Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Khấn Rút Chân Nhang Và Thắp Hương Ông Công Ông Táo mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hôm nay cũng gần cuối năm, em có bài khấn rút chân nhang cuối năm và sắp lễ cúng ông công ông táo lên chầu trời thì ghi tặng các chị em.
Việc tâm linh em rất ít khi nói, gặp duyên thì nói nhưng gần cuối năm rồi nghĩ 2 việc này quan trọng thì chia sẻ để mọi người cùng làm. Làm về tâm linh, quan trọng nhất tâm hướng phật pháp, nếu làm điều ác thì thờ cũng bằng thừa. Nhưng điều ác k phải cứ thấy ác là ác, làm từ thiện chưa chắc đã là tốt, còn phải xem về nhiều mặt và nhiều khía cạnh.
Cuối năm, việc tâm linh đặt lên hàng đầu. Bận mấy thì bận, việc tâm linh cần làm phải bỏ các việc khác hết. Có những cái đợi không được mà cố làm cũng không thành công.
Lễ hoá chân nhang
(Cái này nên làm trước lễ ông công ông táo)
* Tu lễ:
* Bài khấn:
Nam mô a di đà phật (3 lần) Con lạy chín phương trời lạy mười phương đất. Con lậy chư phật mười phương mười phương chư phật. Con lạy thập phương thập phật ngũ phương ngũ phật, con lạy hằng hà sa số các chư phật công đức công lượng vô biên. Con xin xám hối con bái thỉnh: thổ công chúa đất tại gia trong nhà đất ở, đông trù tư lệnh táo phủ thần quân đông dương cảnh thổ, ngũ phương long địa mạch tại gia tại bản.
Hôm nay là ngày.. tháng … năm (âm lịch) Gia chung tín chủ chúng con gồm: … (tên) …. (tuổi)… Ngụ tại: … ( địa chỉ nhà) Hôm nay ngày tươi tháng tốt ngày tốt tháng đẹp, gia chung tín chủ chúng con lễ mỏng tâm thành sửa soạn làm lễ tỉa bớt chân nhang để cho bát hương được thoáng đãng, để cho chúng con khi làm lễ mới cắm hương được rộng rãi. Con kính mời các chư vị thần linh đến hưởng lễ rồi cho chúng con được tỉa chân nhang để sang năm mới chúng con làm lễ được thuận lợi và được tốt hơn. Con người trần mắt thịt, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông, ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, con biết đến đâu con tâu đến đấy, ba điều không sảy bảy điều không sai, mong các ngài chứng tâm chứng đức chứng quả chứng cho gia đình chúng con. Con xin trân thành cảm ơn!
(Lễ này làm tốt nhất vào 6h30 sáng)
* Tu lễ:
* Bài khấn:
Nam mô a di đà phật (3 lần) Con lạy chín phương trời lạy mười phương đất. Con lậy chư phật mười phương mười phương chư phật. Con lạy thập phương thập phật ngũ phương ngũ phật, con lạy hằng hà sa số các chư phật công đức công lượng vô biên. Con xin xám hối con bái thỉnh: thổ công chúa đất tại gia trong nhà đất ở, đông trù tư lệnh táo phủ thần quân đông dương cảnh thổ, ngũ phương long địa mạch tại gia tại bản.
Hôm nay là ngày.. tháng … năm (âm lịch) Gia chung tín chủ chúng con gồm: … (tên) …. (tuổi)… Ngụ tại: … ( địa chỉ nhà) Hôm nay là ngày ông táo lên chầu trời , gia chung tín chủ chúng con lễ mỏng tâm thành sửa soạn hương hoa nhanh đăng trà quả dâng lên trước án. Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con phạm sai lầm. Mong các vị thụ hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì cho gia chung tín chủ chúng con sang năm mới toàn thể gia trạch được bình yên, không bị đau ốm bệnh tật, không gặp rắc rối trong cuộc sống, gặp nhiều may mắn về tài lộc. Con người trần mắt thịt, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông, ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, con biết đến đâu con tâu đến đấy, ba điều không sảy bảy điều không sai, mong các ngài chứng tâm chứng đức chứng quả chứng cho gia đình chúng con. Con xin trân thành cảm ơn!
Thắp Hương Ông Công Ông Táo Ở Đâu
Tại sao gia chủ phải biết thắp hương ông công ông táo ở đâu ?
Theo truyền thống văn hóa dân gian, thì bàn thờ ông Táo phải đặt cạnh bếp, hoặc bên cạnh bếp. Điều đó, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tập tục lâu đời. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.
Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo, là tục lệ dân gian, đưa ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình. Ông Táo cũng là vị thần kết nối gia đình với các vị thần linh, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.
Xưa nay, cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian, là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt vì vậy không có tài liệu nào quy định cụ thể việc này. Chính vì thế biết được thắp hương ông công ông táo ở đâu là rất quan trọng.
Thắp hương ông công ông táo ở đâu? Cần sắm sửa những gì?
Lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Ở mỗi miền lễ vật cũng có khác. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, để chạm đích vinh quang.
Sau khi sắm sửa, bày lễ, thắp hương và cúng bái xong. Gia chủ đợi hương tàn và thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã. Cuối cùng là thả cá chép ta ao, hồ, sông, suối, (những nơi có không gian mở càng tốt),… để tiễn ông táo về trời
Qúy khách có thể liên hệ số hotline 0967.23.7777 để biết chi tiết về sản phẩm!
Văn Khấn Sau Khi Rút Chân Hương Chuẩn Nhất
Bài văn khấn sau khi rút chân hương thường được đọc sau khi người ta làm lễ tỉa chân nhang bát hương. Ngoài bài văn khấn sau khi rút chân hương, người ta còn phải đọc cả các bài văn khấn xin rút chân hương. Cùng với đó, có những điều kiêng kỵ, cách chuẩn bị lễ trước khi thực hiện tỉa rút chân hương mà mọi người cần phải lưu ý.
Cách rút chân nhang
Người có nhiệm vụ rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ nên làm với tấm lòng thành tâm nhất. Trước khi dọn dẹp, phải tắm giặt thật sạch sẽ nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí của toàn gia đình.
Trước khi tiến hành dọn dẹp, gia chủ nên sắm chút lễ vật. Để xin phép mời ông bà tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên trong thời gian con cháu dọn dẹp bàn thờ. Làm như vậy, để không động đến ông bà và thần linh, đồng thời không bị quở trách.
Gia chủ, sau khi thắp nén nhang xin phép thì hãy rút chân nhang từng cái một chỉ giữ lại một số chân nhang đẹp nhất mà thôi. Thông thường thì là giữ lại số chân nhang lẽ như 3, 5, 7, 9 chứ không giữ lại số chẵn. Sau khi rút xong thì gia chủ mang số chân nhang đã được rút ra đi hóa thành tro. Tiếp tục, gia chủ lấy tro đó vùi xuống gốc cây hay pha nước để tưới cây, cũng có thể đổ xuống sông. Gia chủ tuyệt đối nên nhớ không vứt các đồ vật thờ cúng và chân nhang ở rác thải hay các nơi ô uế khác. Có thể dùng một miếng xốp rồi đặt lên đó thả trôi sông.
Những kiêng kị khi bao sái, tỉa chân nhang bát hương
Với người Việt, trong gia đình (ngay cả người theo Công giáo) thì nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ sẽ thờ một linh vật không thể thiếu được. Đó là bát hương hay bát nhang dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào không phải ai cũng biết cách.Theo Phật Giáo (và một số tôn giáo khác), thì bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Nơi thờ cúng là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.
Khi thắp một nén hương là gửi lòng thành kính của mình vào cõi vô hình, nén hương là nhịp cầu để người âm và người dương gặp nhau, mượn nén hương này để thỉnh mời vong linh người đã khuất về ngự tại bàn thờ chứng minh lòng hiếu thuận của con cháu.
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường sẽ có 3 cấp bậc:
– Thờ Phật: Thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình
– Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn.
– Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thờ tự).
Bất cứ ai cũng có thể bốc được bát hương, miễn là thành tâm và thân thể sạch sẽ. Một số điều cần phải lưu ý khi bốc lại bát hương:
Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất.
Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ. Nhờ người bốc, nhiều khi người ta cho bùa chú, hay các hạt nhựa (ngoài cửa hàng gọi là đá) vào sẽ không tốt.
Có thể bày tiền vàng mã, tiền xu, chứ không bày tiền thật. Bởi vì khi đặt tiền thật trên mâm lễ, trên ban thờ… thì thần linh, gia tiên (người mình cần cầu xin) rất khó về, những nguyện cầu (nhỏ) của mình khó được đáp ứng.
Vào ngày Tết ông Táo, có thể bày thêm bánh kẹo, đồ mã (là phong tục, nhưng hạn chế, vì đốt nhiều gây ô nhiễm môi trường). Vào ngày 30 Tết đến mùng 5, dán Táo quân phù để mời Táo quân quay lại.
Văn khấn cúng xin rút chân hương
Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần
Tín chủ tên là………………………………………………………………………………………………………….
Cư ngụ tại địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………..
Hôm nay ngày… tháng… năm tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.
Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Xong vái 3 vái , cắm 3 nén hương , đợi hương tàn rồi bắt đầu lau dọn.
Bài khấn sau khi rút chân hương
Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên.
Thắp 9 nén hương khấn:
Con lạy 9 phương trời
Con lạy 10 phương đất
Con kính lạy chư Phật 10 phương
Con kính lạy 10 phương chư Phật
Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.
Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.
Tín chủ con là :
Cư trú tại :
Hôm nay tân niên xuân tiết , ngày lành tháng tốt . Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn , cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ
Năm mới lộc mới con mong cầu.
Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con đc an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.
Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi
Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có
Lễ trần con dâng
Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Con Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )
Bài cúng xin tỉa bát hương
Trước khi vào văn khấn, các bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, đăng, trà… Sắp lên ban thờ thắp 3 nén nhang và khấn theo văn khấn sau đây :
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp…hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.
Sau khi bao sái xong các bạn đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Văn khấn bao sái bát hương – Văn khấn xin tỉa chân nhang
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con Nam mô A Di Đà Phật
Con Nam mô A Di Đà Phật
Con xin kính lạy:
– Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia
– Con tấu lạy Thần linh đất nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ;
– Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.
– Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.
Họ ……, Họ ……:
Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.
sau đó đọc tiếp
” Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)
Đọc tiếp
“Linh xuất lô nhang” (3 lần)
nếu có tượng thì đọc
“Linh xuất tượng” (3 lần)
Khi đã đọc xong thì xê dịch bát nhang và tượng để lau chùi thoả mái. Ngoài ra, bài văn khấn xin tỉa chân nhang trên còn được dùng như văn khấn bao sái bát hương thần tài khi các bạn cần lau dọn ban thờ thần tài.
Đưa Ông Táo Về Trời Ngày Mấy 2022? Ngày Ông Công Ông Táo 2022
Đưa ông Táo về trời ngày mấy 2021? Ngày ông Công Ông Táo 2021
Mai Hồng Nga
Đưa ông Táo về trời ngày mấy 2021?
Vì vậy, tục cúng ông Táo vào tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sung túc sau đó mới đến ý nghĩa thờ “Thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.
Theo phong tục, lễ cúng đưa ông Táo chầu trời nhằm vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch). Tức ngày 4 tháng 2 Dương lịch.
Rước ông Táo về lại nhà ngày nào?
Ông Táo lên trời báo cáo thỉnh thị Ngọc Hoàng trong 7 Ngày từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp, những năm Lịch âm không có ngày 30 tháng Chạp thì làm lễ đón ông Táo vào ngày 29 tháng Chạp.
Nhiều người cho rằng không định rõ ngày vì đón ông Táo về trần sớm hay muộn do lịch làm việc cụ thể từng năm của Thiên Đình. Bao giờ Ngọc Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, Táo mới về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được.
Cách bày mâm lễ cúng tiễn ông Táo về trời:
Tùy vào phong tục. văn hóa mà mỗi miền có cách đưa ông táo về trời khác nhau:
Các lễ vật cúng ông Táo về trời Miền Bắc
Một con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông.
Cá chép với ý nghĩa phú quý, có sức vượt Vũ môn sẽ đưa ông Táo về trời nhanh hơn.
Miền NamMũ, áo và bữa ăn ngọt như chè, xôi, bánh, trái cây, hàm chứa ý nghĩa mong ông Táo sẽ bẩm báo lại Ngọc Hoàng những lời ngọt ngào. Khi khấn, đa phần không cầu xin phú quý, không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.
Ngoài ra, gia chủ còn phải bày biện đủ các lễ vật cúng khác như giấy tiền, trái cây, hoa,…
” Lưu Ngay: Màu sắc phong thủy 2021 giúp gia chủ luôn gặp may mắn
Với những thông tin trên, hi vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Tiễn ông Táo về trời ngày nào? Rước ông Táo về lại nhà ngày nào? và có thể đưa vào rước ông Táo đúng giờ tốt để cầu mong theo ước nguyện.
Bạn đang xem bài viết Bài Khấn Rút Chân Nhang Và Thắp Hương Ông Công Ông Táo trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!