Cập nhật thông tin chi tiết về Dâng Sao Giải Hạn Không Hề Dính Dáng Đến Chùa, Là Biểu Hiện Của Việc “Nịnh Hót” Các… Ngôi Sao mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giáo lý nhà Phật không có việc cúng sao giải hạn.
Nhưng những năm gần đây, “phong trào” cúng sao giải hạn lại diễn ra “rầm rộ” ở các chùa, có buổi lễ hàng nghìn người dự, ngồi tràn cả ra đường, cho thấy sự không đồng nhất giữa giáo lý nhà Phật với việc thực hành giáo lý, khiến người dân hoang mang…
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin xung quanh vấn đề đang “nóng” này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS.Trần Lâm Biền – một trong các “cây đại thụ” về nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.
Biểu hiện của việc “nịnh hót” các ngôi sao chiếu mệnh – : Thưa ông, việc cúng dâng sao giải hạn có nguồn gốc của Việt Nam chăng?
PGS. TS. Trần Lâm Biền: Việc cúng dâng sao giải hạn không phải của người Việt, nên trước đây không tạo thành phong trào như hiện nay. Mà, điều gì thuộc về tôn giáo tín ngưỡng phải được nâng đỡ bởi các điều kiện nhất định, mới có khả năng phát triển.
Nói dâng sao giải hạn là đề cập đến những ngôi sao được cho là chiếu mệnh trên trời. Đây chính là biểu hiện của việc “nịnh hót” các ngôi sao chiếu mệnh có giá trị tâm linh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Khi nói đến sao chiếu mệnh, là nghĩ đến vùng cư dân giỏi về chiêm tinh học ở Trung Cận Đông. Họ luôn theo dõi sao trên trời và nhận thấy mỗi giờ mỗi khắc, trật tự các sao trên trời có khác nhau. Họ cũng nhận thấy ở trần gian, mỗi người sinh ra ở thời khắc khác nhau có số phận khác nhau, dẫn đến nhìn nhận sao với số phận con người.
Việc gắn sao với con người và tử vi đều có nguồn gốc từ Trung Cận Đông. Các dòng văn minh ấy lại chảy đến những trung tâm văn minh như Ấn Độ, Trung Hoa và người Việt Nam ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa nên cũng chịu sự chi phối về mặt tâm linh.
“Việc dâng sao giải hạn không hề dính dáng đến chùa” – Như vậy, việc dâng sao giải hạn vốn chỉ diễn ra ở đền quán chứ không phải ở chùa, thưa ông?
PGS. TS. Trần Lâm Biền: “Việc dâng sao giải hạn không hề dính dáng đến chùa”
Việc dâng sao giải hạn không hề dính dáng đến chùa. Vì thực chất của đạo Phật và chùa là đi theo đúng tinh thần nhà Phật, tức là chống lại mê tín dị đoan. Bởi đạo Phật – chứ không phải Phật giáo – là một hệ triết học coi trọng trí tuệ, từ bi thoát tục.
Người xưa đã quan tâm đến việc diệt trừ dục vọng nên nhận thấy rằng chùa nghèo cảnh khó mới có khả năng chống lại dục vọng tốt hơn. Những người nhà Phật từng nói rằng “Hảo tự ố tăng” để dạy những người xung quanh, tức là ngôi chùa càng to lớn, càng đẹp đẽ theo con mắt đời thường bao nhiêu, thì càng đề cao vật chất của người tu hành nặng bấy nhiều.
Vì thế hiện nay có những nơi làm chùa quá lớn là không đúng với tiêu chí của nhà Phật, rõ ràng chỉ là một hình thức khoe mẽ mà thôi. Việc xây dựng chùa không tỏ ra “kính Phật trọng tăng” như thế chính là “bệ đỡ” để dâng sao giải hạn nhập vào cửa chùa và nhập một cách mạnh mẽ.
Việc dâng sao giải hạn khi nhập vào các kiến trúc không phải là đạo quán sẽ bị sai lệch đi. Chính sự không hiểu biết là “bệ đỡ” để đón nhận dâng sao giải hạn vào trong các kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng khác, bởi nếu có hiểu biết thì họ đã không đưa dâng sao giải hạn vào chùa.
Nhưng nếu là cái “bệ đỡ” không hiểu biết thì còn nhẹ, mà theo tôi, nó còn bị bọn lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng vì quyền lợi vật chất mà làm méo mó cửa Phật. Trong cửa chùa, tinh thần tối thượng là điểm sáng của đạo, nơi để chúng sinh đến làm điều thiện trên nền tảng trí tuệ Phật, chứ không phải là nơi “thu thuế cho kẻ hoạt đầu”. Đã bao thế kỷ đạo Phật tồn tại ở nước ta, nhưng không ghi nhận có chuyện dâng sao giải hạn nơi cửa Phật.
“Dâng sao giải hạn phát triển mạnh khi xã hội bất yên” – Thưa ông, việc dâng sao giải hạn ở nước ta có từ khi nào?
Vì thế, cái nạn hiện nay là việc dâng sao giải hạn diễn ra ở chùa chứ không phải ở đình quán. Cũng như hầu đồng nay diễn ra ở chùa là biểu hiện của sự hụt hẫng tinh thần. Trước đây, những người chân tu không nhảy đồng, nhảy bóng, nhưng nay thì có.
Không ai biết dâng sao giải hạn ở Việt Nam có từ khi nào, nhưng có sự trồi sụt do ảnh hưởng từ thực tế xã hội. Dâng sao giải hạn phát triển mạnh khi xã hội bất yên. Việc dâng sao giải hạn ở chùa hiện nay là một hiện tượng chống lại ý thức hệ khi cho rằng thực tại chỉ là sự níu kéo, ràng buộc con người vào đau khổ nên muốn phá bỏ.
Những năm 1980-1990, việc dâng sao giải hạn chủ yếu nằm ở các đạo quán. Song do sự hụt hẫng tinh thần của quần chúng, do nhận thức về tôn giáo tín ngưỡng có hiểu sai về lẽ đạo, nên khi nền kinh tế đi lên, con người lục vấn tinh thần, nhưng lại không có “bệ đỡ” được dẫn dắt bởi những người có chức năng về tôn giáo tín ngưỡng một cách tử tế, nên họ bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường là đề cao tính cá nhân, chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất trước mắt mà đánh rơi mất những lợi ích tinh thần.
Hình ảnh ấn tượng về lễ dâng sao giải hạn ở một ngôi chùa tại Hà Nội mới đây. (Nguồn ảnh: Zing)Vì thế, nhiều thần thánh tưởng được đề cao nhưng thực sự lại bị giải thiêng. Thần nào còn được cho là đưa đến quyền lợi vật chất một cách hoang tưởng, thì được đề cao, hay theo nhu cầu đầy tiêu cực của xã hội mà cũng chuyển hóa từ tính chất tích cực thành tiêu cực.
Ví như các lao xao, lộn xộn ở các lễ hội vốn xưa cần thực hiện nhưng có các nguyên tắc của nó, để đồng nhất thời gian không gian với quá trình phát triển của loài người nhằm chấm dứt hiện tượng lộn xộn đó, đưa thời gian, không gian đi vào trật tự, như Lễ mở cửa rừng 6 tháng giêng ở chùa Hương là chấm dứt sự mất trật tự giữa hai làng Yến Vĩ và Đục Khê, hay Lễ rước Ông Đám ở Đồng Kỵ, tục cướp kén, cướp bông …
– Quan điểm của ông trước hiện tượng dâng sao giải hạn diễn ra ngày một rầm rộ ở các chùa?
Mê tín dị đoan là con đẻ của sự tối tăm về kiến thức
Việc dâng sao giải hạn là ước vọng cầu bình yên, khỏe mạnh, hanh thông trong công việc, không bị tai ương, mà người ta cho rằng tai ương là do sao xấu chiếu lên thân phận họ.
Nhưng thực tế, sao trên trời không ai thay đổi được. Sự chuyển đổi vị trí của các ngôi sao là do sự thay đổi của người nhìn thấy nó -sự thay đổi chủ quan dưới sự nhìn nhận chưa đầy đủ khoa học của người xưa. Cho nên không có lễ dâng sao giải hạn, cũng như tử vi nào thay thế được số mệnh.
Năm 1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật và hàng nghìn người, từ trẻ nhỏ mới sinh đến người già, cả người tốt lẫn người xấu, đều chết. Họ sinh ra ở những thời khắc khác nhau, tại sao số phận lại giống nhau? Thực tế lịch sử ấy cho thấy các ngôi sao chiếu trên trời cũng như trật tự của các sao chỉ là sự nhận thức chủ quan do thiếu hiểu biết, chứ không phải những ngôi sao ấy có ảnh hưởng đến thân phận họ.
Người ta tin vào dâng sao giải hạn vì trong cuộc sống họ gặp nhiều tai họa và dâng sao giải hạn chỉ như một hình thức con người đặt ra để tự an ủi mà thôi.
Mê tín dị đoan là con đẻ của sự tối tăm về kiến thức. Nhưng những người làm báo không thể chuyển hóa từ mê tín dị đoan này sang mê tín dị đoan kia, như cách đây 2 ngày, trên một kênh truyền hình có ca ngợi một “nhà khoa học” và ông ta khuyên mọi người không nên đốt vàng mã mà nên… gọi hồn.
– Là nhà nghiên cứu văn hóa Việt lâu năm, theo ông, cần làm gì để ngăn chặn “trào lưu” dâng sao giải hạn có vẻ như đang “quá đà” này?
Hãy nói thật với dân đi, đừng đem cái ngoại cảm không đến nơi đến chốn để lừa mọi người!
Khi vấn đề ảnh hưởng đến tư tưởng, nhận thức thì các cơ quan chức năng phải can thiệp bằng việc có bộ phận tôn giáo, tín ngưỡng mang tính chất chính quyền, giải quyết. Ngành văn hóa, đặc biệt là truyền thông, phải tìm hiểu bản chất của vấn đề và nêu thực chất của vấn đề để nâng cao dân trí.
– Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Dù sao, trong sự phát triển bao giờ cũng có sự khủng hoảng phát triển. Sự khủng hoảng này sẽ tiêu vong khi kinh tế và dân trí được nâng cao hơn, là bài học đã nhìn thấy ở nhiều cư dân trên thế giới.
Nghi Lễ Dâng Sao Giải Hạn Không Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo!
Người dân đứng hàng dài hàng trăm mét trên đường, cầu gần chùa cùng gương mặt lo âu, thấp thỏm, chen lấn để được vào làm lễ, xin lộc là cảnh tượng quen thuộc nhiều năm. Tại những ngôi chùa này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, mặt ai cũng nghiêm trang, thành kính; người nào cũng chắp tay trước ngực, miệng lẩm nhẩm những câu gì đó, chỉ bản thân họ mới biết. Trong số những khuôn mặt “thành kính” kia, không ai dám chắc là không có những người chỉ mới hôm qua thôi, còn mắng chửi hàng xóm thậm tệ chỉ vì một xích mích nhỏ, thậm chí có kẻ còn làm những việc thất đức nữa.
Nói như thế không có nghĩa là tất cả những người đến đây đều ác tâm, nhiều người trong số họ vẫn thành tâm đấy nhưng khấn nguyện để tìm kiếm sự an lành cho mình mà phải chen lấn nhau, thậm chí giẫm đạp lên nhau thì liệu có còn thiêng nữa không? Nhất là điều ấy lại diễn ra nơi cửa Phật, chốn linh thiêng không dành cho những kẻ thiếu thiện tâm.
Đám đông kia làm gì nơi cửa Phật? Họ cúng dâng sao giải hạn đấy! Người ta quan niệm rằng, mỗi năm của một người sẽ ứng với một ngôi sao chủ nào đó. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, người ấy sẽ gặp phải những chuyện chẳng lành, cả về công việc lẫn sức khỏe.
Trước đây, lễ cúng dâng sao giải hạn được thực hiện tại nhà, hoặc tại các ngôi đình trong làng do các thầy pháp thực hiện. Thế nhưng, không biết từ bao giờ, việc cúng dâng sao giải hạn lại được thực hiện trong các chùa, lại do một số sư sãi tiến hành.
Đây là điều trái với giáo lý nhà Phật. Nhiều vị đại đức uy tín trong Hội Phật giáo Việt Nam đã không ít lần lên tiếng bất bình với việc cúng dâng sao giải hạn tại các chùa vì nó trái với triết lý của đức Phật.
Đặc biệt, việc cúng bái và hành lễ do các sư chủ trì và nhận tiền “công đức” từ những người đến tham dự lễ là một sự biến tướng khó có thể chấp nhận. Nó thương mại hóa ngay nơi cửa Phật như thế thì khác nào núp bóng chốn thiền môn để kinh doanh lòng tin của đám đông cuồng tín!
Ai cũng có một góc tâm linh của lòng mình để an ủi, để giãi bày và chia sẻ. Nó hoàn toàn khác với mê tín dị đoan. Cần phân biệt rõ khái niệm này để có cách hành xử chuẩn mực và có văn hóa. Không một kẻ khuất mặt nào có thể can dự vào đời sống tinh thần lẫn vật chất của người đang sống.
Rất tiếc là, xã hội ngày càng phát triển về khoa học kỹ thuật, có thể giải mã nhiều bí ẩn các hiện tượng tự nhiên thì không ít người lại đi ngược lại quy luật đó. Cúng dâng sao giải hạn vừa diễn ra ở nhiều ngôi chùa không những không làm tôn nghiêm thêm sự thiêng liêng nơi cửa Phật mà còn làm méo mó đời sống tâm linh của mỗi người.
Trao đổi với PV về hiện tượng người dân đi cúng dâng sao giải hạn đầu năm, GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có những ý kiến thẳng thắn về vấn đề này. GS Trần Lâm Biền: Muốn giải được hạn, trước tiên con người ta phải thiện tâm. Nhờ cái thiện tâm, mà những cái ác nghiệt được hạn chế đi, tự nó sẽ hết. Đó là con đường đi đến bình an theo tinh thần của thần thánh, đạo Phật. Nhà chùa, đền là nơi của thần thánh, để chúng sinh đến đó học tập, thực hiện những điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Trên nền tảng ấy sẽ đi đến bản chất của thiện tâm. Phải có tuệ mới đi được vào bản chất của tâm thiện mà đi đến những điều tốt lành.
Cũng theo GS Trần Lâm Biền việc Dâng sao giải hạn vốn không phải của người Á Đông mà gắn với chiêm tinh học ở Trung Cận Đông. Cư dân ở đây thường theo dõi những ngôi sao và liên tưởng rằng trong mỗi thời khắc, trật tự của các ngôi sao sẽ chi phối số phận của con người… Mỗi người sinh ra ở các giờ khác nhau, thời khắc khác nhau sẽ bị chi phối bởi những ngôi sao khác nhau, từ đó mà hình thành tử vi.
Nhưng đi xa dần khỏi trung tâm của nơi nảy sinh, đến tới các nước phương Đông, tư tưởng này dần bị sai lệch. Dâng sao giải hạn tại Việt Nam tồn tại lâu đời trong dân gian thực chất ảnh hưởng từ Trung Hoa. Theo quan niệm của Đạo giáo, trên trời có 24 ngôi sao, do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó có 9 ngôi sao sáng nhất sẽ luân phiên chiếu mệnh các năm.
Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. 9 sao này có sao tốt và có cả sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng (nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì 2 sao này chẳng thấy được mặt trời).
Từ đó dân gian mới có tục dâng sao giải hạn để tránh những sao xấu chiếu rọi, đi vào cung chiếu của những sao tốt. Nhưng thực tế đây lại là điều không tránh được. Con người đã bịa ra những cái đó, dùng uy lực của thánh thần để dâng sao giải hạn.
Dâng sao giải hạn suy cho cùng chỉ là do con người bịa ra để an ủi chính bản thân mình, rồi bị những kẻ hoạt đầu tôn giáo tín ngưỡng lợi dụng kiếm lợi riêng dựa trên sự hiểu biết chưa đầy đủ của quần chúng.
Mới đây, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu tăng ni, nhất là lãnh đạo giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.
Cũng theo Công văn nêu rõ, nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc là nhu cầu của con người. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của nhân loại, chỗ dựa tinh thần tâm linh cho con người. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho người dân là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, tại một số chùa, cách tổ chức nghi lễ cầu an có sự sai lệch. Việc dâng sao giải hạn cũng được tổ chức tại nhiều ngôi chùa
“Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã đã dùng phương pháp tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp,” công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nhấn mạnh.
Một trong những hiện tượng tiêu cực đó là biến tướng trong hoạt động dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi. Những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi, nhiều di tích, điểm thờ tự… liên tục ở trong tình trạng quá tải do lượng người đến làm lễ dâng sao giải hạn quá lớn. Ví dụ như, tối 12/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), hàng ngàn người đã đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) dự lễ cúng giải hạn sao, xếp hàng dài từ sân chùa ra khu vực quanh cầu vượt Ngã Tư Sở, gây mất an toàn giao thông…
Để khắc phục những biến tướng trong việc thực hành những nghi lễ, tập tục truyền thống, lợi dụng niềm tin của người dân để trục lợi, bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, các cơ quan quản lý, nhà văn hóa… cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa thực sự, tránh sự lệch lạc khi thực hành.
Việc lợi dụng đám đông cuồng tín để kinh doanh, thu lợi bất chính tại các chùa không những trái với giáo lý của đạo Phật mà còn vi phạm pháp luật. Đáng tiếc là, “dịch” mê tín này đang lan nhanh hằng năm trong đời sống của người dân. Cần có một cuộc đại phẫu về các loại lễ lạt nặng tính dị đoan này để trả lại sự thiện lành trong đời sống tâm linh đã song hành cùng dân tộc hàng ngàn năm nay.
Quang Tới/VHVN
Tết Này, Chùa Không Còn Cúng Sao Giải Hạn
Cầu quốc thái dân an, không cúng sao giải hạn
Theo đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi tổ chức thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng với chính pháp của Phật giáo dễ bị xã hội hiểu lầm, lệch chuẩn tâm linh.
Đồng thời, Ban Thường trực Hồi đồng Trị sự cũng yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an không dùng các thuật ngữ như “giải hạn”, “dâng sao giải hạn”, “cắt giải oan gia trái chủ”… mà phải nêu bật ý nghĩa, sự vận hành luật nhân quả của Phật giáo, tạo phước đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làm nhiều việc tốt.
Anh Bùi Vĩnh Bảo (ngụ quận Tân Phú) cho biết nhiều năm nay vợ chồng anh tiêu tốn không ít tiền bạc để cúng sao giải hạn vào dịp đầu năm. Nhận thấy việc cúng vừa tốn kém, bản thân lại thêm lo lắng, anh Bảo nhiều lần muốn bỏ thói quen cúng sao giải hạn. Tuy nhiên, vợ anh không chấp nhận vì lo sợ vào những năm sao xấu mà không cúng thì gia đình sẽ gặp tai ương, xui rủi.
Chị Nguyễn Thị Thu (ngụ quận Tân Bình) thì chia sẻ: “Đi nhiều chùa, tôi thấy người ta tiêu tốn tiền của vào việc cúng bái, đốt vàng mã mà rất xót, chưa kể việc kinh doanh tâm linh tạo hình ảnh xấu nơi thờ tự. Vì vậy, các chùa trên cả nước cần thống nhất loại bỏ việc cúng sao hạn, tổ chức các nghi lễ chính pháp để người dân cầu an”.
Xóa nỗi ám ảnh sao tốt, sao xấu
Theo hòa thượng Thích Thiện Chiếu, Phó ban Từ thiện xã hội trung ương GHPGVN, trụ trì chùa Kỳ Quang II, cúng sao giải hạn là một tín ngưỡng dân gian, không xuất phát từ giáo lý nhà Phật.
Do con người lo sợ trước các thế lực thiên nhiên như thần linh, ma, quỷ… nên họ tin rằng việc cúng bái sẽ mang lại những điều may mắn và xua đuổi những điều xui rủi.
“Trong Phật giáo không quan niệm có sao tốt hay sao xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người mà tất cả hạnh phúc hay khổ đau đều do những việc làm ra hằng ngày của chính bản thân mỗi người. Một người khi đã làm việc xấu, dù có sắm lễ rình rang để giải hạn cũng chỉ là vô ích” – hòa thượng luận giải.
Theo nghi lễ Phật giáo, vào dịp đầu năm mới, chùa chiền, tự viện sẽ tổ chức lễ cầu quốc thái dân an, tụng kinh để cầu mong sự an lành. Đây là nghi lễ chính thống của Phật giáo.
Theo hòa thượng, trước việc người dân quá tin vào sao hạn, một số chùa đã tổ chức cúng sao giải hạn để người dân an tâm, một số chùa khác chỉ tụng kinh lễ Phật vào dịp đầu năm để cầu bình an. Tuy nhiên, việc nhà chùa, tự viện tổ chức cúng sao giải hạn rất dễ gây nên biến tướng trong niềm tin Phật giáo ở người dân. Đồng thời, không thống nhất trong nghi lễ nhà Phật.
Hòa thượng Thích Thiện Chiếu nhận định việc Ban Trị sự GHPGVN đưa ra công văn, yêu cầu chấn chỉnh lễ cầu an đầu xuân ở các chùa, tự viện rất kịp thời để giữ gìn chính pháp Phật giáo.
“Công văn là cơ sở để nhà chùa mạnh dạn xóa bỏ các nghi lễ lạc hậu, không phù hợp chính pháp. Từ đó, Phật tử cũng dần thay đổi quan niệm sao xấu, sao tốt, cúng sao giải hạn” – hòa thượng nói.
Đồng quan điểm, TS tôn giáo Dương Ngọc Dũng, giảng viên ĐH KH-XH&NV, ĐH Quốc gia chúng tôi cho biết trong kinh văn của Phật học không nhắc đến việc sao hạn. Kinh văn trái lại còn khuyên nhủ và ngăn cấm người tu hành làm những việc mê tín, sai lệch lời dạy của Đức Phật.
“Trong khi đạo Phật tin rằng con người chính là căn nguyên để hóa giải những điều xấu, tạo nên việc thiện thì việc cúng sao giải hạn chỉ cho thấy người dân ngày càng không tin vào khả năng của mình mà cầu xin trời Phật ban phúc lộc” – TS Dũng nói.
Đạo Phật không thể thay thế ai để giải nghiệp
Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối mọi sự, mọi vật. Khi tin vào nhân quả ắt sẽ tin vào luân hồi, vì vậy giáo lý nhà Phật luôn hướng mọi người làm việc thiện, tích phúc đức để có được sự tốt đẹp qua nhiều đời.
Đạo Phật giúp mọi người hiểu đúng về luật nhân quả nhưng không thể thay thế ai để giải trừ hạn nghiệp. Nếu cúng dường tam bảo mà không hành thiện giúp người, giúp đời thì cũng chỉ hoài công.
Việc tu học phải diễn ra trong đời sống hằng ngày của mọi người. Khi thân, miệng, ý làm việc tốt đẹp, thanh cao, hiền thiện thì tự ắt phúc đức sẽ tự đến, những nạn tai cũng từ đó mà hóa giải không cần cúng bái.
Thượng tọa THÍCH GIÁC TOÀN , Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự trung ương GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM
TRÚC PHƯƠNG
Ý Nghĩa Tốt Xấu Của Sao Thái Dương Và Cách Cúng Dâng Sao Giải Hạn
Bên nữ giới gặp sao này chiếu mạng thì có nhiều sự hân hoan, có bạn hữu giúp đở về tiền bạc hay làm ăn được nhiều thuận lợi, người đàn bà có thai cũng được bình an, đứa trẻ được khỏe mạnh, mỹ miều và duyên dáng. Các cô gái chưa chồng gặp sao này chiếu mạng có thể có chồng năm đó.
Người già cả trên 6, 7 mươi gặp sao này chiếu mạng đau ốm nhẹ cũng khó qua khỏi.
Bạn có thể vào mục Ý Nghĩa Sao Hạn để xem các ý nghĩa tốt xấu và cách cúng dâng sao giải hạn chi tiết các bạn sao khác
CÁCH CÚNG SAO THÁI DƯƠNG
Đặc điểm năm hạn:
● Là sao chủ về hưng vượng tài lộc, tăng thêm nhân khẩu (hôn nhân hoặc sinh con). Có lợi cho nam, không hợp với nữ. ● Sao này là một Phúc tinh thường chiếu mệnh cho bên nam giới. Những năm gặp sao Thái dương chiếu mệnh thì làm ăn được phát đạt, thăng quan, tiến chức, gặp may mắn trong việc buôn bán, nhứt là vào tháng 6 và tháng 10 là hai tháng Đại cát. ● Bên nữ giới gặp sao này chiếu mệnh thì có nhiều sự hân hoan, có bạn hữu giúp đở về tiền bạc hay làm ăn được nhiều thuận lợi, người đàn bà có thai cũng được bình an, đứa trẻ được khỏe mạnh, mỹ miều và duyên dáng ● Các cô gái chưa chồng gặp sao này chiếu mệnh có thể có chồng năm đó ● Người già cả trên 6, 7 mươi gặp sao này chiếu mệnh đau ốm nhẹ cũng khó qua khỏi ● Đàn ông đi làm ăn đặng sáng suốt, đi xa có tài lợi đặng an khang ● Đàn bà làm ăn hay tối tăm, tháng 6, tháng 10 tốt, có tài lợi.
Cách làm lễ:
● Vào tối 27 hàng tháng, đặt ban thờ về hướng chính Đông. Trên ban thờ đặt 12 ngọn đèn (nến) bố trí theo các vị trí ngôi sao như hình vẽ. ● Bài vị: Giấy màu đỏ, viết tên Nhật Cung Thái Dương Tiên Tử Tinh Quân Vị Tiền ● Cách khấn: Cung thỉnh thiên đình Uất Ly Cung Đại Thanh Đan Nguyên Hải Cung Thái Dương Tinh Quân Vị Tiền.
Nguồn: http://www.phongthuy.tv/bang-tinh-sao-han-hang-nam-va-huong-dan-cac-tinh-cach-cung-giai-sao-han-tam-tai.html
Cùng Danh Mục
Liên Quan Khác
Bạn đang xem bài viết Dâng Sao Giải Hạn Không Hề Dính Dáng Đến Chùa, Là Biểu Hiện Của Việc “Nịnh Hót” Các… Ngôi Sao trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!