Xem Nhiều 3/2023 #️ Giờ Học Toàn Tỉnh “Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Nông Nghiệp, Nông Dân Và Nông Thôn” # Top 11 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giờ Học Toàn Tỉnh “Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Nông Nghiệp, Nông Dân Và Nông Thôn” # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Học Toàn Tỉnh “Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Nông Nghiệp, Nông Dân Và Nông Thôn” mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/06/1911 – 05/06/2011) và 121 năm ngày sinh của Người (19/05/1890 – 19/05/2011); tối 18/5, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã tổ chức Giờ học toàn tỉnh phát trực tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình Thái Bình.

Các đại biểu dự Giờ học toàn tỉnh.

Dự và chỉ đạo Giờ học toàn tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Thường trực HDND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; đại biểu các lực lượng vũ trang, đại biểu các chức sắc tôn giáo, đại biểu học sinh, sinh viên… cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Sau lời khai mạc của đồng chí Nguyễn Hồng Diên – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, chúng tôi Hoàng Chí Bảo – Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã truyền đạt chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông nghiệp, nông dân và nông thôn” với nội dung trọng tâm là tư tưởng, những lời dạy và việc làm của Bác đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

GS.TS Hoàng Chí Bảo trực tiếp truyền giảng.

Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh“.

Tổ chức Giờ học toàn tỉnh là việc làm thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh; vừa là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh cùng nhau ôn lại tư tưởng và những hành động gần gũi, thân thương của Người đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn; từ đó củng cố quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Thái Bình trong những năm tới.

Từ nhận thức, tình cảm, thiêng liêng và niềm tin son sắt đối với Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình nguyện đòn kết một lòng, kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, quyết tâm xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt như ước nguyện của Người.

Tiết mục văn nghệ tưởng nhớ công ơn Bác Hồ kính yêu.

Thực hiện: Minh Sơn, Quang Viện, Thành Tâm

Thái Bình Tổ Chức Giờ Học Toàn Tỉnh “50 Năm Thực Hiện Di Chúc Của Bác”

Tối 21- 8, Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Giờ học chuyên đề toàn tỉnh: “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Thái Bình.

Các đồng chí Đặng Trọng Thăng – Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Đông Hải – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự và chỉ đạo giờ học. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo – chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương trực tiếp truyền đạt chuyên đề.

Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo khẳng định: Sau 50 năm, những tư tưởng cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người là Quốc bảo. Toàn bộ Di chúc là niềm tin, sự lạc quan mãnh liệt vào cách mạng, giải phóng miền Nam và sau khi chiến tranh kết thúc, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Bản Di chúc chứa đựng và kết tinh tất cả những giá trị cao quý về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Di chúc là tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng phụng vụ Tổ quốc, phụng vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phụng vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Thay mặt, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, đồng chí Ngô Đông Hải – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo đã truyền đạt những nội dung hết sức thiết thực, ý nghĩa. Qua đó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn nữa về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, khái quát những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, quân và dân Thái Bình đạt được trong 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bày tỏ quyết tâm nguyện học tập, làm theo đạo đức trong sáng mẫu mực của Người, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, suốt đời vì dân, vì nước.

Duy Huy

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, thanh niên, học sinh, thiếu niên nhi đồng trong tỉnh ra sức học tập, đồng sức, đồng lòng, xây dựng quê hương Thái Bình thân yêu ngày càng giàu, đẹp sánh vai với các tỉnh phát triển trong khu vực, đền đáp tình cảm và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Bắc Ninh

Làng Tam Tảo xưa gọi là làng Đông Tảo, tổng Phong Xá, huyện Yên Phong, nay thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Nơi đây vào ngày 10/2, Âm lịch hàng năm thường có lễ hội khá đặc sắc.

Lễ hội là thời điểm vui nhất trong năm, nó xóa đi khoảng cách đời thường giữa trai – gái, già – trẻ… xóa đi cái lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội xưa. Vì vậy mà hàng năm cứ vào các ngày từ mồng 9 đến 11 tháng 2 Âm lịch, người dân lại nô nức, bỏ hết mọi ưu phiền mệt nhọc rủ nhau đi hội cầu may, vui chơi và chúc cho một năm mới an lành, hạnh phúc. Cứ như vậy, từ lâu, đây đã trở thành một ngày vui không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân làng.

Lễ hội ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch hàng năm (ngày chính hội) nhằm để tưởng nhớ công ơn của vị tướng Đào Lại – người có công giúp An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược và ông bà Đức Phụ Quốc Đại Vương Trần Qúy – theo dân gian truyền lại là ân nhân của vua Lý Công Uẩn. Truyền rằng, xưa vua Lê Đại Hành đắp thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn làm phu đắp. Đêm ấy Lê Đại Hành mộng thấy Thần cho biết có bậc quý nhân đương làm việc đắp thành ở đây. Thức dậy, vua sai người đi tìm để giết vì sợ cướp ngôi thì Lý Công Uẩn đã đi rồi. Khi Lý Công Uẩn đến Tam Tảo, thấy hai vợ chồng ông già đương cày ruộng, bèn đem chuyện mình nói cho biết. Ông già bảo lấy bùn trát khắp người và cùng cày ruộng với ông. Sau ông già đem Lý Công Uẩn về nhà, đào đất làm hầm cho ở và chứa nước ở trên hầm. Lê Đại Hành xem bói, thấy quẻ bói rằng “Nước ở trên người” vì thế Lê Đại Hành cho rằng Lý Công Uẩn đã chết ở dưới sông rồi không cho tìm nữa. Khi lên ngôi, vua Lý đã không quên ơn nghĩa mà phong chức cho vợ chồng ông. Cụ ông là phụ Quốc Đại Vương, vợ là Vương Phi, làm nhà cho ở Phương Thượng Vũ. Sau khi ông bà mất vua đã cho lập đền Hộ Quốc ở nơi ở của hai người, nay là xóm Miễu, thôn Tam Tảo. Hàng năm hội làng Tam Tảo diễn ra để cầu phúc, cầu tài, tế lễ tưởng nhớ công ơn của tướng quân Đào Lại và Đức Phụ Quốc Đại Vương Trần Qúy cùng Vương Phi Đặng Thị Phương Dung.

Chính hội được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 Âm lịch gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành khá công phu. Đúng 12 giờ trưa ngày mồng 9, quan đám, quan viên, đội nhạc và các trưởng lão trong làng tề tựu khăn áo để làm lễ nhập tịch 1 tuần rượu, rồi đốt nhang suốt ngày đêm. Vào ngày mồng 10 (chính hội), từ 7 giờ sáng, toàn bộ các cụ trưởng lão trong làng, các quan viên tham gia rước hội sẽ phải có mặt đông đủ tại đình làng để tiến hành rước. Mọi đồ rước phải được chuẩn bị từ chiều ngày mồng 9. Sính lễ mang rước phải đủ tám thứ đồ vật (tùy từng năm) như thủ lợn, thịt gà, bò, trâu, xôi, oản, hoa quả… thể hiện tinh hoa của trời đất tám phương, bốn hướng, bốn mùa. Đoàn rước bắt đầu từ Đình làng ra Nghè, làm lễ yết kiến thập bái, rồi chức sắc hậu cung khiêng hai vị Nhị Đào ra kiệu để rước về Đình. Tiếp đó, đoàn đến Quốc Tế Từ xếp vàng thánh, hầu ông bà Phụ Quốc mặc áo đeo đai, đội mũ. Khi xong thì làm lễ yết cáo, các chức sắc lại vào hậu cung khiêng ông bà Phụ Quốc ra kiệu, đóng cửa đền. Nghi lễ rước lại được tiếp tục để về Đình, làm đại lễ ba tuần rượu. Hôm sau từ 6 giờ sáng là lễ nhập tịch (hay còn gọi là lễ tế hoàn cung), tế xong lại đưa bốn vị về hai nơi, mở cửa cho dân làng vào làm lễ, rước về đền Phụ Quốc và Nghè chùa. Sau khi đưa các vị thần vào cung làm lễ yên vị, dân làng mới được vào cúng bái tễ lế, cầu khấn cho một năm mới vạn điều suôn sẻ.

Lễ rước diễn ra vô cùng trang nghiêm. Đường đi phải thật sạch sẽ, không được làm ô uế, tổn hại đến thanh danh của thần. Mỗi người tham gia khiêng sính lễ dù mỏi cũng không được nghỉ mà phải thay nhau khiêng. Lễ hội được tổ chức bốn năm một lần nên khá quy mô, số người tham gia cuộc rước là 354 người, chỉ huy là 10 người, cắt cử trong tám giáp, tám khối tám ông trưởng, hai ông tổng, ông đầu, ông cuối…

Một điều khá quan trọng và độc đáo trong lễ rước là trang phục của những người tham gia. Mỗi người đều có nhiệm vụ, chức sắc riêng nên đòi hỏi trang phục cũng phải phù hợp. Đối với hai quan đám phải có lọng che màu đen, mũ văn, áo thụng trong màu đỏ, áo phủ ngoài sa tím, hai nách áo đeo thao… Thường dân thì khăn xếp, áo thụng đỏ. Những đồ trên đều do làng sắm toàn bộ. Còn mười tám quan viên, mũ quan phải màu đen, áo thụng đỏ quần trắng và đi giày vải…Những người trưởng khối, đầu đội khăn đỏ thắt đầu rùi, áo võ, đai thụng, quần trắng bó cổ tay, cổ chân, đi giày vải. Còn nam quan thì đầu đội khăn xếp đỏ, áo dài trong màu thắm, áo dài ngoài the xanh, màu lam, tay cầm quạt, quần tráng chân đi giày gia định màu da nâu. Những phong tục và quy định này vẫn được lưu truyền đến ngày nay tạo nên một nét văn hóa độc đáo, luôn là điểm nhấn cho lễ hội làng, thu hút sự quan tâm của du khách thập phương.

Hội làng Tam Tảo diễn ra rất đông vui, thú vị, ngoài phần lễ là phần hội có sự tham gia của các trò chơi dân gian khá độc đáo và hấp dẫn.

Hội thi “Thổi cơm bơi thuyền” với nhiều điểm khác lạ: Cuộc thi thổi cơm bơi thuyền có một người phụ nữ tham gia mặc áo tứ thân, ngồi trên mũi thuyền dưới ao, cạnh đó là bó củi, còn trõ và bếp thì để đâu? Chính điều này đã tạo nên nét đặc sắc trong trò chơi dân gian này. Theo luật lệ, những thứ đó sẽ được bắc ở chân bờ, cạnh mép nước. Cuộc thi có rất nhiều người tham gia, làm thành các đội, mỗi đội có các dụng cụ quy định riêng, với mức nước, lượng gạo như nhau. Thời gian cho phần thi là 30 phút. Trong khoảng ngắn ngủi ấy, người chơi sẽ phải tự bơi sao cho thuyền không chệch ra khỏi mép bờ, tự đốt củi và điều chỉnh để lửa cháy đều, cho cơm dẻo, thơm. Người dân, du khách sẽ đứng hai bên bờ cổ vũ, đánh trống liên hồi. Tiếng hò reo của mọi người hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng, những câu hát quan họ, tiếng rổn rảng khi thuyền đập vào bờ đã tạo nên một không khí lễ hội xuân vô cùng náo nhiệt, ồn ào và đông vui. Khi thời gian kết thúc, giám khảo sẽ kiểm tra cơm, đội nào cơm chín, dẻo, ngon nhất sẽ giành chiến thắng và các giải thưởng.

Hội thi “Chăn cóc nấu cơm”: Ban tổ chức vẽ lên một vòng tròn có đường kính khoảng ba mét, bên trong có kiềng, xoong, gạo, nước, củi, diêm. Tham gia trò chơi gồm rất nhiều đội, mỗi đội một người, không kén chọn độ tuổi hay giới tính. Người chơi sẽ vào một vòng tròn với một con cóc thả tự do, không được nhốt. Các đội sẽ phải vừa nấu cơm vừa trông không cho cóc nhảy ra khỏi vòng tròn, mỗi lần cóc nhảy ra sẽ trừ một điểm. Thời gian và quy định chất lượng vẫn như trò chơi nấu cơm bơi thuyền. Sau 30 phút, đội nào có cơm dẻo, thơm và số điểm bị trừ ít nhất sẽ giành các giải thưởng.

“Bắt trạch trong chum nước”: Trò chơi này cũng thu hút nhiều người xem không kém. Đối với trò này, ban tổ chức phải chuẩn bị chum nhỏ miệng, nước ngang thân, mỗi chum thả mười con trạch. Trong 30 phút tương ứng với thời gian cháy hết một nén nhang ba mươi phân, người nào bắt được nhiều trạch trong chum của mình nhất sẽ giật được giải trong tiếng hò reo, tiếng trống đánh liên hồi, trong niềm vui chung của người đi hội. Trò chơi này tôn vinh nghề bắt lươn và sự tài giỏi của những người thợ đi bắt lươn khắp vùng của người dân Tam Tảo. Đến nay nghề bắt lươn vẫn là một nghề phụ cho thu nhập khá cao của người dân vào những ngày nông nhàn. Có hai cách bắt lươn: thả rọ ở các ao hồ (gọi là ống lươn, trong ống có mồi để lươn chui vào ăn) và bắt lươn trong tổ ở các đồng ruộng. Đến hội làng Tam Tảo, chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức các món lươn, đặc biệt là cháo lươn.

“Hội thi hát quan họ”: Tam Tảo là một làng quan họ cổ, vì vậy lễ hội không thể thiếu những làn điệu dân ca quan họ. Làng mời các chạ và các làng quan họ gốc đến giao lưu và thi hát đối, hát quan họ dưới thuyền, hát trong nhà đãi khách, nhiều canh hát thâu đêm suốt sáng kéo dài từ ba đến năm ngày, tùy theo từng năm. Hát quan họ trong nhà thường ở các nhà có các cụ được khao thọ, khao lão, tục lệ này đến nay vẫn được duy trì.

Ngoài ra lễ hội còn đông vui hơn với nhiều trò chơi dân gian khác như: đấu vật, bơi một trăm mét, đánh tổ tôm điếm, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cờ người…

Với bề dày lịch sự và những nghi lễ độc đáo, lễ hội làng Tam Tảo là một lễ hội lớn trong vùng, mang lại nhiều ý nghĩa to lớn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của dân làng với các vị hoàng thành, những người đã có công với đất nước. Lễ hội được xem là nơi để bảo tồn các trò chơi dân gian, các lễ nghi độc đáo đang dần bị mai một, giúp thế hệ sau biết đến những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của dân làng. Đây còn là nơi các liền anh liền chị được kết duyên, đối đáp qua những câu quan họ mượt mà, đằm thắm, giúp bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ Bắc Ninh – Kinh Bắc./.

Khi Nào Đi Học Lại? Cập Nhật Lịch Đến Trường Mới Nhất Của 63 Tỉnh Thành

Cập nhật lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán 2021 của các tỉnh, thành, các trường học đại học trên cả nước. Thông tin cập nhật mới nhất vào ngày 16/3/2021.

Thực hư thông tin tỉnh Bắc Ninh cho học sinh nghỉ học tới 16/4

Tối 31/3, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một văn bản mang số 314/UBND-KGVX của UBND Bắc Ninh về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ 1/4 đến 16/4 để phòng chống dịch Covid-19.

Trước thông tin này, ông Ngô Văn Luyến, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh khẳng định đây là văn bản giả mạo, vi phạm pháp luật, không đúng với tình hình thực tế của tỉnh và sự chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời điểm hiện nay.

Được biết, văn bản số 314/UBND-KGVX đã được tỉnh Bắc Ninh ban hành từ ngày 31/1. Nội dung của văn bản cho phép trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng sống… tiếp tục nghỉ học, từ ngày 1/2 đến hết ngày 16/2/2021.

Như vậy, văn bản này đã bị sử dụng để cắt ghép,, chỉnh sửa thành ngày 1/4 đến 16/4.

Ngày 26/3, hàng ngàn học sinh ở Hải Phòng và Quảng Ninh phải nghỉ học để truy vết các ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng.

Ngày 26/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Hạ Long cho biết hai học sinh là chị em (học lớp 1 và 4) đi trên chuyến bay VJ458 từ Phú Quốc về sân bay Nội Bài ngày 22/3. Chuyến bay này được xác định có ca nhiễm nCoV.

Hiện tại hai học sinh đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1. TP Hạ Long đã cho tất cả học sinh của trường nghỉ học hôm nay và chờ thông báo tiếp.

Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã xác định được 4 trường hợp đi trên chuyến bay VJ458, trong đó một người ở lại Hà Nội, ba người về Quảng Ninh. Cả ba người về Quảng Ninh đã có kết quả xét nghiệm lần một âm tính, đang được cách ly tập trung.

Hải Phòng cho hàng ngàn học sinh nghỉ học để truy vết COVID-19

Các ngành chức năng của Hải Phòng đã khoanh vùng 5 địa điểm cũng như cho hàng ngàn học sinh huyện Kiến Thụy tạm thời dừng tới trường để tập trung truy vết, ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 lây lan.

Sở Giáo dục – đào tạo Hải Phòng cho biết để ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 có thể lây lan, ngay sau khi xác định có ca bệnh thì sở đã chỉ đạo khẩn việc tạm thời cho học sinh 3 xã cùng học sinh một trường THPT tại huyện Kiến Thụy dừng tới trường từ ngày 26-3.

Sáng ngày 16/3, tỉnh Hải Dương mới có những quyết định về việc cho học sinh đi học trở lại. Ngoài ra, hàng loạt trường đại học cho sinh viên đi học lại vào ngày 15/3.

Học sinh 7 huyện ở Hải Dương đi học từ ngày 18/3

Từ ngày 18/3, học sinh lớp 1 đến 12 ở 7 huyện và lớp 9-12 ở 5 huyện thị còn lại ở Hải Dương được đi học trở lại, sau một tháng rưỡi nghỉ phòng Covid-19.

Trẻ mầm non toàn tỉnh tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 3. Bảy huyện được phép cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đến trường trở lại từ ngày 18/3 gồm: Bình Giang, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Nam Sách.

Riêng huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, thị xã Kinh Môn, TP Chí Linh, TP Hải Dương học sinh hai khối lớp 9 và 12 đến trường trở lại từ ngày 18/3. Các khối còn lại tiếp tục học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Những trường hợp trong khu cách ly tiếp tục được nghỉ học. Các nhà trường tạm thời chưa tổ chức cho học sinh ăn bán trú và tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống.

Hà Nội: Hàng loạt đại học cho sinh viên trở lại trường vào ngày 15/3

Ngày 8/3, một số trường ĐH tại Hà Nội đã đón sinh viên trở lại trường. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sinh viên ùn ùn kéo về Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh vẫn còn phức tạp, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu nhiều trường chờ tới ngày 15/3 mới cho sinh viên quay lại.

ĐH Quốc gia Hà Nội với 8 trường thành viên và 4 khoa đã được UBND thành phố Hà Nội yêu cầu ngày 15/3 mới cho sinh viên nhập học.

Các trường thành viên đều yêu cầu sinh viên, học viên từ tỉnh Hải Dương trở về Hà Nội từ 0h ngày 3/3 cần chủ động khai báo y tế với khoa và với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương; cài đặt ứng dụng Bluezone, Ncovi; nếu phát hiện các triệu chứng của COVID-19 thì thông tin kịp thời cho khoa và các cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ mầm non ở Hải Dương tiếp tục nghỉ học sau ngày 17/3

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo sau ngày 17/3, trẻ mầm non vẫn tiếp tục tạm dừng đến lớp.

Sau ngày 17/3, tùy tình hình thực tế, các địa phương áp dụng biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Ngành Giáo dục và các địa phương khẩn trương chỉ đạo vệ sinh khử khuẩn tất cả trường học đã sử dựng làm nơi cách ly tập trung, bảo đảm cơ sở vật chất và an toàn dịch bệnh trước khi cho học sinh trở lại trường học.

Việc học sinh đi học trở lại vào thời điểm nào tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương. Ưu tiên học sinh lớp 12 và lớp 9 trở lại trường sớm hơn, với điều kiện kiểm soát chặt chẽ an toàn dịch bệnh. Những nơi an toàn có thể cho học sinh THCS, tiểu học đi học trở lại, nhưng không tổ chức ăn bán trú. Riêng trẻ mầm non vẫn tiếp tục tạm dừng đến lớp.

Học sinh Hà Nội trở lại trường từ 2/3, sinh viên đi học lại ngày 8/3

Lãnh đạo TP. Hà Nội ký văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng chống Covid-19.

Nội dung công văn nêu rõ, thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của liên sở về việc cho học sinh trở lại trường từ ngày 2/3 (thứ Ba).

Thành phố cũng đồng ý với đề xuất về việc cho sinh viên, học viên trở lại trường từ ngày 8/3 (thứ Hai).

Cập nhật lịch nghỉ học và đi học lại sau Tết của 63 tỉnh, thành

Địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch học kỳ II

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương tổ chức dạy học trực tuyến trong trường hợp học sinh nghỉ, chủ động điều chỉnh kế hoạch học kỳ II.

Công văn gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 18/2 nêu rõ căn cứ tình hình Covid-19 tại địa phương sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động báo cáo UBND tỉnh, thành phố xin ý kiến về việc cho học sinh đi học hay nghỉ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị trong thời gian học sinh ngừng đến trường, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tuyến qua Internet, trên truyền hình. “Nội dung dạy học trực tuyến phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học; cách thức tổ chức linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục, đảm bảo hiệu quả”, văn bản nêu.

Ngoài ra, các địa phương cần nắm bắt tình hình học sinh đi học sau Tết, đặc biệt là các em vùng dân tộc thiểu số, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, để từ đó có giải pháp hỗ trợ dạy và học trực tuyến, phương án bồi dưỡng, phụ đạo học sinh khi đi học trở lại.

Học sinh TP. HCM trở lại trường ngày 1/3

Hơn 1,74 triệu học sinh toàn thành phố sẽ học tập trung từ ngày 1/3, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống Covid-19.

Quyết định này được UBND TP. HCM đưa ra, trưa 24/2. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp Sở Y tế ban hành văn bản hướng dẫn các trường thực hiện biện pháp chống dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh và thầy cô giáo.

Các cơ sở giáo dục sẽ thông báo cho tất cả học sinh, sinh viên, học viên trở về từ vùng dịch, hoặc từng di chuyển đến vùng có dịch, phải thực hiện khai báo y tế để được theo dõi.

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online đến 7/3

Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo cho sinh viên, học viên sau đại học tiếp tục học online từ ngày 1/3 đến hết 7/3 và chờ nhà trường ra thông báo tiếp theo. Sinh viên đang đi thực tập sẽ thực hiện theo kế hoạch tại trường phổ thông. Riêng những em ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên và địa phương giãn cách không tập trung về trường phổ thông mà thực tập qua mạng.

So với thông báo trước, Học viện Ngân hàng gia hạn thời gian học online thêm một tuần. Trường yêu cầu trong thời gian không học tập trung, sinh viên, học viên hạn chế di chuyển, nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống Covid-19.

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội kéo dài thời gian học trực tuyến của sinh viên toàn trường thêm một tuần 1-7/3. Khi sinh viên trở lại học tập trung từ 8/3, trường sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch như định kỳ mở cửa sổ để thông thoáng khí, yêu cầu sinh viên theo dõi sức khỏe, chấp hành việc đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng nước diệt khuẩn.

Học viện Báo chí và Tuyên thông báo sinh viên tiếp tục học trực tuyến đến hết 7/3, sau đó trở lại học tập trung. Riêng những em đang cư trú tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng duy trì việc tự học, nghiên cứu tại nhà đến khi có thông báo mới.

Đại học Ngoại thương quyết định cho sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo tại trụ sở chính ở Hà Nội, cơ sở TP HCM và Quảng Ninh học tập trung từ ngày 8/3. Nhà trường yêu cầu sinh viên, học viên đến từ vùng dịch hoặc đã đi qua vùng dịch phải cách ly theo hướng dẫn của địa phương trước khi quay trở lại trường. Các em sẽ được tạo điều kiện đảm bảo tiến độ học tập trong thời gian cách ly. Từ giờ đến ngày 8/3, trường vẫn triển khai các hoạt động giảng dạy trực tuyến.

Ngoài các trường kể trên, nhiều đại học, học viện như Kiến trúc Hà Nội, Giao thông Vận tải, Văn hóa Hà Nội, Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Thủy lợi, Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa “chốt” lịch trở lại trường của sinh viên sau khi thông báo học online từ 22/2. Đại học Thương mại tổ chức dạy học online đến hết 19/3.Trong khi đó, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học FPT sẽ cho sinh viên trở lại trường từ 1/3.

Khung thời gian năm học 2020 – 2021

Ngày 27/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2084/QĐ-BGDĐT ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Thời gian kết thúc học kỳ I là trước ngày 16/1/2021.

Thời gian hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II vào trước ngày 25/5/2021

Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2021

Thời gian xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp Trung học Cơ sở vào trước ngày 15/6/2021.

Thời gian hoàn thành công tác tuyển sinh lớp 10 vào trước ngày 31/7/2021.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế.

Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần). Giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông) có ít nhất 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có ít nhất 16 tuần).

Thống kê từ Worldometers cho biết, đến 29/1, thế giới có hơn 110 triệu người nhiễm dịch Covid-19 và hơn 2,4 triệu người tử vong.

Bạn đang xem bài viết Giờ Học Toàn Tỉnh “Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Nông Nghiệp, Nông Dân Và Nông Thôn” trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!