Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Điều Kiêng Kỵ Và Lưu Ý Ở Lễ Đón Dâu Miền Bắc # Top 4 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Điều Kiêng Kỵ Và Lưu Ý Ở Lễ Đón Dâu Miền Bắc # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Kiêng Kỵ Và Lưu Ý Ở Lễ Đón Dâu Miền Bắc mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cô dâu phải ở trong phòng, không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón. Ảnh: Serenpidity.

Trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người miên Bắc, có rất nhiều điều cần tránh, kiêng kỵ vì gia đình nhà trai thường cho rằng, hạn chế càng nhiều điều không hay thì cuộc sống sau này của đôi uyên ương càng thuận lợi. Các bậc phụ huynh thường coi trọng những điều kiêng kỵ, đặc biệt là trong lễ đón dâu, nhưng không phải đôi uyên ương nào cũng hiểu rõ nên đôi khi sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Trước ngày cưới, cô dâu chú rể nên khéo léo hỏi han bố mẹ hai bên, tìm ra những điều các cụ cho là không may, từ đó làm vui lòng cha mẹ, để lễ cưới diễn ra suôn sẻ nhất.

1. Kiêng kỵ trước giờ đón dâu

Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo

Thông thường gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên.

Đôi khi, nhiều chú rể dở khóc dở cười vì các khung giờ đẹp này, ví dụ, theo gia đình đi xem, chú rể phải bước ra khỏi nhà từ 6h sáng, nhưng tới 9h mới được đến nhà gái làm lễ. Vì vậy, chú rể sẽ phải đến gần nhà gái, chờ khoảng 3 tiếng đồng hồ để đón dâu đúng được vào giờ đã định. Đoàn nhà trai khi đón cô dâu về cũng phải tính toán sao cho kịp giờ tốt.

Nhiều gia đình quan niệm, nếu không làm đúng giờ hoàng đạo, đôi uyên ương mới sẽ không gặp may mắn, cuộc sống sau này sẽ khó khăn, không hạnh phúc. Vì vậy, hai gia đình sẽ luôn có người đại diện, để ý tỉ mỉ về mặt thời gian để nhắc nhở mọi người tiến hành đúng các thủ tục nhưng cũng phải đúng giờ.

Kiêng để mẹ vợ đi đưa dâu

Trong phong tục đám cưới miền Bắc là “Cha đưa mẹ đón”, nghĩa là mẹ chồng đi đón chon dâu và bố sẽ tiễn con gái về nhà chồng, vì thế mẹ đẻ cô dâu sẽ k có mặt trong lễ cưới ở nhà trai. Tuy nhiên ngày nay trên thành phố thường tổ chức đám cưới ở khách sạn, nhà hàng đều có mặt bố mẹ 2 bên, điều kiêng kỵ này tùy theo từng gia đình áp dụng.

Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên cũng chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà nên đa số các bậc phụ huynh đều riêng việc chuẩn bị sơ sài mà phải lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.

Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Vào ngày đón dâu, tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Nhiều gia đình kiêng không để cô dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới.

Không để ai bước vào phòng tân hôn trước khi cô dâu chú rể bước vào

Thường thì người ngoài bắc hay kiêng kỵ việc để người khác bước vào phòng tân hôn trước khi cô dâu và chú rể bước vào, vì thế sau khi trang trí phòng sẽ được đóng kín.

2. Kiêng kỵ và lưu ý trong lễ đón dâu

Kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ

Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.

Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường

Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. Trên đường đi, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này được lý giải rằng việc thả kim sẽ giải trừ xui xẻo, không có những điều kém may mắn đi theo cô dâu về nhà chồng. Một số người lớn tuổi lại giải thích cô dâu phải mang kim theo người để phòng khi chú rể bị cảm gió, sẽ dùng kim đó đâm vào xương cụt của tân lang, giúp chàng hồi tỉnh lại. Ngày nay, việc trải kim này trở thành phong tục của những gia đình cầu kỳ, truyền thống.

Ngoài ra, các cô dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.

Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính

Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bừng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.

Những Kiêng Kỵ Cần Tránh Trong Lễ Rước Dâu Không Thể Bỏ Qua

Ông bà ta thường nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu không thể bỏ qua được bài viết giới thiệu có thể giúp các cặp đôi có được lễ rước dâu suôn sẻ và thuận lợi hơn, có được cuộc sống vợ chồng viên mãn và hạnh phúc trọn vẹn.

Những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu nên được chú ý quan tâm để thực hiện đúng mực, tránh phạm phải điều kỵ sẽ khiến đôi bên gia đình khó xử. Về vấn đề rước dâu, hai bên gia đình nên có sự bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Lễ rước dâu là gì?

Tùy vào mỗi vùng miền mà phong tục rước dâu sẽ có một chút khác biệt nhưng buổi lễ này vẫn có một ý nghĩa chung đó là chính thức đưa cô dâu chú rể ra mắt hai bên gia đình, khách mời và đưa cô dâu về nhà chồng.

Lễ rước dâu là thủ tục để cô dâu chính thức tạm biệt bố mẹ đẻ của mình để theo đoàn xin dâu của nhà trai về bên chồng, hứa hẹn toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhà chồng. Lễ rước dâu là một phong tục độc đáo trong cưới hỏi của người Việt mà vẫn còn được lưu truyền và giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Hiện nay, ở nhiều nơi và nhiều gia đình, phong tục rước dâu được đơn giản ít nhiều để tiện hơn cho hai bên gia đình. Tuy nhiên, những kiêng kỵ thì vẫn còn được xem trọng bởi theo quan niệm của người lớn trong gia đình, lễ rước dâu mà quá sơ sài và phạm nhiều điều xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc hôn nhân đôi trẻ. Để tránh phạm điều kỵ khi rước dâu, các cặp đôi cùng hai bên gia đình nên tìm hiểu kỹ những điều cần tránh trong buổi lễ quan trọng này.

#1 Kiêng đón dâu lệch giờ Hoàng Đạo

Giờ Hoàng Đạo là giờ tốt trong ngày, rất có lợi cho việc cưới xin. Trong ngày diễn ra lễ rước dâu cần có nhiều giờ tốt để chú rể xuất hành đi đón dâu, giờ tốt để bước vào nhà gái và cũng cần có giờ tốt để đưa cô dâu về nhà chồng. Vì thếm khoảng thời gian được các bên gia đình tính toán rất kỹ để không bị trễ giờ Hoàng Đạo.

Tuy nhiên, vì một số lý do bất khả kháng như trời đột nhiên mưa lớn, bão,…thì có thể nhà trai đến muộn giờ Hoàng Đạo. Lúc này, nên có cách xử lý khôn khéo để không làm hai bên gia đình và quan khách dự lễ cảm thấy lo lắng, đồng thời không làm ảnh hưởng ngày vui của đôi trẻ.

#2 Kiêng kỵ việc nàng dâu tự ý xuất hiện

Một trong những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu không thể bỏ qua chính là việc nàng dâu tự ý xuất hiện. Lúc này, nàng dâu được đánh giá là kém duyên, người lớn sẽ cảm thấy không hài lòng.

Dù có tò mò và nôn nóng thế nào về buổi lễ bên ngoài, nàng dâu cũng nên từ tốn và chuẩn bị kỹ về trang phục, làm tóc, trang điểm và chờ trong phòng riêng đến khi bố hoặc người thân như chú bác, một số nơi sẽ là chú rể sẽ trực tiếp vào phòng đưa cô dâu ra bên ngoài giới thiệu với đôi bên gia đình.

#3 Kiêng kỵ mẹ chồng có mặt trong đoàn rước dâu

Ở nhiều vùng miền, việc mẹ chồng có mặt trong đoàn rước dâu được xem là việc xấu, ảnh hưởng đến sự êm ấm của gia đình và mẹ chồng – nàng dâu sau này dễ sinh bất hòa. Do đó, đoàn đón dâu không nên có mặt mẹ chồng mà mẹ chồng sẽ ở lại nhà chuẩn bị hôn lễ, chuẩn bị đoàn đưa dâu về đến nhà sẽ ra nghênh đón.

#4 Mẹ đẻ không nên có mặt trong đoàn đưa dâu

Đoàn đưa dâu từ nhà gái sang nhà trai không nên có mặt của mẹ đẻ mà lúc này, mẹ đẻ cô dâu sẽ đi trên một xe khác. Quan niệm của ông bà ta cho rằng, mẹ đẻ đưa dâu sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng cô dâu, đồng thời có thể tạo được áp lực khiến nàng dâu lấn át mẹ chồng sau này.

Do đó, ở nhiều nơi thì kiêng kỵ việc mẹ đẻ không đi chung với đoàn đưa dâu. Đồng thời cũng kiêng luôn việc cô dâu trong buổi lễ đưa dâu cứ ngoái đầu nhìn lại vì quan niệm cho rằng việc ngoái nhìn lại khiến cô dâu mãi lưu luyến, không thể toàn tâm với nhà chồng.

#5 Tục lệ kiêng việc sơ sài trong chuẩn bị bàn thờ gia tiên

Dù là ở lễ rước dâu của bất cứ vùng miền nào, bàn thờ gia tiên cũng đặc biệt được xem trọng. Cưới xin là việc quan trọng, con cháu cần cầu xin tổ tiên minh chứng và phù hộ cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc viên mãn. Do đó, chuẩn bị bàn thờ gia tiên rất chú trọng các chi tiết, cần lau dọn sạch sẽ và bày biện hoa quả, bánh trái đầy đủ.

Chuẩn bị bàn thờ sơ sài được xem là việc kiêng kỵ, không xem trọng ông bà tổ tiên sẽ không được thuận lợi trong hôn nhân sau này.

Cưới hỏi là tục lệ đẹp đẽ của người Việt Nam và những cặp đôi, hai bên gia đình cũng nên chú ý để không phạm điều kỵ, để cuộc hôn nhân sau này hòa thuận, may mắn, hạnh phúc hơn.

Nếu cặp đôi chưa chụp ảnh cưới cho mình, hãy liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay để được tư vấn, báo giá chụp ảnh cưới từ A-Z giá tốt nhất, đội ngũ có tâm và làm việc cực kỳ chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ cặp đôi.

Liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay để sở hữu album cưới xinh đẹp lưu giữ khoảng thời thanh xuân rực rỡ:

Có Nên Tẩy Nốt Ruồi Trên Mặt Không Và Những Điều Cần Lưu Ý

Chuyên gia trả lời thắc mắc: Có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không?

  Nốt ruồi đó là một dạng u sắc tố ở da, chúng có màu nâu hoặc đen. Nốt ruồi có thể xuất hiện khi bạn còn nhỏ hoặc cũng có thể xuất hiện khi bạn đã trưởng thành. Có những nốt ruồi không thay đổi nhưng cũng có nhiều nốt ruồi sẽ có sự thay đổi khi bạn lớn.

  Một điều quan trọng khác bạn cần biết đó là, nốt ruồi có 2 thể loại: 1 là nốt ruồi lành tính và 2 là nốt ruồi ác tính (còn gọi là nốt ruồi bệnh lý). Thế nên, để có đáp án cụ thể cho vấn đề có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không. Trước tiên, bạn cần phải nhận dạng được đâu là nốt ruồi lành tính và ác tính:

Nhiều người thắc mắc không biết có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không?

   Phần lớn các nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể đều lành tính. Chúng có biển hiện không dị thường, màu sắc không thay đổi, không xuất hiện đường viền xung quanh. Với những nốt ruồi lành tính có kích thước lớn khác chúng thường mềm…

   Nhóm nốt ruồi ác tính thường xuất hiện sau tuổi 25. Ngoài ra, chúng có những biểu hiện bất thường như: thay đổi kích thước, màu sắc và hình dạng. Thậm chí, một vài nốt ruồi ác tính khác còn bị tình trạng ngứa, đau và chảy máu. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, thăm khám, chẩn đoán.

  Dẫu biết, nốt ruồi xuất hiện nhiều sẽ gây mất tính thẩm mỹ. Nhưng để biết có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không, đầu tiên mọi người cần xác định được đó là dạng nốt ruồi nào. Hoặc cách khác, hãy đến đơn vị y tế chuyên khoa để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, kiểm tra về tình trạng sức khỏe, cơ địa. Sau đó, đưa ra đáp án cụ thể cho mọi người được biết. Tuy nhiên, nếu kết luận nốt ruồi ở mặt lành tính, thì hoàn toàn có thể thực hiện tẩy, phá. Trái lại, nếu đó là nốt ruồi ác tính, thì tuyệt đối không nên tẩy phá. Vì điều này, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại.

Những trường hợp không nên thực tẩy nốt ruồi trên mặt

Khi chưa sẵn sàng và chưa hiểu biết

Khi bạn chưa sẵn sàng thì không nên thực hiện tẩy nốt ruồi trên mặt

  Nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ về kỹ thuật tẩy / phá nốt ruồi. Hoặc bạn không biết cách chăm sóc sau phá nốt ruồi. Hay đơn giản là bạn đang băn khoăn không biết có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không, sợ sau khi tẩy sẽ gây ảnh hưởng tài vận… thì chúng tôi khuyên bạn không nên thực hiện tẩy bỏ nốt ruồi. Nhất là nốt ruồi nằm ở vị trí trên mặt. Chỉ khi nào bạn thực sự hiểu rõ và cảm thấy tự tin, thoải mái khi phá bỏ thì hãy nên tìm đến đơn vị chuyên khoa uy tín để thực hiện. Nhằm đảm bảo an toàn – hiệu quả.

Khi nốt ruồi có dấu hiệu bất thường (nốt ruồi ác tính)

  Nếu là nốt ruồi lành tình, thì việc tẩy phá bỏ là điều đơn giản. Nhưng nếu đó là nốt ruồi ác tính (nốt ruồi bệnh lý) tuyệt đối bạn không nên thực hiện tẩy bỏ. Bởi vì khả năng cao sau phá bỏ nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hại hơn, gây lan rộng hơn, thậm chí viêm nhiễm hơn. Thế nên, cách tốt nhất cần đến đơn vị chuyên khoa uy tín tốt nhất để được thăm khám, chẩn đoán đúng loại nốt ruồi và thực hiện tẩy nốt ruồi đúng quy trình, đúng phương pháp. Nhằm đảm bảo an toàn tối ưu nhất.

Không nên tẩy nốt ruồi trên mặt tại nhà

Những điều cần lưu ý trước và sau thực hiện tẩy nốt ruồi trên mặt

   Khi tẩy nốt ruồi nên chọn và đến những đơn vị y tế chuyên khoa tin cậy, chất lượng cao. Nhằm được tư vấn, kiểm tra, thăm khám, xét nghiệm (nếu nốt ruồi ở mặt có dấu hiệu bất thường). Nhằm có phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn, hiệu quả và nhanh lành.

   Cần vệ sinh sạch khuẩn vùng da có những nốt ruồi cần tẩy (phá). Đồng thời, tuyệt đối không nên dùng bất cứ hóa chất nào bôi lên nốt ruồi.

Nên chọn đúng đơn vị y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để thực hiện tẩy nốt ruồi

   Sau khi đã thực hiện tẩy nốt ruồi, bạn cần tuân thủ đúng với những hướng dẫn, chỉ định trong cách vệ sinh, chăm sóc và bôi thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.

   Hạn chế tối đa việc vùng da sau tẩy nốt ruồi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vùng da đó rất nhạy cảm, lại dễ bắt nắng. Nên khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ gây cháy sạm làn da và khiến da không đều màu…

   Cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Nên tránh xa nhóm thực phẩm gây sẹo xấu. Thay vào đó, cần tăng cường bổ sung nhiều dưỡng chất tốt từ rau xanh và trái cây tươi.

  Nếu bạn băn khoăn không biết có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không hay không biết nên chọn đơn vị y khoa nào uy tín để thực hiện tẩy nốt ruồi. Thì hãy tin chọn và đến với Phòng khám chuyên khoa da liễu Thái Dương tại Đồng Nai. Đây chính là đơn vị y khoa uy tín, chất lượng hàng đầu đáng để mọi người tin chọn.

  Tại Phòng Khám Thái Dương đã áp dụng công nghệ Laser CO2 siêu xung, giúp tẩy sạch nốt ruồi trên mặt chỉ sau 1 lần duy nhất. Đảm bảo an toàn, không để lại sẹo, không gây đau rát, thời gian thực hiện ngắn…. Chưa hết, tại phòng khám còn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại. Nên cam kết sẽ mang đến kết quả tẩy nốt ruồi an toàn nhất, hiệu quả nhất, có tính thẩm mỹ cao nhất.

Mẹ Chồng Có Đi Đón Dâu Không? Xem Giờ Và Số Người Rước Dâu

Trong ngày cưới của cô dâu, chú rể sẽ cố rất nhiều những nghi thức, nghi lễ khác nhau được tổ chức theo truyền thống của người Việt. Trong đó, không thể thiếu được lễ rước dâu – một nghi lễ quan trọng trong phong phục cưới hỏi. Đặc biệt, với mỗi vùng miền đều sẽ có những phong tục tập quán đặc trưng. Hiểu được những nghi lễ, kiêng kỵ này sẽ giúp cho hai bên gia đình có thể sắp xếp tổ chức được các nghi lễ trong đám cưới hỏi một cách hoàn thiện và thành công nhất.

Từ đời xưa đến nay, mỗi người trong gia đình hai bên đều cố gắng tổ chức lễ cưới hoàn thiện, tránh những sai phạm kiêng kỵ để cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng trẻ được thuận hòa, hạnh phúc. Chính vì vậy, dân gian có chiều miệng câu hỏi về phong tục cưới rằng: Nên để mẹ chồng đi đón dâu không? Điều này là tốt hay xấu?

Dân gian xưa thường truyền miệng câu nói: “Có thờ ắt có thiêng” và “có kiêng ắt có lành”. Chính vì thế, mà hầu hết mọi người đều chú trọng đến những nghi lễ cưới truyền thống này. Lễ rước dâu được xem là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng đối với mọi cặp đôi cô dâu chú rể. Nếu như phạm vào những điều cấm kỵ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hôn nhân về sau của cặp đôi, dễ xảy ra mâu thuẫn, khắc khẩu không đáng có.

Việc nắm bắt được những thủ tục này sẽ giúp cho trình tự lễ rước dâu được diễn ra thành công và hoàn thiện nhất, tránh xảy ra sai sót. Ngoài ra, điều này còn có thể giúp cặp đôi tránh được những điều không hay khi phạm vào kiêng kỵ trong lễ cưới. Nhiều người đưa ra câu hỏi thắc mắc rằng mẹ chồng có được đi đón dâu không? Vì sao trong nghi lễ đón dâu ở một số vùng miền, mẹ chồng lại không xuất hiện?

Ở nhiều khu vực đặc biệt là miền Bắc, người ta thường quan niệm rằng mẹ chồng không nên đi đón dâu trong ngày cưới của con. Phụ nữ là nội tướng ở trong một gia đình nên không cần phải giáp mặt nhau quá sớm. Chỉ nên có các bậc trưởng bối và chú rể có mặt ở lễ rước dâu. Phong tục cưới hỏi này ngày càng phổ biến hơn ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Người ta tin rằng, mẹ chồng và nàng dâu nếu không giáp mặt nhau quá sớm sẽ giảm bớt được những đụng độ, tạo nên cuộc sống gia đình ôn hòa và yên ả hơn.

Tùy theo từng phong tục của từng vùng miền, nhiều nơi lễ hồi môn mẹ chồng không nên xuất hiện ở bên đằng nhà gái mà thường ở tại gia để sắp xếp công việc, hôn sự bên đằng nhà trai. Cũng có rất nhiều nơi, mẹ chồng vẫn tham gia lễ rước dâu cùng với đoàn họ nhà trai. Mặc dù trường hợp này khá ít nhưng vẫn luôn có.

Ở mỗi nơi sẽ có một phong tục tập quán cưới hỏi khác nhau chính vì vậy cô dâu chú rể nên có sự bàn bạc, tổ chức với nhau để có thể thống nhất trước với người lớn. Để từ đó, tránh những khuất mắt hay trái ý của gia đình hai bên về những thủ tục sau này.

Vậy số người đi rước dâu trong ngày cưới của cô dâu chú rể là:

Những người tham gia trong đoàn rước dâu của nhà trai bao gồm: đại diện của gia đình họ nhà trai, cha mẹ chú rể, họ hàng và bạn bè thân thích của gia đình.

Về phía nhà gái, thành phần tham dự đưa dâu cũng khá tương tự như vậy. Thông thường, khi đi đi đón dâu sẽ đi theo cả đôi vợ chồng. Nên chú ý cân đối về số lượng nam và nữ cân bằng để đội hình được đẹp mắt và lên hình hơn.

Số người tham gia lễ rước dâu phụ thuộc vào phương tiện đi lại cũng như khoảng cách từ nhà trai đến nhà gái. Trường hợp, nhà gái không rộng rãi lắm thì số lượng người cũng nên rút đi để tránh bị quá tải. Để tránh lộn xộn nhà gái cũng nên có sự sắp xếp chỗ ngồi từ trước để công tác tiếp đón được hoàn thiện hơn.

Mẹ chồng đưa cô dâu ra xe hoa, chú rể cũng nắm tay đi bên cạnh. Khi đi, cô dâu không nên ngoái đầu nhìn lại, mà nên đi thẳng về phía trước. Cô dâu cũng cần chọn trước cho mình người phù dâu ( thường là người chưa chồng) để đi cùng và giúp đỡ nhiều điều trong ngày rước dâu. Đoàn rước dâu thường sẽ có tính toán về số người. Dân gian có câu là rước dâu đi lẻ về chẵn.

Hai bên gia đình nên lên kế hoạch trước về số người tham gia để có thể cân đối sao cho phù hợp. Số lượng đoàn rước dâu của hai bên thường ngang ngửa nhau. Thông thường, số lượng người đi rước dâu khoảng từ 10 đến 15 người là phù hợp nhất.

Thành phần tham gia hay số người đi rước dâu vô cùng quan trọng. Cần có sự bàn bạc, thống nhất và lên danh sách cân đối sao cho phù hợp nhất.

Số người đi rước dâu thường là người thân, họ hàng và bạn bè của cô dâu và chú rể.

Cần chú ý về vai vế, lứa tuổi của người tham gia đón dâu, bởi nó sẽ thể hiện sự tôn trọng với bên gia đình nhà gái. Bởi nếu ông bà ngàng hàng sẽ không chỉ tiếp chuyện anh chị, hay cô dâu chú rể. Sự thiếu tương quan của vai vế hai bên sẽ bị đánh giá là không chu đáo, dễ làm mất quan điểm của hai gia đình.

Điều quan trọng là một trong những người tham gia rước dâu không được bất hoà với bên thông gia của gia đình hai bên. Đám cưới là ngày vui của đôi vợ chồng trẻ, nên tránh chuyện không hay xảy ra.

Những lưu ý trong lễ rước dâu cho cô dâu, chú rể

Giờ xuất phát của lễ rước dâu vô cùng quan trọng, cần chọn giờ khởi hành vào giờ đẹp thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn. Ngoài ra, với những người đi đón dâu nên chuẩn bị trang phục lịch sự, kỹ lưỡng. Tránh tình trạng thiếu đồ trước giờ khởi hành gây chậm chễ.

Tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nhà, mà cô dâu chú rể nên ước chừng thời gian đón dâu sao cho hợp lý nhất. Lịch trình này thường bao gồm các thủ tục như sau:

Bên họ nhà trai bắt đầu khởi hành đi đón dâu.

Làm lễ rước dâu tại đằng nhà giá, thủ tục này thông thường sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút.

Đón dâu và làm lễ gia tiên bên đằng nhà trai, thông thường sẽ kéo dài khoảng 30 – 45 phút.

Tổ chức đãi tiệc cưới cho cô dâu chú rể tại nhà trai.

Trong quá trình đón dâu lên lưu ý tính toàn thời gian đi lại giữa hai gia đình để không lỡ giờ lành. Nên ước tính trước quãng đường di chuyển giữa hai nhà để có thể chủ động thời gian. Đồng thời, đề phòng thêm những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn như tắc đường, quá đông. Chủ động đến sớm để có được lễ rước dâu suôn sẻ, đúng ý và thuận lợi nhất.

Những kiêng kỵ cần lưu tâm trong lễ đón dâu

Nghi lễ rước dâu sẽ được tổ chức ở ngay trước làm lễ gia tiên tại nhà. Nghi lễ này được tổ chức dưới sự chứng kiến của rất nhiều người trong gia đình nhà giá. Chình vì vậy, cần tiến hành dọn dẹp và chuẩn bị một cách chu đáo, tỉ mỉ nhất. Để đến khi tới giờ lành tháng tốt cô dâu chú rể cùng bố mẹ sẽ tiến hành thắp hướng để báo cáo với tổ tiên. Nếu gia đình chuẩn bị bàn thờ sơ dài, không dọn dẹp sạch sẽ sẽ thể hiện sự không tôn trọng và bị ông bà tổ tiên quở trách.

Thông thường, trước khi tổ chức nghi thức cưới hỏi thì người Việt đều sẽ xem trước ngày lành tháng tốt. Giờ hoàng đạo này sẽ hợp với cung mệnh của cô dâu chú rể gọi là ngày lành, tháng tốt mong ước những điều tốt lành đến với cặp vợ chồng mới cưới.

Đối với ngày đám hỏi, ngày cưới, việc đầu tiên là xem ngày giờ và thống nhất trong cuộc gặp của gia đình hai bên. Những mốc cụ thể như xem giờ nhà trai xuất hành lên đường đón dâu, xem giờ tổ chức nghi lễ trước bàn thờ gia tiên, xem giờ tiến hành lễ rước dâu,… đề sẽ được để ý và chú trọng một cách tuyệt đối.

Giờ tổ chức lễ rước dâu hay bất kỳ nghi lễ nào khác sẽ được xem xét dựa trên tuổi của cô dâu và chú rể. Thông thường, có ba mốc giờ nên lưu ý đó là giờ chú rể bước chân ra khỏi nhà đón dâu, hai là lúc đặt chân đến nhà gái và ba là lúc cô dâu và chú rể cùng làm lễ tại bàn thờ gia tiên.

Ở nhiều nơi, nhiều vùng miền người ta thường rất kiêng kỵ việc lệch giờ Hoàng đạo này.Có khi gia đình nhà trai đến rồi nhưng chưa đến giờ tốt nên vẫn cần ngồi đợi thêm từ 1,2 tiếng đồng hồ nữa mới bước vào nhà gái để đón dâu.

Khi nhà trai đến thì nhà gái sẽ ra cửa đón, tuy nhiên cô dâu tuyệt đối không được xuất hiện ngay lúc này mà thường phải ngồi trong phòng. Cho đến khi mẹ của cô dâu đi vào phòng và đưa ra để giới thiệu, ra mắt quan viên hai họ, rồi thực hiện lễ bái tơ hồng. Phong tục này xuất phát từ quan điểm cho rằng không nên để đằng nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, điều này có thể làm cô dâu bị mất duyên. Cho nên các cô dâu tốt nhất vẫn nên ngồi ở trong phòng của mình để đợi mẹ vào đón ra ngoài giới thiệu với mọi người. Cũng có nhiều nơi, thay vì để mẹ cô dâu vào đưa ra thì chú rể sẽ là người trực tiếp vào phòng để đón cô dâu ra ngoài.

Khi cô dâu và chú rể đã hoàn thành các nghi lễ bái tơ hồng, báo cáo gia tiên thì sẽ cùng nhau bước ra cửa. Dù có thương nhớ hay vướng víu chuyện gì, quên đồ gì thì cô dâu cũng không nên quay trở lại vào phòng/ nhà mình. Đây là điều rất kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.

Đặc biệt, các lễ đón dâu cũng rất kiêng kỵ cô dâu khóc và ngoái đầu lại nhìn về nhà mẹ đẻ. Sở dĩ, quan niệm này xuất phát từ xa xưa vì được cho rằng nếu cô dâu về nhà chồng còn quá nhiều vương vấn thì sẽ sớm bỏ gia đình chồng để về nhà mẹ đẻ. Điều này không chỉ mang điềm xui cho cuộc hôn nhân mà còn làm cho cuộc sống vợ chồng khó bền chắc, dài lâu.

Cô dâu đang mang bầu sẽ luôn có nhiều thiệt thòi và hạn chế hơn thông thường theo quan niệm về tục lệ cưới hỏi. Cô dâu bầu là người mà không còn trinh trắng khi về nhà chồng theo quan niệm xưa. Chính vì vậy, nếu bước vào từ cửa chính sẽ làm cho ông bà, tổ tiên ở trên không hài lòng, quở trách. Chính vì vậy, để cuộc sống gia đình về sau được yên ấm, thuận lợi thì cô dâu bầu thường bước vào nhà chồng từ cổng phụ.

Theo quan niệm của khá nhiều nơi, người ta tin rằng khi mới rước dâu về thì quần áo của cô dâu nên treo ở dưới quần áo chú rể. Hay mềm gối ở giường cưới của cô dâu cũng nên nằm dưới mền gối của chú rể. Điều này để minh chứng rằng chú rể sẽ là người trụ cột làm chủ gia đình và là người được tôn trọng. Quan điểm này ngày nay cũng được cho là khá cũ kỹ và lỗi thời, tuy nhiên đôi khi có nhiều mẹ chồng vẫn rất quan tâm đến các vấn đề kiêng kỵ để gia đình được thuận hòa, yên tâm. Chính vì vậy, các cặp đôi có thể lưu tâm thêm vấn đề này!

Bài viết cùng chuyên mục :

Có chồng có được bưng quả không? Cách bưng quả đám cưới

Bạn đang xem bài viết Những Điều Kiêng Kỵ Và Lưu Ý Ở Lễ Đón Dâu Miền Bắc trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!