Cập nhật thông tin chi tiết về Học Đại Học Ở Nhật Bản mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Học đại học ở Nhật có khó không?
Môi trường ĐH Nhật không khác Việt Nam nhiều lắm, nếu không nói là rất giống nhau – “vào khó ra dễ”: nghỉ học, ngủ trong lớp, đến ngày thi mới học, nợ môn……Tất nhiên trừ các trường nổi tiếng, và học sinh Nhật ít quay tài liệu khi đề đóng. Sau khi học xong 4 năm ở Đại học ở Nhật chắc chắn suy nghĩ của bạn sẽ khác với học chuyên môn Senmon rất nhiều, không bao giờ là trễ, mình khuyên nên học ĐH, mình thấy các có rất nhiều người đã tốt nghiệp ĐH ở VN vẫn qua đây học lại, chính mình cũng mới tốt nghiệp ĐH ở Nhật ở tuổi 27.
Chi phí học đại học ở Nhật Bản hết bao nhiêu?
ĐẠI HỌC QUỐC LẬP 1. Lớp ngày – Phí nhập học : ~280.000 (đóng 1 lần duy nhất) – Học phí : ~550.000 2. Lớp đêm: – Phí nhập học : ~140.000 (đóng 1 lần duy nhất) – Học phí : ~270.000
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP (thường là đại học tỉnh lập) – Học phí khác nhau tùy theo người học sống trong hay ngoài tỉnh đó, tuy nhiên có thể xem như là khoảng 550.000yen/năm – Phí nhập học: từ 100 ~ 400.000yen
Thi vào đại học có khó không?
EJU là ký hiệu viết tắt của Examination for Japanese University Admission for International Students. Đây là kỳ thi dành cho các sinh viên quốc tế có dự định học tập tại các trường đại học, cao đẳng ở Nhật. Mục đích của kỳ thi này là đánh giá khả năng tiếng Nhật và các kiến thức cơ bản cần thiết để có thể vào học tại các trường đại học, cao đẳng ở Nhật.
Muốn vào học tại các trường đại học/cao đẳng ở Nhật thì bắt buộc phải thi EJU?
Không hẳn!
Không phải tất cả các trường ĐH/CĐ ở Nhật đều sử dụng kết quả kỳ thi EJU để xét tuyển sinh viên vào học trường mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là có đến 95% các trường đại học quốc gia tại Nhật Bản đều yêu cầu người nộp đơn phải có EJU và 65% các trường đại học công lập, 44% các trường đại học tư nhân cũng đòi hỏi phải có EJU. Nếu không có EJU, thì học sinh sẽ không có nhiều lựa chọn, phạm vi theo học các trường sẽ bị thu hẹp. Do đó, tốt hơn hết, khi muốn đi du học Nhật Bản, bạn cần có EJU
Những ai được đăng ký thi EJU? Được thi EJU bao nhiêu lần?
Kỳ thi EJU không hạn chế về tuổi của thí sinh và số lần thi mà thí sinh tham gia. Do đó, dù học sinh đang học cấp 3, vẫn hoàn toàn có thể tham gia kỳ thi.
– Kết quả thi EJU chỉ có hiệu lực trong 02 năm.
– Nếu thi EJU từ 02 lần trở lên thì bạn có quyền sử dụng kết quả tốt hơn để nộp cho trường bạn muốn xin vào học. Cần kiểm tra xem trường có yêu cầu phải nộp kết quả EJU thi trong giới hạn thời gian nào hay không.
EJU thi những môn gì?
1. Tiếng Nhật: kiểm tra trình độ Tiếng Nhật để học tại trường Đại học của Nhật Bản. Bao gồm 4 kỹ năng: Viết, Nghe hiểu, Nghe đọc hiểu, Đọc hiểu. 2. Khoa học tự nhiên (có thể chọn thi 2 trong 3 môn Vật lí, Hóa, Sinh học) 3. Nhật Bản & thế giới (Khoa học xã hội: kiến thức xã hội tổng hợp về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản và Thế giới) 4. Toán học (có 2 loại: Course 1 là Toán thông thường, hoặc Course 2 là Toán nâng cao)
Tiếng Nhật
(Đọc hiểu, Nghe đọc hiểu:
400điểm)
Đánh giá trình độ Tiếng Nhật (Tiếng Nhật hàn lâm) cần có để học tập tại các trường Đại học của Nhật bản .
Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về các môn Khoa học tự nhiên (Vật lý/Hóa học/Sinh vật) cần thiết để học các ngành thuộc khối Khoa học tự nhiên trong các trường Đại học của Nhật bản.
Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về khoa học xã hội cần thiết để học tại các trường Đại học của Nhật Bản, đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận.
Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về toán cần thiết cho việc học tại các trường Đại học của Nhật Bản
Thi EJU bao nhiêu điểm thì đậu?
Không có khái niệm “Đậu” hay “Rớt” trong kỳ thi EJU. Các trường đại học, cao đẳng tại Nhật Bản sẽ dựa trên kết quả thi EJU của thí sinh khi xem xét hồ sơ xin vào học. Vì vậy, nếu điểm thi EJU của bạn càng cao, có nghĩa là cơ hội được vào học đại học tại Nhật Bản của bạn càng lớn.
Có thể thi EJU bằng tiếng Việt không?
Không. Tuy nhiên, nếu không giỏi tiếng Nhật, bạn có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh.
Lưu ý: Tuy nhiên, đề thi bằng Tiếng Nhật và bằng Tiếng Anh được in ở 2 tập khác khau cho nên khi nộp đơn dự thi, thí sinh phải lựa chọn ngôn ngữ thi theo yêu cầu của trường Đại học mà mình có nguyện vọng dự thi.
Môn Tiếng Nhật làm bài theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. Các môn KHTN, KHXH và Toán trả lời theo hình thức trắc nghiệm.
Thời gian thi EJU:
Kỳ thi EJU được tổ chức 02 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11.
Thời gian đăng ký thi EJU
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký thi EJU là từ đầu tháng 2-đầu tháng 3 hàng năm, và từ đầu tháng 7-cuối tháng 7 hàng năm.
Địa điểm thi EJU ở Việt Nam:
Tại Hà Nội: Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh
Cách thức nhập học:
Sau khi có kết quả EJU, thí sinh hoàn thiện bộ hồ sơ xin đăng ký học của trường Đại học mà mình có nguyện vọng theo học, nộp đơn xin học cùng với các giấy tờ cần thiết khác.
Các trường sẽ tiến hành tuyển chọn sau khi nhận bộ hồ sơ đăng ký học. Nếu như trúng tuyển, bạn bắt đầu làm thủ tục nhập học.
Chế độ đăng ký xin cấp Học bổng Khuyến học dành cho sinh viên nước ngoài du học tư phí
Trong số những thí sinh có nguyện vọng xin cấp Học bổng, những thí sinh có thành tích xuất sắc sẽ được chấp nhận và những học sinh này sẽ nhận được học bổng “Học bổng Khuyến học dành cho sinh viên du học tư phí” sau khi nhập học vào các trường Đại học của Nhật Bản.
Chế độ cấp giấy nhập học trước khi đến Nhật Bản
Sau khi tham gia và trúng tuyển kỳ thi du học Nhật Bản, EJU sẽ căn cứ vào các trường có khả năng cấp giấy phép nhập học cho tất cả học sinh trước khi sang Nhật.
Học đại học ở Nhật thì nên chọn ngành nào?
Theo mình nhận thấy, ngành công nghệ thông tin, xây dựng, cơ khí, ngôn ngữ Nhật là có nhiều cơ hội việc làm nhất. Tất nhiên các ngành khác bạn cũng có thể học – còn phải theo đam mê, sở trường và mục tiêu của bạn nữa chứ.
Kinh nghiệm của du học sinh khi học đại học ở Nhật
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.
Làm thêm Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công viêc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.
Học bổng Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.
Cuộc sống ở Nhật Bản Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi. Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật. Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại. Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.
Thời Gian Học Ở Trường Đại Học Nhật Bản Như Thế Nào?
Với các bạn muốn đi du học Nhật Bản thì việc tìm hiểu các trường nhật ngữ cũng như trường Đại học bên Nhật để theo học là điều quan trọng, ngoài vấn đề chất lượng giảng dạy và học phí cũng như nơi ăn chốn ở khu vực trường ra thì các bạn cũng cần lưu ý và chuẩn bị tinh thần với thời gian lên lớp học tập của chương trình học Đại học tại Nhật Bản.
Đi du học Nhật bản, lần đầu tiên tôi biết đến khái niệm 1 tiết học là 90 phút. Và có những ngày trong tuần là 6 tiết ở trường. Từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Tôi là một sinh viên Việt Nam. 16 năm đi học, tôi quen với khái niệm một tiết học 45 phút. Trong giờ học, nhiều lúc có thể làm bài tập về nhà của môn khác, có thể nói chuyện rúc rích, cười đùa, chuyền giấy, ăn quà vặt dưới hộc bàn, nghe nhạc, đọc truyện, ngủ, lên Facebook, lướt mạng… và thậm chí bất cứ việc gì có thể giết thời gian khác. Đồng ý là không phải lúc nào cũng do giáo viên dạy chán mà do học sinh nghịch.
Sang Nhật, lần đầu tiên tôi biết đến khái niệm 1 tiết học là 90 phút. Và có những ngày trong tuần là 6 tiết ở trường. Từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Giữa các tiết là 10 phút nghỉ giải lao. Và nghỉ trưa là 1 tiếng. 1 tiếng đồng nghĩa là không có khái niệm về nhà ăn cơm, chợp mắt một giấc ngắn rồi đến trường. Nếu không tự làm cơm hộp thì xuống canteen mua cơm hộp bán sẵn. Nếu tiết buổi chiều có bài kiểm tra thì 1 tiếng nghỉ trưa ít ỏi đó còn cần ôn lại bài.
Thú thực, 1 tuần học đầu tiên tôi đã cảm thấy mình theo không nổi. Suốt 1 tiết học, học nghĩa là học, không 1 giây nào hở ra để chơi hay đầu óc bay bổng đi chỗ khác. Đầu óc phải hết sức tập trung, vì giáo viên nói 2 câu lại đặt câu hỏi 3 câu. Và đương nhiên phải suy nghĩ ngay để trả lời luôn. Sai thì thôi. Sẽ được sửa. Nên khái niệm sợ sai cũng không tồn tại.
Tuần đầu tiên sau khai giảng, tôi thấy mình như một cái chong chóng, quay tít mù mỗi ngày. Ví dụ, bình thường trước các bài tập, giảng viên sẽ cho sinh viên suy nghĩ 5-15 phút tuỳ mức độ khó dễ. Ở đây, để tiết kiệm thời gian học cái khác, thời gian suy nghĩ luôn là các mốc 5 giây, 10 giây và 15 giây. Vì thế não đương nhiên phải hoạt động cật lực. Ít nhất để theo kịp bài giảng. Chưa kể khả năng nghe hiểu phải đủ tốt để nghe giải thích bài giảng. Không tốt cũng phải tốt, vì hết chọn lựa rồi.
Ở Nhật vì giờ làm việc muộn, 11 giờ tối các ga tầu rất đông đúc người tan sở trở về nhà. 11 giờ tối bên này cảm giác như 7 giờ tối ở Việt Nam vậy. Nên sáng các hoạt động thường bắt đầu từ 9h, quán xá, trường học, ngân hàng, bệnh viện, bưu điện…
Nhưng dù bắt đầu từ 9h cũng không phải muộn đâu, vì người Nhật không có thói quen ngủ trưa, và làm việc từng giây từng phút một. Đi làm về muộn, thậm chí về nhà chuyến tàu cuối cùng là 12 rưỡi đêm. Nhìn cách các thầy cô người Nhật làm việc mới thấy họ nghiêm túc với thời gian như thế nào. Đây chính là văn hóa Nhật Bản
Trong giờ dạy, không có khái niệm lên Facebook, tuyệt đối không nghe gọi điện thoại, không bao giờ đến muộn, không bao giờ tự ý đi đâu dù là 1 phút mà không thông báo. Mà nếu có đi cũng là photo tài liệu giấy tờ cần cho buổi học. Thường là cần chuẩn bị trước giờ học. Nếu có nhầm lẫn hay thay đổi, mới ra ngoài. Và trước khi đi bao giờ cũng xin lỗi. Sau khi về luôn là thở gấp gáp vì đã đi vội vã. Họ không “dám” phí phạm một giây nào của sinh viên.
Sinh viên học đúng 90 phút mỗi tiết thì giảng viên cũng không có tích tắc nào ngồi không. Họ cùng làm bài tập như sinh viên, cùng làm bài kiểm tra như sinh viên, sau đó đối chiếu lại. Chứ không phải rảnh rang rồi lấy bài giải in sẵn ra so.
Nước Nhật là một đất nước đứng lên thần kì từ đống tàn tích nát vụn của chiến tranh. Quanh năm cũng thiên tai khắc nghiệt. Nhiều đến nỗi người ta còn chẳng sợ nữa. Con người là điều làm thay đổi từ quá khứ đến hiện tại. Đầu tư chú trọng vào giáo dục. Là đầu tư có lãi về con người.
Người Nhật rất hay động viên, khích lệ nhau. Đôi khi người nhận thấy áp lực. Nhưng đa số là biến thành động lực để thể hiện lòng biết ơn. Tôi đang nghĩ nếu nước Nhật không kéo nhau lên mà thay vì lôi nhau xuống trong đố kị, ích kỉ thì giờ nước Nhật đã ra sao? Đi học, tôi luôn được khen rất nhiều. Tôi hiểu, thầy cô không khen cho vui. Nhưng các mức khen chung dành cho sinh viên thường là khá và tốt.
Đi học hơn 2 tháng, chỉ có 3 lần tôi đặc biệt được khen là xuất sắc. 2 bài viết luận và 1 bài thuyết trình ngắn. Và với tần suất 2 ngày 1 bài kiểm tra. Tôi đã rình điểm 100/100 nhưng vẫn chưa thể. Một bài kiểm tra 20 phút với 2 mặt giấy A4 kín đặc chữ.
Trong khi các bạn Trung Quốc, Đài Loan đã luôn đọc hiểu nhanh gấp đôi khả năng nhận biết mặt chữ của tôi. Nhưng điểm số luôn là 96,97,98. Vì tôi luôn có chỗ thiếu sót hoặc nhầm lẫn để bị trừ. Chẳng hạn như hôm nay, sau 8km đạp xe hộc tốc giữa mưa cho kịp giờ. Tôi vừa ngồi xuống ghế và 3 giây sau là bài kiểm tra ở trước mặt. Thở một hơi dài, uống 1 ngụm nước và lao vào chiến đấu. 1 điểm bị trừ là do tôi thiếu 1 dấu nét 1mm. Chỉ thế thôi. Nhỉnh hơn dấu chấm một chút. Và mất 1 điểm. Tôi nhận ra, người Nhật có thể luôn cổ vũ, nhưng khi đánh giá kết quả luôn nghiêm khắc hết mức. Trong công việc, hẳn cũng vậy. Đấy là lý do nhiều người bị căng thẳng. Họ không sợ gì thiệt thòi về phía họ, họ sợ phụ sự động viên đã được cho.
Tôi nghĩ mình không cần rình điểm 100 nữa. Vì còn trẻ mà, sai để nhớ chỗ sai. Và nhớ luôn cả cách sửa lại cho đúng. Còn điểm số, luôn là nhất thời thôi. Mà ai tự hào mãi mãi về những thứ nhất thời được.
Một bài viết khác, tôi sẽ kể lý do vì sao mà giờ tôi thấy đi học nhẹ nhàng như đi chơi vậy. Và rất muốn đi học. Tôi không biết nước Nhật của người khác như thế nào. Nước Nhật mà tôi biết là một thiên đường giải trí. Và trường học đã chèn những giờ học ngoại khoá và các hoạt động thú vị đến thế nào mà 10 giờ tối mỗi ngày sinh viên vẫn ở trường đông vui như party vậy.
Vì nhận được rất nhiều điều tích cực xung quanh, nên mỗi ngày đạp xe đi học, những lúc ngẩng đầu lên cao. Tôi luôn thấy một bầu trời xanh trong hy vọng. Bởi vì đúng như thầy cô ở trường ĐH bây giờ tôi học và ở trường ĐH năm sau nghiên cứu sinh thạc sỹ đã kỳ vọng. Họ muốn dù bây giờ có rất khó khăn, có nghiêm khắc. Nhưng qua được giai đoạn vất vả này, tôi đã được đào tạo một cách dốc hết nhiệt huyết nhất để trở thành một người sẽ có ích đối với nước Nhật.
Nói như giáo sư sẽ hướng dẫn đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành ngôn ngữ của tôi: “Tôi rất thích ước mơ của em. Tôi sẽ góp phần giúp em thực hiện điều đó.”
Giá mà có nhiều được gọi là “người lái đò” ở Việt Nam thay vì trách chở bao nhiêu chuyến qua sông không thấy ai quay lại. Có thể tự hào nghề nghiệp mà nói rằng: “Tôi sẽ đưa em đi một quãng trên đường đến ước mơ mà em muốn thực hiện.”
Đầu tư niềm tin cho một thế hệ sẽ trưởng thành. Là nhận lại nhiều hơn những gì tốt lành có thể tưởng tượng.
theo Vietnamnet
Du Học Tại Nhật Bản Chọn Trường
Du học tại Nhật bản chọn trường học tiếng
tiếng nhật tại nhật, học tiếng nhật tại nhật bản Ở Nhật bản, tại các trường tiếng hay các học viện chuyên đào tạo tiếng Nhật điều được cấp phép theo đúng luật đào tạo của Nhật và mỗi trường họ đều có giáo trình đào tạo nhưng mục đích cũng đảm bảo được chất lượng đào tạo sau khi bạn hoàn thành khóa học. Bên cạnh đó cũng có những trung tâm còn nhỏ lẻ nên chất lượng dịch dịch vụ còn chưa tốt.
Làm thế nào để chọn được trường học phù hợp với mình?
“Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, việc chọn trường không cần tìm hiểu kỹ về trường đó sẽ gây lãng phí công sức, thời gian và tiền của. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường không tốt, những gì mình muốn học thì không được học. Giá như mình tìm hiểu kĩ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này!!… Có hối hận cũng đã muộn vì vậy các bạn hãy thận trọng khi chọn trường.
Các trường đào tạo ngôn ngữ tại Nhật Bản có bảng xếp hạng hay không?
Không có bảng xếp hạng cho các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản. Các sinh viên quốc tế cho rằng mức độ nổi tiếng của các trường đào tạo tiếng Nhật là số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận vào các trường Đại học là bao nhiêu %. Tuy nhiên theo chúng tôi thì đó không phải là biểu thị chất lượng và đẳng cấp của các trường. Một số nhà xuất bản, báo chí công bố những tiêu chí riêng, tuy nhiên có sự thay đổi trong cách đặt tiêu chí. Vì vậy, bạn nên chọn trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhất và theo chuẩn mực riêng của mình.
Tại sao du học sinh lại tập trung đông tại các vùng quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo?
Vì quanh các thành phố lớn phương tiện giao thông và mua sắm rất tiện lợi, có nhiều trò giải trí, việc làm thêm nhiều, người quen đông.. v.v… Theo như lời kể của du học sinh đã từng được Công ty Hiền Quang hướng dẫn du học Nhật Bản thì ở các tỉnh xa cũng có những ưu điểm riêng như: Giá sinh hoạt và giá thuê nhà rẻ hơn các thành phố lớn, lớp học ít sinh viên, có nhiều chương trình đặc sắc, có thể gần gũi sinh hoạt với người dân địa phương, thiên nhiên phong phú, không khí và nước sinh hoạt rất sạch sẽ, có thể nắm bắt được cuộc sống sinh hoạt truyền thống …v.v… Vì vậy các bạn nên cân nhắc không chỉ chọn các trường quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo mà bạn nên mở rộng ra các địa phương khác trên đất nước Nhật.
Những điều lưu ý khi chọn học trường tiếng tại Nhật.
Bạn hãy chọn theo các thứ tự ưu tiên! Theo bạn trường nào là số một?
Nội dung khóa học: Khóa học bình thường? Khóa học để học Đại học? Khóa học để học Cao học? Khóa học để học các trường dạy nghề? Khóa học tiếng Nhật thương mại? Khóa học ngắn hạn?
Sắp xếp trình độ: Các trường có phân chia lớp theo trình độ năng lực tiếng Nhật của học sinh hay không?
Chương trình học cơ bản: Có giờ học về các chương trình cơ bản (tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học, xã hội v.v…) dành cho những người muốn học tiếp lên hay không?
Số tiết học: Khóa học nửa ngày hay cả ngày sẽ tốt cho bạn?Môi trường học: Giao thông có thuận tiện không?
Ký túc xá, trang thiết bị nơi ở: Có kí túc xá riêng cho nam và nữ hay không? Có giới thiệu nhà ở cho sinh viên hay không?
Việc học tiếp, giúp dỡ sinh hoạt: Có trao đổi về cuộc sống và việc học tiếp lên hay không?
Hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp: Hướng đi tương lai của các sinh viên khóa trước thế nào? Các sinh viên có đỗ vào các trường mà họ mong muốn không?
Tiêu chuẩn giáo dục: Điểm thi của kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi du học Nhật bản của các sinh viên khóa trước là bao nhiêu?
Số lượng giáo viên: Tỷ lệ giáo viên với học sinh ra sao? Tỷ lệ giữa giáo viên chính thức và giáo viên không chính thức là bao nhiêu?
Học phí: Số giờ học, số lượng giáo viên, thiết bị v.v… có phù hợp với giá tiền không?
Tuyển chọn vào học: Xét hồ sơ hay phỏng vấn trực tiếp người bảo lãnh? Có tổ chức xét tuyển tại Việt Nam hay không?
Tư cách lưu trú: Tư cách cư trú là “Du học” hay “Đi học”?
Tỉ lệ sinh viên của các nước đi du học Nhật Bản: Sinh viên thuộc các nước có sử dung chữ Hán nhiều hay ít? Đối với sinh viên du học thuộc các nước không sử dụng chữ hán có được quan tâm không?
Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay những điều bạn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Học Phí Đại Học Văn Hiến 2022
Học phí Đại học Văn Hiến 2021 đối với sinh viên chính quy ở mức 706.000VNĐ/tín chỉ, tức khoảng 30-32 triệu/năm tùy theo ngành đào tạo. Ngoài khoản học phí thí sinh trúng tuyển phải nộp các khoản sau đây: phí nhập học, đồng phục thể dục, giáo dục quốc phòng. Chi tiết về mức học phí, thông tin tuyển sinh Đại học Văn Hiến tham khảo bên dưới. Đại học Văn Hiến ở đâu? Trường Đại…
Học phí Đại học Văn Hiến 2021 đối với sinh viên chính quy ở mức 706.000VNĐ/tín chỉ, tức khoảng 30-32 triệu/năm tùy theo ngành đào tạo. Ngoài khoản học phí thí sinh trúng tuyển phải nộp các khoản sau đây: phí nhập học, đồng phục thể dục, giáo dục quốc phòng. Chi tiết về mức học phí, thông tin tuyển sinh Đại học Văn Hiến tham khảo bên dưới.
Đại học Văn Hiến ở đâu?
Trường Đại học Văn Hiến được thành lập ngày 11/7/1997. Sau hơn 19 năm hoạt động và phát triển, Đại học Văn Hiến đã trở thành một thương hiệu uy tín về giáo dục Đại học. Với triết lý giáo dục “Thành nhân trước khi thành danh”, nhà trường đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội”.
Điện thoại: 028 3832 0333.
Email: [email protected]
Fax: 028 3832 1333
Đại học Văn Hiến gồm những ngành nào, xét tuyển khối nào?
Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường: mã số Trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển.
Tên ngành/chuyên ngành
Mã ngành
Tổ hợp môn xét tuyển
(chọn 1 trong 4 tổ hợp)
Chương trình chất lượng cao: Kế toán
Chương trình chất lượng cao: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Chương trình chất lượng cao: Quản trị khách sạn
Chương trình lượng cao: Tiếng Anh thương mại
Thanh nhạc
7210205
N00: Xét tuyển môn Văn và Thi tuyển môn cơ sở ngành và chuyên ngành.
Đối với môn Tiếng Anh, thí sinh có thể chọn các ngôn ngữ khác thay thế; hoặc có một trong các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến ngày xét tuyển:
Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối từng ngành đào tạo…
Đại học Văn Hiến xét tuyển học bạ THPT
Tuyển sinh theo kết quả Học bạ THPT HK1 + HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12 hoặc HK1 + HK2 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển; hoặc xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung cả năm lớp 12. Ngành năng khiếu: Xét tuyển môn ngữ văn và Thi tuyển môn cơ sở ngành và chuyên ngành đối với ngành Thanh nhạc và Piano.
– Hình thức 1: Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm.
– Hình thức 2: Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 2 học kỳ (lớp 12) + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm.
– Hình thức 3: Tổng Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 điểm trở lên.
Học phí Đại học Văn Hiến 2021
Học phí Đại học Văn Hiến 2021 đối với sinh viên chính quy ở mức 706.000VNĐ/tín chỉ, tức khoảng 30-32 triệu/năm tùy theo ngành đào tạo.
Thí sinh trúng tuyển phải nộp các khoản sau đây: học phí học kỳ 1, phí nhập học, đồng phục thể dục, giáo dục quốc phòng.
Học phí học kỳ 1 năm học 2021 – 2021 đối với đại học, cao đẳng, tạm thu
– Nhóm 1: gồm Khoa Kinh tế (Quản trị kinh doanh), Khoa Du lịch (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn) và Khoa KHXH&NV (Văn học, Việt Nam học, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học).
– Nhóm 2: gồm Khoa Kỹ thuật điện tử, truyền thông/Công nghệ kỹ thuật điện tử, KT – CN (Công nghệ thông tin/Tin học ứng dụng, truyền thông) và Khoa NN&VHNN (Ngôn ngữ Nhật/Tiếng Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc/Tiếng Trung Quốc, Đông phương học, Ngôn ngữ Anh/Tiếng Anh, Ngôn ngữ Pháp/Tiếng Pháp).
b) Phí nhập học: 300.000đ, bao gồm lệ phí nhập học, phí bảo hiểm tai nạn, làm thẻ sinh viên, sổ tay sinh viên.
c) Bảo hiểm y tế bắt buộc: 491.500đ (có giá trị từ ngày 01/01/2018- 31/12/2018).
d) Đồng phục thể dục, giáo dục quốc phòng: 150.000đ/ bộ.
Tóm lại, trường đại học Văn Hiến là trường đại học dân lập tại Việt Nam. Mức học phí của trường ở mức vừa phải so với các trường dân lập khác . Trường được nhiều sinh viên đánh giá cao về chất lượng giảng viên và môi trường học tập thân thiện.
Từ khóa:
đại học văn hiến ở đâu
đại học văn hiến tuyển sinh 2021
trường đại học văn hiến tuyển sinh 2021
đại học văn hiến điểm chuẩn 2021
đại học văn hiến học phí 2021
Bạn đang xem bài viết Học Đại Học Ở Nhật Bản trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!