Xem Nhiều 3/2023 #️ Giáo Án:thể Dục Giờ Học :Đề Tài Bật Liên Tục 3 # Top 6 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giáo Án:thể Dục Giờ Học :Đề Tài Bật Liên Tục 3 # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án:thể Dục Giờ Học :Đề Tài Bật Liên Tục 3 mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thể dục giờ học: Bật liên tục 4-5 vòngTCVĐ: kéo coI.Kết quả mong đợi:* Kiến thức: -Biết tên vận động ” Bật liên tục vào 4- 5vòng “. Trẻ biết phối hợp sức mạnh của toàn thân để bật liên tục vào 4- 5vòng một cách khéo léo, chính xác, tiếp đất bằng hai mũi bàn chân, không dẫm vào cạnh vòng.Trẻ biết trò chơi vận động: “Kéo co”-*Kỹ năng: -Rèn kỹ năng bật liên tục vào vòng.Rèn luyện sức mạnh cơ bắp của đôi chân, tố chất nhanh, mạnh, khéo.Rèn kỹ năng cho trẻ chơi trò chơi vận động đúng luật, đúng cách chơi.*Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.II. Chuẩn bị: – Xắc xô, còi, vạch chuẩn, 5vòng to, 1 dây thừng kéo co.- Máy tính, loa, nhạc bài hát: Tàu lửa, mùa xuân đến rồi, em yêu cây xanh- 10 vòng nhỏIII. Cách tiến hành: Hoạt động của côHoạt động của trẻ 1. Tạo cảm xúc- Cô giới thiệu hội thi: ” Bé khỏe”, ban giám khảo hội thi, 3 đội chơi: Đội Hoa đỏ và đội Hoa xanh và đội hoa vàng – Cô giới thiệu các phần thi: diễu hành, đồng diễn, tài năng, chung sức. – Giải thưởng: Ở mỗi phần thi đội nào thắng cuộc sẽ được thưởng một bông hoa. *Hoạt động trọng tâm:2. Khởi động: * Phần thi 1: “Diễu hành”:- Cô mở nhạc lời bài hát Tàu lửa cho trẻ đi thành 1 vòng tròn các kiểu chân- Cô nhận xét phần thi ” Diễu hành” và tặng hoa cho đội đi đều, đẹp.- Cho trẻ điểm số 1-2 từ đầu hàng đến cuối hàng. Sau đó tách thành 4 hàng đứng so le, quay lên phía cô để tập bài tập phát triển chung 3. Trọng động:a. Bài tập phát triển chung: * Phần thi 2: “Đồng diễn”: Tập với bài hát: “em yêu cây xanh+ Động tác tay vai: Đưa tay ra trước, sang ngang+ Động tác bụng: Đứng cúi về trước+ Động tác chân: Khuỵu gối+ Động tác bật: tách khép chân- Cô nhận xét màn đồng diễn, tặng hoa cho đội tập đều đẹp. – Cho trẻ chuyển đội hình, đứng thành 2 hàng quay mặt vào nhau b. Vận động cơ bản: Bật liên tục vào 4-5 vòng* Phần thi 3: ” Tài năng”- Cô chỉ vào vòng mẫu của cô và hỏi trẻ có mấy vòng? Cho trẻ đếm số vòng?- Cô tập mẫu lần 1: Không giải thích – Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng nghiêm 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “bật”, cô khuỵu gối, lưng thẳng, dùng sức mạnh của toàn thân bật nhẹ nhàng liên tục vào từng vòng, tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân, sao cho chân không dẫm vào cạnh vòng, cứ như vậy cô bật liên tục vào từng vòng cho đến hết. Bật xong cô đi về cuối hàng đứng.- Cô mời 2 trẻ ở 2 đội lên thực hiện trước * Trẻ thực hiện: – Lần 1: Cô cho trẻ “Bật liên tục vào 3vòng”. Cô mời 2 trẻ ở đầu mỗi hàng lên tập, lần lượt cho đến hết trẻ ở mỗi hàng.- Lần 2: Tăng độ khó. Cô thêm 2 vòng vào số vòng tập mẫu của mỗi đội. Cho trẻ ” Bật liên tục vào 5 vòng”. Cô mời 2 trẻ ở đầu mỗi hàng lên tập, lần lượt cho đến hết trẻ ở mỗi hàng.- Lần 3: Cho trẻ thi đua theo 2 đội: ” Bật liên tục vào 5vòng”. Thời gian sẽ tính bằng một bản nhạc, * Củng cố bài học:- Cô hỏi trẻ tên bài tập? Mời 1 trẻ khá lên tập lại. * Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục ăn uống đầy đủ c. TCVĐ: Kéo co* Phần thi 4: “Chung sức.” – Cô giới thiệu tên trò chơi: Kéo co- Cô giới thiệu cách chơi ,Luật chơi- Trẻ chơi- Cô nhận xét và tặng hoa cho đội thắng4. Kết thúc hoạt động:- Cô cùng trẻ đếm số bông hoa 2 đội ghi được, tuyên bố đội thắng cuộc – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng, du xuân ngắm hoa 1-2 vòng Kết hợp nhạc Ra vườn hoa em chơi- Trẻ chú ý

Giáo Án Hoạt Động Thể Dục Giờ Học; Đề Tài: Bật Liên Tục Qua 5 Chướng Ngại Vật; Giáo Viên: Phạm Thị Hạnh

Lĩnh vực: Phát triển thể chất

Chủ đề: Động vật

Đề tài: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật

Trò chơi vận động: Chú sâu Ngộ nghĩnh

Đối tượng : 5 – 6 tuổi

Thời gian : 30 – 35 phút

Giáo viên dạy: Phạm Thị Hạnh

I/ Mục đích – yêu cầu:

– Trẻ biết bật liên tục 2 chân qua 5 chướng ngại vật và bật đúng kỹ thuật.

– Trẻ biết dùng sức lấy đà bật liên tục qua các chướng ngại vật.

– Rèn kỹ năng khụy gối lấy đà bật mạnh liên tục qua các vật, rơi nhẹ bằng mũi bàn chân sau đó hạ cả bàn chân.

– Giúp trẻ hình thành kỹ năng bật liên tục qua chướng ngại vật chính xác.

– Phát triển tố chất vận động, sức mạnh, khéo léo, sự thăng bằng của cơ thể.

– Rèn luyện cơ chân và khả năng phối hợp với nhau trong vận động qua trò chơi chú sâu ngộ nghĩnh

3.Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết yêu thích thể dục, thể thao, tăng cường luyện tập, tăng cường sức khỏe.

– Giáo dục trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia luyện tập. Có tinh thần tập thể cao.

II/Chuẩn bị:

– Lớp học rộng rãi, thoáng mát.

– Chướng ngại vật: Hộp đánh số 1, 2, 3, 4, 5 (cao từ 7 – 10 cm). Mỗi số 2 hộp, 2 màu xanh đỏ. Cách nhau 50cm

– Vạch, bài hát:

– Vòng tập bài tập phát triển chung, Chơi trò chú sâu ngộ nghĩnh.

III/ Các bước tiến hành:

– Cô nói: Chào mừng tất cả các bạn đến với “Vui hội những con vật vui nhộn”

*Khởi động :

– Để mở đầu cho vui hội hôm nay nào chúng ta cùng nhau khởi động. (Cô và trẻ cùng khởi động phối hợp các kiểu chân trên nền nhạc.

– Cô nói: Bây giờ các bạn hãy thể hiện tài năng của mình qua bài đồng diễn. ( Trẻ xếp về đội hình hàng ngang và lần lượt từng đội lên thực hiện các động tác của bài tập phát triển chung)

Tập với vòng theo nhạc bài: ” Con mèo con chuột”

– Các bạn Bướm thực hiện động tác tay vai ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp

– Các bạn Ong thực hiện động tác bụng lườn ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp

– Các bạn Mèo thực hiện động tác chân ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp

– Các bạn Chuột thực hiện động tác bật ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 3 lần x 8 nhịp

Bài tập vận động cơ bản: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật.

– Cô nói: Đến với vui hội hôm nay một thử thách thể hiện sự khéo léo dành cho các bạn!

– Để các bạn vượt qua thử thách này tốt hơn xin mời các bạn cùng quan sát người hướng dẫn thực hiện.

– Cô làm mẫu lần 1

– Cô giới thiệu vận động cơ bản “Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật”

– Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích.

TTCB: Đứng thẳng trước vạch, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng phía trước, khi có hiệu lệnh “bật” thì hơi khuỵu gối lấy đà bật liên tục 2 chân qua các chướng ngại vật rơi nhẹ nhàng bằng đầu bàn chân và hạ cả bàn chân bật liên tục qua 5 chướng ngại vật (không xê dịch chân và không chạm chân vào các chướng ngại vật). Bật xong về cuối hàng.

– Cô làm mẫu lần 3 không phân tích.

– Trẻ làm mẫu: ( 2 trẻ lên thực hiện)

– Trẻ thực hiện: ( Cô quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ)

Trò chơi vận động: “Chú sâu ngộ nghĩnh

– Cách chơi: Cho trẻ chia làm 3 đội, mỗi trẻ chui vào 1 vòng để tạo thành 1 chú sâu dài, một chú sâu có từ 5- 8 vòng.

– Luật chơi: Các chú sâu chú ý duy chuyển thật khéo để không bị ngã, không bị dẫm chân lên nhau.

– Cô theo dõi trẻ chơi và tuyên dương trẻ

* Giáo dục: Mỗi các bạn có một hình dáng, vẻ đẹp khác nhau để các bạn luôn khỏe đẹp thì chúng ta phải làm gì? ( Chúng ta tập thể dục)

Hồi tĩnh: – Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành trên nền nhạc.

Giáo Xứ Phú Trung: Vấn Đề Giáo Dục Được Quan Tâm

Giáo xứ Phú Trung thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì là một trong những giáo xứ có diện tích lý tưởng cho việc sinh hoạt và phục vụ. Đặc biệt là giáo xứ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Thăm lớp học tình thương

Một ngày trong tuần, tôi đến thăm lớp tình thương – bổ túc văn hóa của giáo xứ. Bước qua cánh cổng là không gian thoáng đãng của khuôn viên. Ngôi nhà thờ kiên cố trên một diện tích lý tưởng, có lối kiến trúc tuy không mới nhưng đẹp.

Tôi bước lên cầu thang để vào lớp học tình thương. Có khoảng trên ba chục em đang học ở hai phòng với hai cô giáo. Trông các em tươm tất với áo trắng quần xanh như học sinh phổ thông vậy, nhưng với con mắt “nhà nghề”, tôi có thể nhận ra các em là con nhà rất nghèo, đang được giáo xứ cưu mang cho học miễn phí ở đây.

Đây là nhóm trẻ em ở xóm Miên và xóm nhà cháy ở phường 10 Tân Bình với “đặc điểm Khơ-me” là da đen sạm, tóc hơi quăn quăn, mắt tròn to. Cách đây 15 năm, tôi đến xóm Miên mở lớp tình thương, trẻ em lượm bọc nilon đến học rất đông. Được hai năm, chúng tôi chuyển giao lớp thuộc xóm Khơ-me cho các giáo sinh ở trường sư phạm tình nguyện đến giúp, còn số em ở xóm nhà cháy thì tôi mượn một giáo viên tư dạy cho các em. Tưởng rằng sau nhiều năm, vùng này đã hết trẻ em thất học, nào ngờ đến nay vẫn còn nhiều em bụi đời, đi bới rác, nhặt bao nilông, gia đình nghèo khó hoặc cha mẹ bị bệnh tật, thất nghiệp, có trường hợp cha mẹ bị tù tội, gia đình ly hôn, phân tán… và giáo xứ Phú Trung đã tạo điều kiện để các em có cơ may học hành.

Việc mở một hai lớp tình thương trong khuôn viên nhà thờ rồi tìm giáo viên dạy là việc nhiều giáo xứ đã làm được, nhưng cách giúp học sinh nghèo của giáo xứ Phú Trung đáng chú ý: đó là làm từ gốc đến ngọn. Các em học lớp tình thương này nếu độ tuổi thích hợp sẽ được chuyển qua trường tiểu học Lạc Long Quân và trường Lê Thị Hồng Gấm để học chính thức và được cấp mọi phí tổn trong việc học để các em yên tâm học tập như các học sinh cùng trang lứa.

Ngoài hai lớp học tình thương này, vào đầu mỗi năm học, Ban Khuyến học của giáo xứ còn phát học bổng cho nhiều em học sinh nghèo trên địa bàn giáo xứ, từ cấp 1 đến đại học, không phân biệt tôn giáo. Phần học bổng trao cho các em thích hợp cho từng cấp học. Đặc biệt hằng năm, giáo xứ tặng 10 học bổng cho trường Tiểu học Lạc Long Quân.

Học bổng Phanxicô Xaviê trong năm học 2009-2010 dành cho 76 học sinh, đặc biệt cho hai sinh viên ở miền Bắc, khen thưởng 57 em. Số tiền tổng cộng lên đến gần 90 triệu. Cha Chánh xứ Giuse Maria Lê Quốc Thăng, HĐMV giáo xứ cùng ban Bác ái Xã hội, nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện và đặc biệt là sự chung tay góp sức của quý vị ân nhân trong và ngoài giáo xứ… đã nhiệt tâm yểm trợ, giúp đỡ.

Ông Giuse Bùi Đức, Phó Chủ tịch HĐMV, trưởng Ban Khuyến học Phanxicô Xaviê, cho biết: “Những năm qua, chúng tôi làm rất tốt việc tiếp nhận hồ sơ, đi thực tế để biết rõ hoàn cảnh học sinh nghèo. Chúng tôi ước mong cha mẹ và những người bảo hộ biết giám sát, coi sóc các em, luôn động viên con em mình chăm chỉ học tập để trở thành con hiếu ngoan, trò siêng giỏi, đồng thời luôn liên hệ chặt chẽ với Ban Khuyến học để tìm ra những giải pháp thích hợp, giúp các em không bỏ dở việc học vì lý do này hay vì lý do khác.”

Hằng năm, vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, giáo xứ còn thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” đối với các thầy cô giáo qua việc gửi thư mời quí thầy cô giáo trường THCS Quang Trung và trường TH Lạc Long Quân đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các giáo chức, cha xứ tặng hoa và mời các thầy cô cùng dự tiệc mừng.

Ra khỏi khuôn viên nhà thờ Phú Trung, tôi thấy vui. Thế hệ trẻ được quan tâm về giáo dục, đất nước sẽ tốt hơn, những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh được giáo dục, tội ác sẽ giảm nhiều.

Lược sử giáo xứ Phú Trung

Từ năm 1968, Phú Trung là một thí điểm truyền giáo của Giáo phận Sài Gòn. Đó là một xóm đạo nhỏ bé, thuộc giáo xứ Tân Việt, có khoảng 300 giáo dân, sống rải rác từ mũi tàu Bảy Hiền xuôi về đình Phú Trung. Địa bàn này nằm trong khu dân cư khá đông đúc của làng nghề dệt nhuộm Quảng Nam-Đà Nẵng. Năm 1972, xóm đạo vui mừng đón cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng về chăm sóc đoàn chiên. Họ đạo từng bước vượt qua những khó khăn thử thách để phát triển.

Vào lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1974, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nâng họ đạo lên hàng giáo xứ, trực thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì, số giáo dân lúc này khoảng 700 người.

Từ ngôi nhà nguyện nhỏ bé, qua bao nhiêu thăng trầm, đến năm 1996, giáo xứ khởi công xây ngôi thánh đường mới để đáp ưng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của 4.000 giáo dân. Lễ thánh Giuse thợ năm 1998, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã chủ sự Thánh lễ Khánh thành thánh đường trong niềm vui và hân hoan của toàn giáo xứ.

Hiện nay giáo xứ Phú Trung có khoảng 5.000 giáo dân chính thức và 1.000 giáo dân nhập cư, được tham gia trong cơ cấu tổ chức và sinh hoạt mục vụ rất sống động của giáo xứ.

Chương Trình Giáo Dục Stem Ở Tiểu Học

Thời gian qua, nhiều trường tiểu học tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc đang dần chú trọng tổ chức các chuyên đề, ngày hội STEM, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị. Qua đó, giúp học sinh từng bước làm quen, hiểu được STEM. Đây cũng là quá trình chuẩn bị quan trọng để giáo viên, học sinh tiệm cận sớm với giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0, trong đó chú trọng đến chương trình giáo dục STEM. Trước khi tìm hiểu về chương trình giáo dục STEM ở tiểu học chúng ta cần tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục STEM.

Vai trò của giáo dục STEM ở tiểu học

Giáo dục STEM về bản chất là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục học sinh theo bốn chuyên ngành cụ thể – khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên ngành và ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các môn học riêng biệt và rời rạc, STEM tích hợp chúng vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực.

Phương pháp giáo dục stem ở tiểu học

Giáo dục stem ở tiểu học là một bước đi vô cùng mới khi được áp dụng từ những nước tiên tiến như Mỹ Canada hay một số nước Châu Âu. Các chương trình học được phổ cập áp dụng tích hợp 4 môn lại. Sau khi học các chương trình cơ bản thì trẻ sẽ được làm quen với thực tế thay vì phải sách vở. Trẻ em sẽ được làm quen với robot hỗ trợ giáo dục stem. Khi được chơi với các dụng cụ giúp trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong mỗi giờ học

Các giáo cụ dành cho trẻ chủ yếu là những con Robot giáo dục, khi trẻ được tiếp cận với các giáo cụ trực quan sẽ làm chúng cảm thấy không bị gò bó ép buộc như những bài học lý thuyết. Khi chơi cùng những con robot trẻ sẽ được tiếp cận trực tiếp với lập trình, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của mỗi đứa trẻ. Giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện thay vì những bài giảng truyền thống khô khan. Đây là một bước đi mới và sáng tạo của giáo dục nước ta

Bạn đang xem bài viết Giáo Án:thể Dục Giờ Học :Đề Tài Bật Liên Tục 3 trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!