nhẹn, hoạt bát cho trẻ
Chuẩn bị:
Các bé tham gia chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội có số người bằng nhau. Mỗi đội sẽ xếp hàng dọc trên sân trường. Sau đó cử ra một người đứng cách đội mình khoảng 5 – 10m quay mặt lại phía đồng đội, tay cầm một chiếc gậy có buộc 1 quả bóng. Chú ý chiều cao treo bóng vừa phải để các bé có thể nhảy lên chạm tay được vào bóng.
Cách chơi:
Ngay khi có hiệu lệnh của người điều khiển trò chơi. Các bé đứng đầu hàng sẽ nhanh chóng chạy về phía bạn cầm gậy treo bóng. Sau đó nhảy lên sao cho chạm được tay vào bóng. Kế đó chạy vòng quay bạn đó rồi trở về vị trí của mình, đập tay vào bạn tiếp theo. Bạn được đập tay sẽ tiếp tục chạy lên và thực hiện như bạn đầu hàng. Cứ như vậy cho đến khi đội nào hoàn thành trò chơi trước thì được công nhận thắng cuộc.
Yêu cầu:
+ Khi nhảy lên phải cho tay chạm được vào bóng. Nếu chưa chạm được thì chưa thể về hàng để bạn kế tiếp lên.
+ Bạn cầm gậy treo bóng phải luôn giữ nguyên ở một độ cao nhất định.
+ Các bé tự giác, thực hiện đúng quy tắc trò chơi đưa ra.
Hình ảnh trò chơi đập bóng
Video trò chơi đập bóng https://www.youtube.com/watch?v=uxrHkW0YsW4
2 . Trò chơi truyền tin
Mục đích: Giúp rèn luyện trí nhớ và hình thành khả năng phối hợp cho các bé. Đây là một trong những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non khá bổ ích và thú vị được nhiều nhà trường tổ chức.
Cách chơi:
Cô phụ trách sẽ gọi 1 bạn của từng nhóm lên, sau đó nói thầm vào tai bé cùng 1 câu nói. Bé nghe xong sẽ đi về hàng ghé tai nói thầm cho bạn bên cạnh. Cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng thì nói to lên để cho cô và các bạn khác cùng nghe xem có chính xác không. Nhóm nào truyền tin nhanh nhất, và đúng nhất sẽ chiến thắng.
Yêu cầu:
Luật chơi áp dụng là nói thầm. Các bé tự giác và ý thức tuân thủ theo luật chơi đề ra.
Hình ảnh trò chơi truyền tin
Video trò chơi truyền tin
https://www.youtube.com/watch?v=n-nrmzsXli0
Mục đích: Trò chơi này giúp luyện khả năng nhận biết các chữ cái mà bé đã học. Bên cạnh đó cũng giúp rèn luyện tính kỷ luật và sự nhanh nhẹn cho bé.
3 . Trò chơi cướp cờ
Chuẩn bị:
+ Khoảng 5, 6 lá cờ có gắn các chữ cái không trùng nhau
+ 1 ống dùng cắm cờ
Cách chơi:
+ Chia các bé thành 2 đội nhỏ số người bằng nhau
+ Cô sẽ vẽ 1 vòng tròn đường kính 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa rồi cắm các lá cờ đã chuẩn bị vào đó.
+ Kẻ 1 vạch mốc cách vòng tròn khoảng 3 – 4m ở 2 đầu sân
+ Cô phát hiệu lệnh để các bé chạy lên cướp cờ theo hiệu lệnh. Ví dụ cô hô: Chuẩn bị. Cướp cờ chữ A. Hai bé của 2 đội sẽ chạy lên, bé nào lấy được cờ rồi chạy về đội của mình trước là thắng.
+ Tiếp tục chơi với các bạn tiếp theo cho đến khi hết cờ. Đội nào có nhiều cờ hơn là đội thắng cuộc.
Yêu cầu:
Khi các bé cướp cờ không được chạm người vào nhau
Hình ảnh trò chơi cướp cờ
Video trò chơi cướp cờ
Mục đích: Rèn luyện khả năng vận động và sự phối hợp của các bé
https://www.youtube.com/watch?v=aCJzlo20T-o
Chuẩn bị:
4 . Trò chơi chạy tiếp sức
+ Sân bãi bằng phẳng, an toàn phù hợp để tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non
+ Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau chừng 10m. Mỗi vạch dài khoảng 4m
+ Chuẩn bị gậy nhỏ số lượng bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy)
Cách chơi:
+ Chia các bé thành những đội nhỏ, xếp theo hàng dọc đứng ở vị trí 2 bên vạch xuất phát
+ Bé đầu hàng bên trái cầm 1 cây gậy nhỏ
+ Ngay khi có hiệu lệnh bắt đầu, các bé cầm gậy ở hàng trên trái chạy nhanh sang đưa gậy cho bé đầu hàng bên phải. Sau khi đưa gậy, bé chạy đến xếp ở cuối hàng bên phải. Bạn vừa nhận được gậy sẽ chạy đến đưa cho bạn thứ 2 hàng bên trái rồi lại chạy đến cuối hàng đó đứng.
+ Tiếp tục theo quy luật này cho đến khi hết hàng. Đội nào hết trước, hàng ngũ ngay ngắn thì thắng cuộc.
Yêu cầu:
Cho các bé chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi.
Hình ảnh trò chơi chạy tiếp sức
Video trò chơi chạy tiếp sức
Mục đích: Rèn luyện thể chất, phản xạ nhanh nhẹn, khả năng ngôn ngữ và tinh thần đồng đội cho bé
Chuẩn bị:
https://www.youtube.com/watch?v=sMLbz5rCi3M
+ Các bé xếp thành vòng tròn, nếu lớp đông thì có thể chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm xếp 1 vòng tròn.
5 . Trò chơi chuyền bóng
+ 2 – 3 quả bóng
Cách chơi:
Cứ 10 bé thì có 1 bé cầm bóng. Ngay khi cô hô khẩu hiệu bắt đầu, người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền cho bạn bên cạnh. Cứ lần lượt như vậy theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền bóng các bé vừa hát theo nhịp:
” Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân Mà bóng biết chạy
Cùng thi đua nà o”
Nhanh nhanh bạn ơi
Các bé có thể chia nhóm để chơi và đua với nhanh xem nhóm nào ít rơi bóng thì sẽ thắng cuộc.
Nhanh nhanh bạn ơi
Yêu cầu:
Xem ai tài, ai khéo
+ Vừa chuyền bóng vừa hát đúng nhịp bài hát
+ Không được làm rơi bóng khi chuyền
Hình ảnh trò chơi chuyền bóng
Video trò chơi chuyền bóng
Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn và khả năng ngôn ngữ cho bé.
Chuẩn bị:
Vẽ 1 vòng tròn trên nền nhà mô phỏng mặt đồng hồ. Các bé đứng quanh vòng tròn vào vị trí của từng giờ.
https://www.youtube.com/watch?v=XomgSGC5oMc
Cách chơi:
6 . Trò chơi giờ ăn tối của sói
1 bé ngồi giữa vòng tròn đóng vai con sói. Các bé khác đứng xung quanh hét to: “sói muốn mấy giờ?”.
Bạn đóng vai con sói trả lời giờ mình muốn. Ví dụ như 5h00. Lúc này bé đứng ở vị trí 5h sẽ bước về phía con sói 1 bước. Cứ tiếp tục chơi như vậy cho đến khi các bạn đến đủ gần. Bé đóng vai sói sẽ nói: “đến giờ ăn tối rồi”. Nói xong sẽ đuổi theo để bắt được 1 bạn nào đó. Bạn nào bị bắt sẽ thay vai con sói.
Yêu cầu:
Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này thường áp dụng cho các bé đã biết xem đồng hồ.
Hình ảnh trò chơi giờ ăn tối của sói
Mục đích: rèn luyện sức bền và tinh thần đồng đội cho bé.
Chuẩn bị:
1 sợi dây thừng hoặc dây vải dài, chắc chắn, thắt nút mỗi đầu. Chính giữa sợi dây cột 1 dải duy băng.
Cách chơi:
Chia các bé thành 2 nhóm đều nhau về quân số. Mỗi nhóm giữ một đầu dây, đoạn ruy băng sẽ ở giữa vạch ranh giới.
7 . Trò chơi kéo co
Khi cô giáo hô “kéo”, 2 nhóm sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Khi nào sợi ruy băng được kéo hẳn 1 bên mà đội kia không kéo lại được thì trò chơi kết thúc. Đội kéo được ruy băng sẽ chiến thắng.
Yêu cầu:
Chọn các bé đồng đều về dáng dấp thể lực để trò chơi cân bằng hơn.
Hình ảnh trò chơi kéo co
Video
Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, phản xạ giúp bé thấy thú vị hơn trong những giờ giải lao
Chuẩn bị:
Các bé xếp thành vòng tròn. Một bạn sẽ đóng vai mèo 1 bạn đóng vai chuột. Hai bạn sẽ đứng giữa vòng tròn mà các bé khác đang vây quanh.
Cách chơi:
Cô giáo phát hiệu lệnh ” bắt đầu”. Mèo sẽ bắt đầu đuổi bắt chuột trong khoảng 3 – 4 phút. Mèo bắt được chuột sẽ được khen thưởng, nếu không bắt được sẽ được cô động viên. Sau đó, thay đổi người đóng vai mèo và chuột là 2 bạn khác thực hiện.
https://www.youtube.com/watch?v=hdyrO4X-t0I
Hình ảnh mèo đuổi chuột
8 . Trò chơi mèo đuổi chuột
Video trò chơi mèo đuổi chuột
Mục đích: Rèn luyện phản xạ thính giác của bé
Cách chơi:
Đầu tiên, tập trung các bé lại để chơi trò “tay trắng tay đen” loại ra 2 bạn. 2 bé này sẽ oẳn tù tì xem bạn nào thua thì bị bịt mắt, bạn thắng làm dê. Các bạn còn lại nắm tay nhau xếp thành vòng tròn vây quanh. Bạn làm dê phải liên tục kêu “be be” để bạn bịt mắt tìm. Bạn đóng vai dê chỉ được chạy trong vòng tròn. Nếu ra ngoài sẽ phạm luật và phải bịt mắt. Khi nào bắt được dê, đổi 2 bạn khác thay vai.
Yêu cầu:
Các bé chơi trong phạm vi vòng tròn do các bạn nắm tay vây lại.
Hình ảnh trò chơi bịt mắt bắt dê
https://www.youtube.com/watch?v=Wb1QegQ0deI 9 . Trò chơi bịt mắt bắt dê
Video trò chơi bịt mắt bắt dê
Mục đích: Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện phản xạ và tinh thần đoàn kết giữa các bé. Đi cùng đó là giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Cách chơi:
Trò chơi này là trò tập thể cho cả lớp. Các bé đứng tự do thành nhóm nhỏ trong phòng. Cô hô ” tay cầm tay”, các bé vừa cầm tay nhau (theo nhóm 2 – 3 người) vừa nhắc lại câu cô vừa nói. Cô nói tiếp ” đầu chạm đầu”, từng nhóm một sẽ chạm đầu nhau và cùng nhắc lại câu của cô. Cô giáo có thể nói một số câu khác cho bé thực hiện như: lưng tựa lưng, mũi chạm mũi, vai kề vai,…
Hình ảnh trò chơi tay cầm tay
Mục đích: Giúp bé phát triển thể chất và thư giãn, rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội
https://www.youtube.com/watch?v=yL6bxRJ83Yo
Chuẩn bị:
10 . Trò chơi tay cầm tay
+ Các cây cột cắm vào chậu xếp thành hàng dọc
+ Kẻ vạch xuất phát ở đầu hàng
+ Chuẩn bị bóng cho các bé tham gia trò chơi
Cách chơi:
Chia các bé thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát. Bé đầu tiên bắt đầu lăn bóng theo đường dích dắc qua các cây cột về đích. Sau đó ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng rồi chạy về cuối hàng. Bạn nhận được bóng sẽ tiếp tục lăn bóng làm như trên.
Hình ảnh trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
11 . Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
Video trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo và tinh thần đồng đội
Chuẩn bị:
+ Thảm trải sàn
+ Bóng nhỏ 3 – 4 quả
Cách chơi:
Chia bé thành 3 nhóm nhỏ xếp theo hàng dọc. Mỗi bạn cách nhau chừng nửa mét. Khi cô phát hiệu lệnh, bạn đầu tiên sẽ dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm gập chân xuống trước chuyền bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Bạn phía sau dùng chân giữ bóng và lại chuyển tiếp xuống dưới cho đến hết hàng. Đội nào làm xong trước thì thắng cuộc.
Yêu cầu:
Bóng chuyền bằng chân và không được làm rớt xuống sàn.
Hình ảnh trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
https://www.youtube.com/watch?v=XU5MTV35EYU 12 . Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
Mục đích: Rèn luyện thể lực, sự khéo léo và tinh thần đồng đội cho các bé
Chuẩn bị:
Thảm trải sàn cho các bé chơi
Cách chơi:
Xếp các bé thành 2 hàng dọc. Bạn ở phía trước đưa tay trái ra phía sau vịn vào chân trái của bạn phía sau co lên. Bạn phía sau vịn tay phải lên vai bạn ở phía trước, đồng thời tay trái lại đưa ra vịn chân trái của bạn đằng sau. Cả hàng đều giữ theo tư thế như vậy. Khi cô phát hiệu lệnh “bắt đầu”. 2 đội xe nhảy nhanh về đích, đội nào đến đích trước thì thắng.
Yêu cầu:
Khi đua các bé phải giữ chặt nhau không được rời hàng.
Hình ảnh trò chơi đua rết
Video trò chơi đua rết
13 . Trò chơi đua rết
Mục đích: rèn luyện sự khéo léo và hỗ trợ giúp bé phát triển chiều cao
Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị bóng ném rổ
+ Rổ đựng bóng
Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội số lượng bằng nhau xếp thành hàng dọc. Bạn đứng đầu hàng sẽ chạy lên cầm bóng ném vào rổ rồi chạy về đập tay với bạn phía sau. Sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn kế tiếp lại tiếp tục chạy lên cầm bóng ném vào rổ. Cứ tiếp tục như vậy đến khi hết hàng. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ hơn thì chiến thắng. Có thể bố trí thêm chướng ngại vật để trò chơi thêm thú vị.
Yêu cầu:
Bé đứng ở một khoảng cách giới hạn để ném bóng.
Hình ảnh trò chơi ném bóng vào rổ
Video trò chơi ném bóng vào rổ
https://www.youtube.com/watch?v=AyfRGS4psD4 14 . Trò chơi ném bóng vào rổ
Mục đích: rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, sự khéo léo cho các bé mầm non. Phát triển khả năng ngôn ngữ, rèn luyện thể chất và tạo sự kết nối tập thể.
Cách chơi:
Một bạn sẽ đóng vai cáo ngồi ở 1 góc rình mồi. Một nhóm các bạn thì đóng vai thỏ đi kiếm ăn. Các bạn còn lại trong lớp đóng vai cái hang để thỏ trở về. Số hang bằng với số thỏ. Khi cô hô “bắt đầu”, các bé thỏ sẽ đi kiếm ăn, tay giơ lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ. Vừa đi vừa hát bài hát sau:
Khi hát hết bài, cáo sẽ xuất hiện đuổi bắt thỏ. Các bé thỏ chạy nhanh về chuồng. Bạn nào bị bắt sẽ bị loại khỏi trò chơi. Sau đó, các bạn có thể đổi vai cho nhau.
Yêu cầu:
Các bé phải nhớ đúng hang của mình để chạy về khi bị cáo đuổi. Các bạn đóng vai hang sẽ giang tay đón thỏ khi chạy đến.
Hình ảnh trò chơi cáo và thỏ
https://www.youtube.com/watch?v=bL0JG7eBHzQ
Video trò chơi cáo và thỏ
“Trên bãi cỏ Đang rình đấy Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian https://www.youtube.com/watch?v=z6IzZfGu4kM Tóm lại
Trò Chơi Học Toán Cho Trẻ Mầm Non
1. Trò chơi học toán “Thi ai đếm đúng”
Cần có: Khoảng 5-7 dây có thắt nút đủ tốt để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây; băng bịt mắt, trống, nhóm trẻ.
Cách chơi:
Trẻ không được nhìn, chỉ dùng tay đếm.
Sau khi bịt mắt trẻ, phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều nút.
Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt
Khi có hiệu lệnh nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.
2. Trò chơi “Thi ai nhanh”
Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ có ít nhất 2 hình, sau đó nâng dần số hình theo mỗi lần chơi. Mỗi hình có màu sắc và kích thước khác nhau.
Cách chơi:
Trẻ lấy hình theo đúng hiệu lệnh.
Khi người lớn yêu cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên hình
Sau đó không cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.
3. Trò chơi “Tay ai khéo”
Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ 5 que tính có độ dài khác nhau, khăn bịt mắt.
Cách chơi:
Trẻ lên chơi được bịt mắt
Yêu cầu trẻ chọn que dài nhất hoặc que ngắn nhất.
4. Trò chơi “Hãy làm lại như cũ”
Cần có: Chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa mai và mô hình có ngôi nhà.
Cách chơi:
Cho trẻ quan sát mô hình và nói tên các loài hoa trong mô hình
Sau đó yêu cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí trước, sau, phải, trái của ngôi nhà (ngôi nhà ở giữa).
Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, mẹ thay đổi vị trí các chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào?
Gọi trẻ xếp lại như cũ.
5. “Trốn tìm” (trò chơi năm mười)
Cần có: 1 nhóm trẻ (3 người trở lên), không gian rộng rãi, đảm bảo an toàn cho trẻ
Cách chơi:
Xác định người sẽ đi tìm đâu tiên bằng cách chơi Oẳn tù tì
Ai thua sẽ phải úp mặt vào tường đếm “Năm, mười…” cho tới 100.
Trong khoảng thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn.
Sau đó, người đi tìm sẽ phải đi tìm những người còn lại.
Nếu ai bị phát hiện sẽ trở thành người đếm tiếp theo.
Nếu những người đi trốn có thể tự chạy về đích trước người bị tìm thì sẽ thoát.
6. Chuyền cũng chính là một trò chơi học toán
Cần có: Nhóm trẻ 5 -10 người, que tính, quả bóng nhỏ (bóng bàn).
Cách chơi:
Cho trẻ Oẳn tù tì để dành phần chơi trước.
Khi chơi, người chơi rải các que xuống đất cùng lúc đó tung quả bóng lên không trung
Mỗi lần tung bong là một lần nhặt từng que một.
Lượt chơi kết thúc khi quả bóng và que rơi xuống đất.
Cho trẻ đếm số que bắt được.
Sau đó sẽ chuyển lượt chơi sang cho trẻ bên cạnh.
7. Trò chơi “Cua cắp”
Cần có: Nhóm trẻ, 10 viên sỏi
Cách chơi:
Oẳn tù tì để xác định người đi trước.
Người đi bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất.
Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.
Người chơi lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác.
Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng.
Trẻ cắp rồi đếm số sỏi mình cắp được.
Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi.
Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.
8. “Ô ăn quan” – Trò chơi học toán hiệu quả
Cần có: Nền đất, phấn để vẽ hình, các viên sỏi
Cách chơi:
Bàn chơi ô ăn quan được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 5×2 ô vuông.
Ở hai cạnh chiều rộng kẻ hai hình bán nguyệt có đường kính là chiều rộng của bàn cờ.
Các ô hình vuông là ô dân. Ô hình bán nguyệt là ô quan.
Quân cờ gồm 2 quân quan đặt ở hình bán nguyệt và 50 quân dân rải đều ở 10 ô dân mỗi ô 5 quân.
Mỗi người chơi sẽ rải các quân cờ và tính toán chiến thuật sao cho ăn được nhiều quân cờ nhất.
Người nào ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con làm thêm các trò chơi học toán trên phần mềm máy tính mà có các nội dung dành cho trẻ chưa vào tiểu học. Tìm hiểu thêm nhiều trò chơi hữu ích khác tại Chơi với con, chơi mà học.
Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non
Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ.
Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Nhận thức được điều đó cô và trò lớp mẫu giáo ghép Tin tốc B trường mầm non Pú Hồng đã tích cực luyện tập thể thể dục thể thao hằng ngày thông qua giờ hoạt động thể dục sáng, các trò chơi vận động…giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo dần dần phát triển toàn diện. Bện cạnh đó cũng góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện, với đủ hành trang cho trẻ trước khi bước vào lớp 1. Thể dục sáng có ý nghĩa to lớn về sức khỏe cho trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: học qua chơi, chơi bằng học. Buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy tập bài thể dục đơn giản, trẻ sẽ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trẻ săn chắc, hệ miễn dịch tốt hơn, ngoài ra còn giúp cơ thể phát triển hài hòa, cân đối và khỏe mạnh hơn.
Một số hình ảnh dậy trẻ tập thể dục buổi sáng của lớp Mẫu giáo Tin Tốc B
Trường Mầm Non Tốt Giúp Trẻ Tập Trung Vào Học Tập Ra Sao?
1. Xen kẽ các hoạt động
Trẻ mầm non rất nhanh chán khi học và ngay cả khi chơi trò chơi. Chính vì vậy, các cô giáo trường mầm non quận 1 thường xuyên hay đổi các hoạt động để tạo hứng thú, thu hút sự tham gia và tập trung chú ý của trẻ.
Xen kẽ giữa các giờ học viết hay đọc chữ, các bé sẽ được cô giáo tổ chức chơi các trò chơi vận động theo nhóm, hoặc ra ngoài tham gia các hoạt động xung quanh sân trường như chăm sóc cây, múa hát. Bên cạnh đó, các trò chơi hay hoạt động cũng được đổi mới liên tục để các bé không có cảm giác nhàm chán khi tham gia và tập trung hơn.
Giáo viên thường xuyên quan sát và theo dõi trẻ trong các giờ học, xem khi nào thì các bé tập trung học trong thời gian lâu hơn, hoặc để ý xem chúng thích hay không thích hoạt động nào. Từ đó, cô giáo sẽ có phương pháp giảng dạy mới và điều chỉnh sao cho phù hợp thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của bé.
3. Tạo hứng thú cho trẻ khi bắt đầu hoạt động
Khi bắt đầu vào một việc nào đó, nếu bạn cảm thấy hứng thú thì bạn sẽ tập trung và hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều. Đối với trẻ mầm non cũng vậy. Trước khi bắt đầu vào tiết học hoặc bất kỳ hoạt động nào, các cô thường khơi gợi sự thích thú của trẻ bằng những tràng pháo tay, bài hát nhộn nhịp hay những thông tin về phần thưởng mà chúng sẽ được nhận.
Chẳng hạn như khi cho trẻ tô màu một bức tranh, giáo viên khuyến khích: “Nếu bạn nào tô màu bức tranh đẹp và nhanh nhất, cô sẽ có phân thưởng là một chiếc xe đồ chơi, chúng ta cùng bắt đầu thôi nào”. Với sự gợi ý đầy hấp dẫn vơi trẻ như vậy, chúng chắc chắn sẽ tập trung vào bức vẽ và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tìm hiểu thêm: Phát triển kĩ năng giao tiếp cho giáo viên mầm non
4. Cho trẻ chơi các trò chơi yêu cầu sự tập trung
Để rèn luyện kĩ năng tập trung cho trẻ, các cô giáo ở trường mầm non chất lượng quận 1 thường khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi phải tập trung như xếp lego, tô màu, ghép hình,…Đồng thời đặt ra yêu cầu cho các bé về thời gian hoàn thành để chúng cảm thấy cần tập trung và hoàn thiện sớm nhất. Đây là kĩ năng tương đối khó đối với trẻ nhỏ nên các cô cần phải kiên nhẫn, không được nóng vội sẽ không đạt hiệu quả cao.
5. Tạo không gian học tập yên tĩnh
Trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm khi có các yếu tố khác tác động vào. Đôi khi chỉ cần một tiếng động nhỏ, tiếng người nói chuyện, tiếng đồ vật rơi hay tiếng bạn lớp bên khóc,…cũng khiến bé bị mất tập trung. Chính vì vậy, cần tạo cho trẻ không gian yên tĩnh, ánh sáng đầy đủ, trang trí đẹp mắt, vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vừa tăng hứng thú và tinh thần tập trung học tập.
Như vậy, việc tăng cường và rèn luyện sự tập trung cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, giúp trẻ hình thành được thói quen tốt cho quá trình học tập và phát triển sau này. Đây cũng là vấn đề mà các bậc cha mẹ và nhà trường cần hết sức lưu ý.
3 mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non bạn cần biết
Bạn đang xem bài viết 15 Trò Chơi Tập Thể Cho Trẻ Mầm Non Thú Vị Nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!