Cập nhật thông tin chi tiết về Nghi Lễ Dâng Sao Giải Hạn Không Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo! mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người dân đứng hàng dài hàng trăm mét trên đường, cầu gần chùa cùng gương mặt lo âu, thấp thỏm, chen lấn để được vào làm lễ, xin lộc là cảnh tượng quen thuộc nhiều năm. Tại những ngôi chùa này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, mặt ai cũng nghiêm trang, thành kính; người nào cũng chắp tay trước ngực, miệng lẩm nhẩm những câu gì đó, chỉ bản thân họ mới biết. Trong số những khuôn mặt “thành kính” kia, không ai dám chắc là không có những người chỉ mới hôm qua thôi, còn mắng chửi hàng xóm thậm tệ chỉ vì một xích mích nhỏ, thậm chí có kẻ còn làm những việc thất đức nữa.
Nói như thế không có nghĩa là tất cả những người đến đây đều ác tâm, nhiều người trong số họ vẫn thành tâm đấy nhưng khấn nguyện để tìm kiếm sự an lành cho mình mà phải chen lấn nhau, thậm chí giẫm đạp lên nhau thì liệu có còn thiêng nữa không? Nhất là điều ấy lại diễn ra nơi cửa Phật, chốn linh thiêng không dành cho những kẻ thiếu thiện tâm.
Đám đông kia làm gì nơi cửa Phật? Họ cúng dâng sao giải hạn đấy! Người ta quan niệm rằng, mỗi năm của một người sẽ ứng với một ngôi sao chủ nào đó. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, người ấy sẽ gặp phải những chuyện chẳng lành, cả về công việc lẫn sức khỏe.
Trước đây, lễ cúng dâng sao giải hạn được thực hiện tại nhà, hoặc tại các ngôi đình trong làng do các thầy pháp thực hiện. Thế nhưng, không biết từ bao giờ, việc cúng dâng sao giải hạn lại được thực hiện trong các chùa, lại do một số sư sãi tiến hành.
Đây là điều trái với giáo lý nhà Phật. Nhiều vị đại đức uy tín trong Hội Phật giáo Việt Nam đã không ít lần lên tiếng bất bình với việc cúng dâng sao giải hạn tại các chùa vì nó trái với triết lý của đức Phật.
Đặc biệt, việc cúng bái và hành lễ do các sư chủ trì và nhận tiền “công đức” từ những người đến tham dự lễ là một sự biến tướng khó có thể chấp nhận. Nó thương mại hóa ngay nơi cửa Phật như thế thì khác nào núp bóng chốn thiền môn để kinh doanh lòng tin của đám đông cuồng tín!
Ai cũng có một góc tâm linh của lòng mình để an ủi, để giãi bày và chia sẻ. Nó hoàn toàn khác với mê tín dị đoan. Cần phân biệt rõ khái niệm này để có cách hành xử chuẩn mực và có văn hóa. Không một kẻ khuất mặt nào có thể can dự vào đời sống tinh thần lẫn vật chất của người đang sống.
Rất tiếc là, xã hội ngày càng phát triển về khoa học kỹ thuật, có thể giải mã nhiều bí ẩn các hiện tượng tự nhiên thì không ít người lại đi ngược lại quy luật đó. Cúng dâng sao giải hạn vừa diễn ra ở nhiều ngôi chùa không những không làm tôn nghiêm thêm sự thiêng liêng nơi cửa Phật mà còn làm méo mó đời sống tâm linh của mỗi người.
Trao đổi với PV về hiện tượng người dân đi cúng dâng sao giải hạn đầu năm, GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có những ý kiến thẳng thắn về vấn đề này. GS Trần Lâm Biền: Muốn giải được hạn, trước tiên con người ta phải thiện tâm. Nhờ cái thiện tâm, mà những cái ác nghiệt được hạn chế đi, tự nó sẽ hết. Đó là con đường đi đến bình an theo tinh thần của thần thánh, đạo Phật. Nhà chùa, đền là nơi của thần thánh, để chúng sinh đến đó học tập, thực hiện những điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Trên nền tảng ấy sẽ đi đến bản chất của thiện tâm. Phải có tuệ mới đi được vào bản chất của tâm thiện mà đi đến những điều tốt lành.
Cũng theo GS Trần Lâm Biền việc Dâng sao giải hạn vốn không phải của người Á Đông mà gắn với chiêm tinh học ở Trung Cận Đông. Cư dân ở đây thường theo dõi những ngôi sao và liên tưởng rằng trong mỗi thời khắc, trật tự của các ngôi sao sẽ chi phối số phận của con người… Mỗi người sinh ra ở các giờ khác nhau, thời khắc khác nhau sẽ bị chi phối bởi những ngôi sao khác nhau, từ đó mà hình thành tử vi.
Nhưng đi xa dần khỏi trung tâm của nơi nảy sinh, đến tới các nước phương Đông, tư tưởng này dần bị sai lệch. Dâng sao giải hạn tại Việt Nam tồn tại lâu đời trong dân gian thực chất ảnh hưởng từ Trung Hoa. Theo quan niệm của Đạo giáo, trên trời có 24 ngôi sao, do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó có 9 ngôi sao sáng nhất sẽ luân phiên chiếu mệnh các năm.
Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. 9 sao này có sao tốt và có cả sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng (nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì 2 sao này chẳng thấy được mặt trời).
Từ đó dân gian mới có tục dâng sao giải hạn để tránh những sao xấu chiếu rọi, đi vào cung chiếu của những sao tốt. Nhưng thực tế đây lại là điều không tránh được. Con người đã bịa ra những cái đó, dùng uy lực của thánh thần để dâng sao giải hạn.
Dâng sao giải hạn suy cho cùng chỉ là do con người bịa ra để an ủi chính bản thân mình, rồi bị những kẻ hoạt đầu tôn giáo tín ngưỡng lợi dụng kiếm lợi riêng dựa trên sự hiểu biết chưa đầy đủ của quần chúng.
Mới đây, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu tăng ni, nhất là lãnh đạo giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.
Cũng theo Công văn nêu rõ, nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc là nhu cầu của con người. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của nhân loại, chỗ dựa tinh thần tâm linh cho con người. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho người dân là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, tại một số chùa, cách tổ chức nghi lễ cầu an có sự sai lệch. Việc dâng sao giải hạn cũng được tổ chức tại nhiều ngôi chùa
“Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã đã dùng phương pháp tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp,” công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nhấn mạnh.
Một trong những hiện tượng tiêu cực đó là biến tướng trong hoạt động dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi. Những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi, nhiều di tích, điểm thờ tự… liên tục ở trong tình trạng quá tải do lượng người đến làm lễ dâng sao giải hạn quá lớn. Ví dụ như, tối 12/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), hàng ngàn người đã đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) dự lễ cúng giải hạn sao, xếp hàng dài từ sân chùa ra khu vực quanh cầu vượt Ngã Tư Sở, gây mất an toàn giao thông…
Để khắc phục những biến tướng trong việc thực hành những nghi lễ, tập tục truyền thống, lợi dụng niềm tin của người dân để trục lợi, bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, các cơ quan quản lý, nhà văn hóa… cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa thực sự, tránh sự lệch lạc khi thực hành.
Việc lợi dụng đám đông cuồng tín để kinh doanh, thu lợi bất chính tại các chùa không những trái với giáo lý của đạo Phật mà còn vi phạm pháp luật. Đáng tiếc là, “dịch” mê tín này đang lan nhanh hằng năm trong đời sống của người dân. Cần có một cuộc đại phẫu về các loại lễ lạt nặng tính dị đoan này để trả lại sự thiện lành trong đời sống tâm linh đã song hành cùng dân tộc hàng ngàn năm nay.
Quang Tới/VHVN
Nhà Phật Không Có Nghi Lễ Cúng Sao Giải Hạn
Cúng sao đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt nhưng chuyện sao xấu, sao tốt thì quan niệm mỗi người dân ở mỗi nơi và của Đức Phật lại không “đồng nhất”.
Chùa thị xô đẩy, chùa làng vắng hoe
Những ngày “đầu mùa” dâng sao giải hạn, dường như các ngôi chùa ở thành thị lúc nào cũng tấp nập, ồn ào và muôn kiểu lễ bái. Tận dụng những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều người dân đã đổ xô lên chùa cầu an đồng thời xem bảng tính sao chiếu mệnh và đăng ký dâng sao giải hạn đầu năm mới.
Thực tế là trong khuôn viên của nhiều nhà chùa đã bố trí nhiều bàn phục vụ đăng ký dâng sao, niêm yết bảng sao xấu cần phải giải hạn, “công khai” lịch dâng sao cụ thể cũng như mức chi phí cần đóng góp.
Lượng người đến đăng ký lên hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người như ở chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ… gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông quanh khu vực các chùa, phủ ấy. Nhiều người dân sợ “hết chỗ” đã đăng ký giải hạn từ trước Tết.
Ngược với chùa ở trong nội thành thì các ngôi chùa ở làng quê vào “mùa” giải hạn vẫn yên ắng, không ồn ào, náo nhiệt. Thi thoảng có vài người dân ở làng hoặc khách thập phương đến vãng cảnh chùa và lễ bái trước cửa Tam Bảo.
Đến chùa Sủi (huyện Gia Lâm), chùa Sùng Khánh (quận Long Biên), chùa Đức Diễn (huyện Từ Liêm) vào những ngày dâng sao giải hạn, bàn đăng ký giải sao vẫn vắng hoe, những người ngồi ghi sao khá rảnh rỗi vì cả ngày chỉ lác đác vài người đến đăng ký.
Theo thông lệ thì vào ngày mùng 8 Tết là khóa lễ giải sao xấu La Hầu nhưng cũng chỉ có vài chục người dân chủ yếu vẫn là những người sống gần chùa làng đến đăng ký giải sao.
Bất kỳ ai cũng có thể hiểu Phật ở chùa nào cũng là hiện thân của đức Phật!.
Đức Phật… không vẽ ra “sao”
Theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y: “Y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa” thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cả.
Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, nơi người dân chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải (gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng) tổ chức các khóa lễ để cầu an, lấy niềm tin là chính.
Tại những khóa lễ này bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.
Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành.
Nhà Phật có câu: “Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”.
Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, không có ngày nào tốt mà cũng không có sao hạn, sao tốt. Chính vì vậy ngày tốt, ngày xấu, sao xấu, sao tốt là không có cơ sở, chỉ do con người bày ra mà thôi.
Theo cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình: “Trong chân lý nhà Phật không có việc giải hạn các sao. Người ta gọi như vậy thì nhà chùa tôn trọng, không ảnh hưởng gì cả. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Ở tòa Tam Bảo, nhà chùa làm hoa quả, hoa nghi cúng Phật, có cái gì thì dâng lên chứ không có nghi thức gì khác cả. Từ giải sao là cho dễ hiểu chứ không có lễ giải sao nào cả”.
Phật Giáo Không Có Dâng Sao Giải Hạn Rằm Tháng Giêng, Không Có Hạn “La Hầu, Kế Đô”
Người Hà Nội đi cúng dâng sao giải hạn ẢNH TƯ LIỆU: THU HƯƠNG
Cứ mỗi dịp đầu năm, người Việt thường có thói quen đi chùa để cúng kiếng, cầu mong một năm mới vạn sự như ý, quốc thái dân an. Nhưng một số nhà cũng đăng ký dâng sao giải hạn ở chùa và thường lễ này được các chùa cử hành từ mồng 10 đến Rằm tháng Giêng.
Người ta tin rằng, khi đã dâng sao giải hạn thì con người sẽ tránh được mọi vận hạn, những điều xui rủi để năm mới thuận buồm xuôi gió, bình an.
Phật giáo không có dâng sao giải hạn!
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại chúng tôi kiêm trụ trì chùa Giác Ngộ (TP.HCM) cho biết, Phật giáo không tán đồng nhận thức dâng sao giải hạn. Nguồn gốc phương pháp này là từ Nho giáo của Trung Quốc mà bị ngộ nhận là của Phật giáo.
Phật giáo cho rằng không có hạn vận, tốt xấu hên xui may rủi như các loại bói toán đưa ra. Theo quan niệm nhà Phật, trong tất cả các nguyên nhân của khổ đau, bế tắc phần lớn của hiện tại có liên hệ quá khứ, quan trọng là tìm giải pháp tốt nhất để vượt qua. Còn việc tin vào sao hạn làm cho người ta bị lệ thuộc tâm lý, sợ hãi lo âu sầu muộn, thậm chí có thể bị lừa đảo tiền mất tật mang.
“Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trương quyết liệt kêu gọi trụ trì các chùa đề cao nếp sống văn hóa Phật giáo, không có dâng sao giải hạn, thay vào đó là cầu an để cầu chúc những điều tốt lành đến mỗi quốc gia cũng như mỗi cá nhân. Ngày Rằm tháng Giêng theo Phật giáo là người dân đi chùa để cầu an chứ không có dâng sao giải hạn trong chùa. Còn chùa nào làm thì đó là những việc làm cá nhân, không đúng với chủ trương của giáo hội”, Thượng tọa Thích Nhật từ chia sẻ.
Đồng quan điểm, chuyên gia phong thủy Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương cũng cho rằng, việc cúng dâng sao giải hạn không nằm trong hệ thống cúng lễ của Phật giáo, mà Phật giáo chỉ có khóa lễ gọi là cầu an đầu năm mới.
“Không có vận hạn La Hầu, Kế Đô”
Theo chuyên gia phong thủy, nhiều người đang nhầm lẫn về hạn của hệ thống 9 sao : La Hầu, Kế Đô, Nguyệt Đức, Thái Dương, Thái Âm, Thái Bạch, Vân Hán, Thổ Tú, Thủy Diệu. Đây là 9 ngôi sao thuộc về hệ thống chiêm tinh Vệ Đà (Vedict Astrology) và Hindu Astrology, mà trong đó khi muốn xem hạn hàng năm giống như sao tử vi của Đông phương thì họ phải lên một bảng sao này ứng với vị trí của nó trên hệ 24 cung hoàng đạo. Họ phải dùng tới ngày giờ tháng năm sinh chính xác tới phút để lập nên bảng sao của mỗi người, so sánh vị trí các góc chiếu của các sao, vị trí của nó trên các cung để quán xét tới vận hạn của mỗi người.
Trong hệ thống này, 9 sao này có tên là Navagraha, theo nghĩa ngôn ngữ Sanskit thì Nava là 9 và Graha là hành tinh, bao gồm:
1. Surya – Mặt Trời hay Thái Dương
2. Chandra – Mặt Trăng hay Thái Âm
3. Budha – Sao Thủy hay Thủy Diệu
4. Shukra – Sao Kim hay Thái Bạch
5. Mangala – Sao Hỏa hay Vân Hán
6. Bṛhaspati, “Guru”- Sao Mộc (Guru cũng được hiểu là dẫn đầu – tức là Thái Tuế) hay Mộc Đức
7. Shani – Sao Thổ hay Thổ Tú
8. Rahu – La Hầu – Cực bắc Mặt Trăng
9. Ketu – Kế Đô – Cực nam Mặt Trăng
Người Ấn Độ coi các vì sao là thần linh và hệ thống thần thoại Hindu đầy đủ về vai trò cũng như hình ảnh về 9 vị thần này.
“Chúng ta sẽ không thể tìm thấy tên các ngôi sao như Thái Bạch, La Hầu , Kế Đô trong hệ thống Lý học Đông Phương và tất nhiên người Ấn Độ cũng không cúng 9 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. Thật nực cười khi nghe La Hầu hay Kế Đô là hạn chết người, và khi mà nó chỉ là biểu tượng cực bắc và cực nam của Mặt Trăng. Vậy hành tinh với một biểu tượng theo thần thoại Ấn Độ thì nó không thể thay đổi vị trí và quỹ đạo của nó trong hệ vận động của Thái Dương hệ, và hạn được hiểu chính là sự tác động của vị trí và quỹ đạo của nó lên cuộc sống trái đất và con người”, chuyên gia phong thủy phân tích.
Ông Hải cũng cho rằng, trong hệ thống Lý học Đông phương, hạn được hiểu là một giai đoạn nào đó trong quá trình hình thành – phát triển – kết thúc. Nó không có nghĩa là xấu hoặc tốt mà chỉ là sự định vị trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương lấy ví dụ, trong môn tử vi sẽ có đại hạn 10 năm hoặc tiểu hạn là trong một năm. Trong khoảng thời gian đó, dự báo được những sự việc sẽ xảy ra ở mức tổng quan nhất, và đó mang tính chất dự báo cũng giống như dự báo thời tiết, biết trước để có một tâm thế chuẩn bị và đối phó.
Dự báo không có nghĩa là bạn biết trước mà có thể dùng cách nào đó để hóa giải nó, ngoại trừ việc bạn luôn có một tâm thế sẵn sang đối phó và né tránh để giảm thiểu thiệt hại nếu là hạn xấu. Xin nhấn mạnh là giảm bớt chứ không thể hô biến mất.
“Nếu mà giải hạn được thì đã không có bệnh viện, nhà thương và cả nhà tù… Có nhiều người cho rằng biết đi dâng sao giản hạn mà không thể giải hạn, nhưng không đáng bao nhiêu tiền nên tâm an nên vẫn đi để giải quyết vấn đề tâm lý lo sợ một năm không may mắn”, ông Hải nhận xét.
Văn Khấn Lễ Dâng Sao Giải Hạn Đầu Năm 2022
Văn khấn lễ dâng sao giải hạn đầu năm
Người Việt thường quan niệm rằng mỗi năm đều có sao chiếu mệnh như La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Những sao này có thể là sao tốt hoặc là sao xấu nên đầu năm nhiều gia đình đều làm lễ dâng sao giải hạn khi gặp sao chiếu mệnh xấu cũng như làm lễ nghênh đón những sao tốt đối với các thành viên trong gia đình.
Trong buổi lễ cũng sao giải hạn này người cúng sẽ đọc bài văn khấn cúng sao giải hạn một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất. Bài cúng dâng sao giải hạn đầu năm như sau:
Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con xin kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cực Tử Vi Tràng Sinh Đại đế.
Con xin kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
Con xin kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
Con xin kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
Con xin kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại… để làm lễ giải hạn sao… chiếu mệnh và hạn…
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
(Hành động: Quỳ lạy theo số lạy của từng sao).
Mẫu sớ cúng giải hạn
Ngoài bài văn khấn dâng sao giải hạn đầu năm còn có mẫu sớ cúng giải hạn như sau:
Phục dĩ
Tuệ nhãn diêu quan
Viên hữu:…
Việt Nam quốc:
Phật cúng giàng.
… Thiên tiến lễ.
Nhưng tinh giai hạn cầu gia nội bình an sự.
Kim thần.
Nhương chủ:…
Tam quang phổ thân nhất ý ngôn niệm thần đẳng sinh phùng đế vượng tinh bẩm thiên lương bán hoàng duy hạn ách quỳ quỳ khủng ác diệu hoặc gia ư cảnh cảnh cúng dường.
Nguyên cung trần bái đảo chí nghi nguyên đạo trường sinh chi phúc kim tác đầu thành ngũ thể tịnh tiến nhất tâm.
Cụ hữu sớ văn kiền thân.
Thương tấu:
Trung thiên tinh chúa Bắc cực tử vi trương sinh đại đế.
Ngọc bệ hạ.
Tả nam tào lục ty diên thọ tinh quân.
Thánh tiền.
Thiên đình cửu cung bát cứu diệu ngũ hành Đẩu số tinh quân.
Vi tiền.
Cung vọng.
Tử vi chiếu mệnh thiên phủ phù cung bảo mệnh vị thiên tài thiên thọ thiên tương đồng, vũ khúc dĩ phù trì sứ thân cung hoá lộc hoá quyền hoá khoa.
Đối văn xương chi thọ vực, tam tai tống khứ, tứ thời vô hạn ách chi ngu, ngũ phúc hoàn lai bát tiết hỷ thần thanh long chi tả phụ.
Tử tôn quan đới phu thê lộc tồn ác diệu bôn đằng cát tinh biền tập.
Đãn thần hạ tình vô nhậm khích thiết bình doanh chi chí.
Cẩn sớ.
Thiên vận: niên… nguyệt…
Tham khảo văn khấn cúng giải hạn các sao riêng
Sao Thái Bạch
Sắm lễ gồm: Hương hoa, tiền vàng, bài vị màu trắng, mũ trắng, phẩm oản, 36 đồng tiền, hướng về chính Tây làm lễ cúng sao giải hạn.
Cách làm lễ như sau:
Gặp sao này vào ngày 15 dùng Thủy tiết như đeo trang sức đá quý là đá núi lửa, thạch anh đen. Tối ngày 15 âm lịch hàng tháng, đặt bàn thờ về hướng chính Tây, trên bàn thờ đặt 8 ngọn đèn bố trí theo vị trí hướng sao hiện. Bài vị: Dùng sớ viết trên giấy màu trắng: Tây Phương Canh Tân Kim Đức Thái Bạch Tinh Quân Vị Tiền.
Sắm lễ gồm: Hương, hoa, tiền vàng, mũ vàng, phẩm oản, bài vị màu vàng, 36 đồng tiền. Hướng về chính Tây làm lễ cúng sao giải hạn.
Cách làm lễ như sau: Ngày 19 âm lịch hàng tháng dùng Kim tiết như đeo trang sức đá quý, ngọc phong thủy màu trắng là mã não trắng, kim cương, thạch anh trắng… Đặt bàn thờ về hướng Tây, trên bàn thờ đặt 5 ngọn đèn hoặc nến bố trí theo các vị trí hướng sao hiện. Bài vị dùng sơ viết tên trên giấy màu vàng, viết tên Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Tú Tinh Quân Vị Tiền.
Sắm lễ gồm: Hương hoa, tiền vàng, phẩm oản, mỹ vàng, 36 đồng tiền. Hướng về chính Bắc làm lễ cúng sao giải hạn.
Sao Thủy Diệu
Sắm lễ gồm: Tiền vàng, hương hoa, phẩm oan, mũ đen, 36 đồng tiền. Hướng về chính Bắc làm lễ cúng sao giải hạn sao Thủy Diệu.
Cách cúng như sau: Bài vị dùng sớ viết tên trên giấy màu đen: Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân Vị Tiền. Lễ cúng dâng sao Thủy Diệu ngày 21 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến, bài vị màu đen. Phụ nữ dùng Mộc tiết như đeo trang sức màu xanh là phỉ thúy, ngọc lục bảo, thạch anh linh, khổng tước…
Sao Thái Dương
Sắm lễ gồm: Hương hoa, mũ vàng, bài vị màu vàng, phẩm oản, 36 đồng tiền. Hướng về phương Đông làm lễ.
Cách làm lễ như sau: Ngày 27 dùng Hỏa đón như đeo trang sức đá quý màu đỏ, tím là thạch anh tím, hồng ngọc, ngọc vân hồng… Tối 27 hàng tháng đặt bàn thờ về hướng chính Đông, trên bàn thờ đặt 12 ngọn đèn hoặc nến bố trí theo các vị trí hướng sao hiện. Bài vị dùng sớ viết tên trên giấy màu đỏ: Nhật Cung Thái Dương Tiên Tử Tinh Quân Vị Tiền.
Sẵm lễ gồm: Hương hoa, tiền vàng, phẩm oản, mũ đỏ, 36 đồng tiền. Hướng về phương Nam để làm lễ giải sao.
Cách cúng như sau: Ngày 29 dùng Thổ tiết như đeo trang sức đá quý màu vàng (thạch anh tóc vàng, lưu ly, hổ phách, thạch anh vàng). Mỗi tháng cúng ngày 29 âm lịch, viết trên bài vị màu đỏ: Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân. Thắp 15 ngọn đèn về hướng chính Nam cúng.
Sắm lễ gồm: Hương hoa, tiền vàng, phảm oản, mũ màu vàng, 36 đồng tiền. Hướng về chính tây làm lễ cúng sao giải hạn trong tháng hoặc giải hạn đầu năm.
Cách cúng như sau: Tối 18 âm lịch hàng tháng, đặt bàn thờ về hướng chính tây, trên bàn thờ đặt 21 ngọn đèn hoặc nến bố trí các vị trí hướng sao hiện để cúng sao giải hạn.
Bài vị: Dùng sớ viết trên giấy màu vàng viết: Địa Cung Thần Vĩ Kế Đô Tinh Quân” lạy về hướng tây vào lúc 21h đến 23h. Dùng một cây rìu chặn trên giấy, lấy vải che kín bài vị và rìu. Đặt đồ này đằng say 3 nén hương đã dâng, mặt hưởng về phía Chính Tây tĩnh tọa (thiền).
Sẵm lễ gồm: Hương hoa, phẩm oản, tiền vàng, vài vị màu xanh, mũ xanh, 36 đồng tiền. Hướng về chính Đông để làm lễ cũng sao giải hạn.
Cách cúng như sau: Ngày 25 âm lịch hóa giải bằng cách vừa cúng sao giải hạn vừa đeo trang sức đá quý màu đỏ, tím như mã não đỏ, hồng ngọc, ngọc hồng lựu. Tối 25 hàng tháng đặt bàn thờ hướng về chính Đông, trên bàn thờ đặt 20 ngọn đèn bố trí theo các vị trí hướng sao hiện. Bài vị dùng sớ viết trên giấy màu xanh: Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân Vị Tiền.
Sắm lễ gồm: Hương hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, bài vị màu vàng, mũ vàng, 36 đồng tiền. Hướng về chính Tây làm lễ.
Cách cúng như sau: Gặp sao hạn Thái Âm vào ngày 26 dùng Thủy đón như đeo trang sức đá quý màu đen là mã não đen, thạch khói. Tối 26 âm lịch hàng tháng đặt bàn thờ hướng về chính Tây, trên bàn thờ đặt 7 ngọn đèn hoặc nến bố trí theo các vị trí hướng sao thiện. Bài vị dùng sớ viết tên trên giấy màu vàng: Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân Vị Tiền.
Bạn đang xem bài viết Nghi Lễ Dâng Sao Giải Hạn Không Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo! trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!