Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Hóa Giải Ngày Xấu (Hắc Đạo) Đơn Giản, Dễ Làm(Trích Từ: 1001 Kiêng Kỵ Trong Tín Ngưỡng Dân Giancủa Đặng Xuân Xuyến # Top 5 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Hóa Giải Ngày Xấu (Hắc Đạo) Đơn Giản, Dễ Làm(Trích Từ: 1001 Kiêng Kỵ Trong Tín Ngưỡng Dân Giancủa Đặng Xuân Xuyến # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Hóa Giải Ngày Xấu (Hắc Đạo) Đơn Giản, Dễ Làm(Trích Từ: 1001 Kiêng Kỵ Trong Tín Ngưỡng Dân Giancủa Đặng Xuân Xuyến mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

của Đặng Xuân Xuyến ; Thanh Hóa ; 2010)

*

Không chỉ xưa mà nay, khi khởi sự những công việc quan trọng người ta thường cẩn trọng chọn ngày, kén giờ sao cho đúng vào giờ đẹp, ngày lành mới tiến hành để cầu mong sự tốt lành sẽ đến với con cháu, gia tộc nhưng việc chọn được ngày đẹp, không bị các sao xấu xâm phạm thì thật khó, mỗi tháng chỉ được vài ngày trong khi công việc lại cần kíp, không thể trì hoãn, nếu cứ câu nệ vào việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp sẽ làm lỡ dở công việc, lỡ mất những vận may của mình, rồi thành sự nuối tiếc của bản thân và trở thành chuyện cợt nhả, mua vui của thiên hạ.

Hơn một lần chúng tôi đã lưu ý: Có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng cũng không nên quá câu nệ vào những kiêng kỵ mà làm lỡ dở công việc, lỡ mất vận may, trong khi công việc, nhất là vận may có khi chỉ đến một lần trong đời.

Vậy khi có việc cần kíp không thể trì hoãn mà gặp phải ngày – giờ xấu thì nên làm thế nào? Chẳng lẽ đợi tháng sau, năm sau mới tiến hành? Người viết lược soạn bốn (4) phép “hóa giải”, ngõ hầu giúp bạn đọc vẫn tiến hành công việc dù ngày giờ xấu nhưng kết quả cũng không đáng ngại.

1. Dùng cơ chế “chế sát”:

Đây là cách hóa giải kiểu lấy độc trị độc, tức là dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ khắc Thủy); ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy khắc Hỏa); ngày hung thuộc Mộc thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim khắc Mộc)……

Có người kỹ tính hơn còn căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ, ngày xấu là Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa – Lửa đỉnh núi) sẽ chọn giờ Bính Ngọ (Thiên Hà Thủy – Nước sông trời) để chế sát. Như thế, theo thiển nghĩ của người viết là khiên cưỡng, phi thực tế bởi trong một ngày có 24 giờ, ứng với 12 giờ trong lý số mà ngũ hành nạp âm thuộc lục thập hoa giáp được tính từ Giáp Tý (tuổi) đến Quý Hợi (tuổi) trọn đủ 1 vòng là 60 (năm) nên việc dùng nạp âm ngũ hành của giờ để chế sát hung hiểm của ngày (nạp âm ngũ hành) xấu là khó khả thi, có thể coi là không thực tế.

2. Dùng cơ chế “hóa Sinh”:

Đây là cách hóa giải dùng quan hệ tương sinh củangũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Kim thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ sinh Kim); ngày xấu thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim sinh Thuỷ); ngày xấu thuộc Hỏa thì dùng giờ Mộc để hóa giải (Mộc sinh Hỏa).

Tương tự như trường hợp dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu, không ít người cũng căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để hóa giải. Cách làm này cũng khiên cưỡng, phi thực tế như trường hợp dùng cơ chế “chế sát”, người viết không nhắc lại, chỉ lưu ý bạn đọc: Khi xét ảnh hưởng qua lại (tốt xấu) trong các mối quan hệ của ngũ hành thì tùy từng trường hợp mà căn cứ vào đặc tính của ngũ hành hay lý tính của ngũ hành mà ứng dụng, nếu nhất nhất việc gì cũng lấy đặc tính của ngũ hành hoặc lý tính của ngũ hành mà ứng dụng sẽ có thể không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng.

3. Dùng cơ chế “tị hòa”:

Đây là cách dùng quan hệ tương hòa (bình hòa) của ngũ hành để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải; ngày xấu thuộc Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải…..

Cũng như quy luật tương sinh hoặc tương khắc của ngũ hành, ở quy luật tương hòa của ngũ hành, bạn đọc cũng không thể bỏ qua quy luật Âm – Dương củangũ hành.

Tính chất trong Âm (-) có Dương (+), trong Dương (+) có Âm (-), Âm (-) cực sinh Dương (+), Dương (+) cực sinh Âm (-) của dịch lý nên khi 2 hành tương hòa, nếu có một Âm (-) và một Dương (+) thì sự phù hợp và phù trợ nhau sẽ rất đắc lực.

Ví dụ: Dương Thổ và Âm Thổ, Dương Thủy và Âm Thủy, Dương Hỏa và Âm Hỏa, Dương Kim và Âm Kim, Dương Mộc và Âm Mộc.

Nhưng nếu 2 hành tương hòa đó cùng khí Âm (-) hoặc cùng khí Dương (+) thì sự hòa hợp đó trở thành vô nghĩa.

Ví dụ: Dương Thổ và Dương Thổ, Âm Thủy và Âm Thủy, Dương Mộc và Dương Mộc… Trong trường hợp này, sự tương hòa về đặc tính của các hành đó không tốt mà cũng không xấu.

4. Thay đổi người chủ trì:

Đây là cách “mượn tuổi” để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Người ta thường cậy nhờ bạn bè, người thân – những người hoặc thuộc tam hợp tuổi với gia chủ lại “được tuổi” cho việc sẽ khởi sự hoặc người “được tuổi” (âm lịch) cho việc sẽ chuẩn bị tiến hành, thay Mệnh chủ đứng ra làm chủ công việc để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.

Ví dụ: Người tuổi Tỵ nếu không được tuổi làm nhà sẽ nhờ người thuộc tam hợp tuổi (Tỵ – Dậu – Sửu) với bản Mệnh của mình mà người đó lại “được tuổi” làm nhà sẽ đứng ra chủ trì công việc, ít nhất là đứng làm chủ lễ, bổ nhát cuốc đầu tiên khi động thổ hoặc đổ xô vữa đầu tiên khi đổ mái bằng. Nếu trong tam hợp tuổi, không có người “được tuổi” thì sẽ nhờ người nào đó “được tuổi” nhưng không xung khắc với bản Mệnh của mình, đứng ra làm chủ lễ, chủ trì công việc.

Lời kết:

Trong bốn phép “hóa giải” trên, theo thiển nghĩ của người viết, khi công việc cần kíp không thể trì hoãn được, bạn có thể dùng cơ chế “chế sát” là cách tốt nhất để hóa giải sự hung – sát của ngày xấu. Còn nếu vì lý do nào đó không chọn được giờ khắc với ngày xấu, lúc bấy giờ mới dùng cơ chế “hóa sinh”, sau cùng mới đến dùng người khác thay Mệnh chủ hoặc dùng cơ chế “tị hòa” để hóa giải những hung họa của ngày xấu.

Hà Nội, cuối thu Kỷ Sửu (2009)

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Cách Hóa Giải Ngày Xấu (Hắc Đạo) Đơn Giản, Dễ Làm

CÁCH HÓA GIẢI NGÀY XẤU (HẮC ĐẠO) ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến, NXB Thanh Hóa 2010)

Không chỉ xưa mà nay, khi khởi sự những công việc quan trọng người ta thường cẩn trọng chọn ngày, kén giờ sao cho đúng vào giờ đẹp, ngày lành mới tiến hành để cầu mong sự tốt lành sẽ đến với con cháu, gia tộc nhưng việc chọn được ngày đẹp, không bị các sao xấu xâm phạm thì thật khó, mỗi tháng chỉ được vài ngày trong khi công việc lại cần kíp, không thể trì hoãn, nếu cứ câu nệ vào việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp sẽ làm lỡ dở công việc, lỡ mất những vận may của mình, rồi thành sự nuối tiếc của bản thân và trở thành chuyện cợt nhả, mua vui của thiên hạ.

Hơn một lần chúng tôi đã lưu ý: Có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng cũng không nên quá câu nệ vào những kiêng kỵ mà làm lỡ dở công việc, lỡ mất vận may, trong khi công việc, nhất là vận may có khi chỉ đến một lần trong đời.

Vậy khi có việc cần kíp không thể trì hoãn mà gặp phải ngày – giờ xấu thì nên làm thế nào? Chẳng lẽ đợi tháng sau, năm sau mới tiến hành? Người viết lược soạn bốn (4) phép “hóa giải”, ngõ hầu giúp bạn đọc vẫn tiến hành công việc dù ngày giờ xấu nhưng kết quả cũng không đáng ngại.

1. Dùng cơ chế “chế sát”:

Đây là cách hóa giải kiểu lấy độc trị độc, tức là dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ khắc Thủy); ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy khắc Hỏa); ngày hung thuộc Mộc thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim khắc Mộc)……

Có người kỹ tính hơn còn căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ, ngày xấu là Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa – Lửa đỉnh núi) sẽ chọn giờ Bính Ngọ (Thiên Hà Thủy – Nước sông trời) để chế sát. Như thế, theo thiển nghĩ của người viết là khiên cưỡng, phi thực tế bởi trong một ngày có 24 giờ, ứng với 12 giờ trong lý số mà ngũ hành nạp âm thuộc lục thập hoa giáp được tính từ Giáp Tý (tuổi) đến Quý Hợi (tuổi) trọn đủ 1 vòng là 60 (năm) nên việc dùng nạp âm ngũ hành của giờ để chế sát hung hiểm của ngày (nạp âm ngũ hành) xấu là khó khả thi, có thể coi là không thực tế.

2. Dùng cơ chế “hóa Sinh”:

Đây là cách hóa giải dùng quan hệ tương sinh của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Kim thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ sinh Kim); ngày xấu thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim sinh Thuỷ); ngày xấu thuộc Hỏa thì dùng giờ Mộc để hóa giải (Mộc sinh Hỏa).

Tương tự như trường hợp dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu, không ít người cũng căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để hóa giải. Cách làm này cũng khiên cưỡng, phi thực tế như trường hợp dùng cơ chế “chế sát”, người viết không nhắc lại, chỉ lưu ý bạn đọc: Khi xét ảnh hưởng qua lại (tốt xấu) trong các mối quan hệ của ngũ hành thì tùy từng trường hợp mà căn cứ vào đặc tính của ngũ hành hay lý tính của ngũ hành mà ứng dụng, nếu nhất nhất việc gì cũng lấy đặc tính của ngũ hành hoặc lý tính của ngũ hành mà ứng dụng sẽ có thể không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng.

3. Dùng cơ chế “tị hòa”:

Đây là cách dùng quan hệ tương hòa (bình hòa) của ngũ hành để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải; ngày xấu thuộc Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải…..

Cũng như quy luật tương sinh hoặc tương khắc của ngũ hành, ở quy luật tương hòa của ngũ hành, bạn đọc cũng không thể bỏ qua quy luật Âm – Dương của ngũ hành.

Tính chất trong Âm (-) có Dương (+), trong Dương (+) có Âm (-), Âm (-) cực sinh Dương (+), Dương (+) cực sinh Âm (-) của dịch lý nên khi 2 hành tương hòa, nếu có một Âm (-) và một Dương (+) thì sự phù hợp và phù trợ nhau sẽ rất đắc lực.

Ví dụ: Dương Thổ và Âm Thổ, Dương Thủy và Âm Thủy, Dương Hỏa và Âm Hỏa, Dương Kim và Âm Kim, Dương Mộc và Âm Mộc.

Nhưng nếu 2 hành tương hòa đó cùng khí Âm (-) hoặc cùng khí Dương (+) thì sự hòa hợp đó trở thành vô nghĩa.

Ví dụ: Dương Thổ và Dương Thổ, Âm Thủy và Âm Thủy, Dương Mộc và Dương Mộc… Trong trường hợp này, sự tương hòa về đặc tính của các hành đó không tốt mà cũng không xấu.

4. Thay đổi người chủ trì:

Đây là cách “mượn tuổi” để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Người ta thường cậy nhờ bạn bè, người thân – những người hoặc thuộc tam hợp tuổi với gia chủ lại “được tuổi” cho việc sẽ khởi sự hoặc người “được tuổi” (âm lịch) cho việc sẽ chuẩn bị tiến hành, thay Mệnh chủ đứng ra làm chủ công việc để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.

Ví dụ: Người tuổi Tỵ nếu không được tuổi làm nhà sẽ nhờ người thuộc tam hợp tuổi (Tỵ – Dậu – Sửu) với bản Mệnh của mình mà người đó lại “được tuổi” làm nhà sẽ đứng ra chủ trì công việc, ít nhất là đứng làm chủ lễ, bổ nhát cuốc đầu tiên khi động thổ hoặc đổ xô vữa đầu tiên khi đổ mái bằng. Nếu trong tam hợp tuổi, không có người “được tuổi” thì sẽ nhờ người nào đó “được tuổi” nhưng không xung khắc với bản Mệnh của mình, đứng ra làm chủ lễ, chủ trì công việc.

Lời kết:

Trong bốn phép “hóa giải” trên, theo thiển nghĩ của người viết, khi công việc cần kíp không thể trì hoãn được, bạn có thể dùng cơ chế “chế sát” là cách tốt nhất để hóa giải sự hung – sát của ngày xấu. Còn nếu vì lý do nào đó không chọn được giờ khắc với ngày xấu, lúc bấy giờ mới dùng cơ chế “hóa sinh”, sau cùng mới đến dùng người khác thay Mệnh chủ hoặc dùng cơ chế “tị hòa” để hóa giải những hung họa của ngày xấu.

Hà Nội, cuối thu Kỷ Sửu (2009) ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Cách Xem Ngày Tốt, Ngày Xấu, Ngày Kiêng Kỵ

Một hiện tượng lịch sử được ghi nhận về sự lúng túng trong việc coi ngày tốt xấu xưa nhất là trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, bài “Nhật giả liệt truyện”. Trong đó miêu tả Hán Vũ Đế đã triệu tập toàn bộ những thầy chuyên coi ngày của các phương pháp khác nhau trên khắp đế quốc Hán để coi ngày cho ông ta lấy vợ. Các thày đã cãi nhau suốt ngày mà không thể chọn ra ngày tốt cho Hán Vũ Đế. Cuối cùng Hán Vũ Đế phải tự quyết định chọn phương pháp Ngũ hành để tìm ngày tốt cho mình.

Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương. Nhưng phương pháp chọn ngày tốt, tránh ngày xấu cho đến tận bây giờ vẫn còn gây tranh cãi. Bởi vì nguyên lý và thực tại nào để có những ngày được coi là tốt hay xấu vẫn còn là những điều bí ẩn cần tiếp tục khám phá. Bài viết này là một cố gắng của các thành viên nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương soạn, tập hợp những tư liệu còn lưu truyền trong dân gian về các quy ước ngày tốt xấu và phương pháp chọn ngày trên cơ sở những tư liệu sưu tầm được.

Phương pháp này là: Tập hợp càng nhiều càng tốt những tư liệu qui ước chọn ngày tốt xấu còn lưu truyền. So sánh đối chiếu với Vạn Niên Lịch. Loại bỏ tất cả những ngày được coi là xấu trong tất cả các tư liệu sưu tầm được. Sau đó chọn ngày tốt nhất trong những ngày còn lại.

Ưu điểm của phương pháp này là: Do chưa tìm hiểu được nguyên lý và thực tại nào làm nên tính qui ước về ngày xấu tốt với con người, cho nên việc loại trừ tất cả những ngày xấu mà sách xưa để lại.

Nhược điểm của phương pháp này là: Có khả năng có những tư liệu đã thất truyền, hoặc sưu tầm chưa đầy đủ sẽ để lọt những ngày xấu mà các tư liệu sưu tầm được không nhắc đến. Đôi khi chính những ngày xấu trong những tư liệu chưa sưu tầm được, lại rất quan trọng.

Tránh 6 sao Bại tinh Về cưới gả, xây cất nên tránh vì đã gọi là sao Bại tinh tất nhiên là không tốt Những ngày có sao Bại tinh này là: Sao Giác, Sao Cang, Sao Khuê, Sao Lâu, Sao Đẩu và Sao Ngưu. Tránh ngày Thiên tai – Địa họa ( Kỵ cưới gả, xây cất ) Tháng Giêng, 5, 7 Thiên tại địa họa ở ngày Tý Tháng 2,6,10 Thiên tại địa họa ở ngày Mão Tháng 3,7,11 Thiên tại địa họa ở ngày Ngọ Tháng 4,8,12 Thiên tại địa họa ở ngày DậuTìm tháng tốt, xấu cho con gái xuất giá Tháng xuất giá cho con gái có 2 điều là Đại lợi hoặc Tiểu lợi và có 4 điều xấu là: Phòng Phu chủ: Kỵ với chồng Phòng Thê chủ: Kỵ với bản thân Phòng Công cô: Kỵ với cha mẹ Phòng Nhạc thân: Kỵ với cha mẹ vợ Nếu con trai mồ côi thì không cần sợ tháng kỵ Công cô và Nhạc Thân Còn về tháng Tiểu lợi là kỵ với người làm Mai, môi (Gọi là “Phòng Mai nhân”) còn không có người mai mối, hay chỉ mượn làm giúp lễ cho đủ thì không ngại

Bảng lập thành tháng xuất giá * Gái tuổi Tỵ – Ngọ Đại lợi ở tháng 6 – 12. Tiểu lợi ở tháng 1 – 7. Phu chủ ở tháng 4 -10. Thê chủ ở tháng 5 -11 Công cô ở tháng 2 – 8. Thê chủ ở tháng 3 tháng 9. * Gái tuổi Sửu – Mùi Đại lợi ở tháng 5 -11. Tiểu lợi ở tháng 4 -10 Phu chủ ở tháng 1 – 7. Thê chủ ở tháng 6- 12 Công cô ở tháng 3 – 9. Nhạc thân ở tháng 2- 8 * Gái tuổi Dần – Thân Đại lợi ở tháng 2 – 8. Tiểu lợi ở tháng 3 – 9 Phu chủ ở tháng 6 – 12. Thê chủ ở tháng 1 – 7 Công cô ở tháng 4 -10. Nhạc thân ở tháng 5-11 * Gái tuổi Mão – Dậu Đại lợi ở tháng 1 – 7. Tiểu lợi ở tháng 6 -12 Phu chủ ở tháng 3 – 9. Thê chủ ở tháng 2 – 8 Công cô ở tháng 5 -11. Nhạc thânở tháng 4-10 * Gái tuổi Thìn – Tuất Đại lợi ở tháng 4 – 10. Tiểu lợi ở tháng 5 -11 Phu chủ ở tháng 2 – 8. Thê chủ ở tháng 3 – 9 Công cô ở tháng 6 -12. Nhạc thân ở tháng 1-7. * Gái tuổi Tỵ – Hợi Đại lợi ở tháng 3 – 9. Tiểu lợi ở tháng 2 – 8. Phu chủ ở tháng 5 – 11. Thê chủ ở tháng 4 – 10. Công cô ở tháng 1 – 7. Nhạc thânở tháng 6 – 12

Tính hạn Kim Lâu Trong cách tính này căn cứ theo bảng như sau:

Cách tính như sau: Bắt đầu từ cung Cấn (Đây chính là cung của Địa Cầu đã được chứng minh trong cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”) tính là 10 tuổi. Kế tiếp mỗi cung là 1 năm đếm thuận theo chiều kim đồng hồ… Thí dụ: 11 ở Chấn, 12 ở Khôn, 13 ở Ly, 14 ở Tốn, 15 ở Đoài; 16 ở Càn, 17 ở Khảm, 18 ở Cấn, 19 ở Chấn . Nhưng đến 20 tuổi lại bắt đầu từ cung Chấn và 21 ở Khôn……Tương tự như vậy đến 30 và 40. Nếu tuổi nào đếm rơi vào các cung màu xanh là phạm Kim Lâu. Các loại Kim Lâu gồm có: * Kim Lâu thân – Hại bản mệnh. * Kim Lâu thê – Hại vợ. * Kim Lâu tử – Hại con. * Kim Lâu lục súc – Hại điền sản.

Tính hạn Hoang Ốc Trong cách tính này ta có bảng sau:

Cách tính như sau: Bắt đầu từ cung Nhất kiết tính là 10 tuổi. kế tiếp mỗi cung là 1 năm đếm thuận theo chiều kim đồng hồ. Tương tự như trên. Năm nào rơi vào các cung màu đỏ là: Nhất kiết, Nhị Nghị, Tứ Tấn tài thì tốt. Rơi vào các cung màu xanh là: Tam Địa sát, Ngũ Thọ tử, Lục Hoang ốc là xấu. Ứng dụng cả hai phương pháp này, nếu các năm tốt của cách này trùng với năm tốt của cách kia là xây nhà được. Thí dụ 1: Hỏi: Năm 43 tuổi cất nhà được không? Ở bảng Kim Lâu ta bắt đầu từ cung Ly 40 , Đếm thuận 41 cung Tốn, 42 cung Đoài, 43 vào Kim Lâu Lục súc. Xây nhà tổn hại gia súc, người ở trong nhà, nhân viên dưới quyền…. Mặc dù năm 43 ở bảng Hoang Ốc thì rơi vào Nhất kiết thì cũng không xây được. Thí dụ 2: Hỏi: Năm 44 tuổi xây nhà được không? Ở bảng Kim Lâu 44 tuổi rơi vào cung Khảm – không phạm Kim Lâu. Ở bảng Hoang Ốc rơi vào Nhị Nghi . Tốt. Như vậy 44 tuổi xây nhà được. Lưu ý: – Tính tuổi theo Kim Lâu và Hoang Ốc chỉ dùng để xây nhà. Không phải tuổi lấy vợ lấy chồng. Hiện nay có nhiều thầy dùng tuổi Kim Lâu và Hoang ốc để đoán tuổi lấy vợ lấy chồng là sai. – Trong phương pháp tính Kim Lâu ở trên có một phương pháp khác hơn là: Đến 50 tuổi thì họ tính vào cung giữa (Trung cung) và sau đó 51 tại cung Tốn….60 cũng tại Tốn…..Tuy nhiên, thực tế chứng nghiệm nhiều lần thấy không chính xác. Nhưng cũng trình bày để tiếp tục nghiên cứu và trắc nghiệm.

Ngày xung. * Ngày xung năm: Năm Tị tránh ngày Hợi. Trong năm Tị, xung Thái Tuế của năm đóng cung Hợi. Ngày đó khí của ngày xung đột khí của năm. Có thể dỡ phá bỏ nhà cũ, dọn dẹp vườn tược, v.v… * Ngày xung tháng: Tháng Dần tránh ngày Tuất. Thái Tuế của tháng đóng cung Tuất. Ngày đó khí của ngày xung đột khí của tháng. Ngày xung của tháng có tác dụng mạnh hơn ngày xung năm. Tránh những việc có tính trường cửu như thành hôn, lập nghiệp, khánh thành, nhập gia. * Giờ xung ngày: Mỗi ngày có một giờ xung. Khí của giờ xung đột khí của ngày. Như tránh giờ Mùi xung ngày Sửu. * Ngày Tam sát của Năm hạn: Gồm Kiếp sát, Tai sát và Niên sát – Ngày Kiếp sát là những ngày Tứ xung trong Bát tự. Vào những ngày Kiếp sát dễ bị cướp, trộm, bị mất tiền, giấy tờ. Tránh đi lại, rút tiền, chuyển ngân. – Ngày Tai sát là những ngày Đào hoa trong Bát Tự, Tử vi. Vào những ngày này dễ gặp tai nạn, bệnh tật… nhất là tai vạ Đào hoa, trăng gió. – Ngày Niên sát là những ngày thuộc Tứ mộ. Trong Bát tự, các nhật thần này tượng trưng cho cô đơn, lẻ loi, bất động. Vì thế tránh bắt đầu các công việc lớn vào những ngày Niên sát.

Các năm Thân – Tí – Thìn thuộc Thủy cục: Kỵ các ngày Tị, Ngọ, Mùi (Tượng Mùa Hè) Hợi – Mão – Mùi thuộc Mộc Cục: Kỵ các ngày Thân, Dậu, Tuất (Tượng Mùa Thu) Dần – Ngọ – Tuất thuộc Hỏa cục: Kỵ các ngày Hợi, Tí, Sửu (Tượng Mùa Đông) Tị – Dậu – Sửu thuộc Kim cục: Kỵ các ngày Dần, Mão, Thìn (Tượng Mùa Xuân)

Năm Tuất 1) Hợi 2) Tí 3) SửuNăm Hợi 1) Thân 2) Dậu 3) Tuất Nói chung, không dùng những ngày này các việc quan trọng có tính chất xung với tính chất của ngày. Ngày Tam sát của tháng Cách tính như cho năm nhưng dựa trên chi của tháng hạn hành. Nói chung, không làm các việc cần thành công trong thời hạn ngắn vào các ngày Tam sát tháng như thi cử, xin việc… Không đáng e ngại khi bắt buộc phải dùng vào các việc có tính chất dài hạn như tiến hành công trình, lập gia thất vì ngày kỵ này chỉ có tác dụng trong tháng đó.

Ngày Tứ Li Những ngày này khí vận suy kiệt, không nên dùng vào việc gì: * Bốn ngày Tứ Ly (Những ngày khí vận suy kiệt) là trước một ngày những tiết Xuân phân – Hạ chí – Thu phân – Đông chí * Theo Dương lịch thì đó là các ngày: Tháng 3 ngày 20 Tháng 6 ngày 20 Tháng 9 ngày 22 Tháng 12 ngày 21

Ngày Tứ Tuyệt Bốn ngày Tứ tuyệt (ngày tận cùng mỗi mùa) là trước một ngày những tiết Lập Xuân -Lập Hạ – Lập Thu – Lập Đông. Dùng việc gì cũng không lợi. * Theo Dương lịch thì đó là các ngày: Tháng 2 ngày 3 Tháng 5 ngày 5 Tháng 8 ngày 8 Tháng 11 ngày 7

Ngày xung tuổi Tránh các ngày có Chi xung với Chi tuổi, nhất là có cả Can xung Can.

Chọn giờ Tránh dùng giờ có Chi xung Chi ngày đã chọn hoặc có cả Thiên khắc Điạ xung. * Những sao tốt cho giờ: Thiên Quan, Kim Quỹ, Thiên Đức, Hỉ Thần, Ngọc Đường, Nhật Hợp, Nhật Mã, Phúc Tinh * Những sao xấu cần tránh trong giờ: Nhật Phá, Huyền Vũ, Xung Không, Bạch Hổ, Chu tước, Câu Trần, Nhật HìnhNguyên tắc chọn ngày Ngày giờ chọn phải căn cứ vào Tứ Trụ của người trong cuộc và sự việc cần làm để tìm một yếu tố cần thiết khắc phục và bổ sung các điểm cường nhược. Đây là việc làm tốn kém thì giờ hàng tháng. Khi cưới xin tránh Cô thần (hại chồng) và Quả tú (haị vợ)Tuổi Cô thần Quả tú Tuổi Dần – Mão – Thìn : Tránh ngày giờ Tị Sửu Tuổi Tị – Ngọ – Mùi : Tranh ngày giờ Thân Thìn Tuổi Thân – Dậu – Tuất: Tránh ngày giờ Hợi Mùi Tuổi Hợi – Tí – Sửu: Tránh ngày giờ Dần Tuất – Vậy chồng tuổi Mão lấy vợ tuổi Tí cần tránh thành hôn vào ngày Tị vì giờ Tị có biểu hiện khả năng chồng thường sống biệt lập, xa vợ. Cũng không nên thành hôn ngày Tuất vì với vợ là ngày có sao Quả tú. Thành hôn thì sao tốt nhất là sao Thiên Hỉ, bố trí theo tháng như sau: Tháng Giêng – Ngày Tuất Tháng Hai – Ngày Hợi Tháng Ba – Ngày Tí Tháng Tư – Ngày Sửu Tháng Năm – Ngày Dần Tháng Sáu – Ngày Mão Tháng Bảy – Ngày Thìn Tháng Tám – Ngày Tị Tháng Chín – Ngày Ngọ Tháng Mười – Ngày Mùi Tháng Một – Ngày Thân Tháng Chạp – ngày Dậu Vậy trong tháng Mùi (6) ngày Mão nào cũng có sao Thiên Hỉ. Ngày lễ cưới nên có Chi nhị hợp với ngày thành hôn. Hoặc ngày thành hôn nhị hợp với ngày ăn hỏi. Trực Định, Trực Thành là hợp hơn cả. Chữa bệnh: Nên tìm Trực thích hợp như Trực Thành, nếu phải cắt bỏ nên dùng Trực Trừ. Tránh trực Nguy, trực Bế. Thường Trực Bế hay chứa sao Bệnh Phù. Sao Bệnh phù nằm ngay trước cung Niên hạn, như Năm Tí, Bệnh phù cư Hợi. – Chữa bệnh cũng nên dùng sao Thiên Y lưu theo tháng sinh: Sinh Tháng Dần Thiên Y ở ngày Sửu; Tháng Mão Thiên Y ở Dần, Tháng Thìn Thiên Y ở Mão vv. Ngoài ra hàng tháng Thiên Y đóng ở ngày Trực Thành.Ký hợp đồng kinh doanh: Nên chọn các ngày Trực thích hợp, đồng thời ngày đó nên nhị hợp với tuổi của mình, tuổi Thìn nên chọn một ngày Dậu có trực Thành chẳng hạn. Để có hỗ trợ nên dùng ngày giờ có sao Quý Nhân (Dương Quý nhân, Âm Quý nhân). Sao Quý nhân phụ thuộc Can ngày sinh như sau:

Can ngày sinh Quý Nhân Dương Mộc, Thổ, Kim – Giáp, Mậu Canh: Các ngày Sửu – Mùi Âm Mộc, Thổ – Ất, Ky: Các ngày Tí – Thân Dương Hỏa, Âm Hỏa – Bình Đinh: Các ngày Hợi – Dậu Dương Thủy, Âm Thủy – Nhấm Quý: Các ngày Tí – Tị Âm Kim – Tân: Các ngày Ngọ – Dần Nên chọn ngày và giờ có Quý Nhân Khi chọn ngày cho các việc khác cũng căn cứ tương tự như vậy.

Tra cứu cung mệnh từ 1924 đến 2043: http://www.chucmungnammoi.vn/2012/12/tra-cuu-cung-menh-tu-1924-en-2043.html

Sưu tầm!Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương chúng tôi

Những Kiêng Kỵ Nên Tránh Trong Ngày Lập Xuân Để May Mắn Cả Năm Kỷ Hợi 2022

Giao thời giữa năm 2018 và năm 2019 năm nay có một điểm rất đặc biệt mà chúng ta cần lưu ý là Tiết LẬP Xuân bắt đầu từ trước ngày TẾT âm lịch và ngày Lập Xuân 4/2/2019 ( dương lịch) đầu tiên trùng vào ngày 30/12/2018 ( âm lịch). Ngày Lập Xuân vốn là ngày đầu tiên giao thời của Trời, Đất và con người nên chúng ta cần chú ý một số điều sau để may mắn cả năm: * Thông tin trong bài chỉ có tính tham khảo Không được tổng vệ sinh, quét nhà dọn dẹp nhà cửa vào ngày Lập Xuân đầu tiên

Trước Tết vào những ngày cuối của năm các gia đình đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nhưng năm nay ngày 30/12/2018 âm lịch chúng ta không được dọn dẹp nữa. Năm nay ngày 30/12/2018 âm các gia đình phải kiêng quét nhà bởi theo quan niệm ngày lập xuân đầu tiên nếu quét nhà là sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa. Theo đó, mọi người không nên đổ rác ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.

Tuy nhiên, niềm tin là như vậy, nhưng nếu nhà quá nhiều rác mà không dọn lại phản khoa học và không tốt về… phong thủy.

Không cho nước vào ngày lập xuân đầu tiên

Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi “Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành

Không tranh cãi, bất hòa vào ngày Lập Xuân đầu năm

Vào ngày này, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

Kiêng quan hệ nam nữ, sinh hoạt vợ chồng

Trong ngày Lập Xuân đầu tiên của tiết Lập Xuân, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

Kiêng nói những điều xui vào ngày Lập Xuân đầu tiên

Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”… Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

Kiêng mặc quần áo đóng bộ gồm cả 2 màu trắng, đen trong ngày Lập Xuân đầu tiên

Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen kết hợp cùng lúc là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy vào ngày Lập Xuân đầu tiên thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ tăng cường may mắn.

* Tuyệt đối không được ăn thịt chó hay thịt mèo với quan niệm cuối năm ăn giải đen vào ngày Lập Xuân đầu tiên này.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà Công ty phong thủy VNN

Theo GiaDinh

Bạn đang xem bài viết Cách Hóa Giải Ngày Xấu (Hắc Đạo) Đơn Giản, Dễ Làm(Trích Từ: 1001 Kiêng Kỵ Trong Tín Ngưỡng Dân Giancủa Đặng Xuân Xuyến trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!