Xem Nhiều 3/2023 #️ Tham Quan Di Tích Hoàng Thành Thăng Long Cẩm Nang Từ A Đến Z # Top 3 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tham Quan Di Tích Hoàng Thành Thăng Long Cẩm Nang Từ A Đến Z # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tham Quan Di Tích Hoàng Thành Thăng Long Cẩm Nang Từ A Đến Z mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Giới thiệu khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long nay thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.

Những khu di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi các tuyến đường : phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội, phía Tây Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội và cuối cùng phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương. Đây là địa điểm tham quan chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.

2. Đến Hoàng Thành Thăng Long như thế nào?

Để tham quan Hoàng Thành Thăng Long các bạn tới số 19C Hoàng Diệu là cổng chính dành cho du khách. Từ trung tâm Hà Nội bạn có thể dễ dàng đi đến khu di tích Hoàng Thành bằng các loại phương tiện như xe máy, xe đẹp, ô tô, xe bus… Nếu đi xe bus các bạn có thể bắt tuyến 22, chuyến xe này sẽ dừng ở điểm đỗ trước cửa của Hoàng Thành.

3. Giá vé và giờ mở cửa tham quan Hoàng Thành Thăng Long

– Hoàng Thành Thăng Long mở cửa các ngày trong tuần (trừ thứ 2).

– Thời gian mở cửa:

– Giá vé tham quan để vào khu du tích là : 30.000đ/lượt

– Đối với học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (phải có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi 60 tuổi trở lên giá vé vào cửa là : 15.000đ/lượt

– Riêng đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng hoàn toàn được miễn phí vé vào cửa.

4. Các địa điểm tham quan ở khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19.

Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long. Cột cờ cao 60m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế có hình vuông với diện tíc h là 2007m² và bao gồm 3 cấp thóp dần lên. Mỗi cấp đều có tường hoa và hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc thang tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc thang ở hai cửa hướng Đông và Tây. Còn cấp thứ 3 có 4 cửa, cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam và cửa Bắc.

Đây là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ.

Hiện nay dấu tích của điện Kính Thiên chỉ còn lại là khu nền cũ. Phía nam điện có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng.

Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ. Rồng được chạm trổ bằng đá xanh, có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng, nguy nga, tráng lệ của điện Kính Thiên xưa.

Hay còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung. Đây cũng là nơi ở của hoàng hậu và các công chúa trong thời kì phong kiến.

Đây là một trong năm cổng của thành Hà Nội dưới thời Nguyễn. Ở Cửa Bắc còn lưu giữ lại hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Đây là nơi Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đó là những cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đỉnh cao đó là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Kinh nghiệm hướng dẫn tham quan viếng lăng Bác dip lễ 2/9

Phố cổ Hà Nội – điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến thủ đô

Cẩm nang du lịch Hà Nội từ A đến Z

Hoàng Thành Thăng Long: Ở Đâu, Giá Vé, Giờ Mở Cửa?

Hoàng thành Thăng Long chính thức được gọi tên và xây dựng quy củ kể từ năm 1010 ngay sau khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Kinh thành Thăng Long sau 1 năm gấp rút xây dựng có mô hình Tam trùng thành quách. Vòng ngoài cùng là La thành, vòng thứ hai là Hoàng thành, vòng trong cùng là Cấm thành hay còn gọi là Long Phượng thành hoặc Tử cấm thành. Trong đó nơi sinh sống của cư dân là vùng đất giữa Hoàng thành và La thành còn các cung điện của nhà vua được dựng trong Long Phượng thành.

Hoàng thành thời kỳ này được đắp bằng đất phía ngoài có hào mở 4 cửa: cửa Tường Phù ở phía Đông, cửa Quảng Phúc ở phía Tây, cửa Đại Hưng ở phía Nam và phía Bắc là cửa Diệu Đức. Trong thành Long Phượng được cho xây dựng rất nhiều cung điện như điện Càn Nguyên là nơi thiết triều, điện Long An và Long Thụy là nơi nhà vua nghỉ ngơi, sau cùng là cung Thúy Hoa dành cho các phi tần. Ngoài các điện chính này còn có các điện Cao Minh, điện Nhật Quang, điện Nguyệt Minh, điện Tập Hiền, điện Giảng Võ…

Năm 1029 sau loạn tam vương, vua Lý Thái Tông đã cho xây dựng lại toàn bộ khu cấm thành với điện thiết triều Thiên An, điện Tuyên Đức, điện Thiên Phúc, điện Phụng Tiên, điện Thiên Khánh, điện Trường Xuân.

Năm 1203 từ thời vua Lý Cao Tông trở đi, mỗi thời Hoàng thành Thăng Long có thêm những xây dựng, kiến thiết mới. Các cung điện được xây dựng liên tục. Ngoài cung điện các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng, nhiều vườn ngự, hồ nước, cảnh quan khác như đền Quán Thánh, chùa Chân Giáo, đài Chúng Tiên, hồ Kim Minh Vạn Tuế, hồ Thiên, hồ Ứng Minh, hồ Thụy Thanh, vườn Thắng Cảnh, vườn Xuân Quang, vườn Quỳnh Lâm, vườn Thượng Lâm…

Tham Quan Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 97 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 được thành lập năm 1987. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trước đây là căn dinh thự của tư sản gốc Hoa tên là Hứa Bổn Hòa – một trong những người giàu có nhất Sài Gòn đầu thế kỷ XX.

Kiến trúc của bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM

Tòa nhà được xây dựng nền diện tích hơn 3.000 m2 mang đậm phong cách kiến trúc Baroque nổi tiếng Pháp. Mái nhà lợp ngói âm dương màu đỏ, những viên ngói diềm mái được tráng men viền màu xanh lục. Các ô cửa sổ của tòa nhà lắp kính màu có hoa văn mang đậm phong cách nghệ thuật châu Âu. Sàn nhà lát gạch bông với kiểu dáng, hoa văn đa dạng, riêng cầu thang lát đá cẩm thạch.

Đặc biệt khi đến với bảo tàng, du khách còn được tận mắt nhìn thấy thang máy đầu tiên được lắp đặt tại Sài Gòn. Buồng thang máy được làm bằng gỗ, trang trí và chạm trổ như một chiếc kiệu cổ của Trung Quốc.

Giá vé và thời gian tham quan

Bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM giờ mở cửa là tất cả các ngày trong tuần từ 9 giờ đến 16 giờ 45 phút .

Giá vé bảo tàng Mỹ Thuật.

Người lớn: 10.000đ/lượt.

Trẻ em: 3.000đ/ lượt.

Học sinh, sinh viên và một số đối tượng được miễn phí hoặc giảm giá tùy trường hợp cụ thể.

Trong bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM có gì?

Bảo tàng là nơi sưu tầm, lưu giữ và trưng bày những hiện vật mỹ thuật có giá trị của Sài Gòn. Nơi đây còn sở hữu hơn 21.000 hiện vật với nhiều bộ sưu tập quý như tranh của các họa sỹ trường Mỹ thuật Đông Dương, các tác phẩm sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ký họa kháng chiến,… thu hút khách tham quan ngày càng đông.

Hệ thống trưng bày giới thiệu gồm:

Tòa nhà 1: Mỹ thuật hiện đại – Tác phẩm của các họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương, Gia Định – Mỹ thuật hiện đại trước và sau năm 1975.

Tại tòa nhà 2: Trng bày chuyên đề các sưu tập hiện vật của Bảo tàng – Trưng bày các chuyên đề tác giả, tác phẩm.

Tòa nhà 3: Mỹ thuật cổ, cận hiện đại (mỹ thuật chất liệu đá, chất liệu gốm, chất liệu gỗ, chất liệu đồng).

Hiện nay, các tòa nhà trong bảo tàng đều được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Hai trong số 3 tầng trưng bày là cố định, còn lại dùng triển lãm ngắn hạn. Bảo tàng Mỹ thuật cũng vừa mở rộng thêm diện tích trưng bày theo tiến trình lịch sử mỹ thuật của thành phố và khu vực.

Khách tham quan bảo tàng khá đông nhưng chủ yếu là người nước ngoài và các sinh viên ngành mỹ thuật đến đây để tìm cảm hứng sáng tạo. Họ thường chọn những ngày cuối tuần rảnh rỗi để ghé qua đây ngắm nhìn và hòa mình cùng với những tác phẩm nghệ thuật.

Các địa điểm du lịch gần Sài Gòn khác: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh TPHCM

Tham Quan Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập còn có 2 cái tên khác là Dinh Thống Nhất và Hội trường Thống Nhất, trước kia là nơi ở và nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vào năm 2009, nơi đây được chính thức xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.

Dinh được xây dựng trên thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Trong dinh có hơn 100 căn phòng với cách trang trí khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng như các phòng khánh tiết, phòng họp Nội Các, phòng đại yến, phòng trình Quốc thư, phòng giải trí, phòng chiếu phim, phòng tranh,…

Địa chỉ Dinh Độc Lập: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài việc đi bộ hay đi bằng xe máy, taxi để đến đây thì du khách từ nhiều điểm đến khác nhau có thể đi bằng xe buýt. Có 5 tuyến xe bus như sau:

001 : Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn

002 : Bến Thành – Bến xe miền Tây

03 : Bến Thành – Thạnh Lộc

04 : Bến Thành – Công Hòa – Bến xe An Sương

05 : Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa

Thông tin giờ mở cửa và giá vé tham quan

Giờ mở cửa Dinh: di tích lịch sử Dinh Độc Lập mở cửa bán vé phục vụ du khách tham quan hàng ngày (kể cả cuối tuần và các dịp lễ, Tết)

Sáng: 7h30′ – 11h00′

Chiều: 13h00′ – 16h00′

Giá vé vào Dinh Độc Lập:

Người lớn: 40.000VND/1 người/1 lượt

Sinh viên: 20.000VND/1 người/1 lượt

Học sinh (6 tuổi đến 17 tuổi): 10.000VND/1 người/1 lượt

Trong Dinh được chia làm 3 khu trưng bày chính là khu cố định, khu chuyên đề và khu bổ sung.

Là bao gồm phòng khánh tiết, phòng đại yến, phòng các nội, phòng hội đồng an ninh quốc gia; phòng khách của tổng thống, phòng làm việc của tổng thống, phòng làm việc của phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa, phòng khách của phó tổng thống, phòng trình quốc thư, khu phòng ngủ của gia đình tổng thống, khu sinh hoạt, phòng khách của phu nhân, phòng chiếu phim, phòng giải trí, lầu tĩnh tâm, phòng tham mưu tác chiến, phòng thông tin liên lạc, phòng trực chiến của tổng thống, nhà bếp, xe Jeep, máy bay F5E, xe tăng 390, xe tăng 843.

Những di tích sống động được lưu giữ đến tận bây giờ để thế hệ sau này được nhìn tận mắt, quan sát và hiểu được phần nào của một thời kì chiến tranh hào hùng và khốc liệt.

Là khu trưng bày các các chuyên đề như “Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu dự trữ”, “Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn” hay các cuộc triển lãm ảnh như “Việt Nam – Bài ca chiến thắng”.

Khách tham quan không chỉ nhìn lại được những tấm ảnh sống động thời kì trước mà còn được biết thêm, tìm hiểu thêm về chi tiết lịch sử ẩn sâu trong nó mà không được sách báo nào viết lại. Đó là những sưu tầm, công lao tìm tòi, đào sâu của các chuyên gia lịch sử.

Chính là khu trưng bày ảnh được tìm thấy và sưu tập sau này. Những tấm ảnh được người dân lưu giữ từ các thời kháng chiến đến khi độc lập gửi vào Di tích để bảo quản và truyền lại cho con cháu đời sau.

Các thế hệ trước nhìn lại thời kì hào hùng của mình và các thế hệ sau có thể cảm nhận được kháng chiến oanh liệt và niềm vui chiến thắng mà ông cha ta đã giành được để nỗ lực góp một phần công sức của mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hòa bình, phát triển thịnh vượng hơn nữa.

Ngoài tham quan khu chính ra, du khách có thể đi dạo bên ngoài khuôn viên của Dinh với những bãi cỏ xanh mướt và ngắm nhìn Dinh từ nhiều góc độ.

Lưu ý tham quan Dinh Độc Lập

Vì đây là nơi mang dấu ấn lịch sử hào hùng của một dân tộc, quốc gia, nên bạn lịch cần lưu ý về ăn mặc trước khi đến đây. Bên cạnh đó, nên tuân thủ đúng nội quy tham quan của ban quản trị khu di tích.

Dinh Độc Lập không chỉ là biểu tượng anh hùng của Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của cả người dân Việt Nam. Chắc chắn khám phá khu di tích lịch sử này sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. Đặc biệt, đây sẽ là một kho tàng cho các “tín đồ” Lịch sử tha hồ khám phá.

Bạn đang xem bài viết Tham Quan Di Tích Hoàng Thành Thăng Long Cẩm Nang Từ A Đến Z trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!