Cập nhật thông tin chi tiết về Top 5 Trò Chơi Toán Học Cho Trẻ Mầm Non 4 Đến 5 Tuổi mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Trí thông minh của một đứa trẻ không chỉ có được từ yếu tố di truyền mà còn nhờ tích lũy dần qua năm tháng. Trẻ mầm non không chỉ học ở trường mà là ở mọi thứ diễn ra xung quanh. Áp dụng các trò chơi toán học cho trẻ mầm non 4-5 tuổi tăng khả năng tư duy Toán học thông qua các trò chơi dân gian là một cách giúp trẻ thêm yêu môn Toán hơn.
Trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi là phương pháp giáo dục ” học mà chơi, chơi mà học “. Một số trò chơi dân gian vừa vẹn toàn tính chất này vừa giúp các thêm những điều thú vị trong ký ức tuổi thơ.
Các trò chơi toán học cho trẻ mầm non qua trò chơi dân gian
1. Trò chơi năm mười (trốn tìm)
“Năm, mười, mười lăm, hai mươi…” là những số đếm quen thuộc trong trò chơi dân gian này. Mẹ sẽ giúp bé làm quen với những con số nhanh hơn từ khi còn nhỏ.
2. Trò chơi chuyền thẻ
Đây là trò chơi toán học cho trẻ mầm non dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Chơi theo nhóm trẻ từ 5 -10 người
3. Trò chơi cua cắp
Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số lượng.
Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi. Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.
4. Trò chơi Ô ăn quan
Tuổi thơ của thế hệ 7X-8X-9X có lẽ ai cũng biết trò chơi dân gian này. Ngoài tính giải trí, tiện dụng, dễ chơi còn có thể giúp trẻ biết đếm số từ 1-10. Đồng thời đây là một trong những trò chơi giúp bé rèn tư duy sang tạo để đưa ra chiến thuật riêng cho mình.
Chọn người chơi trước bằng cách Oẳn tù tì. Khi chơi, bé sẽ tính toán để bốc quân ở bất kỳ ô nào của bên mình để rải quân vào các ô đi qua. Rải đến khi nào gặp 1 ô trống ( ngoai trừ ô quan), bé sẽ được ăn số quân ở liền sau ô trống đó. Cứ chơi như vật đến khi bên nào ăn hết quan sẽ đếm số quân và ăn tới quan.
5. Trò chơi Oẳn tù tì
Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, dạy bé tập đếm trên bàn tay cũng rất hiệu quả. Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người và chơi cùng lúc.
Cái Búa: Nắm các ngón tay lại
Cái Kéo: Nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại
Cái Bao: Xòe cả 5 ngón tay ra .
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, môn bé làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Bằng những kiến thức dạy trẻ các trò chơi toán học cho trẻ mầm non là kỹ năng đếm. Kỹ năng đó giúp trẻ mầm non phát triển tư duy gắn với hành động để phát triển khái niệm biểu tượng về số lượng, tập hợp từ đó là cơ sở để trẻ có kỹ năng so sánh và phát triển các kỹ năng tư duy khác
Giáo án Tiết toán: Gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 3
Trò Chơi Học Toán Cho Trẻ Mầm Non
1. Trò chơi học toán “Thi ai đếm đúng”
Cần có: Khoảng 5-7 dây có thắt nút đủ tốt để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây; băng bịt mắt, trống, nhóm trẻ.
Cách chơi:
Trẻ không được nhìn, chỉ dùng tay đếm.
Sau khi bịt mắt trẻ, phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều nút.
Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt
Khi có hiệu lệnh nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.
2. Trò chơi “Thi ai nhanh”
Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ có ít nhất 2 hình, sau đó nâng dần số hình theo mỗi lần chơi. Mỗi hình có màu sắc và kích thước khác nhau.
Cách chơi:
Trẻ lấy hình theo đúng hiệu lệnh.
Khi người lớn yêu cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên hình
Sau đó không cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.
3. Trò chơi “Tay ai khéo”
Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ 5 que tính có độ dài khác nhau, khăn bịt mắt.
Cách chơi:
Trẻ lên chơi được bịt mắt
Yêu cầu trẻ chọn que dài nhất hoặc que ngắn nhất.
4. Trò chơi “Hãy làm lại như cũ”
Cần có: Chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa mai và mô hình có ngôi nhà.
Cách chơi:
Cho trẻ quan sát mô hình và nói tên các loài hoa trong mô hình
Sau đó yêu cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí trước, sau, phải, trái của ngôi nhà (ngôi nhà ở giữa).
Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, mẹ thay đổi vị trí các chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào?
Gọi trẻ xếp lại như cũ.
5. “Trốn tìm” (trò chơi năm mười)
Cần có: 1 nhóm trẻ (3 người trở lên), không gian rộng rãi, đảm bảo an toàn cho trẻ
Cách chơi:
Xác định người sẽ đi tìm đâu tiên bằng cách chơi Oẳn tù tì
Ai thua sẽ phải úp mặt vào tường đếm “Năm, mười…” cho tới 100.
Trong khoảng thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn.
Sau đó, người đi tìm sẽ phải đi tìm những người còn lại.
Nếu ai bị phát hiện sẽ trở thành người đếm tiếp theo.
Nếu những người đi trốn có thể tự chạy về đích trước người bị tìm thì sẽ thoát.
6. Chuyền cũng chính là một trò chơi học toán
Cần có: Nhóm trẻ 5 -10 người, que tính, quả bóng nhỏ (bóng bàn).
Cách chơi:
Cho trẻ Oẳn tù tì để dành phần chơi trước.
Khi chơi, người chơi rải các que xuống đất cùng lúc đó tung quả bóng lên không trung
Mỗi lần tung bong là một lần nhặt từng que một.
Lượt chơi kết thúc khi quả bóng và que rơi xuống đất.
Cho trẻ đếm số que bắt được.
Sau đó sẽ chuyển lượt chơi sang cho trẻ bên cạnh.
7. Trò chơi “Cua cắp”
Cần có: Nhóm trẻ, 10 viên sỏi
Cách chơi:
Oẳn tù tì để xác định người đi trước.
Người đi bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất.
Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.
Người chơi lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác.
Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng.
Trẻ cắp rồi đếm số sỏi mình cắp được.
Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi.
Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.
8. “Ô ăn quan” – Trò chơi học toán hiệu quả
Cần có: Nền đất, phấn để vẽ hình, các viên sỏi
Cách chơi:
Bàn chơi ô ăn quan được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 5×2 ô vuông.
Ở hai cạnh chiều rộng kẻ hai hình bán nguyệt có đường kính là chiều rộng của bàn cờ.
Các ô hình vuông là ô dân. Ô hình bán nguyệt là ô quan.
Quân cờ gồm 2 quân quan đặt ở hình bán nguyệt và 50 quân dân rải đều ở 10 ô dân mỗi ô 5 quân.
Mỗi người chơi sẽ rải các quân cờ và tính toán chiến thuật sao cho ăn được nhiều quân cờ nhất.
Người nào ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con làm thêm các trò chơi học toán trên phần mềm máy tính mà có các nội dung dành cho trẻ chưa vào tiểu học. Tìm hiểu thêm nhiều trò chơi hữu ích khác tại Chơi với con, chơi mà học.
Võ Thuật Cho Trẻ Mầm Non
Dạy võ thuật cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé rèn luyện thể chất, phát triển chiều cao, cân năng một cách cân đối, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Bên cạnh âm nhạc, mỹ thuật, múa, thì võ thuật cũng đang trở thành bộ môn năng khiếu quan trọng được nhiều trường mầm non trên cả nước đưa vào chương trình giảng dạy. Tất nhiên, cũng có một số phụ huynh tỏ ra băn khoăn về vấn đề này, họ cho rằng, dạy võ gây nguy hiểm cho trẻ, khiến bé vất vả hoặc lãng phí thời gian đáng ra nên dành cho các môn học khác quan trọng hơn. Trên thực tế, võ thuật mang lại nhiều lợi ích cho trẻ hơn so với lầm tưởng của nhiều người.
Học võ thuật giúp bé phát triển về thể chất
Nói đến lợi ích của việc học võ, trước hết phải kể đến việc giúp trẻ phát triển về mặt thể chất. Những người học võ từ nhỏ luôn được biết đến với thân hình cân đối, rắn rỏi đáng ngưỡng mộ. Các động tác võ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe của bé.
Học võ thuật giúp con thân thiết hơn với bạn bè
Nếu con bạn cảm thấy khó hòa nhập hoặc thiếu bạn bè, bé có thể phát sinh các rắc rối về sự tự ti. Dù ở lứa tuổi nào, con cũng cần có bạn bè và dựa vào bạn bè. Con của bạn xứng đáng có một người bạn để cùng chia sẻ những trải nghiệm vui buồn trong cuộc sống. Chính vì vậy, các lớp học võ thuật chính là cơ hội giúp trẻ có cơ hội giao tiếp, và làm giảm một số áp lực khi tương tác với mọi người. Việc luyện tập theo nhóm đòi hỏi con phải hợp tác với những người khác, và khi con bắt buộc phải làm những những điều như vậy, việc bắt đầu một cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.
Học võ giúp trẻ tránh bị bắt nạt
Bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất cứ cấp bậc nào và những kẻ bắt nạt trong trường, hay ngoài trường đều tập trung vào những đứa trẻ yếu thế. Những đứa trẻ thường xuyên bị bắt nạt sẽ hành thành tâm lý sợ hãi, tự ti, ngại giao tiếp, nghiêm trọng hơn là có thể gây nên những vết sẹo tâm hồn, đi theo các em đến hết cả cuộc đời. Đáng buồn là hầu hết trẻ bị bắt nạt đều không dám kể cho ai, trong khi cha mẹ, thầy cô không thể theo sát để bảo vệ các bé 24/24. Vì thế, cách tốt nhất vẫn là dạy cho trẻ năng lực tự bảo vệ chính mình. Học võ giúp trẻ có thể trang bị cho mình một số động tác phòng thân, giúp xử lý trong tình huống nguy cấp. Bên cạnh đó, học võ cũng khiến trẻ tự tin hơn khi đối mặt với những kẻ bắt nạt và dần thoát khỏi đối tượng mục tiêu của chúng.
Học võ giúp cải thiện sự tập trung
Rất nhiều bé gặp khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề cụ thể trong khoảng thời gian dài. Bạn có thể con thường xuyên lơ đãng với các hoạt động, các nhiệm vụ được giao hay không thể nghe giảng liên tục? Đừng mắng chửi con bởi đó là do bản năng tò mò, muốn khám phá những điều mới lạ và ghét sự nhàm chán của trẻ.
Bài dạy chủ yếu là những động tác nhẹ nhàng và mềm dẻo, hướng đến tính tự nhiên.Trong võ thuật càng tự nhiên càng tốt, đặc biệt là các em học sinh mầm non thì càng không nên cứng nhắc mà đòi hỏi sự uyển chuyển, dẻo dai. Trong những giờ học, các em vừa được tập võ vừa nghe những câu chuyện về tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Những ngày đầu làm quen và bỡ ngỡ với những động tác mới, thì sau hơn 3 tháng tham gia lớp võ thuật các “võ sinh” nhí của Mầm non Ban mai đã thích thú hơn với những giờ học và khỏe mạnh, năng động hơn. Đây sẽ là động lực để lớp học võ thuật tại trường Mầm non Ban mai tiếp tục hoạt động và nâng cao thêm về chất lượng.
Tầm Quan Trọng Của Việc Học Tiếng Anh Cho Trẻ Mầm Non
Bởi trong độ tuổi này, trí nhớ của trẻ sẽ có khả năng tiếp thu nhanh hơn người lớn, cho nên việc cho bé làm quen với một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bản địa giúp bé tăng khả năng phản xạ và tính linh hoạt của não bộ trong xử lý thông tin.
Bao nhiêu tuổi thì nên cho bé học tiếng Anh?
Tùy theo từng độ tuổi, giai đoạn khác nhau thì sẽ có những cách tiếp cận với ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì có hai giai đoạn vàng rất quan trọng mà ba mẹ cần nắm:
Thời điểm bé trước 3 tuổi: Thời điểm này được tính từ thai kỳ của người mẹ 30 tuần cho đến trước 3 tuổi. Đây được xem là thời điểm nền tảng.
Thời điểm từ 3 đến trước 7 tuổi: đây là thời điểm mà sự phát triển ngôn ngữ của bé bắt đầu hình thành và hoàn thiện, bé nói tròn vành, rõ chữ và mức độ hứng thú cao, Đây được gọi là thời điểm phát triển.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá cứng nhắc nếu như bé không nằm trong giai đoạn này, bởi ngoại ngữ đều có thể học bất kỳ lúc nào, miễn là có phương pháp thích hợp.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể mở đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Anh hoặc đĩa gồm những đoạn hội thoại ngắn vui dành cho trẻ mầm non, mở bằng loa, thiết kế 2 loa 2 bên, để trẻ chơi trong không gian ở giữa. Không dùng thiết bị điện tử có màn hình để mở nhạc cho bé nghe.
Với giai đoạn từ 3-7 tuổi, ba mẹ có thể cho trẻ tham gia 1 lớp giao tiếp tiếng Anh (chỉ nói và chơi trong lớp, không học hành gì nặng nề cả) với việc học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp cho bé không bị áp lực và hứng thú, giúp cho quá trình tiếp thu được dễ dàng và hiệu quả.
Đến với trường Mầm non Ngôi Nhà Hạnh Phúc – Happy House, tất cả các bé đều được tiếp cận với Tiếng Anh, tùy vào mỗi độ tuổi mà thời lượng cũng như các tiếp cận cũng sẽ khát nhau. Ngoài chương trình học chính khóa với tiếng Anh, phụ huynh còn có thêm lựa chọn tiếng Anh tăng cường cho bé ngay tại trường. Chương trình học và đội ngũ giáo viên tiếng Anh do đối tác là trung tâm anh ngữ uy tín đảm nhiệm. Bé được học trực tiếp với giáo viên nước ngoài với thời gian học lên đến 5 buổi/tuần. Những giờ học như thế luôn mang đến cho bé những tiếng cười sảng khoái và cách tiếp cận tiếng Anh dễ hiểu, dễ nhớ.
Bạn đang xem bài viết Top 5 Trò Chơi Toán Học Cho Trẻ Mầm Non 4 Đến 5 Tuổi trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!