Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Giờ Đẹp Nhất Cúng Ông Công, Ông Táo 2022 mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vậy nên cúng táo quân năm 2021 vào ngày nào? Giờ nào tốt nhất?
Cúng ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.
Ngoài ra, theo quan niệm của dân gian, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.
Mặc dù gọi là cúng Táo Quân nhưng đây là cách nói tắt, chứ thực ra lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ.
Cúng ông Táo vào ngày, giờ nào tốt nhất?
Lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.
Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.
Âm lịch ngày Nhâm Ngọ, tháng Kỷ Sửu, năm Canh Tý
Giờ Tiểu cát: 3h-5h sáng và 15h-17h chiều
Giờ Đại An: 7h-9h sáng và 19h-21h chiều
Giờ Tốc Hỷ: 9h-11h sáng và 21h-23h
Âm lịch ngày Quý Mùi, tháng Kỷ Sửu, năm Canh Tý
Giờ Tiểu cát: 3h-5h sáng và 15h-17h chiều
Giờ Đại An: 7h-9h sáng và 19h-21h chiều
Giờ Tốc Hỷ: 9h-11h sáng và 21h-23h
Như vậy, giờ đẹp nhất trong 2 ngày này là giờ Tốc Hỷ (9 – 11 giờ trưa): Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.
Theo các cụ xưa, khung giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp cũng là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời, đây cũng là thời điểm nhiều người lựa chọn để cúng ông Công ông Táo.
Văn khấn cúng ông Táo năm 2021
Nam mô A di đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương! Con kính lạy Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! (3 lần).
Chú ý đặc biệt khi cúng ông Công ông Táo
– Không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi làm lễ cúng. Các gia đình phải cúng xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.
– Người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Phụ nữ nếu trong chu kỳ kinh nguyệt nếu có thể nên để cho người thân trong nhà lễ cúng.
– Cá chép sau khi cúng xong phải thả vào nguồn nước sạch rộng lớn tránh việc thả xong có người bắt mất.
– Trước hôm cúng ông Công ông Táo tránh sinh hoạt vợ chồng, kiêng không quan hệ ân ái.
– Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.
– Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu sạch sẽ kín đáo tránh hở hang.
chúng tôi
Giờ Đẹp Nhất Để Cúng Ông Công Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp
Sự tích ông Công ông Táo
Trong dân gian, có nhiều dị bản về sự tích ông Công ông Táo nhưng nói chung tục lệ cúng ngày 23 tháng Chạp xuất phát từ câu chuyện tình sâu nghĩa nặng giữa nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Hoàn cảnh éo le của ba người, “một vợ hai chồng”, “một bà hai ông” được kể lại trong sự tích ông Công ông Táo như sau.
Xưa kia có hai vợ chồng rất nghèo khó, người chông tên Trọng Cao, người vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Cũng vì lẽ này, cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn.
Một ngày nọ, vì quá tức giận và không kiềm chế được bản thân mà Trọng Cao đã đánh vợ mình. Giận người chồng đầu ấp tay gối bấy lâu, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và gặp người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Trọng Cao quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.
Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà để xin ăn thì được một người chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.
Chứng kiến hoàn cảnh éo le cùng tình nghĩa giữa ba người, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Lang, Thị Nhi và Trọng Cao làm Táo quân, phân chia nhiệm vụ của mỗi người như sau:
– Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp
– Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà
– Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa
Năm 2019, tết ông Công ông Táo vào ngày bao nhiêu?
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.
Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.
Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 – 11 giờ sáng. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.
“Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.
Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 – 11 giờ. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp”, chuyên gia phong thủy cho biết.
Cúng ông Công ông Táo sớm có được không?
Nhiều gia đình thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm trước một ngày, nếu quá bận rộn và không sắp xếp được công việc. Nếu như năm ngoái, các chuyên gia phong thủy cho biết có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp, nhưng năm nay 2019, thì không nên. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp.
Văn khấn cúng ông Công ông Táo chính xác nhất
Mời bạn tham khảo bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chính xác nhất. Cần thành tâm khấn vái và thực hiện các nghi lễ một cách trang trọng nhất.
Bài văn khấn cúng ông Táo số 1
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là: [Họ và tên của người khấn]
Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, dâu rể, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo số 2
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ (chúng) con là: [Họ và tên của người khấn]
Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Theo Anh Đào/Đời sống & Pháp lý
Cúng Ông, Công Ông Táo Năm 2022 Ngày Giờ Nào Đẹp Nhất Để Cả Năm Bình An
Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục quen thuộc của người Việt mỗi khi năm cũ chuẩn bị qua đi chào đón năm mới đến. Người Việt từ xưa tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, thường được thờ ở nhà bếp nên còn gọi là vua bếp. Để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể.
Năm nay, ngày ông Công ông Táo về Trời là ngày 4 tháng 2 năm 2021 dương lịch. Theo quan lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ kết thúc trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo thường thấy. Ảnh internet
Tuy nhiên, lễ cúng ông Công, ông Táo có thể diễn ra trước ngày 23 tháng Chạp. Được biết, có thể cúng ông Công, ông Táo từ ngày 21 tháng Chạp đến 22 tháng Chạp.
Theo Tuổi trẻ, ngày giờ đẹp nhất để diễn ra lễ cúng ông Công, ông Táo năm 2021 là từ 9h – 11h ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là giờ đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo về chầu trời.
Ngày giờ cúng ông Công, ông Táo năm 2021:
Ngày 22 tháng Chạp (ngày Giáp Tý). Giờ tốt: Giờ Tị 9-11h
Ngày 23 tháng Chạp (ngày Ất Sửu). Giờ tốt là giờ Ngọ 11-13h
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo cần thiết: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn, tiền vàng, 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.
Bài cúng ông Công, ông Táo năm 2021 theo văn khấn cổ truyền Việt Nam Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật!
Cúng Ông Táo Mấy Giờ Là Tốt Nhất? Nên Cúng Ông Táo Sáng Hay Chiều?
Cúng ông táo là tục lệ truyền thống của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ngày giờ tốt để thực hiện nghi lễ này. Vậy cúng ông táo mấy giờ là tốt nhất? Nên cúng ông công ông táo sáng hay chiều? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
1. Cúng ông công ông táo sáng hay chiều?
Người Việt quan niệm rằng, ngày 23 tháng chạp là ngày táo quân lên trời để thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện đã xảy ra trong năm vừa rồi ở trần gian của gia chủ. Do đó, khi làm lễ cúng ông công ông táo, chúng ta thường làm rất thịnh soạn với mong muốn táo quân sẽ thưa những điều tốt đẹp nhất với Ngọc Hoàng, còn những điều không tốt thì sẽ được báo cáo nhẹ đi.
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng táo quân thường được thực hiện vào chiều tối ngày 22, sáng ngày 23 tháng 12 âm lịch. Tuy nhiên, ngày cúng ông táo đẹp nhất là sáng 23.
Người Việt Nam cho rằng, 12h trưa 23 tháng chạp là hạn chót táo quân lên trời để báo cáo các sự kiện diễn ra năm vừa rồi. Nếu cúng táo quân sau 12h trưa ngày 23 thì các táo sẽ không thể vào Thiên đình báo cáo được bởi lúc này, cổng thiên đình đã đóng. Do đó, tốt nhất là bạn nên cúng táo quân vào sáng ngày 23. Nếu hôm đó bận thì có thể cúng vào chiều tối 22/12 âm lịch, không được cúng sớm hơn ngày này vì táo sẽ phải chờ Thiên đình mở cổng.
Bạn có thể cúng ông công ông táo vào chiều tối 22 (3/2/2021 dương lịch) và sáng 23 tháng chạp (4/2/2021 dương lịch). Tuy nhiên, thực hiện lễ cúng vào sáng 23 vẫn là tốt nhất.
Nếu bạn cúng ông táo vào ngày 23 thì giờ tốt nhất là:
Giờ Dần (3-5h): Cúng vào giờ này có thể giúp gia đình hóa giải mâu thuẫn, gia đạo hưng vượng. Bên cạnh đó còn mang tới sức khỏe và điều tốt lành cho gia chủ.
Nếu không có điều kiện cúng vào sáng 23 thì bạn có thể thực hiện nghi lễ này vào chiều tối 22 tháng chạp. Giờ tốt nhất để cúng ông công ông táo là:
Giờ Thân (15-17h): Khung giờ này rất tốt., giúp đường lên Thiên đình của các táo thuận lợi, gặp may mắn. Ngoài ra còn giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào.
Giờ Dậu (17-19h): Cúng vào giờ này giúp gia chủ gặp nhiều may mắn.
3. Những lưu ý khi chọn giờ cúng ông công ông táo
Khi cúng ông công ông táo, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Tuyệt đối không cúng vào giờ hắc đạo (giờ xấu)
Việc cúng ông công ông táo phải được thực hiện trong chiều tối ngày 22 và trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.
Bạn đang xem bài viết Ngày Giờ Đẹp Nhất Cúng Ông Công, Ông Táo 2022 trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!