Top 5 # Giờ Đóng Mở Cửa Hầm Hải Vân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Aimshcm.com

Dọa Đóng Cửa Hầm Hải Vân 2: Đừng Mặc Cả!

Tại buổi lễ khánh thành hầm đường bộ Hải Vân 2 – công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á, đại diện chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (Tập đoàn Đèo Cả) tuyên bố sẽ đóng cửa công trình này.

Theo đó, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ GTVT, UBND TP Đà Nẵng, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, tuyên bố nhiều khả năng chủ đầu tư chỉ có thể mở cửa đường hầm cho người dân, phương tiện lưu thông khoảng 20 ngày trước và trong Tết Nguyên đán Tân Sửu, sau đó sẽ phải đóng cửa hầm.

Lý do được đại diện Tập đoàn Đèo Cả giải thích là vì gần 3 năm trôi qua, các vướng mắc vẫn chưa được giải quyết. Áp lực tài chính, trả nợ ngân hàng, chi phí vận hành hầm không bảo đảm, trong khi cơ quan chức năng vẫn loay hoay giải quyết.

Theo đó, hễ doanh nghiệp cảm thấy không được đáp ứng về lợi ích thì lập tức dùng chiêu bài mặc cả với Nhà nước: hoặc đòi trả lại dự án, hoặc đòi đóng cửa, hoặc đòi tăng thời gian thu phí/tăng phí, rồi cuối cùng tìm cách chây ỳ thực hiện thu phí không dừng.

Giả sử Tập đoàn Đèo Cả làm đúng như tuyên bố thì sau này các dự án BOT gặp vướng mắc về tài chính, chưa được thanh toán xong, không lẽ chủ đầu tư cũng đều đóng đường lại, không cho dân đi?

“Tuyên bố của Tập đoàn Đèo Cả chẳng khác nào nhà chưa trả tiền thì không giao chìa khóa vào nhà.

Hầm Hải Vân nằm trên tuyến đường huyết mạch là Quốc lộ 1, nếu chưa kịp thanh toán cho các dự án BOT trên quốc lộ này chẳng lẽ họ cũng đóng cửa không cho dân đi? Mà trong trường hợp ấy, có lẽ người dân phải lo sắm taxi… bay hoặc máy bay. Hay sau này thực hiện xã hội hóa hạ tầng sân bay, giả sử thiếu tiền, không lẽ chủ đầu tư đóng cửa sân bay, để máy bay phải bay lòng vòng trên trời đến khi thanh toán xong? Tương tự, xã hội hóa đường sắt mà làm như cách Tập đoàn Đèo Cả nói tức là không cho tàu chạy?”, chúng tôi Đặng Đình Đào đặt hàng loạt tình huống sau tuyên bố của Tập đoàn Đèo Cả và cho rằng, tuyên bố này là rất khó chấp nhận.

“Một công trình quốc kế dân sinh nằm ngay trên Quốc lộ 1 không thể vì phần tiền Nhà nước chưa sắp xếp xong mà đóng lại, cứ như đó là công trình của riêng chủ đầu tư. Phải khẳng định quan điểm đây là công trình giao thông phục vụ phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, được giao cho doanh nghiệp xây dựng chứ không phải của doanh nghiệp. Vậy mà họ lại mang ra mặc cả như đó là công trình của riêng mình”, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển thẳng thắn.

Trong trường hợp các bên thương thảo không thành công, phía doanh nghiệp có quyền kiện ra tòa để xử lý.

“Đó là một mặt trái. Hệ thống thực thi luật pháp và trách nhiệm các bên vẫn còn khoảng cách lớn với các nước phát triển.

Bản thân các nhà quản lý phải tính trước các câu chuyện này. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các bên phải làm ăn đàng hoàng, có trách nhiệm”, chúng tôi Đặng Đình Đào kết luận.

Dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân) có tổng vốn đầu tư 21.612 tỷ đồng.

Theo hợp đồng BOT được Nhà nước ký kết với Tập đoàn Đèo Cả, vốn BOT là 16.564 tỷ đồng; vốn Nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng (chiếm 23,35% tổng vốn đầu tư).

Nhà đầu tư được sử dụng các trạm thu phí An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn – Túy Loan và trạm Bắc Hải Vân để hoàn vốn, thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 27 năm 5 tháng.

Trong quá trình thực hiện dự án, hạng mục hầm Cổ Mã và đường dẫn được chuyển đổi từ hình thức đầu tư BT sang đầu tư BOT.

Sau khi thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và thanh toán kinh phí đầu tư hầm Cổ Mã, đường dẫn, phần vốn nhà nước còn lại 1.180 tỷ đồng. Nhà đầu tư còn đề nghị giải quyết tình trạng tranh chấp trạm thu phí Bắc Hải Vân, gây thiệt hại ước tính 486 tỷ đồng.

Căn cứ nghị quyết số 99/2015 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, ngày 23/1/2017 Thủ tướng có văn bản số 112/TTg-CN đồng ý 1.180 tỷ đồng này để hỗ trợ dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Tuy nhiên, do thay đổi về kế hoạch phân bổ nguồn vốn, ngày 30/10/2017 Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết số 439 quyết định thu hồi 1.180 tỷ đồng nói trên.

Tháng 8/2018, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng cho phép bổ sung 1.180 tỷ đồng để hỗ trợ dự án.

Ngày 19/5/2019, Chính phủ đã có tờ trình Quốc hội kế hoạch phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020, trong đó dự kiến phân bổ cho dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả 1.180 tỷ đồng.

Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT đã lấy ý kiến Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, VietinBank xây dựng phương án xử lý khoản 1.180 tỷ đồng cho dự án hầm Đèo Cả.

Qua đó, tháng 6 và tháng 9/2020 Bộ GTVT có 2 báo cáo kiến nghị Thủ tướng, trước mắt chấp thuận bố trí 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho dự án hầm Đèo Cả, phần còn lại cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư công.

Tuy nhiên đến nay, những khó khăn, vướng mắc về việc bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước hỗ trợ dự án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Ngày 28/12/2020, Bộ GTVT đã tiếp tục kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước theo kế hoạch để hỗ trợ dự án hầm Đèo Cả theo chủ trương đã được chấp thuận và hợp đồng đã ký kết.

Theo Bộ GTVT, trong trường hợp bổ sung 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước cho dự án hầm đường bộ Đèo Cả, thời gian hoàn vốn của dự án từ 27 năm 5 tháng tăng lên khoảng 30 năm 3 tháng (do doanh thu thu phí thực tế giảm và chậm bổ sung phần vốn này).

Trường hợp không được bổ sung, thời gian hoàn vốn từ 27 năm 5 tháng tăng lên 32 năm 2 tháng.

Trường hợp không thu phí trạm La Sơn – Túy Loan, lưu lượng xe trên Quốc lộ 1 sẽ phân lưu sang tuyến La Sơn – Túy Loan (dự kiến phân lưu khoảng 51%), gây sụt giảm doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân trên Quốc lộ 1.

Như vậy, thời gian hoàn vốn dự án hầm đường bộ Đèo Cả kéo dài, phá vỡ phương án tài chính cũng như hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Tác giả: Thành Luân

Nợ 2 Tỉ Tiền Điện, Hầm Hải Vân Có Nguy Cơ Đóng Cửa

Ông Lưu Xuân Thủy – Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cho biết, do buộc phải tuân thủ quy định hiện hành (Thông tư 35/2016) nên từ khi hầm Đèo Cả tiến hành thu phí từ 3.9.2017 đến nay, nhà đầu tư vẫn phải áp dụng thu phí theo mức giá vé theo quy định của Thông tư 35/2016, mức phí này thấp hơn rất nhiều so với mức giá trong phương án tài chính đã được Bộ GTVT phê duyệt, làm phương án tài chính của dự án không được đảm bảo.

Theo đại diện này, từ ngày 1.1.2018 đến 1.10.2018, dự án thâm hụt nguồn thu khoảng 65,7 tỉ đồng, bình quân mỗi tháng 7,3 tỉ đồng và dù đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc nhưng suốt thời gian dài chưa được giải quyết, khiến dự án không đủ nguồn thu để duy trì công tác vận hành hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả và đường dẫn.

Để phương án tài chính không vỡ, ngày 15.10.2018, công ty này tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT thống nhất thực hiện thu phí tại trạm thu phí hầm Đèo Cả theo mức giá đã quy định trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã được ký kết và cho biết nếu đề xuất không giải quyết được, đơn vị này sẽ đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc tiếp nhận lại hầm Đèo Cả để vận hành khai thác, tránh phải dừng vận hành hầm, gây mất an toàn cho người dân.

Cụ thể, theo phương án tài chính dự án được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định 3107 ngày 5.10.2016 và phụ lục hợp đồng BOT, mức phí áp dụng tại trạm thu phí Đèo Cả từ 1.1.2018 đến 31.12.2020 ở mức từ 60.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 1 đến mức 288.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 5. Mức phí hiện nay tại trạm thu phí này là từ 52.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 1 đến 200.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 5.

Chậm thanh toán 2 tỉ tiền điện, hầm Hải Vân có thể bị cắt điện

Hầm Hải Vân công trình hầm đường bộ dài nhất Việt Nam nằm trong dự án Đèo Cả đang trước nguy cơ phải dừng hoạt động và có thể bị cắt điện.

Theo đó, hụt thu vì những vướng mắc với trạm thu phí Phước Tượng – Phú Gia (trạm Bắc Hải Vân), đơn vị khai thác vận hành hầm Hải Vân đang chậm thanh toán hơn 2 tỉ đồng tiền điện và mới đây, Điện lực Liên Chiểu (Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng) đã phát văn bản đòi tiền và khẳng định nếu chậm trễ thanh toán ngành điện lực sẽ buộc phải ngừng cung cấp điện.

Không chỉ nợ tiền điện, Công ty CP Đèo Cả còn chưa thanh toán được chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng hầm đường bộ Hải Vân 1.

Ngày 18.10, nhà đầu tư Đèo Cả tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện công tác quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 và tuyến QL1 qua đèo Hải Vân từ ngày 5.11.2018. Trường hợp, Bộ GTVT không đảm bảo được nguồn kinh phí, để xảy ra việc cắt điện, công nhân vận hành nghỉ làm, các thiết bị an toàn trong hầm dừng hoạt động,… dẫn tới gián đoạn và không đảm bảo an toàn cho việc lưu thông qua hầm Hải Vân 1 từ thời điểm sau ngày 5.11.2018 trở đi, Bộ GTVT hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Theo phương án tài chính được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định 3107 ngày 5.10.2016, trạm thu phí Nam Hải Vân sẽ được thu phí từ ngày 1.1.2017 để có nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành và hoàn vốn cho hạng mục sửa chữa nâng cấp hầm Hải Vân 1 và tuyến QL1 qua đèo Hải Vân. Tuy nhiên, sau đó, Bộ GTVT đã phê duyệt phương án sử dụng chung trạm Bắc Hải Vân để thu phí hoàn vốn cho cả hai dự án khiến phương án tài chính của dự án mất cân đối nghiêm trọng.

Hạng mục hầm Hải Vân gồm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 thực hiện sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân số 1, tuyến đường dẫn và đường qua đèo Hải Vân; giai đoạn 2 thực hiện mở rộng hầm Hải Vân số 2 và xây dựng tuyến đường dẫn mới.

Theo hợp đồng BOT giữa nhà đầu tư Đèo Cả và Bộ GTVT, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, từ 1.1.2017, nhà đầu tư được triển khai thu phí để hoàn vốn và có nguồn kinh phí thực hiện công tác quản lý vận hành hầm Hải Vân 1. Tới nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành hơn một năm với giá trị trên 1.200 tỉ đồng và đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng nghiệm thu, Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và Nhà đầu tư cũng đã ứng hơn 315 tỉ đồng cho công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân 1 từ năm 2016 đến nay. Giai đoạn 2 đã đào được 60% chiều dài hầm, đảm bảo tiến độ được phê duyệt.

Theo Khánh Hòa/laodong.vn

>Youtube Kids ra mắt tại Việt Nam

>Khánh Hòa: Chấn chỉnh vi phạm tại các chung cư cao tầng>Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với siêu bão gần Biển Đông

Vé Xe Trung Chuyển Hầm Hải Vân

Hầm Hải Vân với chiều dài 6,28 km. Là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân. Nó nằm trên quốc lộ 1 nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Hầm khởi công xây dựng vào ngày 27 tháng 8 năm 2000, và được khánh thành vào ngày 5 tháng 6 năm 2005. Tổng chi phí cho toàn bộ Dự án Hầm đường bộ Hải Vân là 127.357.000 USD.

Trước đây, khi chưa có Hầm Hải Vân, tất cả đều phải đi đường đèo hiểm trở suốt gần 1 giờ đồng hồ. Biết bao nhiêu tai nạn thương tâm cũng nhưng trời mù do sương gây tắt nghẻn vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, hầm Hải Vân đã được xây dựng rất quy mô, chỉ mất 15 phút là đã qua được đèo. Kèm theo đó là dịch vụ trung chuyển xe máy và người đi bộ được phát triển rất thuận lợi.

Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…💖

Được tận cảnh chứng kiến đoạn hầm dài nhất Đông Nam Á

Được tận hưởng cảm giác an toàn khi di chuyển giao thông

Có chổ dừng chân và nghỉ ngơi đôi chút sau chặng đường dài.

Đến với Trạm Trung Chuyển Hải Vân. Bạn sẽ tận mắt chứng kiến phòng chờ hiện đại, có phục vụ đồ ăn thức uống. Xe máy, sẽ được cẩn thận bốc lên xe tải để được trung chuyển qua hầm.

Đặc biệt với hàng loạt xe buýt hiện đại, xe đời mới sẽ đưa bạn qua hầm nhanh chóng và an toàn nhất. Khi đến cổng hầm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến cửa hầm vô cùng hoành tráng. Hơn thế, khi đến cuối đoạn hầm, bạn sẽ chứng kiến cảnh một vầng sáng tuyệt đẹp vô cùng hấp dẫn.

Vé Bao Gồm:

Vé xe buýt trung chuyển sang hầm Hải Vân

Vé trung chuyển xe máy sang hầm Hải Vân

Vé Không Bao Gồm:

Chi phí ăn uống

Chi phí phát sinh cá nhân

Chính Sách Hủy Và Đổi Trả Vé:

Không được đổi trả hoặc hủy vé sau khi đã thanh toán.

Thời Gian Và Địa Điểm:

Thời Gian: 6h – 22h hàng ngày

Địa Điểm: Trạm Trung Chuyển Hầm Hải Vân

Hướng Dẫn Đi Lại:

Trạm trung chuyển mô tô, xe máy và người đi bộ phía Nam hầm đường bộ Hải Vân. Trên QL1A – đường dẫn phía Nam hầm Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc – quận Liên Chiểu – Đà Nẵng. Bạn có thể đi đến địa điểm này ven theo đường Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Lương Bằng sẽ có bảng chỉ dẫn trạm trung chuyển Hầm Hải Vân.

Một Vài Thông Tin Cần Thiết:

Bạn phải tự quản hành lý của mình

Lên xe và ngồi ngay ngắn không nô đùa

Bạn có thể đem thức ăn và đồ uống của mình lên xe

Có thể đợi cho đến khi đủ khách thì chuyến xe mới bắt đầu

Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…💖

Hầm Thủ Thiêm Mấy Giờ Đóng Cửa? Các Lưu Ý Cần Nhớ Khi Đi Lưu Thông

Hầm thủ thiêm là con đường mà nhiều người dân tại các quận 1,2,4,7,… trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế chúng ta cần biết hầm thủ thiêm mấy giờ đóng cửa và hầm thủ thiêm mấy giờ mở cửa để có thể dễ dàng lưu thông qua con hầm này.

Hầm thủ thiêm mấy giờ đóng cửa?

Thông qua thông báo số 866 của Sở Giao Thông Vận Tải thì các loại xe ô tô và xe khách có thể di chuyển qua hầm thủ thiêm 24/24h. Và xe máy có thời gian lưu thông qua hầm là từ 4h sáng đến 23h đêm.

Ngoài ra, các loại xe vận tải có khối lượng khác nhau cũng có khung giờ khác nhau:

Xe vận tải có trọng lượng từ 2,5 tấn trở xuống chỉ bị cấm lưu thông từ 6h đến 8h và 16h đến 20h.

Xe có tổng trọng lượng từ 5 tấn trở xuống bị cấm lưu thông qua hầm từ 6h đến 8h và 16h đến 20h.

Xe tải có trọng lượng 2,5 tấn trở lên không được đi qua hầm từ 6h đến 21h.

Xe tổng trọng lượng trên 5 tấn không được di chuyển qua hầm từ 6h đến 21h.

Tuyệt đối cấm lưu thông đối với những loại xe trên 30 tấn, xe kéo rơ mooc, sơmi rơ mooc hoặc xe có chiều cao lớn hơn 4,2m, xe có chiều ngang lớn hơn 2,5m. Chỉ được lưu thông qua hầm trong trường hợp có giấy phép.

Các lưu ý cần nhớ khi đi lưu thông qua hầm Thủ Thiêm

Duy trì khoảng cách giữa các xe khoảng 30m và vận tốc cho phép của xe ô tô là từ 30km/h đến 60km/h.

Về xe máy, nghiêm cấm trường hợp dừng xe, bật đèn chiếu xa, bật đèn ưu tiên và vận tốc cho phép tối đa là 40km/h

Nghiêm cấm các loại xe như xe thô sơ, xe tải, xe môi trường,… và người đi bộ lưu thông trên hầm thủ thiêm. Tuy nhiên có thể xin giấy phép để có thể lưu thông qua hầm thủ thiêm trừ người đi bộ và xe thô sơ.

Tại sao phải quy định giờ cấm xe tải qua hầm Thủ Thiêm?

Tuyến đường hầm thủ thiêm là tuyến đường kết nối nhiều quận với như như quận 1, quận 7, quận 4, quận 2,… Nó còn là điểm giao rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây, Đông. Nên lượng xe di chuyển qua hầm rất nhiều. Ngoài ra, số lượng người dân trong thành phố đông, lượng xe lưu thông nhiều và muốn lựa chọn con đường ngắn nhất nên dẫn đến tình trạng kẹt cứng, ùn tắc giao thông tại hầm thủ thiêm nếu không phân chia thời gian lưu thông.

Việc một lượng lớn và tình trạng ùn tắc giao thông khi diễn ra tại hầm thủ thiêm sẽ làm hầm này ảnh hưởng đến chất lượng công trình và chi phí sửa chữa cao, dẫn đến việc tuổi thọ của công trình này bị giảm đi đáng kể.

Qua bài viết trên hi vọng mỗi tài xế biết được thời gian dành cho mình khi lưu thông qua hầm thủ thiêm và cũng như tránh các tình trạng kẹt xe và các lưu ý khi đi qua hầm thủ thiêm.