Xem Nhiều 3/2023 #️ Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình (Sài Gòn) # Top 3 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình (Sài Gòn) # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình (Sài Gòn) mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Nằm ở quận 5, trên đường An Bình, nhà thờ Thánh Giuse An Bình mới đầu là một ngôi thánh đưởng được xây dựng nên để phục vụ cho đông đảo anh chị em tín hữu người Hoa, sau này được mở rộng phục vụ cho cả anh chị em Công giáo người Việt ở các phường lân cận. Theo lời cha Sở nhà thờ Thánh Giuse An Bình hiện nay là cha Martino Đỗ Văn Diệp, đầu năm 1967, cha Giuse Guimet, Chánh Sở họ Thánh Phanxico Xavie đã khởi công xây cất nhà thờ tại địa chỉ số 4 phường An Bình, Q.5.

Ngày 22/12/1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa. Nhà thờ được dâng kính Thánh Giuse Thợ, nhờ công lao của cha Giuse với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, đặc biệt là các nhà hảo tâm người Hoa và Bộ Truyền Giáo hỗ trợ hoàn tất công trình xây dựng. Ngay trong ngày khánh thành, Đức cố Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đã rửa tội cho 17 người Hoa, dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu cho các vị ân nhân.

Ngày 24/01/1969, cha Giuse Guimet được bổ nhiệm làm cha Sở tiên khởi, cho đến đầu tháng 3 năm 1975, ngài về Pháp chữa bệnh. Họ Thánh Giuse lại được cha Lajeune, cha Sở họ Thánh Phanxico Savie kiêm nhiệm với sự phụ tá của cha Phaolo Vallet. Chẳng bao lâu sau, ngày 23 tháng 7 năm 1976, cha Lajeune phải rời nhiệm sở, và cha Stephano Huỳnh Trụ tiếp nhiệm. Ngày 6/4/1978, cha Stephano Hùynh Trụ lại phải tạm xa cách đòan chiên. Trọng trách chăm lo cho giáo xứ được cha Đa Minh Nguyễn Xuân Hy gánh vác, với sự hỗ trợ của cha Martino Đỗ Văn Diệp.

Trung tuần tháng 6 năm 1990, Đức cố Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình chính thức bổ nhiệm cha Martino Đỗ Văn Diệp làm cha Sở, đồng thời mở rộng họ đạo cho cả giáo dân người Việt thuộc phường 5, 6, 7 quận 5. Số giáo dân hiện nay trên 1000 người thuộc 320 gia đình Công giáo chia thành 5 xóm đạo và một bộ phận giáo dân người Hoa.

Nguồn : Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Nhà Thờ Giáo Xứ Bến Cát Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Giới thiệu về nhà thờ Bến Cát:

Vào năm 1955 có 33 gia đình công giáo gốc làng Phùng Khoang Địa Phận Hà Nội thuộc trại định cư bác ái do Cha Hựu là giám đốc,tới lập cư ở vùng đất hoang vu này còn gọi là khu H của trại định cư chuyên sản xuất nông nghiệp Cha Hựu chỉ định ông Nguyễn Văn Tịnh làm khu trưởng.

Khi đã ổn định cuộc sống nhưng đời sống tinh thần còn thiếu thốn vì xa nhà Thờ,giáo dân ước ao có một nhà nguyện và có dịp mời các linh mục về cử hành Thánh lễ hàng tuần.Rất may,nhân dịp này có Cha Antôn Nguyễn Đăng Khoa giáo sư đại chủng viện Piô XII về đây lập trại chăn nuôi cho chủng viện.Khu họ ước mong xin Cha Khoa thường xuyên về nơi này dâng Thánh lễ hàng tuần và được Cha Khoa chấp nhận nên bà con trong khu họ quyết định đóng góp để làm một nhà nguyện.nhân có một dự án định cư của khu H được chính quyền cấp cho dân 15 căn nhà lá trị giá mỗi căn là 1500 đồng .Tổng cộng bà con giáo dân trong khu họ nhận được là: 22.500 đồng và quyết định dành hết số tiền này để xây dựng nhà nguyện.

Được sự chấp thuận tín nhiệm của Cha giám đốc trại định cư bác ái và giáo dân trong khu họ mời ông Antôn Nguyễn Huy Đặng đứng ra coi sóc việc xây dựng nhà nguyện. Đến tháng 05-1956 nhà nguyện được khởi công bằng vật liệu cột gỗ, vách ván,mái lá chiều dài là 16m,chiều ngang là 8m gồm có 4 gian tại khu đất phía sau thành kho đạn(khu quân sự) với số tiền quá ít ỏi không thể hoàn thành được. Ông Antôn Nguyễn Huy Đặng kêu gọi giáo dân đóng góp thêm và xin quý vị hảo tâm đóng góp và đã thu được tổng cộng 8000 đòng và nhà nguyện đã hoàn tất vào cuối năm 1957 vào lễ Chúa Giáng Sinh 1958 Cha Giuse Lý Văn Hảo về thăm giáo dân khu họ và đã dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà nguyện và thường xuyên về giúp cử hành phụng vụ cho Họ Đạo.

Sau đó Ngài đã góp ý với quý chức là giáo dân càng ngày càng đông mà nhà nguyện lại nhỏ hẹp,vị trí nhà nguyện không thuận lợi vì sát ngay kho đạn khu quân sự nên động viên giáo dân tiết kiệm khi có điều kiện sẽ mua đất và xây dựng lại một nhà Thờ lớn hơn.

Cuối năm 1961 Ban hành giáo đã tìm mua khu đất có hai căn nhà của một gia đình người Hoa và ông bà Uông Văn Chúng cũng sang nhượng một phần đất còn lại ,một phần đất ông bà Chúng dâng cúng cho Nhà Thờ.Vị trí khu đất nằm gần cạnh ngã tư Bến Cát như hiện nay.

II/ VIỆC TÁCH VÀ XÂY DỰNG THÀNH LẬP GIÁO XỨ BẾN CÁT :

Trong thời gian chưa có Nhà Nguyện thì Giáo dân khu II thuộc trại Bác Ái ,khi xây dựng xong nhà Nguyện thì thuộc Giáo Xứ Thánh Giuse Gò Vấp,lúc Cha Lý Văn Hảo về tạm giúp Họ đạo.Ngài xin Cha Giuse Nguyễn Văn Lai Xứ Thánh Giuse tách khu H ra khỏi Xứ Thánh` Giuse và xin nhập vào Xứ Bến Hải để thuận tiện cho giáo dân đến nhà Thờ.Cha Lai đồng ý và Cha Giuse Nguyễn Kế Phú ,Giáo xứ Bến Hải đã chấp thuận.

Vào năm 1962 được sự liên hệ của Cha Phú và Cha Hảo đã mua được một bộ khung nhà Thờ bằng gỗ của Cha Tấn ,Giáo xứ Hoàng Mai .Cha Phú chia bộ khung này cho hai họ đạo Bình Lợi và họ đạo Bến Cát thuộc Giáo Xứ Bến hải.

Sau khi xây dựng Nhà Thờ Bến cát xong,Cha hạt trưởng Nicôla Huỳnh Văn Nghi xuống Giáo Xứ Bến Cát thăm hỏi giáo dân với kiến nghị của Cha Phú và Hội đồng Giáo Xứ Bến cát cùng với Giáo Dân xin Cha hạt trưởng phân ranh các Giáo Xứ Gò Vấp (Sao Mai) ,Xứ Thánh Giuse ,Xứ Bến Hải và Xứ Bến Cát để dễ dàng làm việc coi sóc Giáo Dân ,Cha Giuse Nguyễn Kế Phú giao lại Xứ Bến Hải cho Cha Gioan-Baotixita Nguyễn An Hoà làm Cha Xứ Bến Hải ,Cha Phú về chăm sóc Giáo Xứ Bến Cát cho đến khi Cha đau yếu nhờ Cha già Chấn về phụ giúp Giáo xứ một thời gian ngắn rồi Ngài đổi đi nơi khác.

Vào giữa năm 1964 Vì tuổi già Cha phú xin về hưu tại Dòng Đồng Công Thủ Đức và nhờ Cha Hoà chánh Xứ Bến Hải mời Cha Cha Giuse Trần Văn Bình quản lý địa Phận Hải Phòng về giúp Giáo Xứ Bến Cát.

Đến ngày 22/05/1966 Cha Giuse Trần Văn Bình mời Đức Cha Phanxicôxaviê Trần Thanh Khâm về làm phép Nhà Thờ và ban phép bí tích thêm sức cho các em.

Cha Giuse Trần Văn Bình được cử làm Cha chánh xứ Bến Cát ,Cha Bình tu bổ Nhà Thờ và nới rộng thêm hai bên ,Ngài xây dựng thêm một trường tiểu học gồm một trệt một lầu .

Năm 1968 chiến tranh tết mậu Thân Nhà Thờ và trường học bị bom đánh sập chỉ còn được mặt trước và mặt sau Nhà Thờ .Sau biến cố này nhiều Giáo dân đã bỏ đi nơi khác không trở về đây sinh sống nữa , đa số Giáo Dân được tá túc tại trường kỹ thuật Dòng DonBosco Gò Vấp và trường Sao mai Gò Vấp. Cha Xứ Trần Văn Bình trở lại trụ sở đại diện Địa phận Hải phòng .Sau một thời gian chiến tranh lắng dịu ,Giáo dân được sự giúp đỡ của Nhà Dòng DonBosco Gò Vấp ,Cha Giám Đốc Lê Hướng uỷ nhiệm cho Cha Hoàng Phú Bảo cổ động Giáo Dân trở về nhà và cuộc sống tạm ổn định Nhà Dòng đã sửa chữa lại Nhà Thờ và trường học.

Các vị chủ chăn đã phục vụ Giáo xứ

– Năm 1963 giáo xứ được thành lập,Cha chánh xứ là Cha Phanxicôxaviê Ngọc ( Người Bỉ ) Dòng saledieng DonBosco Việt Nam.

– Sau biến cố 30/04/1975 Cha Ngọc về nước Cha trao gởi Giáo Xứ Bến Cát Gò Vấp lại cho nhà dòng DonBosco Việt Nam trong đó có Cha Marco Nguyễn Đức Huỳnh là người Việt Nam tiếp tục coi sóc Giáo Xứ Bến Cát Gò Vấp.

– Giữa năn 1975-1976 Cha Marcô Nguyễn Đức Huỳnh Dòng saledieng Donbosco phụ trách coi sóc Giáo xứ đến năm 2008 Ngài xin nghỉ vì lý do sức khỏe.

– Vào đầu tháng 10 năm 2008 Cha Phêrô Phạm Văn Bộ được Bề Trên Dòng saledieng và Toà Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm về làm Linh Mục chánh xứ Giáo Xứ Bến Cát tiếp tục coi sóc Giáo Xứ chăm lo cho giáo dân và ban phát các bí tích cho đến nay.

Thông Tin Về Giờ Lễ Nhà Thờ Đức Bà Ở Sài Gòn

Được coi là công trình kiến trúc độc đáo với hai toàn tháp cùng với bức tượng Đức Bà Hòa Bình. Tên chính thức của Nhà thờ Đức Bà là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Tên đầy đủ được ban là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Dịch tên tiếng anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica. Trong tiếng Pháp là : Cathédrale Notre-Dame de Saïgon

Trả lời cho câu hỏi “nhà thờ đức bà ở quận mấy?” thì mọi người có thể thấy chúng nằm ở vị trí nổi bật nhất ngay trung tâm quận 1 Sài Gòn.

Nhà thờ nằm ở số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với mặt trước theo hướng Đông Nam, hướng về phía đường Nguyễn Du. Còn mặt sau quay về phía đường Lê Duẩn.

Lịch sử của nhà thờ Đức Bà

Bản thiết kế tạo nên nhà thờ hiện này là từ kiến trúc sư J.Bourad. Với lối kiến trúc hài hòa hai trường phái cổ điển lừng danh là Roman và Gotich. Sau đó, chúng chính thức khởi công xây dựng vào năm 1877, và hoàn thành vào ngày 11.4.1880, đúng vào dịp lễ Phục sinh. Trong suốt 138 năm, sự hiện diện của nhà thờ Đức Bà minh chứng cho những dấu ấn lịch sử thăng trầm của thành phố. Bao nhiêu ký ức đau thương xen lẫn niềm vui chiến thắng thống nhất đất nước, chúng đều đã chứng kiến.

Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng tại Việt Nam. Hãy tìm hiểu thông tin về kiến trúc chợ bến Thành.

Đến nay, nơi này được coi là biểu tượng (không chính thức) của thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần làm đẹp bộ mặt của thành phố, và là điểm đến của rất nhiều người mỗi ngày.

Nét đặc sắc của nhà thờ Đức Bà

Điểm đặc sắc đầu tiên ở bên trong tháp chuông là 6 quả chuông lớn với 6 âm điệu. Được chế tạo bởi những nghệ nhân làn nghề ở Pháp nên trên thân chuông có những họa tiết rất tinh xảo. Nếu không có dịp đến nhà thờ vào đêm Giáng Sinh, bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng chuông từ nhà thờ trong vòng 10km đổ lại. Vì chỉ duy nhất vào ngày hôm đấy, 6 quả chuông trong nhà thờ sẽ đồng loạt ngân vang, chúc mừng lễ Noel. Cùng với đồ là nội thất trong giáo đường được làm bằng các loại đá trắng, đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo …

Điểm đặc sắc thứ 2 cũng rất dễ nhận biết là một chiếc đồng hồ với đỉnh mái. Với xuất xứ từ Thụy Sĩ, đất nước của những chiếc đồng hồ. Trải qua bao nhiêu năm với nhiều lần tu sửa nhà thờ, chiếc đồng hồ này vẫn chạy khá chính xác.

Cuối cùng là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình ở mặt trước của nhà thờ Đức Bà. Được điêu khắc ở Ý từ năm 1959, bức tượng cực kỳ có hồn và thu hút nhiều nghệ nhân điêu khắc. Hình dáng tượng thẳng đứng, trên tay là quả địa cầu đính cây thánh giá. Đặc sắc nhất là đôi mắt Mẹ ngước nhìn bầu trời giống như đang nguyện cầu hòa bình cho toàn nhân loại.

Tìm hiểu về giờ lễ giáng sinh nhà thờ đức bà

Bạn có tìm hiểu lịch lễ nhà thờ đức bà và tham gia cầu nguyện cùng mọi người.

Vào ngày thường (Từ thứ 2 đến thứ 7)

Lần 1: bắt đầu vào lúc 5h30 sáng.

Lần 2: bắt đầu vào lúc 17h30 chiều.

Vào ngày Chúa Nhật (Chủ Nhật)

Có đến 7 thánh lễ diễn ra trong ngày. Lần đầu là lúc 5h30 sáng, sau đó lần lượt là 6h45 sáng, 8h sáng. Đến 9h30 sáng thì nhà thờ tổ chức thánh lễ bằng tiếng Anh. Cuối cùng là các giờ 16h chiều, 17h30 chiều và 18h30 chiều.

Giờ lễ giáng sinh nhà thờ đức bà

Nhắc đến giáng sinh, không thể không nhắc đến ông già noel và những món quà xinh xắn phải không nào? Giáng Sinh cũng đang đến với các thành viên của nhà cái Five88 rồi, không những giao diện được thay đổi phù hợp với không khí của giáng sinh, mà “ông già noel” Five88 còn dành tặng cho bạn những món quà hấp dẫn và những khuyến mãi cực khủng. Hãy nhanh tay đăng kí link vào nhà cái five88, thử sức với các trò chơi hay nhất và ring về nhiều quà tặng để mùa giáng sinh càng thêm ấm áp.

Giờ Thánh Lễ Nhà Thờ Đức Bà Ở Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một công trình độc đáo, cuốn hút và vẫn giữ được nét đẹp trang nghiêm, đậm chất phương Tây. Vì vậy, nếu có dịp đến với Sài Gòn, du khách đừng quên tìm hiểu giờ thánh lễ nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để lựa chọn thời gian tham quan và khám phá vẻ đẹp của công trình ấn tượng này.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nằm ở đâu?

Tọa lạc ngay tại trung tâm quận 1, nhà thờ Đức Bà được xem là biểu tượng lâu đời của Sài Gòn và thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh bởi lối thiết kế đậm phong cách Pháp. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn là một trong các di sản độc đáo về giai đoạn lịch sử Pháp khi chiếm đóng thành phố. Công trình xây dựng của nhà thờ Đức Bà vô cùng đặc biệt vì không có khuôn viên hay hàng rào bao quanh nên du khách có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh đẹp từ mọi phía. Bên cạnh đó, nhà thờ cũng tọa lạc ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố với mặt chính quay về phía Đông Nam đường Nguyễn Du và sau lưng quay về phía đường Lê Duẩn.

Nhà thờ Đức Bà nằm ngay trung tâm thành phố.

Giờ thánh lễ nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Không chỉ là địa điểm tham quan ấn tượng của Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà còn là chốn linh thiêng để cầu nguyện và thờ phượng mỗi ngày của những người theo đạo Thiên Chúa giáo. Nếu du khách có ý định ở lại nhà thờ Đức Bà dự thánh lễ thì thường diễn ra từ thứ hai đến thứ 7 hàng tuần với buổi sáng 5h30 và buổi chiếu 17h00. Còn riêng vào ngày chủ nhật, giờ lễ nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là 5h30, 6h30, 7h30, 9h30 sáng và 16h00, 17h15, 18h30 chiều. Việc nắm bắt chính xác thời gian diễn ra thánh lễ ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ giúp du khách có sự lựa chọn khoảng thời gian cầu nguyện hợp lý.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có điểm gì thu hút?

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn có tên gọi khá dài là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được kiến trúc sư J.Bourad người Pháp thiết kế theo sự mô phỏng của nhà thờ Notre Dame ở Paris. Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Roma kết hợp với Gothic vô cùng độc đáo với chiều dài 91m, rộng 35,5m, 2 tháp chuông cao gần 57m và vòm mái chính cao 21m. Nhà thờ Đức Bà đã trở thành minh chứng cho sự giao lưu của văn hóa phương Tây và phương Đông với chất liệu mới mẻ những phù hợp.

Đặc biệt, toàn bộ nguyên vật liệu để xây dựng nhà thờ từ xi măng, ốc vít đến sắt thép đều được chuyển từ Pháp sang. Móng được thiết kế đặc biệt có khả năng chịu được trọng tải gấp 10 lần so với ngôi nhà thờ nằm bên trên. Bên ngoài nhà thờ còn được xây bằng gạch trần không bị đóng rêu và đá xanh. Tường được thiết kế dày khoảng 65m để cách nhiệt, cách âm và trang trí bằng những hoa văn vô cùng công phu, tinh tế. Nội thất bên trong nhà thờ gồm có chính điện ở giữa, hai gian nhà cầu nguyện nhỏ và hai gian phụ hai bên.

Kiến trúc độc đáo bên trong nhà thờ Đức Bà.

Tại chính điện có vách ngăn cách với không gian phụ bằng cột cuốn vòm, hai bên tường có 10 góc cầu nguyện và Thánh giá bằng đá cẩm thạch trắng được chạm khắc tinh xảo. Đặc biệt, toàn bộ nhà thờ có 56 ô cửa kính màu mô tả các sự kiện trong Kinh thánh và một số nhân vật thánh xen kẽ với rất nhiều họa tiết phương Đông. Hệ thống kính màu được thiết kế hài hòa kèm theo hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời đã mang đến một không khí tĩnh lặng và trang nghiêm ngay tại chính điện.

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn sở hữu vô số các cổ vật quý hiếm mang đến cơ hội khám phá và chiêm ngưỡng cho du khách khi đi du lịch Sài Gòn. Đầu tiên phải kể đến bộ chuông cổ lắp đặt bên trong hai tháp chuông, bao gồm 6 quả nặng gần 30 tấn và mỗi quả chuông được đặt tên theo 6 nốt nhạc là Do, Si, La, Sol, Mi, Re. Bộ chuông này được hoạt động bằng điện với sự hỗ trợ của bàn đạp để tạo lực đẩy và khi chuông đổ cùng lúc, tiếng chuông có khả năng vang xa trong phạm vi khoảng 10km.

Tiếp theo, một cổ vật độc đáo khác mà du khách không nên bỏ qua đó là đàn organ ống đặt trên gác đàn giữa hai ngọn tháp được xem là một trong những cây đàn cổ nhất ở Việt Nam hiện nay. Cây đàn organ này được các chuyên gia nước ngoài tự tay làm với phần thân cao khoảng 3m, dài 2m và chiều ngang tầm 4m. Bên trong đàn có thiết kế khá phức tạp và có những thanh gõ lớn đập vào phần dưới ống hơi để phát ra âm thanh. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ khổng lồ nằm giữa 2 tháp chuông ở nhà thờ cũng là một cổ vật quý giá.

Bên cạnh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn có công viên 30/4 vô cùng rộng lớn với nhiều ghế đá và cây xanh tỏa bóng mát để du khách dừng chân nghỉ ngơi. Đây cũng là một trong những công viên nổi tiếng được giới trẻ Sài thành yêu thích nhất, đặc biệt là vào lễ Tết hoặc dịp Giáng sinh.

Với những nét độc đáo về kiến trúc, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xứng đáng là công trình tiêu biểu góp phần làm thay đổi diện mạo mới mẻ cho trung tâm Sài Gòn và thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Trước khi đến đây, du khách đừng quên tham khảo thông tin giờ thánh lễ nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để có những trải nghiệm vô cùng thú vị trong chuyến đi của mình.

Bạn đang xem bài viết Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình (Sài Gòn) trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!