Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành. mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường, từ tháng 4/2012, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đã liên kết, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức giờ học Lịch sử tại Bảo tàng. Mô hình học tập này được áp dụng khởi đầu đối với học sinh khối lớp 6.
Giờ học được tổ chức vào chiều thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ 13 giờ 30, sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng, 100 em học sinh được chia thành 4 nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ giáo dục của Bảo tàng. Các em lần lượt đến với một cuộc hành trình về quá khứ với Việt Nam thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ cổ đại, các nhà nước cổ đại, các phong trào đấu tranh giành độc lập: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Khởi nghĩa Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938…; được tận mắt nhìn thấy những viên đá, chiếc rìu, nỏ, trống đồng hay những bộ trang phục, vũ khí của người xưa, được nghe những câu chuyện lịch sử sống động gắn với từng hiện vật… Đây là những nội dung gắn liền với chương trình học Lịch sử trong SGK của học sinh lớp 6.
Phần Tổng kết và trao giải cho các bài thi xuất sắc thực sự là khoảng thời gian hồi hộp, sôi nổi và hào hứng đối với không chỉ các em học sinh mà với cả các cô giáo, các bậc phụ huynh (đi tham gia cùng các con) và các cán bộ bảo tàng. Mỗi tên của học sinh nào đó được xướng lên là hàng loạt những tiếng reo hò, cổ vũ vang lên. Các em học sinh có bài thi đạt điểm cao, tuyệt đối, có bài viết cảm tưởng sâu sắc nhất đều được nhận những phần quà lưu niệm nhỏ của Bảo tàng.
Để mỗi giờ học Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày càng bổ ích, hấp dẫn hơn đối với các em học sinh, các cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng đã và đang không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung cho các buổi học ngày một phong phú, sâu sắc hơn để tiếp sau khối lớp 6, giờ học Lịch sử tại Bảo tàng của các em học sinh khối lớp 7, 8 và 9 (trong các tháng tiếp theo của năm 2012) sẽ thu được những kết quả như mong đợi.
Giờ học Lịch sử của học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ngày 14/4/2012
Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ tham quan trưng bày tại Bảo tàng Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm sau khi tham quan trưng bày.
Học sinh tham gia các trò chơi tập thể, hoạt động thể chất vui nhộn tại sân bảo tàng . Các cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang chấm bài thi trắc nghiệm.
Tổng kết và trao phần thưởng.
Giờ Học Sử Của Học Sinh Khối 7 Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được từ việc tổ chức Giờ học Lịch sử, ngày 27/10/2012, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục tổ chức Giờ học lịch sử cho hơn 300 em học sinh khối 7 Trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội vào 3 buổi chiều thứ 7 hàng tuần (các ngày 20, 27 tháng 10 và ngày 3/11/2012). Buổi học được bắt đầu từ lúc 13h30.
Sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 100 em học sinh được chia thành 3 nhóm lần lượt tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy; các nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đến các phong trào đấu tranh giành độc lập: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Khởi nghĩa Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) do Lê Hoàn lãnh đạo dưới triều Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống (năm 1076 – 1077) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo dưới triều Lý, 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông do Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lãnh đạo dưới triều Trần, vv… Được nhìn thấy những công cụ chế tác từ thời ký đồ đá (như rìu, cuốc, xẻng), đồ đồng như rìu, lưỡi cày, trống, thạp hay những vũ khí của người xưa: được nghe những câu chuyện lịch sử sống động gắn với từng hiện vật… giúp các em học sinh hiểu biết sâu sắc vè truyền thống yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta. Đặc biệt là sự chỉ huy tài tình của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên – Mông từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII. Đây cũng là những nội dung gắn liền với chương trình học Lịch sử trong SGK của các em học sinh lớp 7.
Học sinh tham gia làm bai thi trắc nghiệm
Trong Giờ học lịch sử lần này, các em được tham quan trưng bày chuyên đề: “Văn hóa trầu cau Việt Nam” khai mạc ngày 24/10/2012. Qua trưng bày giúp các em được tìm hiểu về một phong tục đẹp -tục ăn trầu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam cùng những giá trị văn hóa của tục ăn trầu ở Việt Nam mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Trước khi đến Bảo tàng, các em đều đã từng được nghe câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau” qua lời kể của bà, của mẹ, hay qua sách vở,…Nhưng đến Bảo tàng, các em đã hiểu sâu hơn về tục ăn trầu của người Việt có từ thời Hùng Vương gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm vợ chồng thủy chung, tình nghĩa anh em gắn bó trong biểu tượng cây cau (người chồng), dây trầu (người vợ) và hòn đá vôi (em chồng) quấn quýt bên nhau. Từ đó ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như ứng xử, cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục… Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình hạnh phúc.
‘Nghệ nhân” hướng dẫn học sinh têm trầu cánh phượng
Với người Việt Nam, tục ăn trầu phải đủ bộ ba : trầu – cau – vôi. Phải có đầy đủ những vật dụng gắn với việc ăn trầu như: cơi trầu, dao bổ cau, âu đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, ống ngoáy, khăn, túi đựng trầu … Tuy nhiên nhiều hiện vật được trưng bày tại chuyên đề “Văn hóa trầu cau Việt Nam” có niên đại từ thời Lý đến thời Nguyễn, với gần 100 hiện vật gồm nhiều lại hình như: bình vôi, ống nhỏ, xà tích, hộp đựng thuốc lào, khay đựng trầu,…với nhiều chất liệu phong phú: gốm, bạc, vàng, pháp lam,…trang trí hoa văn tứ linh, hoa lá, chim thú,… Những bộ vật dụng ăn trầu từ thời Lý đến thời Nguyễn không chỉ phản ánh rõ tục ăn trầu – một nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc mà nó còn phản ánh tư duy thẩm mỹ, tài năng nghệ thuật của các nghệ nhân qua các thời kỳ.
Học sinh lắng nghe kết quả của cuộc thi
Sau phần thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, các em được tham gia trò chơi thi têm trầu cánh phượng. 100 em học sinh được chia làm 4 nhóm, cùng với 4 “nghệ nhân” têm trầu là các cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng. Têm trầu cánh phượng đòi hỏi ở các em sự quan sát tỉ mỉ với đôi bàn tay khéo léo. Các em được hướng dẫn cách têm trầu; dùng dao sắc róc vỏ cau nhưng phải khéo vì chỉ cắt đứt chừng 1/3 vỏ phía dưới, rồi tỉa chũm và tỉa khắc hoa trên phần vỏ xanh còn lại. Quả cau được bổ dọc chia làm 6 phần đều nhau, khi ăn tước bỏ vỏ xanh. Lá trầu được gấp làm hai theo chiều dọc, đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống nhưng không được để đứt. Phần giữa lá, xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng như têm trầu ăn thường ngày, phết một chút vôi ở giữa rồi cuộn tròn lại; sau đó dùi một lỗ ở giữa để gài cuống lá vào cho chặt. Hai rẻo lá được cắt gần sát cuống vểnh lên trông như hai cánh con chim phượng. Tham gia trò chơi thi têm trầu, các em rất hào hứng. Tuy nhiên, ban đầu các em tham gia còn vụng về, lóng ngóng nhưng niềm vui thích, sự say mê khám phá, cộng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình của các “nghệ nhân” têm trầu, mỗi em đều đã hoàn thành được tác phẩm nghệ thuật của mình. Đội thắng cuộc là đội têm được nhiều trầu cánh phượng nhất. Ngoài phần thưởng là những miếng trầu cánh phượng làm kỉ niệm các em còn được nhận phần thưởng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Học sinh chăm chú xem “nghệ nhân” têm trầu
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rất mong muốn sẽ được tiếp đón các em học sinh của các trường phổ thống trong và ngoài địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia những giờ học lịch sử hấp dẫn và bổ ích khác. (Liên hệ theo số ĐT: 043.9387674; 0438241384).
Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Tổ Chức “Giờ Học Lịch Sử” Với Chủ Đề ” “Văn Lang
Trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là nhà nước đầu tiên để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức của nhân dân Việt Nam với bao huyền thoại và truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác. Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, được coi như tổ tiên chung của cộng đồng dân tộc. Những câu truyện cổ tích Trầu cau, Bánh chưng, Bánh dày, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng… phản ánh đời sống sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán người Việt cũng như công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước từ buổi đầu dựng nước của người Việt cổ…
Nước Văn Lang và Âu Lạc ra đời trên một nền tảng kinh tế khá phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi và các ngành nghề thủ công như: đúc đồng, làm đồ gốm, đan lát… đặc biệt thời kỳ này người Việt cổ đã phát triển kỹ thuật luyện kim nên công cụ bằng đồng thau dần thay thế công cụ bằng đá và đã được minh chứng tại nền văn hóa Đông Sơn.
Trước khi tham gia các hoạt động chơi các em học sinh được tham quan hệ thống trưng bày với nội dung trọng tâm là tìm hiểu về nhà nước đầu tiên trong lịch sử, qua đó giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử. Sau đó, các em tiếp tục được tham gia 3 hoạt động chơi mang tên: Tìm hiểu về nhà nước đầu tiên trong lịch sử, Theo dòng lịch sử, Hành trình tìm di sản.
Các em tham gia hoạt động “Văn Lang – Âu Lạc, nhà nước đầu tiên trong lịch sử”.
Hoạt động chơi “Tìm hiểu về nhà nước đầu tiên trong lịch sử”, với những câu hỏi thú vị, bổ ích đã giúp cho các em tìm hiểu, ôn lại kiến thức về sự hình thành và phát triển của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hình thức chơi là theo đội, hai đội sẽ phải dùng những quả bóng này để ném thật khéo vào hai vòng tròn ở phía trên, nếu bóng chạm vào vạch tròn hoặc ra ngoài thì các em phải nhanh chóng chạy lên thật nhanh để mang bóng về cho các bạn khác tiếp tục chơi. Sau khi ném hết số bóng hai đội sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 8 được in trên bóng. Đội có quyền trả lời đưa ra đáp án sai thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội bạn, nếu đội bạn không trả lời được quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi đúng sẽ là đội thắng cuộc. Thông qua hoạt động chơi này nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản để các em hiểu được về thời kỳ đầu dựng nước trong lịch sử dân tộc.
Kết thúc hoạt động một, các em tiếp tục tham gia hoạt động hai mang tên Theo dòng lịch sử. Hai đội chơi đã được tham gia trò chơi thể chất, lần lượt vượt qua chướng ngại vật để lên lấy bóng, trên mỗi quả bóng là một câu hỏi, đội nào lấy được nhiều bóng và trả lời được nhiều câu hỏi (mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ được 10 điểm) sẽ là đội thắng cuộc. Hoạt động này đòi hỏi các em phải có sự phối hợp nhịp nhàng và hết sức khéo léo để lấy về cho đội mình thật nhiều bóng sau đó cùng nhau hội ý để trả lời tốt các câu hỏi của chương trình.
Các em tham gia hoạt động “Theo dòng lịch sử”.
Trong hoạt động 3 mang tên: “Hành trình tìm di sản”, không khí của buổi sinh hoạt hết sức náo nhiệt, các bạn tham gia chơi rất hào hứng, còn các bạn cổ động viên đã dồn vào giữa hội trường vỗ tay, hô hào, cổ vũ cho đội mình. Hoạt động này các bạn chơi sẽ phải vượt qua chướng ngại vật (là những vòng kim tuyến có gắn chuông) để ghép các mảnh ghép với nhau sao cho thành bức tranh hoàn chỉnh. Nếu chạm vào chướng ngại vật thì người chơi sẽ phải nhanh chóng quay trở lại để nhường quyền chơi cho bạn khác. Đội nào ghép nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc. Lúc này các bạn chơi rất nhanh chóng, khéo léo và thông minh, chỉ trong vòng 7 phút các em đã ghép xong bức ảnh thành Cổ Loa. Khi được hỏi về ý nghĩa của bức ảnh này một em đến từ lớp 8A nói: ” Đây là bức ảnh mô tả lại về mặt bằng di tích thành Cổ Loa một trong những công trình quân sự lớn nhất nước ta và là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, và trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như cách xây dựng thành lũy của người Việt cổ trong quá trình đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.
Chương trình được khép lại sau 90 phút “chơi mà học, học mà chơi”, đến lúc phải chia tay, các thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh đều hài lòng, vui vẻ và bày tỏ lời cảm ơn đến bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tạo điều kiện cho các em học sinh tham dự một buổi học môn lịch sử đầy bổ ích và giàu ý nghĩa này.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Lịch Trình Một Ngày Học Của Học Sinh Hàn Quốc
Sau ca học buổi tối, học sinh Hàn Quốc ở lại trường 2 giờ để tự học rồi mới về nhà vào lúc 23h, thường đi ngủ lúc 2h sáng và lại thức dậy vào 6h30 để bắt đầu một ngày học mới.
Với lịch học dày đặc, học sinh Hàn Quốc cho biết họ thường xuyên thấy mệt mỏi nhưng mỗi khi thấy kết quả thi, họ lại quên đi những mệt nhọc đó vì kết quả thật tốt.
Học sinh Hàn Quốc nói cũng muốn ngủ nhiều hơn nhưng phải vượt qua điều đó. Muốn có bằng cấp tốt để theo đuổi nghề nghiệp mơ ước là làm giáo viên hay công chức nhà nước, học sinh Hàn Quốc cần học tập chăm chỉ.
Có gần 100.000 hagwon ở Hàn Quốc và khoảng ba phần tư học sinh cả nước đi học ở hagwon. ” Hàn Quốc có rất ít tài nguyên thiên nhiên, chúng tôi cũng không có nhiều đất đai. Nguồn lực duy nhất chúng tôi có là con người. Vì vậy bất cứ ai muốn thành công đều phải nổi bật hơn người khác. Là mẹ, tôi không vui khi con phải học học hành vất vả, nhưng chỉ như vậy con tôi mới đạt được ước mơ”. Đó là điều mà các phụ huynh ở Hàn Quốc luôn chia sẻ với nhau.
Thành tích đáng nể!
Sáu học sinh 15-16 tuổi từ trường Trung học Ga-rak làm thử bài thi toán trong kỳ thi lấy Chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông (GCSE) được sử dụng ở cả các nước phương Tây phát triển khác. Các học sinh Hàn Quốc làm xong bài thi chỉ trong một nửa thời gian. Bốn học sinh Hàn Quốc trong số đó trả lời đúng 100%, hai học sinh Hàn Quốc còn lại chỉ sai một câu.
Kết quả này khiến ngay cả bộ trưởng giáo dục ở các nước phát triển như Anh, Mỹ… phải thán phục và cố gắng xây dựng chương trình học, thi theo mô hình của Hàn Quốc.
Đầu tư lớn cho giáo dục đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng kỳ diệu từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên từ 60 năm trước. Họ đã xây dựng lại đất nước hoàn toàn dựa vào lao động vất vả và sự cố gắng không ngừng nghỉ của người dân”
Nguồn: Yonhap News
Bạn đang xem bài viết Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành. trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!