Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Chùa Làm Lễ Giải Hạn Linh Nghiệm Ở Hà Nội # Top 4 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Chùa Làm Lễ Giải Hạn Linh Nghiệm Ở Hà Nội # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Chùa Làm Lễ Giải Hạn Linh Nghiệm Ở Hà Nội mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.

Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày có tới hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

2. Chùa Hà

Ngoài sự nổi tiếng linh thiên về cầu duyên Chùa Hà cũng là địa điểm nổi tiếng để làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497).

Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.

Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.

3. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Vào ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân đổ về đây để cầu lộc, cầu sức khỏe, và bình an rất đông.

4. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ là một trong ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng tiếng quốc ngữ.

Năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ. Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.

Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào ngày rằm tháng Giêng, dòng người đổ về đây để lễ Phật, cầu sức khỏe, bình an,… rất đông.

5. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới.

6. Đền Quán Thánh

Ngoài bức tượng đồng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

7. Đền Kim Liên

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức thường niên vào ngày 16/3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách và người dân Hà thành.

Trong dịp này, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước, thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất thú vị.

Hướng Dẫn Đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Nhất Hà Nội

Chùa Hà thường được nhắc tới như là nơi những nam thanh nữ tú thường thành tâm cúng bái xin duyên tại Hà Nội. Ở bài viết này, DulichToday sẽ gửi tới bạn hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên – nơi bạn nương tựa tinh thần cũng như gửi gắm những mong ước thành tâm tới các vị Phật Thánh để xin các ngài ban cho tình duyên thắm đỏ.

Được công đức xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự nổi tiếng linh thiêng này cùng với Đình Bối Hà kết thành cụm di tích mang tên Đình – Chùa Hà. Đây chính là nơi nổi tiếng linh ứng những lời sở nguyện cầu duyên của dân chúng bốn phương.

Chùa Hà nằm tại con phố nhỏ cùng tên “Chùa Hà” dọc đường Cầu Giấy, Hà Nội. Mảnh đất này xưa kia thuộc làng Dịch Vọng (hay người xưa còn gọi là làng Vòng), Hà Nội.

[su_spoiler title=”Để đi đến Chùa Hà bạn có thể bắt các tuyến xe buýt sau:”] [/su_spoiler]

Ở Chùa Hà, bạn sẽ thấy ngôi chùa được kết cấu thành từng khu riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Người dân tới đây thực hành tín ngưỡng tâm linh sẽ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn.

Bước sang Đình Bối Hà bên cạnh, bạn sẽ thấy ban thờ thành hoàng làng Triệu Chí Thành, vị tướng thời Triệu Việt Vương (năm 550 thế kỷ thứ VI) người đã có công đánh đuổi giặc Lương bảo toàn lãnh thổ của dân tộc.

3. Chùa Hà cầu duyên có thiêng không?

Đi chùa Hà cầu duyên có thiêng không? đây hẳn là câu hỏi của không ít người. Không phải tự nhiên mà chùa Hà nổi tiếng là nơi cầu duyên linh ứng nhất tại Hà Nội. Người Hà Nội thường nhắc rằng: cầu công danh tài lộc thì đi lễ phủ Tây Hồ, cầu bình an thì tới chùa Trấn Quốc, nhưng để cầu duyên thì nhất định phải tới chùa Hà.

Có rất nhiều câu chuyện cầu tình duyên toại nguyện tại chùa Hà được các đôi nam nữ kể lại trong hạnh phúc. Người thì vừa đi lễ về chỉ sau 1 tháng đã có người yêu. Người lại kể đi chùa Hà cầu duyên chỉ nửa năm sau thì lấy được người như ý. Có người dù đã chia tay nhưng còn vương vấn, sau khi làm lễ cầu duyên tại chùa Hà thì một thời gian ngắn sau đôi lứa quay về bên nhau mà kết tóc se tơ nên duyên vợ chồng. Hay dù chưa gặp được người như ý, nhưng bản thân người làm lễ cầu duyên tại chùa Hà cũng sẽ vơi bớt những nỗi khổ vì “tình”, cảm thấy được che chở, sớm mở lòng để có thể gặp được nhân duyên mới tốt lành.

Những câu chuyện, những lời cầu thành tâm được Phật Thánh chứng giám mà “se sợi chỉ đỏ” ban nhân duyên cho những người tình duyên còn chưa trọn vẹn. Chính vì lẽ đó, nếu bạn đang trong trạng thái “FA” thì hãy thành tâm soạn lễ mọn lòng thành tới cậy nhờ các vị Phật Thánh anh linh. Chỉ cần thành tâm và gom đủ nhân duyên, bạn sẽ được phù hộ để gặp được người như ý.

4. Hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên

4.1. Chùa Hà mở cửa đến mấy giờ?

Để đi lễ chùa Hà, bạn nên tới chùa vào ban ngày. Với những ngày thường, chùa sẽ đóng cửa từ 6h tối. Nhưng với những ngày rằm hay mùng 1, chùa sẽ mở cửa với thời gian muộn hơn để người dân có thể kịp tới hành lễ.

4.2. Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào?

Để cầu duyên, bạn sẽ chỉ làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu. Các vị Thánh Mẫu sẽ chứng giám và ban duyên cho người cầu. Nhưng DulichToday khuyên bạn khi đến đây cầu duyên bạn lên làm lễ tại những ban thờ các vị khác để cầu cho cuộc sống của mình được đầy đủ, cả về tài lộc, công danh và may mắn, bình an.

Bạn hãy sửa soạn đồ lễ để chia được đủ làm 3 mâm:

Mâm lễ tại ban Tam Bảo: 1 thẻ hương, hoa tươi, 1 vỉ nến, bánh kẹo, hoa quả tươi bạn chuẩn bị tùy tâm, và sớ ban Tam Bảo. Ban Tam Bảo thờ Phật vậy nên bạn đặc biệt phải nhớ không cúng những món mặn (như thịt, rượu,…) và không cúng tiền vàng Tại ban Tam Bảo.

Mâm lễ tại ban Đức Ông: tiền vàng, rượu, thuốc, chè, đồ mặn tuỳ ý (bạn có thể chuẩn bị đơn giản gồm 1 đĩa xôi trắng, 1 khoanh giò, 1 cút rượu nhỏ, hãy chú ý mở chai rượu khi lễ) và sớ ban Đức Ông. Hoặc bạn cũng có thể soạn lễ tại ban Đức Ông như bộ lễ tại ban Tam Bảo cũng hoàn toàn được, nhưng lễ tại ban Đức Ông nên có một thếp tiền vàng.

Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: tiền vàng, hoa tươi (nên là 5 bông hồng đỏ), trầu cau (nhất định phải có), bánh kẹo, tiền lẻ (để sau đó công đức). Bạn làm sớ và đặt vào mâm lễ này. Bạn sẽ cầu duyên tại Điện Mẫu.

Sơ đồ chùa Hà

Thứ tự thắp hương và khấn lễ

Sau khi vào chùa, tại gian nhỏ xếp lễ bên cạnh gian thờ chính (3), bạn xếp lễ để dâng lên từng ban. Lễ sau khi xếp xong bạn dâng lên 3 ban: ban Tam Bảo cùng với ban Đức Ông ở gian thờ chính (3) và ban thờ tam tòa Thánh Mẫu ở Điện Mẫu (4).

Sau khi đã dâng đồ lễ sẽ tiến hành thắp hương khấn lễ, bạn thắp 5 nén hương bên cạnh khu hóa vàng (2) – khu vực này là chỗ để châm hương.

Sau khi đã cắm hương xong, bạn vào khấn lễ: Đâu tiên tại ban Đức Ông bạn khấn cầu công danh tài lộc, tới ban Tam Bảo bạn khấn cầu bình an. rồi đến ban thờ Đức Thánh Hiền. Tiếp đó, bạn vái 3 vái hai Đức Hộ Pháp ở hai bên trái phải, và hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.

Lễ Mẫu cầu duyên

Sau khi lễ ở gian thờ chính bạn sẽ tiến hành lễ Mẫu cầu duyên tại ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (4) ở bên dưới. Bạn hãy bỏ giày dép và quỳ lạy trước ban thờ Mẫu (tại gian thờ Mẫu có phản gỗ để bạn làm lễ).

Tiếp theo, bạn chắp tay và hướng mặt lên về phía ban thờ Mẫu và khấn theo bài khấn – Văn khấn cầu duyên tại chùa Hà (Bài khấn này bạn có thể học thuộc, hoặc chép ra giấy và đọc, sau khi làm lễ xong, hóa lễ thì bạn hóa luôn tờ giấy ghi bài khấn).

Sau khi khấn xin Mẫu, bạn vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới ban thờ Mẫu. Vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải và ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.

Cuối cùng, bạn đi ra cổng chùa vái 3 vái trước hai ngài trông coi cổng chùa 2 bên.

Hóa sớ, tiền vàng

Lễ tạ tất cả các ban và xin hóa sớ, tiền vàng. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong khóa lễ cầu duyên tại chùa Hà.

4.3. Văn khấn cầu duyên tại chùa Hà

Khi khấn xin, dù bạn làm lễ tại chùa Hà hay bất cứ nơi nào khác, hãy nhớ một bài khấn nên có đủ 5 điều: tạ – sám hối – hứa – xin – lễ. Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà như sau:

[su_note note_color=”#f7941d” text_color=”#ffffff”]

–o0o–

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Sinh ngày : ( âm lịch )

Hôm này ngày ( âm lịch ) , Con đến Thánh Đức Tự ( tên đúng của Chùa Hà )thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ)

Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ , kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối)

Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn , nguyện làm việc thiện , tránh làm việc ác (hứa)

Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện , cho con gặp được người có tâm có đức , có tài có chí, tâm đầu ý hợp , chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng ( nếu xác định yêu để cưới ) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Cẩn cáo ( xong vái 3 vái ) – ( lễ )

[/su_note]

5. Những lưu ý khi đi chùa Hà cầu duyên

Khi làm lễ, khấn xin, hãy thành tâm mong gặp được người trong mệnh của mình, cầu gặp được người tâm đầu ý hợp, chung thủy, tài đức, vị tha, thấu hiểu.

Hãy chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Nếu bạn làm lễ vào mùng 1 hoặc ngày rằm thì tốt nhất nhưng những ngày này chùa Hà thường rất đông, sẽ hơi khó để bạn làm lễ.

Đi lễ cầu duyên tại chùa Hà sẽ không khác đi lễ cầu duyên tại những ngôi chùa khác. Nhưng điều quan trọng là sự “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới Phật Thánh, các ngài chứng giám cho tâm thành của bạn sẽ ban may mắn mà se duyên cho người cầu.

Cách Làm Lễ Dâng Sao Giải Hạn 2022 Ở Đâu?

Vì nhiều bạn có hỏi thầy Pá vi về cách làm lễ dâng sao giải hạn, nên hôm nay thầy sẽ nói chi tiết về việc cúng giải hạn có ích lợi gì, cúng lễ ở đâu và làm khi nào là tốt nhất.

Lễ cúng sao giải hạn là gì?

Tuỳ theo vùng miền và mỗi dân tộc mà có cách gọi khách nhau, hoặc gọi là lễ giải hạn hay cúng sao giải hạn đều được. Tôi sẽ giải thích một cách sơ lược về những tên gọi đó để các bạn có cách hiểu dễ nhất về nó.

Theo quan niệm của dân miền xuôi, hay cách gọi của người miền ngược là dân kinh có tục dâng sao giải hạn đầu năm âm lịch hàng năm, thường được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng. Với người Thái thì chỉ ngắn gọn gọi với cái tên lễ giải hạn, khác với người kinh thì người Thái quan niệm giải hạn khi nào trong năm cũng được, chứ không cố định vào rằm tháng giêng.

Tục giải hạn rằm tháng riêng hàng năm được người kinh gọi với cái tên Lễ Thượng Nguyên, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa. Người ta gọi là Thượng Nguyên vì theo cách phân chia theo âm lịch: thượng nguyên ( rằm tháng giêng), trung nguyên (là rằm tháng bảy), hạ nguyên (rằm tháng mười) của lịch âm theo mặt trăng. Theo sách” Đường như lịch chí” thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời, có sách lại nói chỉ có bảy ngôi sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô vào. Chín ngôi sao gọi là Cửu diệu gồm có: sao Nhật Diệu, sao Nguyệt Diệu, sao Hỏa Diệu, sao Thủy Diệu, sao Mộc Diệu, sao Kim Diệu, sao Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Một số sách về sau này thêm vào sao Thái Bạch nữa nên thành mười sao. Chín vì sao này phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Cuốn sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao, hay còn gọi với cái tên ” sao chiếu mạng”. Do vậy mà có năm sẽ gặp sao tốt, có năm lại gặp sao xấu là vậy. Hai sao La Hầu và Kế Đô là cực xấu vì hai sao này không thấy được mặt trời, âm khí cực thịnh. Thế nên con người mới phải làm lễ dâng sao giải hạn để giảm bớt gặp điều không may mắn trong năm đó.

Làm lễ dâng sao giải hạn năm 2019 ở đâu?

Thông thường người dân tộc Kinh thường tiến hành dâng sao giải hạn vào đầu năm âm lịch, thường vào rằm giáng giêng. Lễ cúng giải hạn tự làm tại nhà, hoặc thông thường nhờ sư thầy tại các đền chùa tiến hành lễ giúp. Lễ sẽ tuỳ từng năm của người muốn làm lễ mà lớn hay nhỏ, năm càng xấu lễ phải càng to và ngược lại.

Vậy cứ đến đình chùa hay tự làm giải hạn tại nhà là được hay sao?

Với mỗi người sẽ có ngày giờ sinh cụ thể khác nhau, nên ngôi sao chiếu mệnh cũng là khác nhau, nên lễ làm với mỗi người cũng sẽ là khác nhau, và tuỳ từng năm mà lễ cũng có sự thay đổi. Ngày giờ tốt để cúng sao giải hạn cho mỗi người cũng sẽ hoàn toàn khác nhau, chứ không hoàn toàn giống nhau. Các đền chùa thường nhận giải hạn chung cho rất nhiều người cùng một lúc với lễ gần như chung, chứ không riêng ra từng người để tiết kiệm chi phí và sức lực của chính người đứng ra chủ trì lễ giải hạn đó. Nên kết quả thu được cũng rất hạn chế, chứ không tối ưu cho mỗi bản mệnh cụ thể. Thêm vào đó trình tự và lời thiêng – thần chú dùng để cúng cũng là khác nhau, có rất nhiều bài khấn được in thành sách và đăng lên mạng để mọi người có thể tự tiến hành. Song điều quan trọng nhất, thiết yếu nhất thì lại bị bỏ qua đó là người đứng ra chủ trì làm lễ giải hạn đó có “căn cơ, có ma theo không, đã được phong lên thầy Mõ môn hay chưa?” Cùng một lời nói ra, song nếu là thầy bùa cao tay như thầy Pá vi nói ra sẽ có uy hơn là người thường hoặc người chưa đủ thần lực làm. Vậy nên cùng là giải hạn song người khác nhau làm với cách khác nhau thì kết quả thu được cũng có khách nhau: người có may mắn, thuận lợi cả năm sau khi giải hạn; người lại chỉ có kết quả một phần, hoặc vẫn khó khăn như thường sau khi làm lễ giải hạn là vì như vậy.

Vậy nên để thì nên lựa chọn thầy chùa đắc đạo hay những thầy bùa mõ môn cao tay như thầy Pá vi làm giúp thì kết quả thu được sẽ tốt hơn rất nhiều.

Ai là người cần giải hạn và giản hạn vào lúc nào là thích hợp?

Theo quan niệm thuyết âm lịch thì có những hạn quan trọng cần làm lễ giải là: giải hạn tam tai, giải hạn đầu năm (hay còn gọi với các tên tương ứng với bảy sao: sao Nhật Diệu, sao Nguyệt Diệu, sao Hỏa Diệu, sao Thủy Diệu, sao Mộc Diệu, sao Kim Diệu, sao Thổ Diệu) , giải hạn sao la hầu, giải hạn sao kế đô, giải hạn sao thái bạch, lễ giải hạn 49 tuổi.

Cách giải hạn của người kinh tốt nhất nhằm đúng ngày rằm tháng giêng âm lịch mà làm. Trong khi với cách giải hạn người Thái thì có thể giải bất kỳ lúc nào trong năm, kể cả vào cuối năm, miễn sao ngày đó là ngày đẹp phù hợp với ngày tháng năm sinh của người muốn làm.

a/ Giải hạn 49 tuổi, 53 tuổi.

Người xưa thường nói câu” hạn 49 chưa qua, hạn 53 đã tới”, nghĩa là tuổi 49 và 53 là hai tuổi hạn nặng nhất của đời người. Theo nhiều thầy cao tay thì không chỉ hai tuổi đó là hạn nặng nhất, mà nghĩa của câu nói đó là từ 49 tới 53 tuổi là khoảng thời gian người đó sẽ bị hạn nặng nhất đời người. Nếu không giải hạn đúng cách và thích hợp sẽ chịu rất nhiều phiền phức, nhiều trường hợp đánh đổi tính mạng khi tới tuổi này.

Có 3 cách lý giải điều này:

Khi cộng dồn số 49 ta thấy:

4 + 9 = 13

1 + 3 = 4,

Tương ứng với nam gặp sao Thái Bạch, nữ gặp sao Thái Âm;

Khi cộng dồn số 53 ta thấy:

5 + 3 = 8

Tương ứng nữ gặp sao Thái Bạch, nam gặp sao Thái Âm.

“Bạch” là trắng (chủ về tang chế, tai nạn, xương cốt).

“Âm” là tối, đen, nước, hiểm trở (chủ về ốm đau, dao kéo, xe cộ, sông nước).

Chòm sao Thái Tuế quản 12 năm hàng Chi, khởi điểm (1 tuổi) mang sao Thái tuế, cứ 12 năm lặp lại một lần.

Vào những năm có số tuổi chia cho 12 dư 1 như sau: 13, 25, 37, 49, 61, 73, 85 sẽ mang sao Thái Tuế. Mà Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn, ốm đau, tang chế…

Cách giải thích 3:

Trước Thái Tuế có Thiên Không, sau Thái Tuế có Quán Sách, đôi sao này thuộc “hỏa” và không có lợi.

Theo quy luật của tạo hóa thì từ khi thai nghén, con người đã theo chu kỳ 7 x 7. Theo đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự thay đổi quan trọng . Cụ thể, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7 năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm. Mà 7 x 7 = 49 sẽ hết một chu kỳ. Hết chù kì này sẽ là 49, 53, có thể sẽ bị diệt vong, cũng có thể sẽ phát triển chu kỳ tiếp theo.

Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 – 53 ứng vào con số 5 (là số ngũ hành, gồm sinh – lão – bệnh – tử – sinh). Nếu ai đó vượt qua được nghĩa là họ đã thay đổi nhịp sinh học để bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời”.

b/ Giải hạn tam tai

Những việc xấu thường xảy ra với người bị hạn Tam tai:

Hạn tam tai tức là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi độ tuổi mỗi người. Trong một đời mỗi người thì cứ 12 năm thì lại có ba năm liên tiếp gặp phải hạn tam tai. Thông thường hạn của năm ở giữa là nặng nhất. Những năm hạn tam tai thường sẽ gặp rất nhiều trở ngại, rủi ro , hoặc khó khăn trong công việc cũng như gia đình. Những việc như làm mới hay mua bán, làm nhà, tu sửa, lấy vợ gả chồng trong những năm hạn này phải hết sức cẩn thận.

Cần nên làm gì khi gặp hạn tam tai:

Tính khí nóng nảy một cách bất thường;

Dễ bị xảy ra tai nạn xe cộ;

Dễ bị thương tích cho bản thân;

Bị kiện tụng hay bị dính đến pháp luật;

Thất thoát về mặt tiền bạc;

Bị mang tiếng thị phi.

Năm đầu hạn tam tai, bạn không nên bắt đầu làm những việc trọng đại, quan trọng;

Năm giữa hạn tam tai, không nên dừng lại đột ngột những việc đang tiến hành (vì thường sau đó tiếp tục dễ gặp trở ngại hơn);

Năm cuối hạn tam tai, không nên kết thúc những việc quan trọng vào đúng năm này.

Cách tính hạn tam tai:

Cụ thể như sau:

(1) Các tuổi Thân, Tý, Thìn: gặp hạn tam tai tại các năm : Dần, Mão, Thìn

(2) Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: gặp hạn tam tai tại các năm : Thân, Dậu, Tuất

(3) Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: gặp hạn tam tai tại các năm : Tỵ, Ngọ, Mùi

(4) Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: gặp hạn tam tai tại các năm: Hợi, Tý, Sửu.

Như vậy, có bốn tuổi sẽ gặp hạn tam tai năm thứ 3 vào năm tuổi của mình, bao gồm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Vào năm này, những ai gặp hạn sao La Hầu (người nam) và hạn sao Kế đô (với nữ) sẽ có cùng một lúc gặp phải 3 hạn: Tam tai, năm tuổi, sao hạn. Vậy nên, sẽ có một nhóm người có hạn Tam tai rơi vào giai đoạn sao hạn Thái bạch – Thủy Diệu – Kế đô (nữ giới). Sao Thái bạch và Kế đô là những sao xấu đối với nữ giới. Cũng có nhóm người sẽ có hạn Tam tai bắt đầu vào tuổi 30 (tức 31 tuổi âm) như: Quý Hợi, Canh Thân. Theo Ngũ hành, nếu được tương sinh thì năm hạn Tam tai cũng nhẹ. Điều này đồng nghĩa nếu tương khắc (bị khắc chế), năm hạn Tam tai có thể có nhiều tai ương.

Như vậy trong năm Kỷ Hợi 2019, các tuổi gặp phải hạn Tam Tai là những người sinh vào các năm âm lịch:

1949, 1953, 1957, 1961, 1965, 1969, 1973, 1977, 1981, 1985, 1989, 1993, 1997, 2001 ( Các năm này là tính theo âm lịch chứ không phải năm dương lịch).

c/ Giải hạn sao la hầu

Sao La Hầu hay còn gọi là tên khác Khẩu Thiệt Tinh là một trong 9 chòm sao hạn đời người nhất định phải trải qua, là sao hung tinh thuộc hành Hỏa. Nhiều người không biết sao La Hầu tốt hay là xấu là bởi vì chưa biết nó là Hung tinh- sao xấu hay Cát tinh – sao tốt. Đây chính là một sao xấu mang đến những điều không may, bất kể đó là nam hay nữ cũng đều phải cẩn thận.

Cứ sau 9 năm sao La Hầu quay lại một lần ở sao La Hầu nam mạng sẽ bắt đầu từ năm được 10 tuổi, sao la Hầu nữ mạng bắt đầu từ năm được 6 tuổi.

Nam mạng tuổi: 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, 91

Nữ mạng tuổi: 6, 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87, 96

Vậy là những tuổi mà sao La Hầu chiếu mạng trong năm 2019 gồm có:

Nam mạng sinh năm: 1974, 1965, 2001, 1956, 1992, 1947, 1983

Nữ mạng sinh năm: 1960, 1996, 1951, 1987, 1978, 1969

d/ Giải hạn sao kế đô

Sao Kế đô là một sao xấu rất mạnh, sao này thuộc hành Thổ chủ về hung dữ, ám muội, thị phi, buồn rầu. Với bản chất là một hung thần nên sao này gây ra những điều bất hạnh, tai ương đối với cả nam và nữ. Đặc biệt: đối với nữ giới thường là một năm gặp nhiều sóng gió, lao đao, thị phi, sức khỏe và chuyện tình cảm, tiền bạc đều bất lợi.

Cách tính hạn sao kế đô:

Thời điểm mà sao Kế đô ảnh hưởng mạnh nhất đó là tháng 3 âm lịch và tháng 9 âm lịch. Hạn sao Kế đô này gây ra khiến cả nhà bao trùm một bầu không khí ưu phiền, lo lắng, “bi ai khóc ròng”. Chính vì vậy ai chị chiếu mạng sao kế đô nên tìm thầy giỏi để giải hạn cho nhanh, không sẽ chịu bất hạnh khôn lường.

Cũng như hạn sao La hầu cứ 9 năm sao kế đô quay lại một lần, nam mạng được tính từ năm 7 tuổi, nữ mạng được tính từ năm 10 tuổi, cụ thể:

Nam mạng tuổi: 7, 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, 79, 88 và 97 tuổi.

Nữ mạng tuổi: 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 và 91 tuổi.

Như vậy những người sinh vào các năm sau đây sẽ chịu hạn sao Kế đô trong năm 2019:

Nam mạng sinh năm: 2013, 2004, 1995, 1986, 1977, 1969, 1960, 1951.

Nữ mạng sinh năm: 2010, 2001, 1992, 1983, 1974, 1965, 1956, 1947.

e/ Giải hạn sao thái bạch:

Cách tính hạn sao Thái bạch:

Người ta truyền miệng nhau rằng: “Sao Thái Bạch sạch hết cửa nhà”. Sao Thái bạch thuộc hành Kim, là một hung tinh – sao xấu, gây ra hao tốn tiền bạc rất lớn. Gặp phải sao Thái Bạch chiếu mệnh thường hao tốn tiền bạc tài sản lớn, gặp tiểu nhân, kẻ xấu hãm hại, nhiều vướng mắc, rắc rối với luật pháp, dễ mắc các bệnh về nội tạng. Hàng năm, cứ bước sang năm mới khi gặp sao Thái Bạch ai nấy cũng có tâm lý lo lắng, hoang mang, nên việc giải hạn vô cùng quan trọng với những người này.

Nam mạng tuổi: 4, 13, 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, 85 và 94 tuổi.

Nữ mạng tuổi: 8, 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 80, 89 và 98 tuổi

Như vậy những người sinh vào các năm sau đây sẽ chịu hạn sao Thái bạch trong năm 2019:

Nam mạng sinh năm: 2007, 1998, 1989, 1980, 1971, 1962, 1953.

Nữ mạng sinh năm: 2003, 1994, 1985, 1976, 1967, 1958, 1949.

f/ Ngoài những hạn nặng trên, còn những hạn nhẹ khác khi tuổi bị chiếu tương ứng với các sao còn lại trong 10 sao như đã nói.

Nam giới tuổi : 11-20-29-38-47-56-65-74-83

Nữ giới tuổi : 05-14-23-32-41-50-59-68-77

Nam giới tuổi : 12-21-30-39-48-57-66-75-84

Nữ giới tuổi : 09-18-27-36-45-54-63-72-81

Nam giới tuổi : 05-14-23-32-41-50-59-68-77

Nữ giới tuổi : 07-16-25-34-43-52-61-70-79

Nam giới tuổi : 06-15-24-33-42-51-60-69-78

Nữ giới tuổi : 11-20-29-38-47-56-65-74-83

Nam giới tuổi : 07-16-25-34-43-52-61-70-79

Nữ giới tuổi : 10-19-28-37-46-55-64-73-82

Nam giới tuổi : 08-17-26-35-44-53-62-71-80

Nữ giới tuổi : 04-13-22-31-40-49-58-67-76-85

Nam giới tuổi : 09-18-27-36-45-54-63-72-81

Nữ giới tuổi : 03-12-21-30-39-48-57-66-75-84

Làm sao giảm mức độ của hạn?

Tốt nhất nên giải hạn một năm 2 lần, lần đầu vào đầu năm, giải hạn lần thứ hai sau đó tuỳ vào ngày tháng năm sinh của mỗi người (liên hệ để thầy xem giúp). Lựa chọn thầy giỏi để giải hạn giúp bạn, không nên tự làm hay những chỗ không uy tín làm. Không nên xem nhẹ lễ giải hạn này.

Zalo – Viber – WhatsApp – Điện thoại: 0918.334.190 (tuyệt đối không gọi- chỉ nhắn tin)Mail: cuasotinhyeu255@gmail.com

Chính vì tính ưu việt là có thể giải hạn vào bất kỳ ngày nào trong năm nên cách cúng giải hạn người Thái của thầy Pá vi sẽ giúp “hạn” ít đi rất nhiều. Các anh chị thực sự cần làm lễ giải hạn, cầu siêu, hay làm bùa vui lòng liên hệ trực tiếp với thầy Pá vi theo thông tin sau:

( Thầy Pá vi, Nghệ an ngày 20/03/2019)

Chùa Một Cột Hà Nội Ở Đâu, Giờ Mở Cửa, Giá Vé &Amp; Hình Ảnh?

Review chùa Một Cột Hà Nội 2020

Chùa một cột ở đâu, giờ mở cửa, giá vé?

– Địa chỉ: Chùa Một Cột, Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội

– Giờ mở cửa: 7h – 18h

– Vị trí: Chùa một cột Hà Nội nằm ở trong khuôn viên của Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh bảo tàng Hồ Chí Minh.

– Giá vé tham quan chùa một cột: người dân Việt Nam được miễn phí vé tham quan chùa một cột, khách ngoại quốc thu 25k/lượt.

Chùa một cột xây dựng năm nào?

Dựa theo cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thi thì chùa một cột được xây dựng vào thời nhà vua Lý Thái Tông, khi thời tiết đang trong mùa Đông tháng 10 năm Kỷ Sửu 1049.

Thuyết minh về ngôi chùa một cột

Có khá nhiều tài liệu lịch sử nói về ngôi chùa một cột nhưng không biết chắc cái nào là chính xác hoàn toàn:

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thi: Chùa một cột có tên khác đó là chùa Diên Hựu (ý chỉ phúc lành dài lâu) hay Liên hoa đài (ý chỉ bông sen nở giữa hồ). Kể rằng, có một đêm nọ, nhà vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy phật Quan Âm ngồi trên tòa sen hiện thân và đưa nhà vua đến cột đá giữ hồ Linh Chiểu. Sau khi nhà vua kể lại sự tình cho quần thần thì nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên nhà vua dựng một ngôi chùa trên cột đá để cầu phúc cho vua sống lâu. Chùa được xây dựng theo hình dáng của bông sen và trong chùa có tạc pho tượng phật quan âm ngồi trên tòa sen.

Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 1665: Chùa một cột được xây dựng từ thời thuộc Đường, nhà đường có cho dựng một cột đá giữa hồ, trên cột đá có xây thêm tòa lầu và đặt tượng phật để thờ cúng. Đây là một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng của vùng. Đến thời của vua Lý Thái Tông thì nhà vua là người sùng đạo phật nên cũng noi theo dấu cũ mà thường tới đây cầu khấn. Khi đó nhà vua vẫn chưa có hoàng tử nối dõi và một đêm nọ, nhà vua nằm mơ thấy phật Quan Thế Âm Bồ Tát hiển linh mời lên lầu rồi trao cho vua một đứa bé. Bất ngờ không lâu sau hoàng hậu có thai hoàng tử nên đã sửa ngôi chùa để thuận tiện hơn cho việc thờ cúng cũng như tỏ lòng biết ơn Quan Âm.

Theo sách Thăng Long cổ tích khảo: vị trí của ngôi chùa một cột trước đây là một nơi hoang vu không có người dân sinh sống và chỉ có duy nhất một hồ nước. Khi đó nước ta đang là một thuộc địa của nhà Đường, Cao Biền là quan sai được cử đến làm An Nam đô hộ và thấy đây là sống lưng của con rồng đang đi nên cho xây trụ đồng ở đó để chặt đứt long mạch. Sau đó khi có dân đến ở thì họ đã lập thôn ấp gọi là thôn Nhất Trụ. Đến khi lấy lại được hòa bình và tới đời Vua Lý Thái Tông, nhà vua mãi vẫn chưa có hoàng tử nên nhà vua rất hay đi chùa để cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy đức Phật bà Quan Thế Âm hiện lên trên tòa sen mời đến thôn Nhất Trụ, trên tay ẵm Tiên đồng ban cho nhà vua. Không lâu sau Hoàng Hậu sinh hạ được một vị hoàng tử. Vì để tỏ lòng biết ơn nên nhà vua cho dựng một ngôi chùa giữa hồ với hình dáng giống như nhà vua gặp trong mơ để thờ đức phật bà Quan thế Âm và đặt tên là chùa Diên Hựu với mong muốn ngôi chùa sẽ mang lại phúc lành dài lâu cho giang sơn.

Quá trình chủng tu, xây dựng chùa một cột

+ Năm 1105 chùa được vua Lý Nhân Tông cho tu sửa và dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng.

+ Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là ” Giác thế chung” với mong muốn thức tỉnh lòng thế nhân.

+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chùa Một Cột đã bị phá hủy nặng nề và tới năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.

+ Năm 1962, quần thể chùa Một Cột được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

+ Năm 2012 chủa một cột được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.

Kiến trúc của chùa một cột

Chùa một cột Hà Nội được xây dựng với kiến trúc vô cùng độc đáo bao gồm 3 phần chính đó là:

+ Cột trụ: cột trụ của chùa một cột có hình trụ đứng với chiều cao 4m và đường kính rộng 1,2m

+ Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3m, xung quanh có cột gỗ đỡ

+ Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống mang nét kiến trúc của ngôi chùa cổ Việt Nam

Hướng dẫn đường đi tới chùa một cột

Nếu như bạn không muốn tự tìm đường thì có thể gọi grab, taxi để được đưa đón tận nơi.

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể lựa chọn đi xe bus qua chùa một cột như: 09A, 09ACT, 18 xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào chùa một cột.

Bạn đang xem bài viết Các Chùa Làm Lễ Giải Hạn Linh Nghiệm Ở Hà Nội trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!