Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lời Phát Biểu Trong Lễ Rước Dâu Hay Nhất mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để một lễ cưới diễn ra trọn vẹn có rất nhiều điều cần lưu ý, từ sự chuẩn bị trang trí, cỗ bàn cho đến mâm lễ ăn hỏi, … Tuy nhiên, có một điều không kém phần quan trọng trong đám cưới mà nhiều người không để ý tới chính là lời phát biểu trong lễ rước dâu. Với những gia đình đã có một vài lần dựng vợ gả chồng cho con cháu trong nhà thì không còn gì phải lo lắng những với những gia đình lần đầu cưới vợ gả chồng cho con cái thì vẫn còn khá lúng túng. Chính vì vậy, trong bài viết này, KienThucVui sẽ giới thiệu đến bạn những lời phát biểu trong lễ rước dâu hay nhất. Mời bạn cùng đọc và tham khảo.
Kính thưa cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu.
Tôi xin được tự giới thiệu tôi là… là … của cháu … Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái và xin phép được đón cháu … về làm dâu trong nhà tôi, và về làm cháu trong họ … chúng tôi. Đồng thời gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông … và bà … cho cháu … được làm con làm cháu trong gia đình ông bà. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi.
Giờ tốt đã đến tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái đối với đoàn đại biểu nhà trai chúng tôi. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn.
Kính mời Các cụ ông cụ bà cùng bạn bè của hai cháu về dự tổ chức với họ nhà trai chúng tôi
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
2. Lời phát biểu trong lễ rước dâu của nhà trai số 2
Kính thưa các cụ, các ông các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình và hai cháu.
Trải qua qua một thời gian tìm hiểu, quen biết, yêu nhau cùng sự giúp đỡ của hai bên gia đình cũng như sự công nhận của chính quyền địa phương. Cho đến nay hai cháu… (tên cô dâu, chú rể) đã chính thức nên vợ thành chồng và hôm nay đây ngày đẹp tháng tốt hai họ hai gia đình chính thức tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.
Được sự ủy quyền của các cụ, các ông các bà cũng như gia đình họ nhà trai, lời đầu tiên thay mặt cho phái đoàn họ nhà trai tôi xin chân thành cảm ơn sự đón tiếp rất chân tình lồng hậu của các cụ, các ông, các bà cũng như bạn bè nam nữ thanh niên gia đình họ nhà gái đối với chúng tôi.
Và kính thưa toàn thể hội hôn ngày đẹp thì cũng có giờ tốt bây giờ cũng đã là giờ tốt trong ngày thay mặt cho phái đoàn nhà trai chúng tôi xin được xin phép gia đình họ nhà gái cũng như các cụ các ông các bà xin phép được đón cháu… (tên cô dâu) về nhà trai chúng tôi tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.
Xin kính mời các cụ, các ông, các bà, cô dì chú bác cùng toàn thể bạn bè nam nữ thanh niên của hai gia đình hai cháu … (tên cô dâu, chú rể) ít nữa sẽ trở về phòng trà gia đình họ nhà trai chúng tôi chính thức tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu có mặt trong ngày vui hạnh phúc của hai cháu ngày hôm nay và xin kính chúc sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn!
Kính thưa các cụ ông cụ bà. Kính thưa bà con nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu.
Kính thưa toàn thể các cụ ông cụ bà, bà con cô bác, anh chị em của hai cháu. Sau khi trải qua quá trình tìm hiểu và được sự nhất trí tác thành hạnh phúc của cha mẹ hai bên, hai cháu [họ tên chú rể] và [họ tên cô dâu] xin được phép xây dựng hạnh phúc trăm năm.
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, tôi xin được phép thay mặt gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai. Đồng thời thay mặt họ nhà gái, tôi chính thức nhận cháu [họ tên chú rể] làm con rể ông bà [họ tên cha mẹ cô dâu], làm con cháu dòng họ chúng tôi.
Đồng thời cho phép nhà trai được đón cháu [họ tên cô dâu] về gia đình để tổ chức lễ Thành hôn cho 2 cháu. Một lần nữa tôi chân thành xin kính chúc sức khỏe các ông các bà, cô bác anh chị em, bạn bè của gia đình hai bên.
Chúc cho tình thông gia giữa 2 gia đình chúng ta ngày càng bền chặt. Chúc cho buổi hôn lễ hôm nay thành công tốt đẹp. Chúc hai cháu [họ tên chú rể] và [họ tên cô dâu] trăm năm hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Kính thưa các cụ ông, cụ bà cùng gia đình nội ngoại, ông bà thân sinh cháu (tên bố mẹ chú rể) và anh em bạn bè gia đình cháu (tên chú rể).
Lời đầu tiên cho tôi được tự giới thiệu, tôi là (họ tên người phát biểu), là (quan hệ với cô dâu). – Đại diện cho họ nhà gái, xin được gửi lời chúc phúc tới toàn thể các vị quan khách có mặt trong lễ cưới của 2 cháu ngày.
Hôm nay là ngày lành tháng tốt và cũng là ngày bên nhà trai sang có lời thưa chuyện, trước hết gia đình chúng tôi xin có lời cám ơn tới bên họ nhà trai đã có sự chuẩn bị chu đáo.
Tôi xin thay mặt cho gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chính thức nhận cháu (tên chú rể) làm con rể ông bà (tên bố mẹ cô dâu), làm cháu dòng họ chúng tôi đồng thời cho phép nhà trai đón cháu (tên cô dâu), về họ nhà trai để tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu.
Kể từ giờ phút này trở đi: hai cháu (tên cô dâu – chú rể) đã là dâu là rể trong nhà, hai cháu còn trẻ và còn nhiều bỡ ngỡ nên kính mong toàn thể hai bên gia đình dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận làm con làm cháu trong nhà. Mong rằng, hai cháu sẽ sống hạnh phúc trọn đời, làm ăn phát đạt, sớm sinh bé trai, bé gái.
Xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu chúc phúc cho hai cháu.
Những Kiêng Kỵ Cần Tránh Trong Lễ Rước Dâu Không Thể Bỏ Qua
Ông bà ta thường nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu không thể bỏ qua được bài viết giới thiệu có thể giúp các cặp đôi có được lễ rước dâu suôn sẻ và thuận lợi hơn, có được cuộc sống vợ chồng viên mãn và hạnh phúc trọn vẹn.
Những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu nên được chú ý quan tâm để thực hiện đúng mực, tránh phạm phải điều kỵ sẽ khiến đôi bên gia đình khó xử. Về vấn đề rước dâu, hai bên gia đình nên có sự bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.
Lễ rước dâu là gì?
Tùy vào mỗi vùng miền mà phong tục rước dâu sẽ có một chút khác biệt nhưng buổi lễ này vẫn có một ý nghĩa chung đó là chính thức đưa cô dâu chú rể ra mắt hai bên gia đình, khách mời và đưa cô dâu về nhà chồng.
Lễ rước dâu là thủ tục để cô dâu chính thức tạm biệt bố mẹ đẻ của mình để theo đoàn xin dâu của nhà trai về bên chồng, hứa hẹn toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhà chồng. Lễ rước dâu là một phong tục độc đáo trong cưới hỏi của người Việt mà vẫn còn được lưu truyền và giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Hiện nay, ở nhiều nơi và nhiều gia đình, phong tục rước dâu được đơn giản ít nhiều để tiện hơn cho hai bên gia đình. Tuy nhiên, những kiêng kỵ thì vẫn còn được xem trọng bởi theo quan niệm của người lớn trong gia đình, lễ rước dâu mà quá sơ sài và phạm nhiều điều xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc hôn nhân đôi trẻ. Để tránh phạm điều kỵ khi rước dâu, các cặp đôi cùng hai bên gia đình nên tìm hiểu kỹ những điều cần tránh trong buổi lễ quan trọng này.
#1 Kiêng đón dâu lệch giờ Hoàng Đạo
Giờ Hoàng Đạo là giờ tốt trong ngày, rất có lợi cho việc cưới xin. Trong ngày diễn ra lễ rước dâu cần có nhiều giờ tốt để chú rể xuất hành đi đón dâu, giờ tốt để bước vào nhà gái và cũng cần có giờ tốt để đưa cô dâu về nhà chồng. Vì thếm khoảng thời gian được các bên gia đình tính toán rất kỹ để không bị trễ giờ Hoàng Đạo.
Tuy nhiên, vì một số lý do bất khả kháng như trời đột nhiên mưa lớn, bão,…thì có thể nhà trai đến muộn giờ Hoàng Đạo. Lúc này, nên có cách xử lý khôn khéo để không làm hai bên gia đình và quan khách dự lễ cảm thấy lo lắng, đồng thời không làm ảnh hưởng ngày vui của đôi trẻ.
#2 Kiêng kỵ việc nàng dâu tự ý xuất hiện
Một trong những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu không thể bỏ qua chính là việc nàng dâu tự ý xuất hiện. Lúc này, nàng dâu được đánh giá là kém duyên, người lớn sẽ cảm thấy không hài lòng.
Dù có tò mò và nôn nóng thế nào về buổi lễ bên ngoài, nàng dâu cũng nên từ tốn và chuẩn bị kỹ về trang phục, làm tóc, trang điểm và chờ trong phòng riêng đến khi bố hoặc người thân như chú bác, một số nơi sẽ là chú rể sẽ trực tiếp vào phòng đưa cô dâu ra bên ngoài giới thiệu với đôi bên gia đình.
#3 Kiêng kỵ mẹ chồng có mặt trong đoàn rước dâu
Ở nhiều vùng miền, việc mẹ chồng có mặt trong đoàn rước dâu được xem là việc xấu, ảnh hưởng đến sự êm ấm của gia đình và mẹ chồng – nàng dâu sau này dễ sinh bất hòa. Do đó, đoàn đón dâu không nên có mặt mẹ chồng mà mẹ chồng sẽ ở lại nhà chuẩn bị hôn lễ, chuẩn bị đoàn đưa dâu về đến nhà sẽ ra nghênh đón.
#4 Mẹ đẻ không nên có mặt trong đoàn đưa dâu
Đoàn đưa dâu từ nhà gái sang nhà trai không nên có mặt của mẹ đẻ mà lúc này, mẹ đẻ cô dâu sẽ đi trên một xe khác. Quan niệm của ông bà ta cho rằng, mẹ đẻ đưa dâu sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng cô dâu, đồng thời có thể tạo được áp lực khiến nàng dâu lấn át mẹ chồng sau này.
Do đó, ở nhiều nơi thì kiêng kỵ việc mẹ đẻ không đi chung với đoàn đưa dâu. Đồng thời cũng kiêng luôn việc cô dâu trong buổi lễ đưa dâu cứ ngoái đầu nhìn lại vì quan niệm cho rằng việc ngoái nhìn lại khiến cô dâu mãi lưu luyến, không thể toàn tâm với nhà chồng.
#5 Tục lệ kiêng việc sơ sài trong chuẩn bị bàn thờ gia tiên
Dù là ở lễ rước dâu của bất cứ vùng miền nào, bàn thờ gia tiên cũng đặc biệt được xem trọng. Cưới xin là việc quan trọng, con cháu cần cầu xin tổ tiên minh chứng và phù hộ cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc viên mãn. Do đó, chuẩn bị bàn thờ gia tiên rất chú trọng các chi tiết, cần lau dọn sạch sẽ và bày biện hoa quả, bánh trái đầy đủ.
Chuẩn bị bàn thờ sơ sài được xem là việc kiêng kỵ, không xem trọng ông bà tổ tiên sẽ không được thuận lợi trong hôn nhân sau này.
Cưới hỏi là tục lệ đẹp đẽ của người Việt Nam và những cặp đôi, hai bên gia đình cũng nên chú ý để không phạm điều kỵ, để cuộc hôn nhân sau này hòa thuận, may mắn, hạnh phúc hơn.
Nếu cặp đôi chưa chụp ảnh cưới cho mình, hãy liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay để được tư vấn, báo giá chụp ảnh cưới từ A-Z giá tốt nhất, đội ngũ có tâm và làm việc cực kỳ chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ cặp đôi.
Liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay để sở hữu album cưới xinh đẹp lưu giữ khoảng thời thanh xuân rực rỡ:
Không Biết Những Điều Này, Lễ Rước Dâu Của Bạn Sẽ Diễn Ra Không Suôn Sẻ
Không biết những điều này, lễ rước dâu của bạn sẽ diễn ra không suôn sẻ và có thể phạm vào những điều kiêng kỵ mà ông bà ta thường khuyên bảo. Người Việt Nam từ xưa đã có truyền thống hiếu đạo, tin vào lời dạy ông cha nên hiện nay, nhiều tục lệ tốt đẹp vẫn còn được giữ lại và với buổi lễ rước dâu, cả hai bên gia đình cũng nên tìm hiểu kỹ để buổi lễ thuận lợi và cặp vợ chồng sau này chung sống hòa thuận, hạnh phúc viên mãn hơn.
#1 Phải đến đón dâu đúng giờ Hoàng Đạo
Giờ đón dâu đã được xem trước và chọn giờ tốt, giờ Hoàng Đạo để gia đình nhà trai vào xin dâu và rước dâu. Theo quan niệm, đón dâu đúng giờ Hoàng Đạo là điềm lành, thể hiện được sự may mắn và gắn kết hạnh phúc bền lâu cho đôi trẻ.
Hai bên gia đình nên cân nhắc trước và nếu ở xa hoặc thời tiết bất lợi, đoạn đường thường kẹt xe thì nên đi sớm để đón dâu đúng giờ đã định sẵn từ trước đó.
#2 Mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng
Trong đoàn đưa dâu không có mẹ đẻ mà mẹ đẻ sẽ đi xe khác cùng quan khách tham dự lễ cưới. Theo quan niệm, mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng sẽ khiến con gái còn nhiều lưu luyến với gia đình, không thể toàn tâm toàn ý với nhà chồng.
Để buổi rước dâu và đưa dâu suôn sẻ, mẹ đẻ của cô dâu nên chú ý đến nguyên tắc này.
#3 Mẹ chồng không đi đón dâu
Trong đoàn đưa dâu không có mẹ đẻ và trong đoàn đón dâu thường sẽ vắng mặt mẹ chồng. Theo quan niệm, mẹ chồng con dâu giáp mặt sớm sẽ gây ra nhiều bất hòa khi chung sống sau này nên thường mẹ chồng không đi đón dâu.
Đây tuy chỉ là quan niệm xưa được truyền lại nhưng đến nay vẫn còn được áp dụng ở nhiều nơi và hầu hết tại các đám cưới, đoàn đón dâu không có mặt của mẹ chồng.
#5 Cô dâu không tự ý xuất hiện trong lễ rước dâu
Phải sau khi được nhà trai đến đón, đại diện nhà trai trình báo lý do thì bố cô dâu mới vào dẫn con gái ra giới thiệu, giao lại con gái mình cho chàng rể. Các nàng không được tự ý xuất hiện vì như vậy là kém duyên, sẽ bị các bậc trưởng bối phê bình.
#6 Trong lễ rước dâu thì cô dâu không được ngoảnh lại
Không biết những điều này, lễ rước dâu của bạn sẽ diễn ra không suôn sẻ. Do đó, mẹ đẻ nên nói trước điều này với con gái và nên căn dặn kỹ càng là lúc nhà trai rước dâu không được ngoảnh lại, dù có lưu luyến mấy cũng không nên làm điều này.
Theo phong tục, cô dâu cần nhìn thẳng về trước để chứng minh mình sẵn sàng lấy chồng, toàn ý đi theo chồng và sau này sẽ chăm sóc nhà chồng chu toàn nhất có thể.
Phát biểu lễ xin dâu: Bài phát biểu trong lễ xin dâu như thế nào cho trang trọng và chuẩn nhất
Các bước từ A-Z của buổi lễ rước dâu
Buổi lễ rước dâu được xem là buổi lễ quan trọng để nhà mẹ đẻ đưa con gái về bên nhà chồng và đồng thời, bên gia đình chồng đón nhận thêm một người con. Thủ tục lễ rước dâu từ A-Z sẽ được giới thiệu một cách chi tiết nhất để hai bên gia đình cùng nhau tham khảo, thực hiện đúng trình tự để buổi lễ thuận lợi.
Bước 1: Đón nhà trai đến
Vào đúng giờ Hoàng Đạo được định sẵn, nhà trai gồm có đội bê tráp, chú rể và người thân sẽ có mặt ở trước nhà gái. Khi thấy nhà trai đến thì bên nhà gái cũng sẵn sàng đội ngũ để chuẩn bị đón tiếp, chờ nhà trai chỉnh đốn lại đội hình là thủ tục có thể diễn ra thuận lợi.
Bước 2: Trao – nhận tráp
Khi chú rể và chủ hôn tiến vào, tiếp sau đó là đội bê tráp của nhà trai đi phía sau và đội nhận tráp của nhà gái xếp hàng ngang, đối diện đội trao tráp của nhà trai. Khi có lệnh từ chủ hôn, đội bê tráp sẽ truyền qua và phong bao nên được đưa ở bên dưới mâm tráp, không nên trao phong bao lộ liễu ở phía trên.
Lúc này sẽ ngưng khoảng vài giây để chụp hình và đội bê tráp nhà trai nên giữ tay ở tráp để đỡ hộ cho đội bên đằng gái vì tráp khá nặng. Sau đó, đội bê tráp nhà gái sẽ là những người trực tiếp bê lễ vật nhận được đặt dưới bệ thờ. Chủ hôn xin phép mở nắp tráp và giới thiệu lễ vật bên trong.
Bước 4: Thắp hương cho bàn thờ gia tiên
Cô dâu và chú rể làm lễ cúng bái gia tiên, nén hương đầu được một người nam đại diện nhà gái dâng lên và sau đó, cô dâu chú rể cùng dâng hương, vái lạy trước bàn thờ.
Bước 6: Mời trầu rượu
Mặc dù hiện nay không còn mấy ai ăn trầu nhưng phong tục cưới hỏi của người Việt luôn giữ được nét đẹp từ trái cau lá trầu. Phù rể sẽ rót rượu và cô dâu, chú rể xé vỏ cau, xếp lá trầu và mời chủ hôn, mời lần lượt hai bên gia đình.
Bước 7: Dùng tiệc thân mật với quan khách
Sau khi hoàn tất các bước này, tiếp theo sẽ là phần nhà gái đãi tiệc quan khách để cùng chung vui với hai bên gia đình. Các quan khách và người thân cô dâu, chú rể cùng ăn uống thoải mái và vui vẻ với nhau.
Bước 8: Nhà gái trả quả
Sau khi tiệc kết thúc, nhà gái sẽ trả quả lại cho đằng trai và trước đó, số lễ vật đã được chia đôi và để lại 1 nửa, còn 1 nửa sẽ trả lại. Nếu tráp nào có nắp thì nắp sẽ được lật ngược lại, nếu phủ khăn thì vạt khăn sẽ được hất qua 1 bên để lộ bên trong tráp. Đây là hành động biểu thị ý nghĩa nhà gái đã nhận tấm lòng bên nhà trai. Lúc này, đội bê tráp xếp hàng và đội tráp nhà gái trao trả cho đội tráp nhà trai mang về.
Bước 10: Làm lễ tại nhà trai
Sang đến nhà chú rể, cô dâu và chú rể cũng làm lễ gia tiên và mẹ chồng dắt nàng dâu mới vào phòng tân hôn làm thủ tục trải giường hoặc mời thêm một số nam nữ trong họ làm thủ tục này để chúc cho cặp đôi sinh con đủ trai gái, đủ nếp đủ tẻ.
Bước 11: Tiệc sau lễ rước dâu
Sau khi xong các bước trên, nhà trai có thể sẽ đãi tiệc nhẹ với người thân, quan khách tham gia và chuẩn bị cho tiệc cưới vào buổi tối.
Đừng bỏ qua bài viết: Bí quyết lời phát biểu họ nhà gái thế nào cho hay và đáng nhớ?
Bài viết từ Rabbit Studio hy vọng giúp hai bên gia đình và cặp đôi sắp cưới nắm được kiến thức và hiểu biết hơn về trình tự rước dâu. Nếu muốn chụp ảnh cưới, đừng quên liên hệ cùng Rabbit ngay hôm nay để được tư vấn phong cách chụp ảnh cưới đẹp và giá ưu đãi, được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm.
Liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay:
Lời Phát Biểu Của Ông Trương Thanh Phong Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Doanh Nghiệp Họ Trương Việt Nam Tại Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Tả Vu
LỜI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG TRƯƠNG THANH PHONG CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ DOANH NGHIỆP HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM TẠI LỄ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ TẢ VU – HỮU VU
Kính thưa Bác Trương Văn Đoan – Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam;
Kính thưa quý vị đại biểu, các cụ cao niên cùng bà con anh chị em dâu rể họ Trương chúng ta.
Đầu tiên thay mặt giới Doanh nghiệp – Doanh nhân họ Trương trên cả nước xin gửi tới các quý vị đại biểu, các ông bà trong Hội đồng họ Trương Việt Nam và bà con họ Trương trên mọi miền Tổ quốc lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Kính thưa các quý vị đại biểu
Trong những ngày vừa qua, được biết Hội đồng họ Trương Việt Nam tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà Tả vu – Hữu vu thuộc quần thể nhà thờ họ Trương Việt Nam, gần 100 Doanh nghiệp Doanh nhân họ Trương trên mọi miền Tổ quốc đang sinh sống và công tác tại Hà Nội hướng về Tổ tiên, chung tay cùng với Hội đồng họ Trương thành phố Hà Nội xin dâng lên Tiên tổ phần lễ nhỏ 100 triệu đồng.
Kính thưa các quý vị đại biểu
Trong buổi lễ động thổ xây dựng hạng mục nhà Tả vu – Hữu vu hôm nay, tôi kêu gọi toàn thể giới Doanh nghiệp Doanh nhân họ Trương Việt Nam trên cả nước và các anh các chị em Doanh nghiệp Doanh nhân họ Trương Việt Nam ở nước ngoài hãy hướng về Tổ tông, nguồn cội, hướng về Cố đô Hoa lư, nơi có ngôi nhà thờ họ Trương Việt Nam của chúng ta đang dần được hình thành, mang tâm tiếp tục đóng góp công sức tiền của cùng với Hội đồng họ Trương Việt Nam hoàn thành công cuộc xây dựng nhà thờ đúng tiến độ và đáp ứng nguyện ước mà bà con họ Trương cả nước đang mong chờ.
Đề nghị Câu lạc bộ Doanh nghiệp họ Trương các tỉnh, thành phố có kế hoạch định hướng, kêu gọi anh chị em Doanh nghiệp – Doanh nhân trong khu vực mạnh dạn kết nối, liên kết liên doanh với các Doanh nghiệp của dòng họ phát triển tiềm lực kinh tế của chính Doanh nghiệp mình, mang tâm công đức chung tay cùng Hội đồng họ Trương Việt Nam thực hiện những mục đích hoạt động vì lợi ích của dòng tộc.
Nhân đây tôi cũng gửi lời mong muốn tới Lãnh đạo Hội đồng họ Trương các tỉnh, thành phố mở rộng tuyên truyền, động viên, giúp đỡ anh chị em Doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành cố gắng phấn đấu phát triển kinh tế, xây dựng khối đoàn kết, xứng đáng là lực lượng phát triển kinh tế giường cột của dòng tộc.
Kính thưa các quý vị đại biểu cùng bà con dòng họ
Thay mặt Câu lạc bộ Doanh nghiệp họ Trương Việt Nam tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới những tấm lòng tâm đức của các Doanh nghiệp Doanh nhân họ Trương đang ngày đêm phấn đấu phát triển Doanh nghiệp, chung tay vì sự vững mạnh và trường tồn của dòng họ, tích cực đóng góp những viên gạch hồng xây dựng nhà thờ – công trình tâm linh để lại cho muôn đời con cháu mai sau.
Một lần nữa, kính chúc quý vị đại biểu và bà con dòng họ ta trên cả nước có một sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ DOANH NGHIỆP HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM Trương Thanh Phong
Bạn đang xem bài viết Những Lời Phát Biểu Trong Lễ Rước Dâu Hay Nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!