Xem Nhiều 3/2023 #️ Học Sinh Nói Chuyện, Làm Việc Riêng Trong Giờ Học # Top 6 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Học Sinh Nói Chuyện, Làm Việc Riêng Trong Giờ Học # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Sinh Nói Chuyện, Làm Việc Riêng Trong Giờ Học mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Học sinh không có việc để làm: Các em nói chuyện và làm việc riêng chủ yếu trong những trường hợp giáo viên giảng quá nhiều, các bạn phát biểu (còn mình không được phát biểu) … Khi đó, có thể các em không hiểu, không hứng thú khi nghe những điều giáo viên nói, bạn trình bày. Có nhiều em giơ tay phát biểu không được giáo viên gọi thì lập tức quay sang nói chuyện với bạn.

2. Năng lực nhận thức của HS hạn chế: Có một thực tế là, năng lực và hứng thú nhận thức của học sinh trong lớp không giống nhau, có em nhanh, em chậm… Thường, những em chậm thì không hiểu lời giáo viên giảng, không làm được bài tập của mình, không theo kịp các bạn nhanh nên mất hứng thú, chán, đâm ra nói chuyện riêng, làm việc riêng.

Lời khuyên: GV nên chú ý nhiều hơn đến những em chậm, ví dụ: cho ngồi các bàn phía trên, yêu cầu làm những bài tập cơ bản, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời, cho học sinh giỏi ngồi cạnh để giúp đỡ, trao đổi với gia đình để kèm thêm ở nhà…

3. GV chưa có khả năng bao quát lớp: GV chỉ chú ý đến một số học sinh phía trên gần bục giảng hoặc những em năng động, những em ngồi phía sau thì ít được chú ý hơn, thậm chí một số GV cứ quay lưng với lớp viết bảng, giảng giải…. Khi ít được chú ý, những em này dễ “tranh thủ cơ hội” để nói chuyện riêng.

Lời khuyên: GV cần chú ý đến mọi HS, nhất là những em hay nói chuyện riêng. GV nên “ra tín hiệu” rằng “cô biết hết tất cả”, thể hiện sự quan tâm nhưng nghiêm khắc của mình. Tránh, hạn chế hiện tượng quay lưng về phía các em.

4. Nội dung học tập nhàm chán, thiếu hấp dẫn: Học nhiều khi cũng như xem phim: Xem một bộ phim mà ta không hiểu nội dung, hay nội dung nhàm chán thì chỉ muốn tắt ti – vi. Mình nhớ câu nói rất hay: “Ta có thể dẫn con ngựa đến chỗ có nước, nhưng không thể bắt nó uống nước”.

Lời khuyên: GV nên đưa những nội dung hấp dẫn, gắn liền cuộc sống của trẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức các em, sử dụng phương tiện trực quan thích hợp…

5. Thói quen xấu có từ lớp dưới: Nề nếp học tập được hình thành từ khi trẻ vào lớp 1. Nếu GV các lớp dưới không quan tâm, làm sai nề nếp này thì GV các lớp trên sẽ phải chịu “khổ” thôi.

Lời khuyên: GV phải rèn nề nếp cho các em từ lớp dưới, trong đó, giúp trẻ hiểu được nội quy học tập, tác hại của hành vi nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học… Nên nhớ: “Măng non dễ uốn”.

6. HS có “đối tác” và cơ hội thuận lợi để nói chuyện riêng: Đó có thể là bạn cùng bàn “hợp cạ”, chơi thân với nhau, ngồi phía sau ít “bị” chú ý…

Lời khuyên: GV nên thường xuyên thay đổi các “cặp” HS cùng bàn, “chia cắt” những em “hợp cạ” ngồi tách xa nhau; đưa những em “lắm mồm” lên ngồi phía trên, ngồi gần cán bộ lớp, tổ; thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp.

7. HS ngồi học bị gò bó quá mức: Một vài GV yêu cầu HS ngồi nghiêm ngắn hệt như những bức tượng, điều đó gây căng thẳng, mệt mỏi, làm cho các em “buộc” phải cựa quậy, nói chuyện riêng cho “miệng được vận động”.

Lời khuyên: GV nên cho HS ngồi thoải mái, không gò bó (ví dụ: không nên bắt các em khoanh tay đặt lên bàn…); trong tiết học, nên dành vài phút cho học sinh vận động với những bài thể dục tại chỗ thích hợp.

Khi có HS thiếu tập trung, nói chuyện riêng, làm việc riêng, GV có một số cách xử lý khác nhau: Nói với cả lớp: “Trong lúc cả lớp đang học tập nghiêm túc thì cô thấy bạn X. nói chuyện riêng (làm việc riêng). Có lẽ bạn cần sự giúp đỡ chăng?”. Rồi đến gần em X, hỏi: “Cô có thể giúp gì cho em?”. Hoặc GV tạm dừng và nói: “Cô muốn thấy em X. không nói chuyện riêng (làm việc riêng) vào lúc này”… Trong những trường hợp “khó trị”, cần cho em đó ngồi riêng một bàn.

Ngoài tác động của mình, GV cần liên hệ với phụ huynh để các bậc cha mẹ nhắc nhở trẻ, sử dụng tập thể HS để các em nhắc nhở lẫn nhau…

Trong mọi trường hợp GV cần tôn trọng HS, đặt lợi ích của các em lên hàng đầu. Tôn trọng + yêu thương + nghiêm khắc + phương pháp học tích cực là “liều thuốc” hữu hiệu.

(Theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Hợp)

Nguyễn Đức Dũng @ 19:14 07/10/2014 Số lượt xem: 2829

Suy Nghĩ Về Hiện Tượng Học Sinh Nói Chuyện Riêng Làm Việc Riêng Trong Giờ Học

Đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng học sinh nói chuyện riêng làm việc riêng trong giờ học

Bài làm

Học đường và các vấn nạn trong học đường luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Bởi học đường chính là nơi rèn luyện, xây dựng cho các em học sinh một hành trang vững chắc để bước chân ra cuộc đời. Mà hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học là một trong số đó. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc của tập của học sinh.

Học sinh, những người trẻ tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Mang trong mình những sứ mệnh to lớn, sau này sẽ gánh vác một phần giang sơn. Công việc đầu tiên của học sinh đó chính là học. Là trang bị những kiến thức cần thiết, để tương lai bước vào đời.

Chính bởi nhiệm vụ quan trọng như vậy, nên việc học đối với học sinh là một việc cực kì trọng đại. Nó quyết định con đường tương lai của người đó. Nếu một người không chịu khó học tập, tương lai sẽ khó có thể làm lên được sự nghiệp, công danh như mong muốn.

Mà nếu còn vướng vào những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng tới quá trình học tập. Người ấy còn phải chịu nhiều hậu quả khác ở trong tương lai. Hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng đã dần phổ biến hơn trong lớp học. Nó là hệ lụy của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Cuộc sống của con người trở lên đầy đủ hơn. Học sinh cũng phân biệt ra giàu nghèo nhiều hơn. Những bạn học sinh nhà có hoàn cảnh khá giá, thì chẳng ham mê gì học tập. Chỉ bởi vì sự bắt buộc của cha mẹ, làm cho những học sinh ấy phải đi học. Tạo ra cảm giác chán học trong học sinh, dẫn đến tình trạng mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học.

Nhưng không phải bởi vì có kinh tế, có đam mê thứ khác mà học sinh từ bỏ việc học. Chỉ tập trung vào làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Bởi mỗi con người sống trong xã hội cần vận động để có thể tồn tại. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng. Con người nếu không có kiến thức, kĩ năng cần thiết. Khi ra đời sẽ chẳng được ai đón nhận cả. Chính vì vậy, việc học chưa bao giờ là mất đi giá trị của nó.

Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng vẫn luôn diễn ra trong các lớp học. Điều ấy thể hiện những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa của học sinh. Bởi các em đang trong độ tuổi mới lớn, bước đầu hòa mình vào cuộc sống. Có rất nhiều thứ mới mẻ để các em tiếp cận. Vì vậy, các em quan tâm tới những việc xung quanh hơn bài giảng cũng là một điều dễ hiểu.

Cái chúng ta cần để cải thiện tình trạng này là việc làm sao cho học sinh hứng thú với việc học. Việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên, hay có những biện pháp phù hợp hơn là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Thiết nghĩ, chính bản thân các bạn học sinh. Cần có một thái độ học tập tích cực, bởi các bạn nên biết rằng. Của cải vật chất chỉ là thứ bên ngoài, sẽ mất đi. Chỉ những kiến thức mà các bạn học tập được, mới là hành trang vững chắc nhất cho các bạn, trên bước đường tương lai của mình. Chỉ có làm chủ được kiến thức, mới có thể làm chủ được tương lai.

Hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp học, gây ra những hệ lụy rất xấu cho sự phát triển của học sinh. Đòi hỏi mỗi học sinh cần tự ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân mình. Để có thể học tập cho tốt, cho giỏi. Để tương lai sau này góp sức mình vào việc xây dựng, làm giàu quê hương đất nước.

Hà Văn

Tác Hại Của Nói Chuyện Trong Giờ Học

Đề: Nghị luận xã hội về Tác hại của nói chuyện trong giờ học

Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.

Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.

Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi hặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.

Học Sinh Được Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Trong Giờ Học Để Phục Vụ Việc Học Tập

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó học sinh được phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học để phục vụ việc học tập.

Thay đổi sổ sách chỉ còn 3 – 4 loại sổ sách so với hơn chục cuốn như hiện nay

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, một trong những thay đổi đáng kể nhất là quy định giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.

Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết trước đây, Bộ đi kiểm tra, có nơi yêu cầu giáo viên phải có tới 11 loại hồ sơ sổ sách, rất áp lực, tốn thời gian và không cần thiết.

Do vậy, Bộ GD-ĐT quyết định giảm hồ sơ sổ sách để giáo viên dành thời gian cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Cụ thể, từ nay giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, gồm: kế hoạch giáo dục (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Riêng giáo viên chủ nhiệm thì có thêm sổ chủ nhiệm.

Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT.

Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Học sinh được dùng điện thoại thông minh và tăng số lần “lưu ban”

Cũng theo điều lệ mới, học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học thay vì 2 lần như trước đây. Theo Bộ GD-ĐT, đây là sự thay đổi theo hướng nhân văn hơn, tạo thêm cơ hội cho học sinh được khắc phục.

Lý giải về điều này, ông Sái Công Hồng cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Điều lệ cũng bổ sung quy định theo quy định mới của luật Giáo dục 2019: học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD-ĐT thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Bạn đang xem bài viết Học Sinh Nói Chuyện, Làm Việc Riêng Trong Giờ Học trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!