Xem Nhiều 3/2023 #️ Giờ Học Sử Của Học Sinh Khối 7 Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia # Top 9 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giờ Học Sử Của Học Sinh Khối 7 Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Học Sử Của Học Sinh Khối 7 Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được từ việc tổ chức Giờ học Lịch sử, ngày 27/10/2012, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục tổ chức Giờ học lịch sử cho hơn 300 em học sinh khối 7 Trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội vào 3 buổi chiều thứ 7 hàng tuần (các ngày 20, 27 tháng 10 và ngày 3/11/2012). Buổi học được bắt đầu từ lúc 13h30.

Sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 100 em học sinh được chia thành 3 nhóm lần lượt tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy; các nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đến các phong trào đấu tranh giành độc lập: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Khởi nghĩa Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) do Lê Hoàn lãnh đạo dưới triều Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống (năm 1076 – 1077) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo dưới triều Lý, 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông do Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lãnh đạo dưới triều Trần, vv… Được nhìn thấy những công cụ chế tác từ thời ký đồ đá (như rìu, cuốc, xẻng), đồ đồng như rìu, lưỡi cày, trống, thạp hay những vũ khí của người xưa: được nghe những câu chuyện lịch sử sống động gắn với từng hiện vật… giúp các em học sinh hiểu biết sâu sắc vè truyền thống yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta. Đặc biệt là sự chỉ huy tài tình của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên – Mông từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII. Đây cũng là những nội dung gắn liền với chương trình học Lịch sử trong SGK của các em học sinh lớp 7.

Học sinh tham gia làm bai thi trắc nghiệm

Trong Giờ học lịch sử lần này, các em được tham quan trưng bày chuyên đề: “Văn hóa trầu cau Việt Nam” khai mạc ngày 24/10/2012. Qua trưng bày giúp các em được tìm hiểu về một phong tục đẹp -tục ăn trầu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam cùng những giá trị văn hóa của tục ăn trầu ở Việt Nam mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Trước khi đến Bảo tàng, các em đều đã từng được nghe câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau” qua lời kể của bà, của mẹ, hay qua sách vở,…Nhưng đến Bảo tàng, các em đã hiểu sâu hơn về tục ăn trầu của người Việt có từ thời Hùng Vương gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm vợ chồng thủy chung, tình nghĩa anh em gắn bó trong biểu tượng cây cau (người chồng), dây trầu (người vợ) và hòn đá vôi (em chồng) quấn quýt bên nhau. Từ đó ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như ứng xử, cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục… Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình hạnh phúc.

‘Nghệ nhân” hướng dẫn học sinh têm trầu cánh phượng

Với người Việt Nam, tục ăn trầu phải đủ bộ ba : trầu – cau – vôi. Phải có đầy đủ những vật dụng gắn với việc ăn trầu như: cơi trầu, dao bổ cau, âu đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, ống ngoáy, khăn, túi đựng trầu … Tuy nhiên nhiều hiện vật được trưng bày tại chuyên đề “Văn hóa trầu cau Việt Nam” có niên đại từ thời Lý đến thời Nguyễn, với gần 100 hiện vật gồm nhiều lại hình như: bình vôi, ống nhỏ, xà tích, hộp đựng thuốc lào, khay đựng trầu,…với nhiều chất liệu phong phú: gốm, bạc, vàng, pháp lam,…trang trí hoa văn tứ linh, hoa lá, chim thú,… Những bộ vật dụng ăn trầu từ thời Lý đến thời Nguyễn không chỉ phản ánh rõ tục ăn trầu – một nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc mà nó còn phản ánh tư duy thẩm mỹ, tài năng nghệ thuật của các nghệ nhân qua các thời kỳ.

Học sinh lắng nghe kết quả của cuộc thi

Sau phần thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, các em được tham gia trò chơi thi têm trầu cánh phượng. 100 em học sinh được chia làm 4 nhóm, cùng với 4 “nghệ nhân” têm trầu là các cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng. Têm trầu cánh phượng đòi hỏi ở các em sự quan sát tỉ mỉ với đôi bàn tay khéo léo. Các em được hướng dẫn cách têm trầu; dùng dao sắc róc vỏ cau nhưng phải khéo vì chỉ cắt đứt chừng 1/3 vỏ phía dưới, rồi tỉa chũm và tỉa khắc hoa trên phần vỏ xanh còn lại. Quả cau được bổ dọc chia làm 6 phần đều nhau, khi ăn tước bỏ vỏ xanh. Lá trầu được gấp làm hai theo chiều dọc, đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống nhưng không được để đứt. Phần giữa lá, xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng như têm trầu ăn thường ngày, phết một chút vôi ở giữa rồi cuộn tròn lại; sau đó dùi một lỗ ở giữa để gài cuống lá vào cho chặt. Hai rẻo lá được cắt gần sát cuống vểnh lên trông như hai cánh con chim phượng. Tham gia trò chơi thi têm trầu, các em rất hào hứng. Tuy nhiên, ban đầu các em tham gia còn vụng về, lóng ngóng nhưng niềm vui thích, sự say mê khám phá, cộng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình của các “nghệ nhân” têm trầu, mỗi em đều đã hoàn thành được tác phẩm nghệ thuật của mình. Đội thắng cuộc là đội têm được nhiều trầu cánh phượng nhất. Ngoài phần thưởng là những miếng trầu cánh phượng làm kỉ niệm các em còn được nhận phần thưởng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Học sinh chăm chú xem “nghệ nhân” têm trầu

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rất mong muốn sẽ được tiếp đón các em học sinh của các trường phổ thống trong và ngoài địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia những giờ học lịch sử hấp dẫn và bổ ích khác. (Liên hệ theo số ĐT: 043.9387674; 0438241384).

Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tham Gia Giờ Học Lịch Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Trong hơn 1 tiếng tham quan hệ thống trưng bày tại cơ sở 1 Bảo tàng Lịch sử quốc gia, các em học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về thời kỳ dựng nước đầu tiên, về những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lưu truyền phản ánh về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ thời kỳ này.

Sau đó, các em tham gia các hoạt động trải nghiệm thông qua các trò chơi trí tuệ kết hợp với trò chơi thể chất tại không gian sinh hoạt Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Hoạt động chơi thứ hai mang tên ” Trợ giúp Mai An Tiêm” là một hoạt động mới đã được các cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và thực hiện.

Theo truyền thuyết, vào thời Hùng Vương thứ 18 có một chàng trai tên là Mai An Tiêm, tính tình hiền lành, chăm chỉ làm ăn, nhanh nhẹn, tháo vát, nên được nhà vua yêu mến, trở nên phú quý. Sau vì làm phật ý vua, An Tiêm bị đày ra đảo hoang. Trên đảo hoang ông đã tìm ra một loại quả có ruột đỏ, vỏ xanh, cùi trắng ăn vào thì vô cùng ngọt, mát, sau đó ông đã khác tên mình lên quả dưa rồi thả xuống biển, để nhờ sóng biển đưa vào đất liền. Chẳng bao lâu, giống dưa quý từ đảo hoang được truyền vào cung, vua Hùng nhìn quả dưa và biết đó là dưa do vợ chồng Mai An Tiêm trồng, cảm phục trước tấm lòng của Mai An Tiêm, vua Hùng đã cho gọi vợ chồng Mai An Tiêm về cung đoàn tụ. Từ đó, dân gian truyền nhau trồng giống dưa quý đó, gọi là “dưa hấu” cho tới tận ngày nay. Qua truyền thuyết này, cho chúng ta thấy sự thật lịch sử là từ thời kỳ dựng nước cư dân ta đã khai hoang, chiếm lĩnh những vùng biển đảo để mở rộng bờ cõi, phát triển trồng trọt. Như vậy, Mai An Tiêm là hình tượng của những người đầu tiên đi khai hoang mở ra những vùng đất mới, công lao của ông thật to lớn. Bởi vậy, đến nay ở vùng Nga Sơn Thanh Hóa, hàng năm nhân dân ta vẫn có những lễ hội để tưởng nhớ công lao của Mai An Tiêm.

Trong ba buổi sinh hoạt Giờ học Lịch sử tại BTLSQG, các em học sinh trường Nguyễn Tất Thành đã được đóng vai là những thủy thủ, giúp Mai An Tiêm vận chuyển những quả dưa hấu về đất liền. Hoạt động chơi tưởng chừng như dễ dàng, nhưng các em học sinh phải hết sức khéo léo dùng xe lắc đưa những quả dưa về bờ. Sau khoảng 15 phút, hoạt động chơi kết thúc trong sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn cổ động viên, Ban tổ chức cũng đã tìm ra đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội chơi.

Những món quà cũng hết sức thiết thực và ý nghĩa như: Những chiếc cốc, chiếc bút có in dòng chữ lưu niệm của chương trình và đặc biệt là những cuốn sách như: ” Những câu chuyện truyền thuyết thời Hùng Vương“, ” Lịch sử Việt Nam bằng tranh “… đã được các em nâng niu, trân trọng và chuyền tay nhau đọc như muốn chia sẻ với nhau về những kiến thức lịch sử quý báu mà các em đã học được từ nhà trường và bảo tàng.

Mỗi buổi sinh hoạt Giờ học lịch sử tại Bảo tàng đã trở thành buổi sinh hoạt ngoại khóa môn Lịch sử hết sức bổ ích và lý thú, giúp các em có được một không gian học tập sinh động sau khi trải qua những buổi học lý thuyết trên ghế nhà trường. Các em học sinh trường Nguyễn Tất Thành bày tỏ mong muốn được tham gia nhiều chương trình hơn nữa với những nội dung phong phú hơn trong những học kỳ tiếp theo.

Một số hình ảnh về chương trình:

Học sinh tham quan gian trưng bày Chuyên đề Văn hóa Đông Sơn. Học sinh tham gia hoạt động Thử tài của bạn. Học sinh xuất sắc vượt qua ba vòng thi trong hoạt động Thử tài của bạn nhận quà lưu niệm chương trình. Học sinh tham gia hoạt động “Trợ giúp Mai An Tiêm”. Học sinh nhận quà lưu niệm chương trình. Tin, ảnh: Lê Liên

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Tổ Chức “Giờ Học Lịch Sử” Với Chủ Đề ” “Văn Lang

Trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là nhà nước đầu tiên để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức của nhân dân Việt Nam với bao huyền thoại và truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác. Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, được coi như tổ tiên chung của cộng đồng dân tộc. Những câu truyện cổ tích Trầu cau, Bánh chưng, Bánh dày, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng… phản ánh đời sống sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán người Việt cũng như công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước từ buổi đầu dựng nước của người Việt cổ…

Nước Văn Lang và Âu Lạc ra đời trên một nền tảng kinh tế khá phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi và các ngành nghề thủ công như: đúc đồng, làm đồ gốm, đan lát… đặc biệt thời kỳ này người Việt cổ đã phát triển kỹ thuật luyện kim nên công cụ bằng đồng thau dần thay thế công cụ bằng đá và đã được minh chứng tại nền văn hóa Đông Sơn.

Trước khi tham gia các hoạt động chơi các em học sinh được tham quan hệ thống trưng bày với nội dung trọng tâm là tìm hiểu về nhà nước đầu tiên trong lịch sử, qua đó giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử. Sau đó, các em tiếp tục được tham gia 3 hoạt động chơi mang tên: Tìm hiểu về nhà nước đầu tiên trong lịch sử, Theo dòng lịch sử, Hành trình tìm di sản.

Các em tham gia hoạt động “Văn Lang – Âu Lạc, nhà nước đầu tiên trong lịch sử”.

Hoạt động chơi “Tìm hiểu về nhà nước đầu tiên trong lịch sử”, với những câu hỏi thú vị, bổ ích đã giúp cho các em tìm hiểu, ôn lại kiến thức về sự hình thành và phát triển của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hình thức chơi là theo đội, hai đội sẽ phải dùng những quả bóng này để ném thật khéo vào hai vòng tròn ở phía trên, nếu bóng chạm vào vạch tròn hoặc ra ngoài thì các em phải nhanh chóng chạy lên thật nhanh để mang bóng về cho các bạn khác tiếp tục chơi. Sau khi ném hết số bóng hai đội sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 8 được in trên bóng. Đội có quyền trả lời đưa ra đáp án sai thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội bạn, nếu đội bạn không trả lời được quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi đúng sẽ là đội thắng cuộc. Thông qua hoạt động chơi này nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản để các em hiểu được về thời kỳ đầu dựng nước trong lịch sử dân tộc.

Kết thúc hoạt động một, các em tiếp tục tham gia hoạt động hai mang tên Theo dòng lịch sử. Hai đội chơi đã được tham gia trò chơi thể chất, lần lượt vượt qua chướng ngại vật để lên lấy bóng, trên mỗi quả bóng là một câu hỏi, đội nào lấy được nhiều bóng và trả lời được nhiều câu hỏi (mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ được 10 điểm) sẽ là đội thắng cuộc. Hoạt động này đòi hỏi các em phải có sự phối hợp nhịp nhàng và hết sức khéo léo để lấy về cho đội mình thật nhiều bóng sau đó cùng nhau hội ý để trả lời tốt các câu hỏi của chương trình.

Các em tham gia hoạt động “Theo dòng lịch sử”.

Trong hoạt động 3 mang tên: “Hành trình tìm di sản”, không khí của buổi sinh hoạt hết sức náo nhiệt, các bạn tham gia chơi rất hào hứng, còn các bạn cổ động viên đã dồn vào giữa hội trường vỗ tay, hô hào, cổ vũ cho đội mình. Hoạt động này các bạn chơi sẽ phải vượt qua chướng ngại vật (là những vòng kim tuyến có gắn chuông) để ghép các mảnh ghép với nhau sao cho thành bức tranh hoàn chỉnh. Nếu chạm vào chướng ngại vật thì người chơi sẽ phải nhanh chóng quay trở lại để nhường quyền chơi cho bạn khác. Đội nào ghép nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc. Lúc này các bạn chơi rất nhanh chóng, khéo léo và thông minh, chỉ trong vòng 7 phút các em đã ghép xong bức ảnh thành Cổ Loa. Khi được hỏi về ý nghĩa của bức ảnh này một em đến từ lớp 8A nói: ” Đây là bức ảnh mô tả lại về mặt bằng di tích thành Cổ Loa một trong những công trình quân sự lớn nhất nước ta và là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, và trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như cách xây dựng thành lũy của người Việt cổ trong quá trình đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.

Chương trình được khép lại sau 90 phút “chơi mà học, học mà chơi”, đến lúc phải chia tay, các thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh đều hài lòng, vui vẻ và bày tỏ lời cảm ơn đến bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tạo điều kiện cho các em học sinh tham dự một buổi học môn lịch sử đầy bổ ích và giàu ý nghĩa này.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành: Tạo Điều Kiện Tốt Nhất Cho Sinh Viên Học Tập, Rèn Luyện

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trú đóng tại TP. HCM gồm 5 cơ sở đào tạo, trong đó, Cơ sở chính đặt tại 298A – 300A đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước, nên có những thuận lợi cơ bản về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, sơ sở vật chất an khang, hiện đại, thuận lợi cho việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp cho HSSV đi thực tập thực tế và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hệ thống Thư viện (gồm 5 phòng) với diện tích hơn 2.000 m2, hơn 34.000 bản tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Ngoài ra, Thư viện còn có một mạng máy tính kết nối trực tiếp internet. Thư viện được cấu trúc mở, cho phép người đọc có thể trực tiếp tìm kiếm tài liệu tại giá. Nhà trường cũng đầu tư phần mềm quản lý Thư viện Libol, đây là một trong những phần mềm quản lý thư viện hàng đầu tại Việt Nam.

Nhà trường có Ký túc xá với sức chứa hơn 1.500 chỗ ở nội trú cho SV. Ngoài ra nhà trường còn đầu tư trang thiết bị dạy học và công cụ, dụng cụ quản lý; bàn ghế học sinh,…

Nhà trường đã hoàn tất việc thiết kế cổng thông tin việc làm điện tử, chính thức đưa vào sử dụng phục vụ HSSV, ngưòi lao động có nhu cầu tìm việc và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tại địa chỉ http://qhdn.ntt.edu.vn. Với cổng thông tin điện tử này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên trong các trường ĐH, CĐ trên cả nước thực hiện việc giới thiệu việc làm trên mạng internet cho HSSV.

Phòng đọc của thư viên Ông Hoàng Tùng, Giám đốc Trung tâm Tin học – Trưởng phòng vi tính:

– Tôi công tác từ ngày Trường mới thành lập. Lúc đầu chỉ có 50 máy tính, khi phát triển lên ĐH trường đầu tư càng nhiều, hiện tại có 1.200 máy tính hiện đại đảm bảo đủ cho SV thực tập. Nhà trường phân bổ 27 phòng học máy tính tập trung và 3 phòng rải rác cho các cơ sở. HS thực hành rất tốt, tôi rất an tâm từ khi công tác tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Em Đào Tiến Lợi, Sinh viên năm thứ 3 – Hệ Cao đẳng Điều dưỡng (ở TP. Hồ Chí Minh):

– Cơ sở vật chất từ lúc em là SV năm thứ nhất đến năm thứ 3 đã thay đổi rất nhiều. Hiện tại bây giờ nhu cầu của HSSV nhiều, nhà trường phải đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm, phòng ốc khang trang, đầy đủ tiện nghi hơn, nên phục vụ tốt cho ngành Điều dưỡng em đang học rất nhiều. Năm thứ nhất không trang bị được máy lạnh, nhưng bây giờ đã trang bị máy lạnh, máy chiếu, micrô,… Nhà trường thu học phí hợp với túi tiền của các gia đình có SV theo học so với trường khác. Thời gian học tập ở đây thầy cô giảng dạy rất nhiệt tình, ân cần. Chúng em có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô trong giờ học trên lớp hoặc lên VP khoa. Em học ở đây rất yên tâm, tự hào khi mình là SV học tại ngôi trường mang tên Bác Hồ kính yêu thời trai trẻ.

Em Huỳnh Thị Hồng Quân, Sinh viên năm thứ nhất – Khoa Ngoại ngữ (quê Vĩnh Long):

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, rất tốt, máy vi tính rất nhiều, đủ cho người học. Hiện tại nhà trường thu học phí phù hợp. Chúng em được học tại nơi có cơ sở vật chất ổn định, thuận lợi vì có ký túc xá hợp lý cho những SV ở tỉnh lẻ về học. Thầy cô giảng dạy nhiệt tình, thường xuyên trao đổi ngoài giờ trên lớp khá thân mật. Các bạn SV rất hòa đồng và đoàn kết, ký túc xá gần trường, kỷ luật nghiêm, tiện lợi cho quá trình học tập.

Em Nguyễn thị Kim Anh, Sinh viên năm thứ nhất – khoa Điều dưỡng – Hệ Cao đẳng (ở TP. Hồ Chí Minh):

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có ngành Điều dưỡng có hệ Cao đẳng nên em chọn vào học. Trường khác chưa có hệ Cao đẳng Điều dưỡng. Theo em biết các phòng thực hành ở đây rất tốt và đầy đủ tiện nghi cho việc học tập. Nhà trường thu tiền học phí không quá cao. Trước khi em là SV của Trường em có tìm hiểu một vài trường khác và cuối cùng em đã quyết định chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để học đúng ngành học mà em ước mơ . Hiện tại em là lớp phó, các bạn lớp em rất hòa đồng và thầy cô dạy dỗ chúng em rất thân thiện.

Ngoài công tác chuyên môn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn là lá cờ đầu về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các phong trào Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn cũng là những mặt hoạt động nổi bật của tuổi trẻ nhà trường.

Ghi nhận thành tích của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong những năm qua, nhà trường đã được Nhà nước, Bộ, ngành, thành phố tặng nhiều danh hiệu:– Chủ tịch nước phong tặng “Huân chương lao động hạng Ba” năm 2000; “Huân chương lao động hạng Nhì” năm 2008.

– Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011;

– Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tặng Huy chương “Vì sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam”;

– Bộ trưởng Bộ Công an tặng Huy chương ” Bảo vệ An ninh Tổ quốc” năm 2001;

– Bộ trưởng Bô Công Thương tặng 4 Bằng khen năm 2010 do có nhiều thành tích trong nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao, trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”,…

– Chính phủ tặng cờ thi đua năm 2010

– Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng nhà trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động hạng Ba, danh hiệu chiến sĩ thi đua của Bộ Công Thương .

Đức Phong – Trung Hiếu

Bạn đang xem bài viết Giờ Học Sử Của Học Sinh Khối 7 Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!