Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Bước Cơ Bản Để Có Một Giờ Dạy Học Hiệu Quả # Top 12 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Bước Cơ Bản Để Có Một Giờ Dạy Học Hiệu Quả # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bước Cơ Bản Để Có Một Giờ Dạy Học Hiệu Quả mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước khi giới thiệu cách tổ chức một giờ dạy học trên lớp hiệu quả mà chúng tôi đã tiến hành thành công ở trường phổ thông, chúng tôi sẽ nêu ra 7 tư duy lối mòn dẫn tới chúng ta không thể thực hiện một bài lên lớp thành công. Ở đây chúng tôi áp dụng một nguyên tắc rất đơn giản “Trước khi muốn người khác thay đổi thì đầu tiên bạn phải là người cần thay đổi và khi bạn đã thay đổi thì cả thế giới này sẽ thay đổi theo bạn.”

7 tư duy lối mòn cản trở một giờ dạy học thành công Lối mòn 1: Giờ dạy không thành công là do ý thức học tập của học sinh chưa tốt, các em nói chuyện riêng, không chú ý.

Nhưng chúng ta quên mất chủ thể điều khiển hoạt động dạy học đó là người thầy. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu xem mình đã làm như thế nào, đã có những biện pháp hiệu quả nào để tổ chức giờ dạy. Việc than vãn, phàn nàn như vậy chỉ giúp chúng ta “chối tội”, cảm giác nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn do không phải lỗi của mình mà thôi. Tuy nhiên cho dù chúng ta phàn nàn, kể khó, kể khổ như thế nào thì kết quả công việc vẫn vậy, chất lượng dạy học vẫn vậy thậm chí còn đi xuống.

Không chỉ dừng lại ở việc phàn nàn mà chúng ta còn rất hay đòi hỏi, cơ sở vật chất phải như thế này, phải như thế kia. Và đây cũng là “cách” rất khéo, khéo léo đến mức lừa ngay chính bản thân chúng ta, biện hộ cho năng lực làm việc của chúng ta, bao gồm cả khả năng của bản thân và tính tích cực trong công việc.

Vì vậy đó là một thói quen vô cùng nguy hiểm, nó tước đi sức mạnh của chúng ta trong công việc.

Lối mòn 2: Nghĩ “Thành công là để hạnh phúc”. Từ đó thụ động, không tìm thấy động lực để sáng tạo.

Hầu hết trong chúng ta đều “vô tình” có một tư duy “Thành công là để hạnh phúc”, tuy nhiên những người thành công lại luôn làm điều ngược lại là “Hạnh phúc là để thành công”. Ban đầu cũng như bao người khác họ chỉ có bàn tay trắng tuy nhiên họ có thể “cháy” hết mình vì đam mê của mình. Kết quả trong lĩnh vực họ đam mê, họ hạnh phúc vì họ được làm điều mình muốn, họ ngày càng giỏi, ngày càng sâu sắc, nổi trội trong đa số mọi người. Và hiển như mọi điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Vâng, đó chính là thành công.

Tại sao với vai trò là một giáo viên, chúng ta không “cháy” hết mình cho việc dạy học?

Đừng đối xử với các em như những những người xa lạ mà hãy yêu thương các em, bao dung các em, tôn trong các em, định hướng, tạo cho các em cơ hội thể hiện mình. Để làm được điều đó thì tại sao chúng ta không nhìn vào ánh mắt khát khao tri thức của các em, không nhìn vào nụ cười hồn nhiên của các em, coi các em như con em mình để tìm nguồn cảm hứng?

Cũng cần lưu ý ở đây tất cả niềm đam mê đó phải trên cơ sở đạo đức, pháp luật cho phép. Vì như vậy nó mới có giá trị, mới có sự đồng thuận của mọi người.

Lối mòn 3: Dẫn dắt vào bài có thể có cũng được, không có cũng được

Về mặt tâm lý, chúng ta sẽ không bao giờ tập trung thậm chí bỏ thời gian ra để nghe ai nói một vấn đề gì mà nó không giải quyết được vấn đề cho bản thân chúng ta, cho xã hội. Tương tự như vậy nếu trong giờ học mà học sinh không biết qua buổi học này giúp các em giải quyết vấn đề gì thì các em sẽ không bao giờ có thể tập trung, hứng thú học tập. Vì vậy trước khi vào bài chúng ta nên dẫn dắt vào bài bằng cách đưa ra những tình huống cụ thể mà thông qua bài học đó các em sẽ giải thích cũng như giải quyết được.

Lối mòn 4: Mình luôn đúng, hoàn hảo trước học sinh nên chỉ có mình đúng còn học sinh có thể đúng hoặc có thể sai. Hoặc luôn coi các em như trẻ con.

Chính vì nhận thức như vậy mà khi các em trả lời chưa đúng các thầy cô kết luận “sai rồi”, thậm chí các em đang trả lời thì chen ngang hoặc lạnh lùng yêu cầu các em ngồi ngay xuống. Điều đó như một gáo nước lạnh dội vào niềm tin bản vào thân các em. Tại sao chúng ta lại không đợi các em nói xong, nhẹ nhàng hỏi lại các em chỗ các em sai. Nếu các em vẫn chưa phát hiện ra chúng ta nên nhẹ nhàng hỏi thêm ý kiến các em khác để các em tranh luận. Tóm lại khi giao tiếp với các em, chúng ta cần tôn trọng các em, tôn trọng các ý kiến của các em. Hãy tổ chức, định hướng cho các em tranh luận để các em hiểu, chứ tuyệt đối không được áp đặt.

Lối mòn 5: Nội dung kiến thức trình bày phải chính xác. Kết quả dẫn tới những đòi hỏi cứng nhắc.

Có rất nhiều thầy cô khi dạy học sinh, đòi hỏi các em nhớ đầy đủ, chính xác nội dung kiến thức trong vở, trong SGK. Như vậy giáo viên sẽ không tự tin, không thể hiện được nhiệt huyết của mình do không thoát ly được giáo án và dẫn tới giờ học diễn ra nặng nề. Do đó để dạy tốt người giáo viên cần hiểu bản chất vấn đề, sau đó nắm bắt được cấu trúc bài học với các nội dung đại cương. Và khi lên lớp thì tổ chức, phân tích nội dung theo cấu trúc đó với một ngôn ngữ tự nhiên.

Lối mòn 6: Nội dung kiến thức cần phải cung cấp đầy đủ.

Cho đến thời điểm bây giờ còn rất nhiều thầy cô có suy nghĩ này. Họ nghĩ trong 45 phút đó cần phải làm sao cung cấp đầy đủ các nội dung kiến thức của bài trong khi những nội dung đó đã có trong sách. Kết quả thầy ở trên cứ nói cứ đọc, cứ chép những cái đã có trong SGK còn học sinh ở dưới cũng cố gắng làm sao chép cho kịp.

Nhiều giáo viên không để ý nên trong tư duy hiểu không đúng khái niệm “giờ dạy”, “tiết dạy”. Chúng ta cần hiểu đầy đủ khái niệm đó chính là “giờ dạy học”, “tiết dạy học”, tức là giờ dạy các em cách học chứ không chỉ đơn giản là dậy lại các em nội dung kiến thức đã có trong SGK. Cụ thể là không chỉ dạy các em, rèn cho các em kĩ năng tư duy khai thác các nội dung kiến thức trong SGK mà chúng ta cần rèn cho các em kĩ năng tự học và kĩ năng tiếp cận bài học một cách có hiệu quả.

Việc “thương” học sinh như vậy không khác gì so với việc chúng ta dạy cho đứa trẻ tập đi. Nhưng vì sợ trẻ ngã mà chúng ta luôn luôn bên trẻ, giữ trẻ. Kết quả trẻ rất chậm biết đi, trong khi chúng ta cũng rất vất vả phải theo trẻ.

Lối mòn 7: Lấy kiến thức, hiểu biết của mình làm thước đo đánh giá học sinh.

Đây chính là một tư duy, hành động mang tính cảm tính rất dễ mắc phải của người giáo viên. Kết quả là việc chấm điểm, đánh giá, công nhận khả năng của các em chưa được chính xác, khách quan, chưa động viên kịp thời.

Các em mới tiếp cận với kiến thức nên những sai sót xảy ra là chuyện hoàn toàn bình thường, đặc biệt là những vấn đề khó. Đừng vì vậy mà khó khăn trong việc khen ngợi cũng như cho điểm 9, điểm 10.

Tóm lại, người giáo viên là người đầu tiên cần phải thay đổi trước khi muốn các em thay đổi. Chỉ cần vượt qua được 7 rào cản trên, chúng tôi đảm bảo các thầy cô có thể tổ chức một giờ dạy hiệu quả, thu hút được học sinh, giúp các em yêu và quan tâm đến bộ môn

*Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng dạy học

Ngoài việc có sự thay đổi hoàn toàn trong 7 tư duy lối mòn trên và những kĩ năng chúng ta được rèn luyện trong trường sư phạm thì chúng ta cần rèn cho mình khả năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng xác định nội dung cần triển khai, khả năng diễn đạt hài hòa giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để cuốn hút học sinh. Bạn có thể tham khảo quyển “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs” của NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoặc sách nói “10 bí quyết thành công của những diễn giả MC” , “Đắc nhân tâm” tại http://media.tuoitre.vn/BookDetail.aspx?BookID=218 để mình có một phong thái giảng dạy thật tự tin, thật giàu nhiệt huyết. Ngoải ra trên báo tuổi trẻ online còn có rất nhiều sách nói hay. Hoặc bạn cũng có thể xem các video miễn phí của các diễn giả trên http://youtube.com.

*Xây dựng bản nội quy: Nội quy là một cách ngắn nhất để thầy trò có thể nhanh chóng hiểu nhau, giúp cho quá trình dạy nhanh chóng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn. Trong bản nội quy này của chúng tôi có một số quan điểm mới là:

– Soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà: Yêu cầu học sinh đọc bài mới trước ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối bài và trong bài học. Nếu có thể giáo viên nên soạn thành tập Bài tập theo cấu trúc phục vụ cho giờ dạy. Trong đó có tranh vẽ, bảng biểu, phiếu học tập, sơ đồ để trống để học sinh hoàn thành. Ngoài ra phần cuối chúng ta để trống một khoảng để các em có thể ghi ra những vấn đề còn khó khăn ở bài học để sau đó trao đổi với giáo viên. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, chúng ta nên đưa vào nội dung kiểm đánh giá đầu giờ học. Cụ thể gồm 3 nội dung: Kiểm tra vở soạn, kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài mới. Việc kiểm tra bài mới nhằm kiểm tra quá trình các em soạn bài có nghiêm túc, hiệu quả hay không. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thường phân bố thang điểm cho 3 nội dung đó là 4 : 4 : 2.

Bước 2: Tiến trình tổ chức bài học

*Vào lớp: Sau khi vào lớp, ngoài việc học sinh đứng lên chào, ta nên cùng vỗ tay với học sinh, để tạo một tâm lý thoải mái mà không căng thẳng.

*Kiểm tra kiến thức cũ – mới: Gọi học sinh lên bảng trả lời, các học sinh bên dưới nhận xét, bổ sung. Có thể thấy với việc yêu cầu các em về nhà soạn bài, học sinh sẽ được trải nghiệm bài mới 3 lần với những sắc thái khác nhau: Soạn bài, học trên lớp và ôn tập ở nhà trước khi đến lớp. Quá trình lặp lại nhiều lần như vậy sẽ giúp cho học sinh nhớ sâu và chắc kiến thức, không chỉ vậy mà còn phát triển cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

*Đặt vấn đề: Em có biết? Vào bài, cần nêu rõ vai trò cũng như ý nghĩa của bài học. Tốt nhất nếu có thể nên minh họa bằng những ví dụ cụ thể, những số liệu cụ thể, gần gũi và có thể gây “sốc” với học sinh. Ví dụ như trước khi vào bài “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người” – Sinh học 11, chúng tôi có phần dẫn dắt vào bài mới như sau:

Sau khi học sinh tính xong giáo viên hỏi: Có phải chỉ cần xây dựng trường học sinh số lượng người tăng thêm? Vậy còn phải xây thêm gì và nó kéo theo vấn đề gì? Vậy chúng ta phải làm thế nào?

*Tổ chức học bài mới: Khi các em phát biểu cần tuyệt đối tôn trọng các em, không chen ngang, sửa ngang. Sau khi trả lời xong, giáo viên đóng vai trò như trọng tài, gợi mở những chỗ chưa chính xác để các học sinh khác cùng suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Để hướng dẫn các em kĩ năng khai thác sử dụng SGK bằng cách thiết kết các bài tập phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh bằng bảng biểu so sánh.

Ngoải ra để giáo dục hiệu quả với những học sinh cá biệt trong giờ học, chúng ta có thể chuẩn bị mẫu Biên bản như sau:

Đây là một căn cứ pháp lý rất quan trọng hỗ trợ cho buổi học hiệu quả.

: Đưa ra các câu hỏi hay và khó được đưa ra lúc giới thiệu qua mục Em có biết, tốt nhất đó là các ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn nhằm khắc sâu kiến thức, đồng thời cho điểm để động viên các em. Tuy nhiên cần cho điểm khách quan, không phải vì các em trả lời đầy đủ mà khó khăn cho các em điểm 9, 10.

*Tổ chức kiểm tra: 15 phút hoặc 45 phút định kì.

Để quá trình kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan với những đề tự luận, chúng ta có thể thiết kế một mẫu thông tin như sau:

Với A – Là số thứ tự bàn, bàn gần bàn giáo viên nhất là bàn số 1; B – Tổng số người trong bàn. Tất cả học sinh trong một bàn có cùng một số bàn.

Khi thu bài, chúng ta nên thu theo bàn như vậy sẽ giúp cho chúng ta hạn chế được việc học sinh nhìn bài, chép bài của nhau, đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các học sinh.

Như vậy để có một giờ dạy học tốt chúng ta cần vượt qua những rào cản là các tư duy lối mòn. Tự trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi, trao đổi học hỏi đồng nghiệp và không ngừng rèn luyện mình qua từng bài dạy cụ thể chắc chắn chúng ta sẽ có được những giờ dạy chất lượng, được học sinh tin yêu.

Các Bước Khai Trương Quán Cafe Hiệu Quả

Bước 1: Thời gian khai trương

Việc lên kế hoạch trước khi khai trương là vô cùng cần thiết bởi vì ngày khai trương có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hiện diện của quán cafe trên thị trường. Trong đó, bước đầu tiên cần làm đó là xác định được thời gian khai trương quán.

Thời điểm khai trương quán cafe tốt nhất nên lựa chọn vào các ngày lễ, Tết hoặc ngày cuối tuần. Đây đều là những thời điểm mà quán cafe của bạn có thể đón nhận được lượng khách tới đông nhất so với những ngày bình thường.

Tuy nhiên, vào những ngày thường vẫn có thể khai trương được nhưng bạn nên chọn ngày hoàng đạo và chọn giờ khai trương tốt nhất là vào những thời điểm mà có lưu lượng người qua lại quán đông nhất như giờ đi làm buổi sáng, giờ tan ca trưa và buổi tối.

Bước 2: Địa điểm khai trương

Làm thế nào khai trương quán cafe hiệu quả mà không cần phải tốn quá nhiều công sức? Câu trả lời là bạn cần phải xác định được địa điểm khai trương hợp lý nhất, nó cũng quan trọng như việc bạn chọn thời gian khai trương.

Thông thường thì lễ khai trương sẽ được tiến hành ngay ở địa chỉ quán, tuy nhiên có nhiều quán cafe rất đầu tư trong khoản này, cùng một lúc tổ chức lễ khai trương ở một vài địa điểm công cộng có mật độ người qua lại cao. Lý do cho sự đầu tư bài bản này đó là vì họ muốn hướng tới càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt, vậy nên sự xuất hiện của hình ảnh thương hiệu quán ở chỗ đông người sẽ tạo nên một hiệu ứng vô cùng hiệu quả. Khi được nhiều người nhìn thấy hơn cùng với menu đồ uống giá rẻ bất ngờ cho ngày khai trương, chắc chắn bạn sẽ có được cho mình nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong tương lai.

Và cuối cùng, tài chính dành cho việc khai trương chính là công cụ để bạn có thể tiếp cận tới khách hàng trong dịp lễ khai trương quán cafe. Có nhiều cách để bạn khai trương quán cafe tùy thuộc vào nguồn ngân sách của bạn dồi dào hay hạn hẹp. Cụ thể một buổi lễ khai trương thường có các chuyên mục sau:

+ Khách mời: thông thường khai trương quán cafe sẽ mời khách mời là ca sĩ hoặc diễn viên để quảng bá thương hiệu cho quán.

+ Tiệc khai trương: tiệc khai trương thông thường là tiệc ngọt hoặc tiệc trà vừa để đãi khách lại vừa là cơ hội giới thiệu sản phẩm thức uống của quán tới khách hàng.

+ Hoa mừng khai trương: những người quen, bạn bè sẽ có những lẵng hoa tươi thắm kèm lời chúc mừng gửi tới quán cafe của bạn – đây chính là những thông điệp khai trương quán cafe vô cùng hiệu quả.

Các Nguyên Tắc ‘Vàng’ Để Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Hơn

1. TRƯỞNG NHÓM LÀ AI?

Trong hầu hết các nhóm được lập ra điều cần thiết trước hết là bầu ra người “đầu tàu”. Trưởng nhóm không hẳn là người giỏi nhất hay lớn tuổi nhất, mà là người có khả năng điều phối công việc trong nhóm, có kỹ năng quản lý và khả năng kết nối các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, trưởng nhóm cần có kỹ năng thuyết phục và thông thường sẽ là người cuối cùng ra quyết định hành động công việc hướng đến mục tiêu chung của nhóm.

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÔNG VIỆC CỦA NHÓM

Để có buổi làm việc nhóm hiệu quả, các bạn cần thống nhất mục tiêu hướng tới và biện pháp thực hiện công việc trong buổi họp nhóm. Đưa ra các ý tưởng cá nhân, chắt lọc ý kiến sáng tạo, tích cực, từ đó tập hợp và chọn lọc những ý tưởng nào phù hợp nhất với mục tiêu chung của nhóm. Lúc này, người trưởng nhóm cần cân nhắc kĩ lưỡng để có những định hướng đúng đắn, hài hòa giữa mục tiêu chung và riêng để đạt hiệu quả làm việc tốt.

3. KHẢ NĂNG GIAO TIẾP

Nền tảng của tinh thần đồng đội là sự hiểu ý của các thành viên trong nhóm. Có nhiều phương tiện giao tiếp khi các bạn làm việc cùng nhóm như: họp nhóm trực tiếp, qua email, qua điện thoại…và dù bất cứ giao tiếp bằng phương tiện nào thì việc trao đổi thông tin phải mang lại hiệu quả giao tiếp. Thêm vào đó, các bạn trong nhóm cần tin tưởng lẫn nhau, trao đổi cởi mở trên tinh thần góp ý và được tự do nói lên suy nghĩ, ý tưởng cho công việc chung.

4. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT

Khi làm việc nhóm chắc chắn không thể tranh khỏi những xung đột. Nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào bạn xử lý các vấn đề khi chúng vừa mới phát sinh. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất là không để bất kỳ xung đột nào leo thang, đó là lý do tại sao nhóm cần có trưởng nhóm để đứng ra giải quyết các vấn đề này.

5. TINH THẦN ĐOÀN KẾT

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Yếu tố đoàn kết là không thể bỏ qua trong làm việc nhóm. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, mỗi cá nhân là một yếu tố quan trọng góp phần nên thành công của công việc chung. Nếu biết cách kết hợp, kiến thức, kỹ năng của mỗi thành viên được bộc lộ sẽ đóng góp cho công việc nhóm đạt chất lượng cao nhất.

7. KỸ NĂNG TỔ CHỨC VÀ LẬP KẾ HOẠCH

Để giải quyết bất kỳ vấn đề nào một cách hiệu quả, bạn phải có khả năng đưa ra một kế hoạch tổng thể mà mọi thành viên trong nhóm hiểu, làm theo và biết nó dẫn đến đâu. Khi kế hoạch được thống nhất, tất cả các thành viên trong nhóm sẽ thực hiện các nhiệm vụ của họ, thiết lập thời hạn và làm việc một cách hiệu quả hơn nhiều..

8. TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO

Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.

9. KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN

Trong làm việc nhóm, nhiều sinh viên trở thành những bạn chỉ biết làm theo kinh nghiệm và tính cách riêng của mình. Đừng để nhóm của bạn bị phân lớp thành những con người chuyên sáng tạo và những người thụ động. Muốn vậy, các thành viên trong nhóm cần phải hoan nghênh tính đa dạng của các quan điểm và ý tưởng khác nhau, từ đó bố trí công việc phù hợp với năng lực mỗi thành viên để tất cả mọi người có thể phát huy được thế mạnh và có sự đóng góp phát triển và tạo hiệu quả cho buổi làm việc nhóm.

10. ĐÚNG GIỜ

Làm việc nhóm là công việc của tập thể. Vì vậy, yêu cầu của làm việc nhóm là các thành viên phải tuân thủ quy định về giờ giấc và luôn đúng giờ. Việc này sẽ đảm bảo được tiến trình buổi làm việc, tạo không khí hứng khởi trước khi bắt đầu. Vì vậy, mỗi thành viên cần ý thức thời gian làm việc nhóm vừa đảm bảo tác phong làm việc vừa giúp công việc nhóm đạt kết quả như mong muốn.

Những Cách Học Giỏi Tất Cả Các Môn Hiệu Quả Nhất

Bạn đã bao giờ tự ti về lực học của mình và đặt câu hỏi: Làm thế nào để mình học giỏi tất cả các môn? Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những cách học giỏi tất cả các môn được nhiều người thừa nhận.

Bạn đã bao giờ tự ti về lực học của mình và đặt câu hỏi: Làm thế nào để mình học giỏi tất cả các môn? Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những cách học giỏi tất cả các môn được nhiều người thừa nhận.

Cách học giỏi – Hãy lắng nghe

Khi lập kế hoạch học tập tức là bạn đang học tập một cách hệ thống tổng quát tất cả các vấn đề. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra mọi thứ và sắp xếp kiến thức của mình theo thứ tự ưu tiên, từ đó bạn sẽ biết những việc cần làm ngay và hoàn thành việc học một cách dễ dàng. Bạn nên bỏ ra khoảng 01 giờ để lên kế hoạch học tập từ đó bạn sẽ thấy việc học trở nên dễ dàng và hiểu quả hơn, đặc biệt bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện công việc đó.

Học vào thời gian thích hợp

Một điều quan trọng khi bạn học đó là bạn không nên áp đặt mình phải học mọi nơi mọi lúc. Vì khoa học đã chứng minh không phải lúc nào bạn cũng minh mẫn và tỉnh táo để học tập, làm việc. Vậy tại sao bạn không học môn đó vào thời gian thích hợp nhất để hiệu quả tối đa? Bạn không nên cùng một lúc học tất cả các môn mà nên phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn học. Sau khoảng 45 phút tập trung học bạn nên thư giản đầu óc để không bị căng thẳng và có thể tập trung cao độ hơn.

Ghi chép cẩn thận, hiểu đúng vấn đề

Không chỉ ghi chép ở trên lớp, để học tốt, bạn cần ghi chép mọi lúc mọi nơi, ghi lại những gì mình cho là cần thiết. Biết đâu, đến 1 lúc nào đó, bạn sẽ cần đến những kiến thức này.

Với các môn học xã hội nhân văn như phải thuộc lòng, bạn không nên đọc đi đọc lại theo thói quen mà bạn hãy tận dụng tất cả các giác quan khi học và cố gắng để đầu óc bạn nhìn thấy được. Bạn nên sử dụng giấy nhớ ghi những từ khóa dán ở phòng học để có phản xạ tự nhiên khi nhìn vào chúng.

Với những môn học tự nhiên, dù bạn không phải học thuộc lòng như các môn học khác, nhưng việc ghi thuộc các định nghĩa, lý thuyết; công thức là một cách học tốt toán mà bạn bắt buộc phải áp dụng. Chỉ khi nhớ được các định nghĩa, tính chất thì bạn mới có thể áp dụng nó vào để chứng minh, giải thích kết quả. Đây là cách học giỏi hiệu quả nhanh chóng mà ai cũng biết.

Học nhóm cũng là một cách học chủ động

Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường, bởi nếu bạn nằm bạn sẽ mất tập trung và cơn buồn ngủ sẽ kéo đến nhanh chóng, thậm chí nằm học còn có thể gây ra một số bệnh không tốt cho cơ thể.

Bàn học là nơi mà bạn có thể tập trung tinh thần để học tập hơn cả. Hãy dành cho mình một vị trí học tại bàn phù hợp và thoải mái, có không gian thoáng mát để học tập.

Ưu điểm của hình thức học trực tuyến so với những phương pháp học khác đó là: Bạn sẽ dễ dàng hình dung bài học và củng cố kiến thức cơ bản, giúp bạn bổ sung và nâng cao kiến thức trên lớp, ngoài ra, học trực tuyến giúp bạn linh hoạt hơn về thời gian học tập cũng như tự mình có thể điều chỉnh tốc độ học, tự định hướng, tính tương tác cao, dễ tiếp cận.

Cách học giỏi tốt nhất đó là phải nắm được những kiến thức từ đầu năm chứ không phải đến khi kiểm tra, đến khi thi bạn mới hốt hoảng mà lao vào học dồn vừa không hiệu quả vừa hại sức khỏe.

Với những cách học giỏi này bạn hãy thử áp dụng và sẽ thành công! Mọi thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Gia sư Hà Nội Giỏi để được tư vấn cụ thể hơn

Bạn đang xem bài viết Các Bước Cơ Bản Để Có Một Giờ Dạy Học Hiệu Quả trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!