Xem Nhiều 3/2023 #️ Tiểu Học Thực Hành Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hn) # Top 11 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tiểu Học Thực Hành Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hn) # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Học Thực Hành Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hn) mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Địa chỉ và thông tin liên hệ

Trường Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành mới thành lập năm 2019, trực thuộc Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Địa chỉ: 136 Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: 0936042468 (Cô Đinh Nguyễn Trang Thu), 0907996866 (Cô Đinh Minh Hằng)

Email: [email protected]

Website: www.hnue.edu.vn

Cơ sở vật chất

Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành nằm trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường trực thuộc hệ thống các trường thực hành của nhà trường.

Phụ huynh có thể tham khảo thông tin về cơ sở vật chất Đại học Sư phạm Hà Nội.

Theo chia sẻ từ các phụ huynh đã tham gia buổi gặp mặt với nhà trường, chính sách tài chính dự kiến của Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành năm học 2019-2020 như sau:

Học phí: 5,5 triệu đồng/tháng (đã bao gồm các môn steam, thể thao, nghệ thuật… đăng ký theo nguyện vọng)

Tiền ăn: 2 triệu đồng/tháng

Cơ sở vật chất: 3 triệu đồng

Chương trình học

Trường tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành xây dựng MÔI TRƯỜNG TIẾNG ANH và CÔNG NGHỆ SỐ.

Mục tiêu giáo dục nhà trường: đảm bảo môi trường giáo dục mở, năng động, thân thiện, vì sự phát triển của mỗi học sinh, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin để giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Một số thông tin:

– Học bán trú 2 buổi/ ngày, từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần.

– Chú trọng tăng cường Tiếng Anh và môi trường giao tiếp tiếng Anh, với giáo viên nước ngoài và thông qua các hoạt động trải nghiệm.

– Tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động giảng dạy và hoạt động trải nghiệm theo mô hình giáo dục STEAM, khám phá khoa học.

– Phát triển các năng khiếu về thể thao, nghệ thuật (piano, dance sport, vẽ, sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật).

– Giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng tự lập thông qua các giờ học và hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.

Tuyển sinh

Năm học 2019-2020 là năm tuyển sinh đầu tiên của trường tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành.

Chỉ tiêu: 03 lớp 1, số lượng: 28 học sinh/lớp

Nhận xét, đánh giá của phụ huynh

Do trường mới thành lập nên chưa có chia sẻ về chất lượng dạy và học của Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành từ phụ huynh.

Hiện, nhiều cha mẹ tỏ ra băn khoăn về mức học phí khá cao (dự kiến 5,5 triệu đồng/tháng) chưa bao gồm các khoản khác như tiền ăn, học phí, đồng phục.

Trường cũng chưa có xe đưa đón, gây bất tiện cho những gia đình ở xa có nhu cầu cho con học tại trường.

Một điểm đáng lưu ý nữa, theo chia sẻ của các phụ huynh trên Facebook, Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành học cơ sở riêng, dù vẫn trong khuôn viên Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng không chung với THCS – THPT Nguyễn Tất Thành. Và đây cũng không phải một hệ thống liên cấp 1-2-3 Nguyễn Tất Thành. Các con Tiểu học sẽ được ưu tiên khi xét tuyển vào THCS – THPT Nguyễn Tất Thành nhưng vẫn phải thi.

(Thông tin, hình ảnh tham khảo trên website ĐH Sư Phạm HN; FB Đồng hành cùng các kỳ thi HSG tiếng Anh)

Đại Học Nguyễn Tất Thành Xét Tuyển Năm 2022

Dự kiến năm học 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ tuyển sinh theo 04 phương thức:

Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp môn. Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí:

Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)

Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.

Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Riêng các ngành sức khỏe cần thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của BGDĐT:

Ngành Y khoa, Dược học: học lực lớp 12 xếp loại từ Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học: học lực lớp 12 xếp loại từ Khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phương thức 4: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

1. Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp môn.

* Lưu ý: Thí sinh khi xác nhận nhập học nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của Trường chủ trì cụm thi) cho Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét.

2. Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí (riêng các ngành sức khỏe áp dụng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của BGDĐT):

Phiếu đăng ký xét tuyển;

Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy CNTN tạm thời (bản sao);

Học bạ THPT (bản sao);

Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí:

Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)

Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.

Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Riêng các ngành sức khỏe cần thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của BGDĐT:

Ngành Y khoa, Dược học: học lực lớp 12 xếp loại từ Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học: học lực lớp 12 xếp loại từ Khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Điểm XT = (ĐTB 1 + ĐTB 2 + ĐTB 3 + Điểm ƯT (nếu có)) /3 hoặc Điểm XT = Điểm tổng kết cuối năm + Điểm ƯT (nếu có)/3 Trong đó: ĐTB 1, ĐTB 2, ĐTB 3: ĐTB xét theo tiêu chí.

Điểm ƯT: theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra Trường quy định thêm điều kiện thí sinh phải đạt hạnh kiểm lớp 12 từ loại khá trở lên.

Riêng đối với các ngành năng khiếu, Trường sẽ kết hợp xét kết quả học bạ THPT và tổ chức thi kiểm tra các môn năng khiếu hoặc xét kết quả thi môn năng khiếu từ Trường Đại học khác có tổ chức thi năng khiếu để xét tuyển

3. Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM.

Hồ sơ gồm:

Phiếu đăng ký xét tuyển;

Bản chính phiếu kết quả thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐHQG-HCM

Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy CNTN tạm thời (bản sao);

Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Điểm bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM đạt từ 600 điểm trở lên và đạt mức điểm chuẩn đầu vào theo từng ngành do trường ĐH Nguyễn Tất Thành xác định sau khi có kết quả.

4. Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển:

Theo quy định tuyển sinh của BGDĐT. (Trang 6/31 – Điều 7)

Tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ứng với tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký đạt 21 điểm trở lên đã cộng điểm ưu tiên (các ngành sức khỏe xét thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng của BGDĐT).

Tổng điểm trung bình cuối năm của 3 môn học bạ lớp 12 ứng với tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký đạt 21 điểm trở lên đã cộng điểm ưu tiên (các ngành sức khỏe xét thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng của BGDĐT).

Ngành Ngôn ngữ Anh: có chứng chỉ TOEFL iBT từ 80/120 hoặc IELTS từ 6.0/9.0.

Đã tốt nghiệp đại học (các ngành sức khỏe xét thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng của BGDĐT).

Thí sinh có chứng chỉ TOEFL iBT từ 60/120 hoặc IELTS từ 4.5/9.0 được ưu tiên xét tuyển vào các ngành có môn Tiếng Anh với mức điểm tương đương điểm 7 theo thang điểm 10.

Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển.

► Đăng ký xét học bạ online ngay bây giờ để được ưu tiên xét tuyển:

Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường, từ tháng 4/2012, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đã liên kết, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức giờ học Lịch sử tại Bảo tàng. Mô hình học tập này được áp dụng khởi đầu đối với học sinh khối lớp 6.

Giờ học được tổ chức vào chiều thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ 13 giờ 30, sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng, 100 em học sinh được chia thành 4 nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ giáo dục của Bảo tàng. Các em lần lượt đến với một cuộc hành trình về quá khứ với Việt Nam thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ cổ đại, các nhà nước cổ đại, các phong trào đấu tranh giành độc lập: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Khởi nghĩa Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938…; được tận mắt nhìn thấy những viên đá, chiếc rìu, nỏ, trống đồng hay những bộ trang phục, vũ khí của người xưa, được nghe những câu chuyện lịch sử sống động gắn với từng hiện vật… Đây là những nội dung gắn liền với chương trình học Lịch sử trong SGK của học sinh lớp 6.

Phần Tổng kết và trao giải cho các bài thi xuất sắc thực sự là khoảng thời gian hồi hộp, sôi nổi và hào hứng đối với không chỉ các em học sinh mà với cả các cô giáo, các bậc phụ huynh (đi tham gia cùng các con) và các cán bộ bảo tàng. Mỗi tên của học sinh nào đó được xướng lên là hàng loạt những tiếng reo hò, cổ vũ vang lên. Các em học sinh có bài thi đạt điểm cao, tuyệt đối, có bài viết cảm tưởng sâu sắc nhất đều được nhận những phần quà lưu niệm nhỏ của Bảo tàng.

Để mỗi giờ học Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày càng bổ ích, hấp dẫn hơn đối với các em học sinh, các cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng đã và đang không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung cho các buổi học ngày một phong phú, sâu sắc hơn để tiếp sau khối lớp 6, giờ học Lịch sử tại Bảo tàng của các em học sinh khối lớp 7, 8 và 9 (trong các tháng tiếp theo của năm 2012) sẽ thu được những kết quả như mong đợi.

Giờ học Lịch sử của học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ngày 14/4/2012

Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ tham quan trưng bày tại Bảo tàng Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm sau khi tham quan trưng bày.

Học sinh tham gia các trò chơi tập thể, hoạt động thể chất vui nhộn tại sân bảo tàng . Các cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang chấm bài thi trắc nghiệm.

Tổng kết và trao phần thưởng.

Ghi Nhận Từ Một Giờ Học Lịch Sử Của Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Giờ học lịch sử là tên gọi một chương trình hoạt động của Phòng Giáo dục, Công chúng thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tiếp theo những kết quả đạt được rất tốt đẹp đối với học sinh khối lớp 6; kế hoạch tổ chức Giờ học lịch sử cho học sinh khối lớp 9 của Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) được tiếp tục thực hiện trong hai ngày 22 và 29-9-2012 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Từng nhóm học sinh được tham quan trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ngày 22/9/2012 Đến Bảo tàng học Lịch sử qua hiện vật trưng bày

Nội dung Giờ học lịch sử tại Bảo tàng đối với học sinh khối lớp 9 được cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng (Bảo tàng Lịch sử quốc gia) phối hợp với giáo viên bộ môn Sử của Trường THCS Nguyễn Tất Thành xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình Sách giáo khoa gắn với hệ thống trưng bày của Bảo tàng. Chủ đề của giờ học được lựa chọn lần này là: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt từ 1858 đến năm 1945. Buổi học bắt đầu từ lúc 13h30′. Sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 100 em học sinh được chia thành 2 nhóm lần lượt tham quan 9 phòng trưng bày đầu tiên có nội dung giới thiệu về Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1945. Các em học sinh được thấy tận mắt những hiện vật, hình ảnh lịch sử để hiểu rõ hơn về quá trình thực dân Pháp xâm lược và áp đặt bộ máy thống trị của chúng ở Việt . Các em được xem từ bức ảnh Liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 1-9-1858 chính thức mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam; cho đến những hiện vật tiêu biểu như Súng thần công, hay các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, tiêu biểu là khẩu súng trường nhân dân ta đã dùng đánh Pháp trong phong trào Cần Vương. Tuy thô sơ nhưng khẩu súng có những chi tiết được chế tạo rất khéo léo bởi Cao Thắng, một vị tướng trẻ tài giỏi dưới quyền chỉ huy của cụ Phan Đình Phùng – Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Các em cũng được tận mắt nhìn tấm Thẻ thuế thân và hiểu rõ hơn về “thuế thân “- một thứ thuế trong rất nhiều thứ “sưu cao thuế nặng” và vô lý mà chính quyền thực dân – phong kiến áp đặt để bóc lột nhân dân ta thời kỳ này…

Học sinh lớp 9A1 Trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm ngày 22/9/2012

Không khí của buổi học hôm đó tại phòng trưng bày có lúc thật sâu lắng, xúc động khi các em được nghe kể những câu chuyện lịch sử sống động gắn với những hiện vật tiêu biểu. Đứng trước bức tượng anh Kim Đồng và tấm bằng ” Có công với nước” do Tổng bộ Việt Minh truy tặng Liệt sĩ Nông Văn Dền (tức Kim Đồng), ngày 2/9/1944, giọng chị thuyết minh viên nhỏ nhẹ dẫn các em trở về với một vùng quê miền núi Pác Bó (Cao Bằng)- chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ. Tháng 5 năm 1941, Hội Nhi Đồng cứu quốc được thành lập. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Khi phát hiện bọn địch đang phục kích ngay cạnh nơi họp, trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ súng về phía mình. Chính nhờ tiếng súng “báo động” ấy, các cán bộ đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây nguy hiểm của địch. Riêng Kim Đồng, khi bị trúng đạn của địch, anh chạy đến khu vực gần bờ suối Lê Nin thì anh dũng hy sinh, khi đó, Kim Đồng mới vừa tròn 14 tuổi. anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt noi theo.

Học sinh lớp 9A4 trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm

Cuối phần tham quan trưng bày, các em như được hòa mình vào không khí sục sôi của những ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám – mùa Thu năm 1945 với sự kiện ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuối giờ học, có phần tổng kết và trao giải cho các học sinh đạt điểm cao; trả lời được nhiều câu hỏi đúng hay có bài viết cảm tưởng sâu sắc nhất. Phần thưởng dành cho mỗi em là những món quà lưu niệm tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa, là sự động viên, khích lệ đối với những cố gắng của các em.

Học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành thi trắc nghiệm, ngày 29/9/2012

Để chương trình ngày một hiệu quả, tránh sự nhàm chán, bên cạnh phương thức làm bài thi trắc nghiệm trên giấy, học sinh còn được tham gia hoạt động chơi mà học như: Theo dòng lịch sử, trả lời câu hỏi trắc nghiệm… sử dụng trên máy chiếu, hình thức này mới nhưng rất ấn tượng và mang lại không khí học tập rất thoải mái đối với các em.

Kết thúc giờ học, nhiều em bày tỏ mong muốn sẽ được tiếp tục tham gia các buổi học lịch sử khác tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Điều đó cho thấy môn lịch sử thực sự không phải là một môn học khô cứng và kém hấp dẫn học sinh, nếu chúng ta biết kết hợp giữa học và hành, giữa học mà chơi- chơi mà học…

Xen kẽ giữa giờ học Lịch sử ở Bảo tàng, ngày 29/9/2012 là một tiết mục văn nghệ của học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành

Việc phối hợp chặt chẽ giữa Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) và Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong việc áp dụng mô hình Giờ học lịch sử tại Bảo tàng bước đầu đã đạt được những kết quả và hiệu ứng tích cực. Các kiến thức lịch sử được thấm sâu vào nhận thức của các em, biến thành hiểu biết của chính các em một cách hứng thú và khó quên. Mỗi sự kiện lịch sử không còn là một mảng của quá khứ khô cứng với những niên đại, con số, diễn biến nặng nề mà là lịch sử sống động, được các em tiếp nhận một cách hấp dẫn, chủ động.

Trong thời gian tới, Giờ học lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tiếp tục được tổ chức cho học sinh các khối lớp còn lại của Trường THCS Nguyễn Tất Thành và nhiều trường học khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hy vọng chương trình này sẽ được các trường học tích cực hưởng ứng và phối hợp chặt chẽ.

Bạn đang xem bài viết Tiểu Học Thực Hành Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hn) trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!