Cập nhật thông tin chi tiết về Hà Nội: Nhiều Sản Phẩm Tại Chuỗi Siêu Thị Keinshoku Gyomu Không Rõ Nguồn Gốc mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Keinshoku Gyomu bày bán hàng loạt sản phẩm nhập khẩu không ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Vừa qua, Diễn đàn Pháp Luật nhận được phản ánh của khách hàng về việc chuỗi cửa hàng Keinshoku Gyomu bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không gắn nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Theo tìm hiểu của PV, chuỗi siêu thị Keinshoku Gyomu thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Kein có địa chỉ tại 212 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Hệ thống chuỗi siêu thị này gồm 6 cơ sở trải khắp các tỉnh thành Hà Nội, Yên Bái, Hà Nam, Vĩnh Phúc với quy mô lớn.
Tại một số siêu thị Keinshoku Gyomu trên địa bàn Hà Nội như cơ sở 302 Cầu Giấy, 217 Nguyễn Khang có nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồ dùng gia đình, đồ dùng trẻ em… được bày bán đa dạng. Tuy nhiên, tất cả các bao bì sản phẩm được in chữ tiếng Nhật song nhiều sản phẩm không được dán tem nhãn phụ tiếng Việt thể hiện những thông tin cần thiết về thành phần, tính năng, cách sử dụng, cảnh báo, xuất xứ hàng hoá, nhà nhập khẩu… khiến không ít người tiêu dùng lúng túng và lo lắng khi chọn mua và sử dụng các sản phẩm trên.
Sản phẩm không có nhãn phụ vẫn bày bán tràn lan tại cửa hàng với số lượng lớn.
Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng bày bán tại chuỗi siêu thị Keinshoku Gyomu, trong vai khách hàng tìm mua sản phẩm cháo ăn liền, PV được nhân viên tư vấn sản phẩm Cháo mơ ăn liền. Theo quan sát của PV, sản phẩm này có dán nhãn tiếng Việt ghi rõ địa chỉ nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm là Công ty cổ phần Kein có địa chỉ tại 28 Hàng Muối, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tuy nhiên, khi PV tới địa chỉ trên ghi nhận cơ sở này thì không treo biển tên công ty và đóng cửa không hoạt động.
Sản phẩm dán nhãn nhưng mập mờ về nơi nhập hàng và phân phối hàng.
Chị Chi, một khách hàng chia sẻ: ” Cầm trên tay một gói thực phẩm chức năng không hề có nhãn mác tiếng Việt chẳng khác nào đánh đố người tiêu dùng, tôi không biết công dụng sản phẩm này là gì, mua cái gì gì cũng quay sang hỏi nhân viên bán hàng giải thích “.
Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bày bán tràn lan không có nhãn phụ hướng dẫn liều lượng.
” Trong quá trình mua hàng ở chuỗi cửa hàng trên trong khi xuất hoá đơn của cửa hàng không ghi kèm Thuế GTGT, không biết cửa hàng này có khai thuế với cục hải quan trong quá trình nhập khẩu hàng không “, chị Chi thắc mắc.
” Tôi cần mua tã lót trẻ em, nhưng xem hàng ở đây không có nhãn phụ Tiếng việt hướng dẫn về cách dùng, độ tuổi nào phù hợp, hay có những thành phần nào dị ứng đối với trẻ nhỏ. Làm tôi băn khoăn không biết nên mua hay không… “, một khách hàng khác chia sẻ.
Sản phẩm bỉm dành cho trẻ em không có nhãn phụ hướng dẫn sử dụng.
Trước những thắc mắc của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm của chuỗi siêu thị Keinshoku Gyomu, PVđã gửi thông tin phản ánh đến Cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin PV phản ánh, Cục quản lý Thị trường TP. Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh về vấn đề trên.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:
Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Diễn đàn Pháp Luật sẽ tiếp tục thông tin.
Nguồn Gốc Và Tên Gọi Của Chuỗi Mai Khôi
Mai Khôi, Môi Khôi, Mân Côi hay Văn Côi là cách đọc khác nhau của hai chữ Hán mà sách Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của phiên âm là môi khôi, còn Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh phiên âm là mai khôi. Cách đọc đúng theo âm Hán Việt hiện đại là môi côi.
Tiếng La-tinh là Rosarium, tiếng Bồ và tiếng Ý là Rosario, tiếng Pháp là Rosaire, tiếng Anh là Rosary, có 3 nghĩa như sau:
1. Một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng (Rosa, Rose = Hoa Hồng)2. Một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ;3. Một vườn Hoa Hồng.
Từ xưa, tràng chuỗi hoa hồng là một hình thức của lễ dâng lên các vị thần linh, hay một vòng hoa quàng vào thân mình người được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.
Sang đến Việt Nam, chuỗi Rosarium được người miền Bắc gọi là “Chuỗi Mân Côi”, hoặc “Chuỗi Văn Côi”; riêng người miền Nam và miền Trung lại gọi là “Chuỗi Môi Khôi”. Ngoài mấy cách gọi thông thường của từng địa phương nêu trên, các cha Dòng Đa-minh thuộc nhánh Lyon, Pháp còn gọi là “Chuỗi Mai Khôi”. Cách gọi này hiện nay được khá nhiều người dùng, nhất là các tu sĩ và giới trẻ, đặt thành nhiều bài hát hay viết các bài suy niệm.
Thật ra, “Mân” là tên một thứ đá rất đẹp, bên ngoài có vân như ngọc nhưng lại không có giá trị bằng ngọc. Có nơi lại gọi loại đá này là “Văn” có nghĩa là một thứ đá có vân đẹp. Còn “Môi” hay đọc đúng chính âm là “Mai” lại là tên một thứ ngọc quý màu đỏ. “Côi”, hay còn đọc là “Khôi” nghĩa là hiếm, quý, lạ (tính từ).
Ghép lại, hai chữ “Mai Côi” còn chỉ một loài hoa rất thơm, sắc đỏ hoặc trắng, nhánh có gai, ngày nay người ta dùng hoa này chưng cất lấy hơi tẩm ướp vào rượu để sản xuất ra một thứ rượu quý nổi tiếng Trung Hoa, gọi là “Mai Côi Lộ Tửu”, thường được gọi trại ra là “Mai Quế Lộ”.
Có ý kiến cho rằng chúng ta không nên dùng chữ: Mân Côi vì cho rằng nó không được cao quý bằng Mai Khôi (hay Mai Côi, Môi Khôi) (vì Mân Côi chỉ nói đến một thứ đá lạ, quý hiếm nhưng không bằng ngọc, nó cũng không có nghĩa là hoa hồng). Hơn nữa, chữ Mai Khôi đọc lên nghe cũng thanh nhã hơn.
Lần chuỗi Mai Khôi là một hình thức cầu nguyện với Mẹ, qua Mẹ. Việc đọc kinh Mai Khôi như là một cử chỉ tôn kính và dâng lên Mẹ Maria những đoá hoa hồng thiêng liêng là các Kinh Kính Mừng. Một trăm năm mươi kinh Kính Mừng là một trăm năm mươi bông hồng hay một trăm năm mươi Thánh vịnh dâng kính Mẹ, vì chuỗi Mai Khôi được coi như tập Thánh vịnh về Đức Mẹ, cũng giống như một trăm năm mươi Thánh vịnh để tôn vinh, ca tụng và cầu xin cùng Chúa vậy. Trong khi đọc thì lòng suy gẫm về vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong Mầu nhiệm Cứu độ được gắn kết với cuộc đời Mẹ.
Nguồn gốc chuỗi Mai Khôi
Lần chuỗi Mai Khôi là một hình thức cầu nguyện với Đức Mẹ. Hình thức này đã được hình thành từ thời Trung Cổ rồi được phổ biến vào thế kỷ XII. Tên Của Chuỗi Mai Khôi phát xuất từ thói quen kết vòng hoa trên đầu cho những bức tượng của Đức Trinh Nữ từ thời Trung Cổ, những hoa hồng tượng trưng cho những lời nguyện dâng lên Mẹ Maria.
Ngay từ thế kỷ XI, thời thánh Bê-na-đô, những người có lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn đọc một chuỗi các kinh Kính Mừng, vừa đọc vừa nghĩ đến những sự vui mừng của Đức Mẹ. Có thể nói đó là hình thức khởi đầu của chuỗi Mai Khôi. Sau này, năm 1328 ngưòi ta tìm được một tập ghi chép các phép lạ của Đức Mẹ. Trong tập này có nói đến việc Đức Mẹ trao chuỗi Mai Khôi cho thánh Đaminh. Và từ đó trở đi, người ta cứ truyền tụng cho nhau là thánh Đaminh đã lập ra chuỗi Mai Khôi. Vì thế, trong dòng Đaminh mới có tượng Đức Mẹ trao chuỗi Mai Khôi cho thánh Đaminh.
Thực ra, theo cha Lacordaire, một tu sĩ dòng Đaminh và một nhà giảng thuyết trứ danh tại nhà thờ Đức Bà Paris vào giữa thế kỷ XIX, thì năm 1209 ở miền Toulouse, tình thế lúc bấy giờ rất nhiễu nhương: quân của quận Chúa Raymond theo bè rối Albigeois đánh nhau với quân của quận chúa Simon de Montfort theo Công giáo. Thánh Đaminh làm việc tông đồ ở miền Toulouse lúc bấy giờ. Người thấy rằng bao lâu chưa có hòa bình thì bấy lâu rất khó giảng giải để đưa các người theo bè rối về nẻo chính đường ngay. Vì thế, người mới cầu nguyện và xin ai nấy cầu nguyện cho hòa bình. Người được ơn soi sáng kiện toàn kinh Mai Khôi đã có từ thế kỷ XIII, bằng cách cứ sau mỗi mười kinh thì dừng lại một chút, rồi thêm vào một câu hát vắn hay mấy lời lấy trong các sách Tin Mừng về cuộc đời Chúa Cứu Thế, cho thay đổi và đỡ nhàm chán. Ban đầu chỉ lấy những câu nói về các niềm vui, sau mới thêm những câu nói về các nỗi khổ và các điều mừng.
Hai tu sĩ dòng Đaminh là linh mục Alain de la Roche người Pháp ở tỉnh Douai, (sau được nâng lên hàng chân phước) năm 1470 và linh mục Jacob Sprenger người Đức ở tỉnh Koeln năm1475 đã lập ra các Hội Mai Khôi. Từ thế kỷ XVI, các ĐGH chính thức giao cho dòng Đaminh nhiệm vụ rao giảng về chuỗi Mai Khôi và thành lập các hội Mai Khôi.
Nguồn gốc Lễ Mai Khôi
Ngày Chúa nhật 07/10/1571, hải quân công giáo thắng hải quân Thổ nhĩ kỳ một trận thủy chiến oanh liệt ở vịnh Lepante (giữa Co-rin-tô và Pa-trát). Tin chiến thắng được báo về Rô-ma vào Chúa nhật đầu tháng Mười, giữa lúc các hội viên Mai Khôi đang rước kiệu trong thành phố. Để tạ ơn Đức Mẹ đã nghe lời cầu khẩn của các tín hữu, ĐGH Pi-ô V, ngày 5.3.1572 truyền mỗi năm phải làm một lễ kính Đức Bà chiến thắng. Ngày 1.4.1573, ĐGH Ghê-go-ri-ô đặt tên cho lễ này là lễ Mai Khôi và truyền phải cử hành trong các nhà thờ và nhà nguyện của các Hội Mai Khôi vào Chúa nhật đầu tháng Mười.
Năm 1716, ĐGH Clément XI truyền cho toàn thể Hội thánh phải long trọng mừng lễ này. Đến năm 1913, lễ Mai Khôi được ấn định vào ngày 7.10 mỗi năm.
Thầy Tro Bụi
(Tổng hợp và sưu tầm)
Nguồn : giadinhmancoi
Cửa Hàng Kinh Doanh, Dịch Vụ, Siêu Thị Tại Hà Nội Chỉ Được Mở Cửa Sau 9 Giờ Sáng
(KDPT) – UBND thành phố Hà Nội vừa ra Chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đáng chú ý, Hà Nội yêu cầu các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại và siêu thị tại các quận nội thành, thị trấn chỉ được mở cửa sau 9 giờ sáng.
Cụ thể, Chỉ thị nêu rõ Hà Nội sau thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng đã kiểm soát và kiềm chế tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn có những diễn biến khó lường, nguy cơ lây lan vẫn còn cao. Do đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tiếp tục quán triệt quan điểm “chống dịch như chống giặc”, đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân. Tiếp tục thực hiện nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và thực hiện phương châm 4 tại chỗ.
Bên cạnh đó, dần nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội trên cơ sở đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh. Chỉ thị cũng yêu cầu người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc và không tập trung đông người tại nơi công cộng.
Thành phố cũng yêu cầu tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo và các giải đấu thể thao và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như: Khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (ngoại trừ hiệu cắt tóc), karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet, nhà hát, rạp chiếu phim… tiếp tục bị đình chỉ hoạt động.
Ngoài các cơ sở, loại hình bị tạm đình chỉ kinh doanh nêu trên, các cơ sở khác được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch như: trang bị bảo hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt cho khách đến, bố trí các phương tiện để rửa tay, sát khuẩn. Đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống, cà phê, giải khát cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2 mét giữa người với người hoặc tối thiểu 1 mét và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, khuyến khích bán hàng mang về nhà và không sử dụng đồ chung.
Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các quận nội thành, thị trấn, khu đô thị mới (trừ các cửa hàng ăn uống, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, kinh doanh lương thực, thực phẩm, hoa quả trong chợ) chỉ được mở cửa sau 9 giờ sáng để giảm mật độ giao thông và hạn chế tiếp xúc.
Các nhà máy, công trường xây dựng tiếp tục được hoạt động, hoạt động vận chuyển hành khách nội tỉnh và liên tỉnh được khôi phục.
Đối với hoạt động giáo dục, thành phố yêu cầu giảm, giãn số lượng học sinh trong phòng, bố trí học lệch giờ, ăn trưa và sinh hoạt không tập trung đông người…
Với 2 huyện Mê Linh và Thường Tín (vùng có nguy cơ cao), thành phố yêu cầu tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị 05 của thành phố.
Theo Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung, nếu làm tốt giải pháp trên sẽ giảm khoảng 600.000 đến 800.000 người tham gia giao thông trong giờ cao điểm (từ 6h15 đến 8h30). Thành phố dự kiến thực hiện giải pháp này đến 31/12, sau đó tổng kết, đánh giá tác động đối với việc giãn cách xã hội, giảm ùn tắc giao thông.
Toàn thành phố có 112 người mắc Covid-19, số đã khỏi bệnh là 82. Từ ngày 15/4 đến nay Hà Nội không ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh mới.
DUY KHÁNH
Hà Nội Chỉ Cho Phép Cửa Hàng Kinh Doanh, Siêu Thị Mở Cửa Sau 9H
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa kí ban hành chỉ thị 07 về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, Chủ tịch thành phố yêu cầu các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị chỉ được mở cửa sau 9h để hạn chế tiếp xúc, giảm mật độ giao thông tại các khu vực đô thị.
Quy định này không áp dụng cho các cửa hàng kinh doanh ăn uống, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa quả trong các chợ. Thành phố cũng nhấn mạnh cấm toàn bộ hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh bán hàng dưới bất kỳ hình thức nào.
Hà Nội chỉ cho phép cửa hàng kinh doanh, siêu thị mở cửa sau 9hHà Nội tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Việc hiếu, hỷ tổ chức văn minh, hạn chế số người tham gia.
Trong chỉ thị này, Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh các cơ sở kinh doanh dịch vụ như khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ hiệu cắt tóc), karaoke, massage, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, tiệm Internet, nhà hát, rạp chiếu phim tiếp tục dừng hoạt động.
Các cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu phải trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát, có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2 m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1 m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.
Hà Nội cho phép vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế.
Chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các trường giảm số học sinh trong phòng học, học trực tuyến, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể; khử trùng, vệ sinh lớp học.
UBND TP giao Sở Y tế tiếp tục phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch, ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.
Sở Công thương nghiên cứu xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, phát triển thị trường nội địa.
Tùng Linh
Bạn đang xem bài viết Hà Nội: Nhiều Sản Phẩm Tại Chuỗi Siêu Thị Keinshoku Gyomu Không Rõ Nguồn Gốc trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!