Xem Nhiều 3/2023 #️ Giờ Lễ Giáo Sở Bạch Đằng # Top 9 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giờ Lễ Giáo Sở Bạch Đằng # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Lễ Giáo Sở Bạch Đằng mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chi tiết giáo xứ

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Giáo sở bắt đầu hình thành vào năm 1960 khi cha Fernand Parrel, quản xứ Đà-lạt, có ý định lập một thí điểm truyền giáo cho khu vực cây số 4. Cha Parrel cho dựng một ngôi nhà lợp tôn khá rộng, cha mời 2 nữ tu MTG Thủ-thiêm đến mở lớp học mẫu giáo và làm công tác tông đồ. Thời gian này, cha Giu-se Phùng Thanh Quang, phó xứ Đà-lạt, đến dâng thánh lễ.

Năm 1961, giáo sở được trao cho Dòng Chúa Cứu Thế, ở cây số 6, đảm trách. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế, đặc biệt là cha Gia-cô-bê Đài, luân phiên xuống giải tội và dâng thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Các thầy ở Học viện của dòng đến tổ chức các sinh hoạt đoàn thể như Hùng tâm dũng chí, ca đoàn, Hội con Đức Mẹ.

Năm 1966, cha Giu-se Phạm Văn Trần thay cha Đài phục vụ giáo sở. Biến cố Mậu-Thân đã phá huỷ hoàn tòan các cơ sở do cha Parrel xây dựng. Đa số giáo dân bỏ đi nơi khác sinh sống. Cha Trần về nhà thờ Chánh tòa, các nữ tu MTG Thủ-thiêm về nhà Bê-ta-ni-a ở đường Thủ Khoa Huân.

Giữa năm 1971, cha A-lê-xù Tống Phước Hậu, đang phụ trách giáo xứ Vinh-sơn, được Đức Cha mời thay thế cha Luận. Cha Hậu đã đón các nữ tu MTG Thủ-thiêm trở lại phục vụ giáo sở và nhờ các thầy Học viện Vinh-sơn đến tổ chức lại các đoàn thể như trước.

Với biến cố mùa xuân 1975, lại một lần nữa, đa số giáo dân cũng như các nữ tu rời giáo sở. Không còn lớp học, không còn đoàn thể. Cha Hậu tiếp tục phụ trách giáo sở với những con cái còn ở lại cho đến lễ Phục Sinh 1983.

Từ lễ Phục Sinh 1983 đến lễ Giáng Sinh 1988, giáo sở trở lại tình trạng bơ vơ ban đầu.

Giáng Sinh 1988, cha Hậu lại được đến dâng thánh lễ cho giáo sở vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng như trước.

Đầu năm 1991, giáo xứ K’Đơn thuộc giáo hạt Đơn-dương được thành lập, cha Hậu được đặt làm cha sở giáo xứ mới. Từ đây, cha Giê-ra-đô Trần Công Dụ, cũng thuộc Tu hội truyền giáo Vinh-sơn, được cử thay cha Hậu để chăm sóc giáo sở. Cha đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Măng-linh, cách Bạch-đằng 4 cây số về hướng Tây Bắc. Cha cũng lập hội Legio Mariae để thăm viếng người nghèo, người neo đơn.

TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Linh mục phụ trách: Cha Giu-se Phan Thái Hòa, dòng Vinh-sơn, sinh năm 1949, thụ phong linh mục năm 1993, thay thế cha Giê-ra-đô Trần Công Dụ từ tháng 11-1993.

Nhà thờ Bạch-đằng: Ngày 28-10-1994, giấy phép xây dựng được chính quyền ký. Ngày 15-01-1995, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn làm phép và đặt viên đá đầu tiên. Ngày 24-8-1995, đại lễ làm phép cung hiến và khánh thành, cũng do Đức Giám mục giáo phận chủ sự.

Số giáo dân: 489 người (trong đó có 6 người thuộc một gia đình dân tộc thiểu số).

Đoàn thể:

– Legio Mariae: do cha Giê-ra-đô Trần Công Dụ thành lập năm 1991, đang hoạt động.

– Giảng viên giáo lý: phụ trách các lớp giáo lý Khai tâm, Rước lễ, Thêm sức và Kinh Thánh với sự trợ giúp của các thầy Vinh-sơn.

– Ca đoàn: có hai ca đoàn, ca đoàn Đức Mẹ lên trời của giới trẻ và ca đoàn Thánh Gia (do cha Giu-se Phan Thái Hòa thành lập năm 1995) của giới gia trưởng và hiền mẫu. Ca đoàn Bạch-đằng đã 5 lần tham dự giờ ca nguyện đầu năm dương lịch (1998, 1999, 2000, 2002, 2003) và 3 lần phục vụ thánh lễ giới trẻ vào các chiều thứ Sáu đầu tháng (tháng 9-1994, tháng 3-1997 và tháng 5-1998) tại nhà thờ Chánh Tòa.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Bạch Đằng

Ngày thường: 17:30 (T3, T6)

Gx. Bạch Đằng: Thánh Lễ Thêm Sức

WGPSG — Lúc 17 giờ ngày 10/7/2014, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, đã về giáo xứ Bạch Đằng cử hành Thánh lễ Tạ ơn và ban bí tích Thêm Sức cho 126 em.

Trước Thánh lễ, cha chánh xứ Phanxicô Assisi Nguyễn Văn Dinh bày tỏ niềm vui được chào đón Đức Tổng về dâng lễ và ban bí tích cho con em của giáo xứ. Trong dịp này, chúng con và cộng đoàn giáo xứ Bạch Đằng xin chúc mừng 15 năm Giám mục của Đức Tổng – mặc dù đã qua 40 ngày – và cùng với cha lớp trưởng Đaminh Maria Nguyễn Văn Minh – Gx. Trung Chánh, tạ ơn Chúa nhân 15 năm thụ phong linh mục của chúng con.

Cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn có cha Hạt trưởng Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng, cha Cố Antôn Phạm Gia Thuấn, cha chánh xứ và quý cha trong ngoài hạt Hóc Môn. Đặc biệt, sự trang nghiêm của 126 em và bố mẹ đỡ đầu, cùng với sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân, đã làm nổi bật nên hình ảnh sốt mến chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần.

Sau phần công bố Tin Mừng, cha phụ tá Giuse giới thiệu với Đức Tổng về thành quả học tập của 81 em thiếu nhi – các em đã hoàn tất 3 năm giáo lý, nhờ đó đức tin của các em được tăng trưởng, và 45 anh chị em tân tòng, qua 5 tháng học hỏi giáo lý của Giáo hội, đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội vào Chúa nhật tuần qua.

Đức cha đã “khảo” vài câu hỏi nhỏ với các em: “Hôm nay, các con lãnh nhận bí tích Thêm Sức, các con nhận lãnh Chúa Thánh Thần hay chỉ nhận những ơn của Chúa Thánh Thần thôi?”

Các em đã mạnh dạn thưa: “Chúng con nhận lãnh Chúa Thánh Thần”.

Đức cha chia sẻ đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: Ai yêu mến thầy thì giữ lời của Thầy, điều răn của Thầy. Tình yêu của Chúa lớn hơn tình yêu của chúng con dành cho Chúa. Ngài cầu xin Chúa Cha ban Đấng Bảo Trợ khác – bảo vệ, trợ giúp, nâng đỡ, khích lệ, phù hộ, gìn giữ, an ủi… Vì khi Ngài ở với các môn đệ, Chúa luôn bảo vệ, gìn giữ, khích lệ, dạy dỗ, nâng đỡ… các môn đệ. Đến khi Ngài trở về với Chúa Cha, các môn đệ không thấy Thầy nữa. Nên Thầy xin Chúa Cha ban Đấng Bảo Trợ khác, đó là Chúa Thánh Thần vì Chúa Giêsu đã chết, đã sống lại và đã về với Chúa Cha. Ngài xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần xuống cho Giáo hội và cho các con.

Chúa Thánh Thần làm gì cho các con?

Trước hết là củng cố đức tin cho các con, làm cho đức tin của các con tin vào Chúa mạnh mẽ hơn, yêu mến Chúa hơn và luôn trông cậy vào Chúa.

Ngài là Thần Khí sự thật, dạy cho chúng ta biết sự thật, Sự thật lớn nhất là Tình yêu của Thiên Chúa; Chúa yêu nhân loại như thế nào; Ngài dạy trong tâm hồn để chúng con nghe, hiểu và thực hiện.

Ngài dạy cầu nguyện, cách tiếp xúc và gặp gỡ Chúa. Ước mong đẹp lòng Chúa mà thôi.

Trước khi Đức cha xức dầu, đặt tay ban Ấn tín Chúa Thánh Thần, cộng đoàn đã tái lập lời tuyên xưng đức tin lúc chịu Phép Rửa. Trong bầu khí hân hoan trang nghiêm, các em và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến cung thánh, để được Đức cha ban bí tích Thêm Sức.

Cuối Thánh lễ, vị đại diện cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ thay lời cho các em, quý phụ huynh đọc lời cám ơn Đức Tổng, quý cha quản hạt, cha chánh xứ, cha phụ tá, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý chức và anh chị em giáo lý viên đã hy sinh thời gian và công sức dành cho con em của giáo xứ. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành trên Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý ân nhân cùng toàn thể cộng đoàn.

Sau cùng, Đức Tổng Phaolô nhắn gởi cùng cộng đoàn: Chúa Thánh Thần là Tình yêu trong lòng Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần đặt niềm vui trong lòng các con, làm cho đời sống các con vui tươi hơn, để loan báo tin vui đến những người xung quanh.

Trước khi cùng dự tiệc mừng với cộng đoàn giáo xứ, Đức cha và quý cha đã chụp hình lưu niệm với các em.

Lý Thường Kiệt Và Cuộc Đại Khai Sát Giới Quân Tống Tại Bạch Đằng

Thuyền Tống to lớn cơ động chậm, bị các chiến thuyền thực thụ của Đại Việt nhanh nhẹn bao vây tiêu diệt từng chiếc. Quân lính Tống ô hợp không biết xoay sở thế nào, bị quân Đại Việt tắm máu. Binh thế Tống đứt đoạn không sao cứu vãn nổi, nhưng vì thủy quân Tống rất đông nên thủy quân Đại Việt giết không xuể.

Các kỳ trước

Kỳ 8: Lý Thường Kiệt hạ thành Ung châu, xác quân Tống chất cao như núi Kỳ 9: Bị Lý Thường Kiệt phá Ung châu, triều Tống mang vũ khí tối tân nhất đối phó Đại Việt Kỳ 10: Lý Thường Kiệt dùng lính thủy đánh bộ chống quân Tống Kỳ 11: Lý Thường Kiệt dùng gián điệp, vua Tống hoang mang Kỳ 12: Tượng binh Đại Việt đối đầu với chiến thuật ‘biển người’ của nhà Tống

Thủy quân là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ kế hoạch xâm lược của nước Tống. Như các kỳ trước đã nói, thủy quân Tống thời kỳ này là một đội quân “thời vụ”, được gây dựng vội vàng chỉ nhằm phục vụ cho cuộc thôn tính Đại Việt. Lính tráng của thủy quân Tống đa phần là dân ven biển được tuyển mộ và huấn luyện trong thời gian ngắn, còn chiến thuyền là những thuyền buôn hoán cải. Xét về chất, thủy quân Tống kém Đại Việt xa cả về lính lẫn thuyền. Bởi Đại Việt là một nước có cơ sở văn hóa sông biển mạnh, lãnh thổ nhiều sông ngòi và giáp biển, thường xuyên phải dùng đến thủy quân cho các cuộc xung đột với Chiêm Thành và đánh dẹp trong nước.

Tuy nhiên, sự kỳ vọng của triều đình Tống cùng tướng Quách Quỳ vào thủy quân Tống không phải là viển vông hay thiếu cơ sở. Với tiềm lực của một đế chế rộng lớn và đông dân hơn Đại Việt gấp nhiều lần, nước Tống toan dùng ưu thế số lượng để bù lại sự yếu kém về chất lượng. Các thuyền buôn mà Tống chọn sung công để dùng cho thủy quân là các thuyền đi biển cỡ lớn, vừa chở được nhiều quân lính vừa giảm chao đảo khi di chuyển. Thủy quân Tống có đến hàng trăm thuyền lớn. Mỗi chiếc chở được hơn trăm lính đến hàng trăm lính.

Quân số đạo thủy quân Tống, theo sách Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thì có đến hơn 5 vạn quân, do tướng Dương Tùng Tiên chỉ huy. Dương Tùng Tiên được vua Tống phong làm An Nam đạo hành doanh Chiến trạo đô giám, phối hợp với một số quan chức khác phụ trách từ tuyển mộ quân, trưng thu thuyền đến vạch kế hoạch tác chiến. Thủy quân Tống áp đảo hoàn toàn về số lượng so với thủy quân Đại Việt phía mạn đông bắc do Lý Kế Nguyên chỉ huy. Thủy quân của Lý Kế Nguyên chỉ có dưới 2 vạn quân theo như sách Danh tướng Việt Nam ước đoán Thậm chí toàn bộ binh chủng thủy quân Đại Việt cũng ít hơn quân số đạo thủy quân Tống.

Theo kế hoạch ban đầu mà tổng chỉ huy thủy quân Tống – tướng Dương Tùng Tiên vạch ra là dùng thủy quân đi vòng đường biển để tiến thẳng vào lãnh thổ Chiêm Thành, phối hợp với quân Chiêm đánh ngược lên từ phía nam Đại Việt, tạo thành thế gọng kìm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, kế hoạch này đã tỏ ra quá sức đối với Tống. Bởi việc cho hàng vạn thủy quân đi đường biển xa xôi như thế đòi hỏi sự chuẩn bị về hậu cần quá lớn, trong khi thời gian chuẩn bị thì có hạn. Việc chuẩn bị hậu cần như thế vượt ngoài tiềm lực của bất kỳ đất nước nào thời bấy giờ, kể cả Tống. Do sự phá sản của kế hoạch vượt biển vào Chiêm, thủy quân Tống phải chuyển sang kế hoạch mới. Đó là men theo ven biển đông bắc Đại Việt để xâm nhập vào nội địa theo ngã sông Bạch Đằng, phối hợp với đạo bộ binh của Quách Quỳ, chở quân sang sông lớn để chiếm kinh thành Thăng Long.

Thủy quân Tống tập kết ở Khâm Châu, vào cuối thu 1076 đã vượt biển tiến vào địa giới châu Vĩnh An mà đạo quân của tướng Nhâm Khởi đã chiếm đóng từ trước đó. Tại Vĩnh An, quân Đại Việt rút lui tạm nhường trận địa cho giặc. Lý Kế Nguyên âm thầm cho lực lượng thủy quân của mình đặt mai phục ở sông Đông Kênh, tuyến đường huyết mạch mà ông dự liệu chắc rằng thủy quân Tống phải đi qua. Vì rằng, đó là cách giải thích hợp lý nhất cho việc quân Tống ra quân chiếm Vĩnh An từ rất sớm. Đông Kênh vốn là một dải nước ven biển giữa đất liền và các hải cảng từ Vĩnh An đến Bạch Đằng.

Đúng như dự đoán, tướng Dương Tùng Tiên cùng thủy quân Tống tiến quân vào Vĩnh An mà không hề thấy sự chống cự nào của thủy quân Đại Việt, bèn lệnh cho toàn quân xếp hàng dọc theo dòng Đông Kênh tiến gấp về hướng cửa sông Bạch Đằng, lọt ngay vào trận địa mai phục của quân Đại Việt chờ sẵn. Lý Kế Nguyên phát lệnh tấn công, thủy quân Đại Việt dốc toàn lực đánh dữ dội vào đội hình thuyền địch. Lúc này thì toàn bộ những nhược điểm của thủy quân Tống bộc lộ. Thuyền Tống to lớn cơ động chậm, bị các chiến thuyền thực thụ của Đại Việt nhanh nhẹn bao vây tiêu diệt từng chiếc. Quân lính Tống ô hợp không biết xoay sở thế nào, bị quân Đại Việt tắm máu. Binh thế Tống đứt đoạn không sao cứu vãn nổi, nhưng vì thủy quân Tống rất đông nên thủy quân Đại Việt giết không xuể.

Dương Tùng Tiên lui thuyền về cửa sông Đông Kênh phía bắc để chỉnh đốn lực lượng cố thủ. Quân Đại Việt truy kích, giao chiến hơn 10 trận lớn nhỏ với quân Tống và luôn dành thế thắng, hàng vạn thủy quân Tống bỏ xác nơi đáy nước. Dương Tùng Tiên thế cùng phải lệnh cho thủy quân tháo chạy ra biển, lui về tận vùng biển Khâm Châu, Liêm Châu để lập thủy trại. Giờ đây chẳng những không tiến quân được, trái lại thủy quân Tống còn lo ngại thủy quân Đại Việt sẽ tràn sang hải cảng của Tống. Dương Tùng Tiên về chẳng dám về, cho thuyền lượn lờ chiếu lệ trên biển đến hàng mấy tháng trời và gởi thư về đất liền Tống dặn dò phòng bị : “Vừa rồi, tôi gặp quân liên lạc của giặc mang lệnh của viên hành quân chiêu thảo sứ bên giặc là Lý Kế Nguyên. Sau đó nhiều lần tôi đánh chúng, nhưng chúng không có ý khuất phục. Vậy xin hãy ra lệnh phòng bị nghiêm ngặt ở biên giới để tránh sự bất ngờ”.

Hai viên hiệu dụng là Phàn Thực, Hoàng Tông Khánh cùng một tốp nhỏ thuyền được Tùng Tiên sai vượt biển xuống Chiêm Thành để thúc giục Chiêm Thành nhanh chóng tiến quân đánh Đại Việt từ phương nam. Nhưng đây cũng là một việc làm vô bổ. Bởi vì đường thẳng hầu như là không thể đi do sự phong tỏa của thủy quân Lý Kế Nguyên, mà đi vòng ra khơi thì đường biển quá xa xôi, khó mà đưa tin kịp thời cho Chiêm Thành để phối hợp với Tống. Việc này cũng thừa thải, do trước sứ Chiêm Thành sang đã đồng ý tham chiến rồi và thực tế thì Chiêm Thành cũng đã cất quân tấn công Đại Việt.

Như vậy là, thủy quân Tống chẳng giúp ích gì được cho bộ binh Tống ngoài việc phân tán một phần binh lực Đại Việt cho mặt trận ven biển đông bắc. Lý Kế Nguyên cùng đạo thủy quân dưới trướng tuần tra vững chắc ven biển đông bắc, khống chế hoàn toàn mặt trận và cắt đứt toàn bộ liên lạc giữa thủy quân với quân Tống trên bộ. Thảm bại là từ ngữ ngắn gọn để đánh giá về mặt trận đường thủy của quân Tống. Đoàn thuyền ô hợp nhếch nhác dưới trướng Dương Tùng Tiên quay trở về bờ nước Tống tận vào cuối tháng 4.1077, khi mà chiến tranh đã kết thúc rồi.

Giờ Lễ Nhà Thờ Minh Giáo

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Minh Giáo nằm về mạn Nam thành phố Dalat. Lịch sử của giáo xứ này bắt đầu từ tháng 3-1955, khi cha Ðỗ Ngọc Bích Dòng Ðaminh cùng với 3000 giáo dân gốc Hải Phòng, Nam Ðịnh, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh đến ngọn đồi rừng thông cuối khóm Nam Thiên, lập nên trại định cư Ðaminh.

Trong thời kỳ khai hoang nghèo túng, giáo dân khắc phục khó khăn, dựng lên được một nhà nguyện nhỏ bằng ván vào cuối năm 1956. Ðến năm 1957, vì điều kiện sinh sống khó khăn, trại định cư bị giải tán: Khoảng 2000 người bỏ xuống tỉnh Ðồng Nai chỉ còn khoảng 1000 người kiên trì ở lại.

Năm 1958, con chiên mất cha tinh thần của mình, khi cha Ðỗ Ngọc Bích được gọi về nhà Dòng. Từ đây trại thuộc về giáo xứ Chính Tòa cho đến năm 1961. Trong thời gian này, chỉ có ngày Chúa Nhật mới có cha Giuse Phùng Cảnh đến dâng thánh lễ. Một thoáng ủi an: Năm 1961, Cha Rôcô Trần Phúc Long được cử đến trông coi trại và cha xây dựng nên ngôi trường để giáo dục con em. Nhưng chẳng bao lâu, lại cảnh mất cha: Năm 1963, cha Long được đổi về làm cha xứ Du Sinh. Trại lại thuộc về giáo xứ Chính Tòa cho đến năm 1968 và cha Giuse Cảnh lại thường xuyên đến dâng lễ vào các ngày Chúa Nhật.

Những thăng trầm như thế không làm suy suyển lòng nhiệt thành can đảm của giáo dân. Dù không có cha trông coi trực tiếp, năm 1963, họ vẫn cố gắng xây được ba gian nhà thờ và năm 1967, lại xây tiếp ba gian nữa để đáp ứng nhu cầu thờ tự của dân số ngày càng tăng thêm.

Sau cơn thử thách lâu dài, dường như dân Chúa được trọng thưởng: Ngày 19-03-1968, Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền bổ nhiệm cha Micae Nguyễn Việt Anh làm cha xứ, đồng thời nâng trại Ða Minh lên hàng giáo xứ, vừa đăt cho một tên mới là MINH GIÁO.

Ngày 8-6-1975, TGM bổ nhiệm cha Anrê Nguyễn Văn Thành làm cha xứ và ngày 4-4-1976 đặt thêm cha Giuse Tống Ðình Quý làm phó xứ. Vào năm 1978 và 1982, giáo xứ đã hai đợt trùng tu nhà thờ, để nơi thừa tự thêm phần tươm tất và xứng đáng.

Cùng với hai vị phụ trách đầy tinh thần gắn bó với Hội Thánh và Quê Hương, Giáo xứ Minh Giáo đã và đang làm cho “đạo Chúa xán lạn” qua nếp sống mến Chúa yêu nhau và hòa mình với mọi người trong xã hội, đúng với danh xưng Minh Giáo của mình.

Tháng 9-1991, cha Giuse Tống Ðình Quý được chuyển về TGM để đảm nhận những công tác mới.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Minh Giáo

Ngày thường: 05:00 – 17:15

Nguồn: simonhoadalat.com

Bạn đang xem bài viết Giờ Lễ Giáo Sở Bạch Đằng trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!