Cập nhật thông tin chi tiết về Tín Ngưỡng Làm Then Giải Hạn Của Đồng Bào Tày Bình Liêu mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mỗi độ xuân về, nhà nhà trên bản làng người Tày Bình Liêu lại rộn ràng âm vang của những câu then trong nghi lễ Then giải hạn. Hát then tiếng Tày gọi là “xướng Then”, là tín ngưỡng văn hoá lâu đời của người Tày. Diễn xướng nghi lễ Then của người Tày huyện Bình Liêu có ba hình thức chính là: Cấp sắc Then; hỉ phúc, vàn phúc; “so booc” (cầu hoa, cầu có con nối dõi tông đường). Then có nhiều làn điệu phục vụ các nghi lễ cúng tế, nội dung diễn tả con đường Then đưa binh mã đi qua ba tầng trời để làm lễ, vừa hiện thực vừa lãng mạn, lại có âm nhạc chắp cánh cho lời ca thêm bay bổng nên có sức dẫn dắt người nghe từ thực tại cuộc sống đi vào cõi mộng mơ, nó trở thành một nhu cầu tâm linh của tộc người Tày.Bà Then đang thực hiện nghi lễ giải hạn.
Then giải hạn được làm trong tháng Giêng, với ý nghĩa giải hạn đầu năm, hoá giải các vận hạn, rủi ro, đón những vận mệnh tốt, hạnh phúc trong năm mới. Người Tày thường quan niệm rằng, mỗi người đều có một bà mụ che chở, giúp đỡ cho mình. Bà Then chính là cầu nối, là người trung gian để đưa con người thực tại đến với thế giới của các bà mụ. Vì vậy, gia chủ cũng cần có những nguyên tắc quan trọng đối với bà Then. Khi gia chủ muốn làm lễ giải hạn, họ cần mang một bát gạo đến nhà bà Then, nhã ý rước thầy về làm then cho cả nhà. Khi lễ xong, họ đưa lại cho bà một con gà mang về cúng thầy, báo cáo tổ Then làm xong công việc giải hạn.
Gia chủ cần phải chuẩn bị các đồ lễ dâng lên bà mụ. Trong gia đình có bao nhiêu người thì cần phải có bấy nhiêu lễ vật. Lễ vật thường là con lợn, gà, ngan. Ngoài ra, thay bằng các con vật để cúng tế, họ có thể cúng bằng các đồ khác mang ý nghĩa tượng trưng, như: Cúng quả đu đủ (trong then ví là “moong”), hoa chuối (trong then ví là “Cáy kêm”); quả dứa (trong then thường ví là “cáy nhồng cáy nhằng”). Không gian để bà Then làm lễ là trên giường, gồm có mâm cúng với đầy đủ các lễ vật, rượu, cơm vàng. Ngoài ra, bên cạnh mâm cúng lễ đó là những chiếc ghế (trong Then gọi là “chốc ỉ”), được làm bằng cuống lá chuối, trang trí bằng giấy màu đỏ hay vàng cắt thành các ô và hoa bắt mắt. “Chốc ỉ” chính là phương tiện để đưa rước các bà mụ.
Sau khi chuẩn bị xong các đồ lễ, bà Then tiến hành giải hạn cho cả nhà. Để thực hiện lễ cũng cần phải trải qua nhiều giai đoạn, thời gian. Lễ giải hạn thường bắt đầu từ lúc trời tối và đến sáng hôm sau. Lễ giải hạn đó là miêu tả con đường của đoàn quân Then cùng với các hồn vía của người được giải hạn trải qua bao nhiêu chặng đường, vượt sông, vượt biển, đi qua các mường trời để đến với cửa bà mụ. Những câu Then cùng với tiếng sóc nhạc lúc trầm lúc bổng, lúc rộn ràng dồn dập khi thì nhẹ nhàng thể hiện rõ từng bước đi của đoàn quân Then. Dọc đường đi, các vận hạn đen đủi hoá giả, bà Then vừa hát vừa vẩy cành bòng để giải những vận hạn, “bỏ lại những vận hạn ở phía sau, đi qua sông vứt bỏ xuống sông, xuống biển”. Đoàn quân Then trải qua bao nhiêu cửa ải để đến được với cửa bà mụ, then gọi là “Khảu tu mụ”. Lúc này, từng người vào gặp bà mụ của mình để cầu xin về sức khoẻ, gia tài, danh vọng, cầu xin có con “so booc so hoa”. Lời Then vui nhộn, sinh động giống như một cuộc hội thoại, vừa thực vừa ảo giữa thế giới của các bà mụ và người giải hạn.
Then giải hạn nói riêng hay các nghi lễ Then khác của người Tày nói chung là tín ngưỡng tâm linh, ăn sâu vào tiềm thức của người Tày. Bắt nguồn từ trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày của tộc người Tày, người ta hát then để cầu chúc sự an khang, để quên đi nỗi vất vả cực nhọc, trao gửi tâm tình. Sau khi hành lễ xong, gia chủ tổ chức bữa cơm thân mật, đoàn viên các thành viên trong gia đình, họ hàng. Mọi người cùng ăn uống vui vẻ, sum vầy, chúc tụng một năm mới sức khoẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Tô Thị Nga (Phòng VH-TT huyện Bình Liêu)
Bình Liêu: Độc Đáo Tục Làm Then Giải Hạn Đầu Năm Của Người Tày
Vào tháng Giêng hằng năm, người Tày ở Bình Liêu lại tổ chức làm Then cúng giải hạn cho các thành viên trong gia đình. Đây là một tập tục không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày nơi đây nhân dịp năm mới, cầu mong một năm may mắn, an bình, no đủ.
Theo chị Tô Thị Nga, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bình Liêu, người Tày quan niệm rằng, mỗi người đều có một Bà Mụ che chở, giúp đỡ cho mình. Bà Then chính là cầu nối, là người trung gian để đưa con người thực tại đến với thế giới của các Bà Mụ. Vì vậy, vào cuối tháng Chạp, nếu gia đình nào muốn làm lễ giải hạn sẽ mang một bát gạo đến nhà Bà Then trong thôn, bản, mời Bà Then đến giải hạn cho các thành viên trong nhà vào dịp năm mới.
Lễ vật làm Then giải hạn do gia chủ chuẩn bị dựa trên số thành viên trong gia đình; bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu lễ vật tương ứng. Lễ dâng lên Bà Mụ thường có đầu lợn, gà, ngan, các vật tượng trưng như đu đủ, hoa chuối, quả dứa… Không gian để Bà Then làm lễ là trên giường, gồm có mâm cúng với đầy đủ các lễ vật, rượu, cơm và những chiếc ghế (trong Then gọi là “Chốc ỉ”) được làm bằng cuống lá chuối, bên trên bày giấy màu đỏ cắt thành ô và hoa bắt mắt. Theo quan niệm “Chốc ỉ” chính là phương tiện để đưa rước các Bà Mụ.
Bà Hà Thị Hồng, một trong những Bà Then lâu năm ở xã Tình Húc, cho biết: lễ Then cần phải trải qua nhiều giai đoạn với thời gian kéo dài, thường bắt đầu từ lúc trời tối và đến sáng hôm sau. Lễ miêu tả con đường của đoàn quân Then cùng với các hồn vía của người được giải hạn trải qua những chặng đường, vượt sông, vượt biển, đi qua các mường trời để đến với cửa Bà Mụ. Dọc đường đi, các vận hạn đen đủi sẽ được hoá giải; khi đến được với Bà Mụ, từng người vào gặp Bà Mụ của mình để cầu xin về sức khoẻ, bạc tiền, danh vọng, con cái nối dõi…
Sau khi nghi lễ giải hạn kết thúc, để đáp lễ, gia chủ đưa lại cho Bà Then một con gà mang về cúng thầy, báo cáo tổ Then làm xong công việc giải hạn; đồng thời tổ chức bữa cơm thân mật, đoàn viên các thành viên trong gia đình, họ hàng, chúc nhau một năm mới bình an, ấm no.
Nguyên Ngọc
Lễ Hội Đua Ngựa Bắc Hà: Nét Văn Hóa Đặc Sắc Của Đồng Bào Các Dân Tộc Tây Bắc
(VOV5) – Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh núi non thiên nhiên tươi đẹp, hoa mận hoa mơ nở trắng rừng mỗi khi xuân về, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, còn được du khách gần xa biết đến với những lễ hội độc đáo, đặc biệt là Lễ hội đua ngựa truyền thống gần 100 năm tuổi, diễn ra vào tháng 6 hằng năm. Ở lễ hội, nài ngựa là những người nông dân và ngựa đua chính là những con ngựa thồ hàng giúp người dân mưu sinh hằng ngày… vì vậy Giải đua ngựa trên Cao nguyên Bắc Hà năm nào cũng thu hút rất đông du khách và trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.
Lễ đội đua ngựa Bắc Hà trước đây diễn ra xung quanh cánh đồng, các quả đồi và đích là bãi đất ở trung tâm thị trấn. Khi gần về tới đích, các kị mã nhảy thật nhanh xuống đất, rút khẩu súng kíp trên vai và nhằm vào bia bắn 5 phát súng rồi cướp quả cầu đỏ, nhảy lên ngựa quay về điểm xuất phát. Ai vừa nhanh, vừa bắn súng trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng. Huyền thoại về những chàng kị sĩ Bắc Hà có tài cưỡi ngựa phi nước đại mà vẫn bắn súng trăm phát đều trúng đích cũng từ đó mà có. Ngày này, cuộc đua ngựa ở Bắc Hà đã không còn thi bắn súng, các nài ngựa cũng có một sân thi đấu riêng, cuộc đua cũng được tổ chức chuyên nghiệp và hấp dẫn người xem hơn.
Lễ hội đua ngựa Bắc Hà giờ cũng đã mở rộng thu hút các nài ngựa đến từ nhiều tỉnh Tây Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên… vì vậy, đối với đồng bào các dân tộc Bắc Hà, việc chuẩn bị cho cuộc đua khá công phu với mong muốn giành chức vô địch. Ông Vàng Văn Tải (dân tộc Tày, thôn Na Áng A, xã Na Hối, huyện Bắc Hà), có thâm niên nuôi ngựa hơn 30 năm, cho biết: Không chỉ ở Bắc Hà mà cả khu vực Tây Bắc, ngựa là loài vật quen thuộc được nuôi ở hầu hết các hộ gia đình. Con ngựa vừa là loài trung thành với chủ, vừa phục vụ đắc lực cho cuộc sống của người dân vùng cao nên được coi là tài sản vô cùng quý giá.
Mấy năm gần đây, phong trào đua ngựa nổi lên nên những chú ngựa nhà, ngoài thời gian lên nương, đi thồ hàng sẽ được tập luyện để trở thành ngựa đua. Ông Vàng Văn Tải cho biết ngựa tốt để đua phải là ngựa đực có thân hình cao lớn, vó dài, thẳng, lông mượt, đôi mắt tinh nhanh, vồng ngực nở rộng, bụng thon gọn, bước chạy dài và đều. Ông Vàng cho biết nêu tiêu chí chọn ngựa của mình rằng: Chọn con ngựa để đi đua thì chân phải thẳng, móng dày… nếu móng chân mà tòe ra như chân con vịt thì ngựa chạy kém. Sau đó về cho ăn uống đầy đủ, sạch sẽ. Chiến thắng của tôi ngày xưa là do ngựa của tôi thuần, ngoan và chịu khó tập luyện. Tôi tập sáng và chiều nhưng không tập quá sức con ngựa.
Đua ngựa ở Bắc Hà không phải là cuộc đua của những vận động viên chuyên nghiệp mà là những người nông dân và ngựa đua là những con ngựa thồ. Đặc biệt, đua ngựa ở Bắc Hà là “đua mộc”, những nài cưỡi trên những lưng ngựa không có yên cương, không bàn đạp giữ chân mà chỉ có đai buộc ngựa, hai móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển. Nài ngựa không cầm roi quất ngựa khi tăng tốc chỉ cần hai tay phải cầm dây cương vừa điều khiển vùa giữ thăng bằng, hai chân kẹp chặt vào bụng ngựa. Nhìn những nài ngựa cúi rạp mình trên lưng những con “tuấn mã” đang phi nước đại mới thấy cái khó và sự dũng cảm của những kỵ sĩ trên đường đua. Anh Vàng Văn Huỳnh, nài ngựa đã dành 2 chức vô địch năm 2012 và 2013, chia sẻ khi thi đấu cũng cần quan sát ngựa của đối phương để điều khiển ngựa, đồng thời giữ khoảng cách, tránh để ngựa chen lấn va chạm nhau dễ xảy ra tai nạn: Ngồi vững trên lưng để điều khiển con ngựa khi chạy. Lúc vào cua thì kéo cương và hãm tốc độ lại để tránh bị ngã. Khi đường thẳng thì thả cương và thúc ngựa chạy hết tốc lực.
Năm nào cũng vậy, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà cũng thu hút rất đông du khách trong nước và ngoài nước đến tham dự. Xem những thanh niên địa phương điều khiển những con ngựa thồ hàng, kéo cày hằng ngày mà khán giả có nhiều phen phải nín thở khi có chú ngựa chạy quá đà lao ra khỏi sân, phi thẳng về phía rào chắn, hay thót tim khi có nài ngựa bị ngã ngựa trên đường đua. Ông Matthias Matt, một du khách đến từ Thành phố Hamburg, Đức, chia sẻ: Tôi rất thú vị. Nét đặc sắc nhất là sự tham dự của tất cả người dân địa phương. Tôi cảm thấy người dân ở đây ai cũng muốn đến xem cuộc đua này. Tôi thấy các cuộc đua ở đây không khác gì lắm so với các cuộc đua ở đất nước chúng tôi nhưng cái điểm chung tôi thấy là ai cũng thích. Có một điều rất thú vị là có hai con ngựa khi về gần đích lại cùng dừng lại và tiến vào sân ăn cỏ… tôi và mọi người xem khi đó đều rất vui và cùng nhau cười. Đó thực sự là một ngày hội thú vị.
Lễ hội đua ngựa Bắc Hà, một ngày hội hấp dẫn, thử thách lòng gan dạ, nhanh nhẹn của người chơi, đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân vùng cao Tây Bắc. Vẫn là các chàng trai người dân tộc địa phương thật thà, dùng cảm… vẫn những chú ngựa do chính họ nuôi dưỡng hàng ngày để thồ hàng, kéo cày làm nương nhưng khi vào cuộc đua lại mang đến cho khán giả những màn biểu diễn hấp dẫn, những cuộc so tài nóng bỏng. Những cuộc đua ngựa luôn để lại trong lòng mỗi du khách ấn tượng khó quên khi một lần đến với cao nguyên Bắc Hà./.
Vĩnh Phong
Hạn Làm Nhà Mấy Năm Thì Hết? Hạn Làm Nhà Hóa Giải Thế Nào?
Chẳng biết chỉ là trùng hợp, thế nhưng cũng có nhiều trường hợp “sợ điếng người”.
Làm nhà trên đất của chủ cũ mà chưa “xin phép”
Chủ cũ ở đây có thể là Thành hoàng làng – người chủ đất đầu tiên. Đó là người đi khai hoang mở cõi, rồi chia đất cho dân làng. Về sau khi người đó mất, dân làng nhớ công ơn lập đền thờ, phong làm Thành Hoàng làng, được thờ cúng. Thành Hoàng Làng sẽ coi sóc toàn bộ đất làng.
Chủ cũ cũng có thể là ông bà tổ tiên – những người mà trước đó đã sinh sống trên mảnh đất này. Sau khi mất đi, gia đình chôn cất sau vườn. Linh hồn của họ vẫn ở lại để cai quản khu đất như đang còn sống.
Trường hợp nữa là mảnh đất chuẩn bị xây nhà nằm trên khu vực nghĩa địa đã bị lấp đi để lấy đất ở. Mà bản thân người mua đất lại không hề biết điều đó.
Đặc biệt với trường hợp mua đất trên khu nghĩa địa. Nếu công tác “giải phóng mặt bằng” không được tiến hành ổn thỏa thì người sống khó mà yên lòng.
Chính vì thế mà những người “chủ cũ” này có thể gây khó dễ cho thành viên trong gia đình. Đặc biệt là chủ nhà. Nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng thì mất mạng.
Đây là lý do phổ biến hơn cả dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phong thủy, khi làm nhà sẽ xem tuổi và bản mệnh của gia chủ. Nếu năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc thì sẽ dừng ý định làm nhà lại. Còn nếu cố tình làm, rất có thể khiến cả nhà gặp phải đại hạn.
Nếu xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa đã san lấp thì âm khí xung quanh nhà nặng nề. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu nhu khi thiết kế nhà ở, âm dương không được cân bằng.
Chưa kể đến tình trạng trường năng lượng của tiền chủ không hợp với chủ nhân với. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn. Đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.
Trường hợp nữa nhưng rất ít chủ nhà mạnh dạn thừa nhận. Đó là do chỉ xây nhà dựa trên kinh nghiệm mà không có kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật. Dẫn đến nhà ở không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải rủi ro lớn khi sống trong đó. Thậm chí là bị sập, nứt, hỏng…
Thực tế đã có nhiều khách hàng tìm đến Kiến trúc Tây Hồ trong tình trạng tương tự. Và rồi, các KTS lại “giải quyết hậu quả”. Và tiền mất, tật mang là điều không tránh khỏi đối với gia chủ.
Vậy hạn làm nhà mấy năm thì hết? Thông thường, hạn làm nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 năm thì hết, tính từ thời điểm làm nhà.
Để tránh gặp vận hạn, đặc biệt là hạn tuổi làm nhà (Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai), gia chủ sẽ không xây nhà vào thời điểm này. Theo quan niệm của dân gian và phong thủy, nếu vào thời gian này, gia chủ cố ý xây nhà sẽ dẫn đến những điều xui xẻo, không may. Lý do bởi khi xây nhà cần đảm bảo 3 yếu tố: tuổi của gia chủ và hướng nhà để việc xây dựng thuận phong thủy. Xét tuổi của gia chủ cần phân tích các yếu tố: Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc. Bạn có thể tham khảo ở tại bài viết:
Phạm tam tai có làm nhà được không? Cách hóa giải thế nào?
Hạn Tam Tai kéo dài 3 năm. Trong thời gian này gia chủ không nên làm nhà. Tuy nhiên, nếu gấp rút muốn hoàn thành, chúng ta vẫn có thể tránh được hạn làm nhà.
Thứ hai: Còn đối với các lý do gặp hạn làm nhà khác như chưa xin phép tiền chủ. gia chủ nên bàn bạc với thầy phong thủy để có hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp này sau khi xin phép ổn thỏa thì gia chủ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
Thứ ba: Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc chủ quan, không tuân thủ an toàn lao động, kỹ thuật xây dựng mà chẳng may nhà sập, rơi, ngã. Thì đó không phải là gặp hạn gì cả. Mà lỗi một phần do gia chủ.
Vì thế, đồng quan điểm với nhiều chuyên gia phong thủy, KTS Đoàn Tú cho rằng: Quan trọng nhất khi làm nhà vẫn cần có một đơn vị tư vấn thiết kế, thi công. Đảm bảo các hạng mục, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng đều chắc chắn, an toàn.
Bạn đang xem bài viết Tín Ngưỡng Làm Then Giải Hạn Của Đồng Bào Tày Bình Liêu trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!