Top 5 # Giờ Học Của Đại Học Văn Lang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Aimshcm.com

Hướng Dẫn Về Học Phí Dành Cho Khóa 26 Của Trường Đại Học Văn Lang

– Từ ngày 31/8/2020, Trường Đại học Văn Lang đã gửi cho thí sinh thông tin chi tiết về mức học phí nhập học đối với Khóa 26 của tất cả các ngành và chương trình đào tạo. Đây là căn cứ để các bạn quyết định phương án nhập học cũng như chuẩn bị các hồ sơ cần thiết, chuẩn bị nhập học tại Văn Lang.

MỨC HỌC PHÍ NĂM THỨ NHẤT CỦA KHÓA 26 – CHƯƠNG TRÌNH TIÊU CHUẨN Học phí học kỳ 1 = đơn giá tín chỉ x số tín chỉ mà chương trình đào tạo quy định cho học kỳ 1 của từng ngành. Với Chương trình Đào tạo Đặc biệt, mức đơn giá tín chỉ dao động từ 1,600,000 đồng đến 2,200,000 đồng (tùy ngành). Với Chương trình Tiên tiến liên kết giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Victoria (Úc) – trường thuộc top 2% đại học hàng đầu thế giới, Nhà trường giữ ổn định mức học phí như khóa nhập học năm 2019. Trong 2 năm cuối, nếu sinh viên đạt yêu cầu chuyển tiếp học và nhận bằng cử nhân tại Đại học Victoria, bạn sẽ đóng học phí theo quy định của Đại học Victoria.

Văn Lang tăng học phí tương ứng với mức độ đầu tư cho Khóa 26

Mức học phí đối với Khóa 26 của Trường Đại học Văn Lang tăng so với mức học phí của các khóa trước. Đây là quyết định của Hội đồng trường Đại học Văn Lang sau nhiều trao đổi và cân nhắc, để hiện thực hóa chủ trương nâng tầm chất lượng đào tạo của Trường theo định hướng quốc tế hóa, nâng cao năng lực và giá trị cho người học.

Trường Đại học Văn Lang vốn có uy tín trong các trường ngoài công lập với các chính sách chăm sóc người học chu đáo, tận tâm; nhiều ngành học nổi bật; đội ngũ giảng viên tâm huyết và cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư ấn tượng. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo của Trường nhìn nhận còn nhiều yếu tố cần đầu tư cho người học nếu muốn đạt được tầm nhìn ” trở thành trường đại học trẻ được ngưỡng mộ trong khu vực Đông Nam Á” và hiện thực hóa triết lý “Thông qua học tập trải nghiệm, đào tạo con người toàn diện, có khả năng học tập suốt đời, có đạo đức, có sức ảnh hưởng và mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng”.

Đối với Khóa 26, Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn Lang chủ trương thực hiện nhiều chương trình mới để phát triển toàn diện các khối kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học; trong đó trọng tâm là các chương trình:

Chương trình nâng cao năng lực tiếng Anh

Chương trình tiêu chuẩn : Trường Đại học Văn Lang đã thiết kế chương trình tiếng Anh riêng, với sự tư vấn của các chuyên gia bên ngoài, đầu tư toàn lực cho mục tiêu cải thiện tiếng Anh của sinh viên. Để thực hiện dự án này, Nhà trường thành lập Viện Ngôn ngữ Văn Lang, đầu tư và cung cấp giáo trình riêng cho sinh viên, phát triển nhóm giảng viên tiếng Anh có kinh nghiệm,… với mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên đạt trình độ tương đương IELTS 6.0 khi tốt nghiệp.

Chương trình Đào tạo đặc biệt :

Trường Đại học Văn Lang thiết kế riêng chương trình tiếng Anh dự bị quốc tế cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất, gồm 5 cấp độ tương ứng với IELTS 6.0, nhằm giúp sinh viên đạt trình độ tiếng Anh trước khi học tối thiểu 70% chương trình chuyên ngành bằng tiếng Anh trong các năm học sau. Học phí chương trình tiếng Anh dự bị quốc tế là 40.500.000 đồng (5 cấp độ), đóng riêng trong năm thứ nhất. Trong các năm học sau, các môn học tiếng Anh đã nằm trong chương trình đào tạo và không phát sinh chi phí thêm.

Sinh viên Chương trình Đào tạo đặc biệt nếu đã đạt IELTS 4.5 hoặc trình độ tiếng Anh tương đương thì không cần học chương trình tiếng Anh dự bị quốc tế. Sinh viên được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để xác định cấp độ tương đương so với chương trình tiếng Anh dự bị quốc tế, nếu có chênh lệch so với mức học phí tạm thu, Nhà trường sẽ cấn trừ khoản chênh lệch vào học phí học kỳ sau cho sinh viên.

Chương trình tiên tiến (liên kết với Đại học Victoria – Úc): sinh viên sẽ học hơn 90% khối lượng chương trình bằng tiếng Anh.

Chương trình phát triển thể chất sinh viên

Trường Đại học Văn Lang thành lập Viện Thể dục thể thao Văn Lang, với mục tiêu phát triển các chương trình thể chất đa dạng hơn cho sinh viên. Chương trình Giáo dục thể chất của Trường được lồng ghép các môn võ thuật, bơi lội, điền kinh, bóng đá, bóng rổ, cờ vua, yoga, nhảy hiện đại,… 100% sinh viên đạt yêu cầu về thể chất (theo QĐ 53/2008/QĐ-BGDĐT) và được tham gia các sự kiện thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài trường, 100% sinh viên biết tổ chức giải đấu thể thao phong trào,…

Nhiều chương trình huấn luyện thể thao ngoại khóa cho sinh viên cũng được Trường triển khai tùy theo đăng ký của sinh viên, như huấn luyện cho sinh viên thiếu – thừa cân đạt chỉ số BMI bình thường, huấn luyện sơ cấp cứu, huấn luyện yoga trị liệu để cải thiện sức khỏe tinh thần, huấn luyện vận động viên/ trọng tài thể thao,…

Các chương trình “học qua trải nghiệm”

Tùy theo đặc trưng của từng khoa/ chương trình, các chương trình “học qua trải nghiệm” sẽ được cung cấp, lồng ghép trong hoạt động học tập và ngoại khóa của sinh viên, như: chương trình trải nghiệm kỹ năng nghề nghiệp (tối thiểu 5-10 chương trình/ khoa), chương trình phát triển kỹ năng thế kỷ 21, chương trình trải nghiệm làm chuyên gia (teaching & research assistant), chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật (tối thiểu 150 chương trình/ năm cho sinh viên), chương trình vì cộng đồng (tối thiểu 30 chương trình/ năm),…

Tổng hòa các hoạt động của Trường và Khoa tạo nên môi trường để người học phát triển đầy đủ các nhóm kiến thức, kỹ năng và thái độ theo chuẩn mực của sinh viên Văn Lang và chuẩn mực công dân thời đại mới, tiệm cận yêu cầu mới của thị trường lao động. Đây là những mục tiêu lớn mà Văn Lang đang quyết tâm thực hiện để tạo nên một thế hệ sinh viên có thương hiệu trên thị trường lao động.

Trường Đại học Văn Lang công bố mức học phí áp dụng cho sinh viên năm thứ nhất. Những năm sau, Nhà trường tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường các chương trình trải nghiệm nghề nghiệp, nâng cao năng lực ngoại ngữ, đem lại giá trị tăng thêm cho người học. Đơn giá tín chỉ của năm sau có thể được điều chỉnh nhưng tăng không quá 8% so với đơn giá tín chỉ của năm học trước đó.

Học phí của một học kỳ tương ứng với số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó ( trừ học kỳ 1: số tín chỉ được Trường quy định) x đơn giá tín chỉ.

Học phí toàn khóa học bao gồm học phí của các học kỳ + chi phí học phần Giáo dục Thể chất (3.500.000 đồng) và học phần Giáo dục Quốc phòng – An ninh (1.500.000 đồng).

Chính sách học bổng và hỗ trợ học phí cho sinh viên

Dù Nhà trường điều chỉnh chính sách học phí để phù hợp hơn với định hướng phát triển hiện tại, nhưng tinh thần chăm lo cho từng sinh viên của Văn Lang không thay đổi. Một khi bạn đầu tư nghiêm túc cho việc học đại học, Nhà trường không để khó khăn về học phí cản trở con đường học tập của sinh viên.

* Quỹ vay vốn học tập của Ngân hàng Chính sách xã hội

Trường Đại học Văn Lang hỗ trợ sinh viên hoàn thành thủ tục xác nhận để vay vốn học tập theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, với mức hỗ trợ vay 15 triệu đồng/năm, lãi suất 0.55%/tháng, 6.6%/năm, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Link hướng dẫn chi tiết về vay vốn học tập. * Quỹ vay vốn học tập của Trường Đại học Văn Lang

Dựa trên hợp tác với các ngân hàng đối tác, Trường Đại học Văn Lang triển khai gói hỗ trợ học tập cho sinh viên dự kiến từ 10 – 20 tỷ đồng. Theo đó, từ học kỳ 2 của năm nhất, sinh viên khó khăn có thể nộp đơn vay vốn học tập để Trường xem xét hỗ trợ vay ngân hàng với mức lãi suất từ 0 – 50% so với mức lãi suất thông thường, thời hạn vay trong vòng 3 năm (cho tới khi sinh viên tốt nghiệp).

Ngoài ra, tùy theo đăng ký với Trường, sinh viên có thể chọn gói hỗ trợ tín dụng trả chậm để thanh toán học phí cho Nhà trường, với thời gian trả chậm dự kiến 12 tháng, mà không phải chịu phí thanh toán trả chậm cho ngân hàng.

Chính sách miễn giảm học phí của Văn Lang

Ngoài các trường hợp miễn giảm học phí theo quy định của Nhà nước (SV có cha/mẹ là liệt sĩ, thương binh, bệnh binh), Trường Đại học Văn Lang tiếp tục giữ các chính sách riêng của Trường về miễn giảm học phí cho người học như:

Giảm học phí cho anh/ chị em ruột cùng học tại Trường Đại học Văn Lang từ 8 – 12% học phí/ năm học. Trong đó, Nhà Trường sẽ giảm 8%học phí (nếu anh chị đã tốt nghiệp), giảm 12% học phí (nếu cả hai đang cùng học).

Sinh viên có cha mẹ là cựu sinh viên của Trường: giảm 8% mức học phí/ năm học.

Sinh viên có cha/ mẹ đang làm việc tại Trường: giảm 50% mức học phí/ năm học.

Sinh viên thuộc diện dân tộc thiểu số (có hoàn cảnh khó khăn): 10% mức học phí/ năm học.

Gia đình SV thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn từng địa phương): 15% mức học phí/ năm học.

Sinh viên mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa: 20% mức học phí/ năm học.

Sinh viên bị tàn tật, có khó khăn về kinh tế: 15% mức học phí/ năm học.

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc bị mắc bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp thường xuyên: 8% mức học phí/ năm học.

Học bổng tuyển sinh đối với Khóa 26

10 suất học bổng toàn phần (100% học phí toàn khóa)

20 suất học bổng bán phần (50% học phí toàn khóa)

300 suất học bổng tân sinh viên xuất sắc (100% học phí học kỳ đầu tiên)

Học bổng Chương trình Đào tạo đặc biệt:

Mức 1: 100% học phí năm học đầu tiên (1 suất)

Mức 2: 50% học phí năm học đầu tiên (3 suất)

Mức 3: 10,000,000 đ/ suất (755 sinh viên đầu tiên nhập học các ngành học Chương trình Đào tạo Đặc biệt (số lượng phân bổ theo từng ngành).

Mức 4: 5,000,000 đ/ suất (190 sinh viên tiếp theo nhập học các ngành Chương trình Đào tạo Đặc biệt (số lượng phân bổ theo từng ngành).

Học bổng Chương trình Tiên tiến: tất cả sinh viên trúng tuyển Chương trình Tiên tiến được nhận học bổng 10% học phí toàn khóa học. Ngoài ra 10% sinh viên giỏi nhất của chương trình (xét kết quả học tập hằng năm) được nhận học bổng 15% học phí của Trường.

Học bổng phát triển ngành:

*** 10 sinh viên nhập học đầu tiên các ngànhKỹ thuật – Công nghệ và ngành đặc biệt của Trường Đại học Văn Lang được nhận học bổng 5.000.000 đồng/ suất.

*** 40 sinh viên nhập học tiếp theo vào các ngành Kỹ thuật – Công nghệ và ngành đặc biệt của Trường Đại học Văn Lang nhận học bổng tương đương 20% học phí của học kỳ 1.

Danh sách ngành: Kỹ thuật Nhiệt, Kỹ thuật Xây dựng, Quản lý Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, Công nghệ sinh học Y dược; Thiết kế Xanh; Nông nghiệp Công nghệ cao; Công nghệ thực phẩm, Quản trị Công nghệ Sinh học; Quản trị Môi trường doanh nghiệp, Thiết kế Công nghiệp, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử; Kỹ thuật Cơ – Điện tử, Khoa học dữ liệu; Văn học ứng dụng, Công tác xã hội.

Xem thông tin chi tiết về học bổng tuyển sinh Khóa 26

Học bổng trong quá trình học tập

Học bổng VLU: Học bổng được chia thành nhiều mức khác nhau, chỉ cần bạn nỗ lực, biết đặt mục tiêu phấn đấu thì việc đạt học bổng của Trường hoàn toàn khả thi. Yêu cầu tối thiểu để đạt học bổng học tập: điểm trung bình chung học tập học kỳ đạt 7.0 trở lên; điểm rèn luyện học kỳ đạt 70 điểm trở lên.

Mức 1: 100% học phí của học kỳ đạt học bổng. Số lượng: 1 suất học bổng/ khoa (học bổng thủ khoa).

Mức 2: 50% học phí của học kỳ đạt học bổng. Số lượng: 5% số sinh viên đạt học bổng của khoa/ khóa.

Mức 3: 25% học phí của học kỳ đạt học bổng. Số lượng: 10% số sinh viên đạt học bổng của khoa/ khóa.

Mức 4: 15% học phí của học kỳ đạt học bổng. Số lượng: 30% số sinh viên đạt học bổng của khoa/ khóa.

Mức 5: 10% học phí của học kỳ đạt học bổng. Số lượng: 55% số sinh viên đạt học bổng của khoa/ khóa.

* Học bổng cựu sinh viên: tùy theo khoa/ ngành

* Học bổng doanh nghiệp: tùy theo khoa/ ngành

Link thông tin chi tiết về học bổng trong quá trình học tại Văn Lang ***************************Học đại học là một sự đầu tư cho tương lai của người học. Để đạt được chất lượng như mong muốn cho sinh viên theo định hướng mới, Trường Đại học Văn Lang cũng đang nỗ lực đầu tư rất mạnh mẽ cho đội ngũ giảng viên và quản lý, triển khai các chương trình sinh hoạt và học tập cho sinh viên, tiếp tục phát triển cơ sở vật chất. Nếu bạn muốn đầu tư học tập nghiêm túc tại Văn Lang nhưng đang gặp vấn đề về tài chính, hãy liên hệ Trường để tìm giải pháp (thông qua Văn phòng Khoa hoặc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên). Các chính sách hỗ trợ vay vốn học tập, gia hạn học phí, trả chậm… sẽ được xem xét theo từng cá nhân cụ thể.

***************************

– Tư vấn trực tiếp: Văn phòng tuyển sinh Cơ sở 1 (45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, chúng tôi hoặc Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM). – Điện thoại: 028.7105.9999 Từ ngày 07 – 19/9/2020, Trường Đại học Văn Lang tổ chức nhập học cho sinh viên trúng tuyển các đợt xét tuyển học bạ THPT năm 2020. Với thí sinh xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, Nhà trường sẽ tổ chức nhập học theo lộ trình quy định của Bộ GD&ĐT, dự kiến hoàn tất trước ngày 10/10/2020.

Thí sinh và phụ huynh cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ các kênh thông tin tư vấn tuyển sinh:

– Fanpage: Trường Đại học Văn Lang – Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

– Zalo: Trường Đại học Văn Lang (0904 214 254)

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Nhật Ký Quân Sự Của Sinh Viên Khóa 24 Trường Đại Học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 08/07/2019) – Vào độ tháng 6 hằng năm, sau khi 2 học kì dài kết thúc, sinh viên năm nhất của Trường Đại học Văn Lang lại bước vào một mùa đầy nắng và gió – “Mùa quân sự”. Kỳ học Quốc phòng bắt đầu tại Trường Đại học Trần Đại nghĩa (189 Nguyễn Oanh, P.10, Quận Gò Vấp, TP. HCM) đã để lại cho K24 tràn ngập niềm vui và những kỉ niệm đẹp.

Hậu duệ Văn Lang sẵn sàng vào mùa quân sự!

Học phần Giáo dục Quốc phòng – An ninh gồm 11 tín chỉ bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Học phần này tuy không nằm trong điểm trung bình tích lũy nhưng lại là một môn học “bắt buộc” của mỗi công dân Việt Nam khi trở thành sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học. Để trở thành “chiến sĩ” và được thực hành trong 1 tuần tại Trường Đại học Trần Đại Nghĩa, sinh viên phải trải qua 2 tháng “nghiền ngẫm” lý thuyết tại Trường Đại học Văn Lang. Chỉ có 1 tuần ngắn ngủi thực hành quân sự nhưng các bạn không chỉ học được kiến thức bổ ích mà còn thu về món quà quý giá là những trải nghiệm độc đáo của tuổi trẻ và lưu lại vô vàn thước ảnh “so deep” của thời sinh viên.

Để bắt đầu mùa quân sự, tất nhiên không thể thiếu một vài chuẩn bị cần thiết; nghe đâu các anh chị khóa trên truyền dạy K24 rằng: “Mấy đứa học quân sự nắng lắm đó nha, không thể thiếu kem chống nắng, ô, nón và quạt … nghe chưa, không về đen thui là anh chị không nhận ra đâu đó!” – nghe vừa buồn cười vì lời dặn dễ thương, lại vừa thấy thương mấy anh chị chăm sóc cho đàn em hết cỡ.

Một tuần thực hành quân sự, mọi sinh hoạt đều được điều chỉnh theo chế độ khoa học: phải đến lớp đúng giờ, quân phục luôn trong trạng thái chỉnh tề, nghiêm túc trong giờ học thực hành,… ai vi phạm sẽ bị phạt. Chỉ một tuần rất ngắn song đủ để tụi mình trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, khắc nghiệt là thế nhưng phải một lần học, các bạn mới biết kỳ quân sự của Văn Lang thích thú cỡ nào. Mới chớp mắt đó mà một tuần nắng gió đã qua đi, cứ ngỡ như mọi chuyện chỉ mới bắt đầu ngày hôm qua vậy.

Sinh viên trường khác vẫn bảo học quân sự mà không được ở nội trú thì còn gì vui, làm sao có kỉ niệm? Nhưng mỗi trường đều có cách tổ chức học quân sự khác nhau và có niềm vui riêng của mỗi kì quân sự đó. Học kỳ quân sự của Trường Đại học Văn Lang kéo dài trọn vẹn trong một tuần và đi về hàng ngày nhưng lại gom được rất nhiều kỉ niệm không thua kém sinh viên trường bạn, cũng chẳng kém khổ cực, chắc phải nói là kỉ niệm bao nhiêu thì khổ cực cũng bấy nhiêu. Nếu sinh viên trường khác ở nội trú, các bạn sẽ không phải dậy sớm và “vắt chân lên cổ” để kịp giờ giới nghiêm như sinh viên Văn Lang. Trời Sài Gòn mùa hè lại nắng nóng, tội nhất chắc là bạn sinh viên nào vi phạm lỗi sai, sẽ bị phạt đứng dưới nắng để “rèn luyện” bản thân.

Học ra học chơi ra chơi, học hành nghiêm túc nhưng đến giờ giải lao là tiếng cười vang cả một góc sân tập luyện. Sinh viên Văn Lang lúc đó được ngồi cùng đám bạn, hát hò âm trời, đùa giỡn; bao mệt nhọc, nỗi ám ảnh mơ hồ từ những động tác quân sự khó nhằn biến đâu mất, chỉ còn tiếng cười và thanh xuân tươi đẹp.

Kỷ niệm vui nhất của học kỳ quân sự có lẽ là mọi ngóc ngách của Trường Đại học Kỹ thuật – Quân sự Trần Đại Nghĩa đều trở thành backgound để sinh viên Văn Lang “sống ảo”. Lúc mới “nhập ngũ” thấy mọi thứ sao mà bình thường quá, nhưng chỉ sau một ngày, tất cả đã đổi thay, sinh viên bọn mình tìm ra trăm góc chụp hình siêu đẹp tại sân trường này.

Mùa quân sự qua đi, sinh viên có vẻ đã hiểu hơn về cuộc sống người lính, nếp sống tập thể, kỷ luật, tác phong tốt hơn và nghiêm chỉnh như những người lính thực thụ. Học quân sự giúp sinh viên tụi mình gắn kết, yêu thương nhau hơn, cùng nhau đồng lòng quyết tâm qua môn, giúp đồng đội trong lúc khó khăn, chia sẻ với nhau nhiều câu chuyện, hiểu nhau từ những chiều đầy nắng và gió!

Vân Phi Sinh viên khóa 24, ngành Quan hệ công chúng

Mùa quân sự ngắn ngủi, một tuần trôi qua như cơn mưa rào của thanh xuân, chỉ vừa để lưu lại trong lòng mình một màu áo quân sự thật đẹp, một màu áo của tình bạn, màu áo của thanh xuân Văn Lang. Cảm ơn tất cả, cảm ơn Văn Lang, đã cùng tụi mình tạo nên kỳ quân sự đáng nhớ!!!

Trường Đh Văn Lang Công Bố Mức Học Phí Khóa 24, Nhập Học Năm 2022

Trường ĐH Văn Lang công bố mức học phí khóa 24, nhập học năm 2018

Sự kiện

(Phòng Tuyển sinh – Văn Lang, 16/7/2018 ) – Ngày 14/7/2018, Trường ĐH Văn Lang đã công bố mức học phí khóa 24, nhập học năm 2018. Mức học phí này được Trường ĐH Văn Lang công bố vào đợt điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học theo điểm thi THPT quốc gia, để thí sinh và phụ huynh có đầy đủ thông tin tham khảo trước khi lựa chọn các ngành học.

Từ năm 2017, Trường Đại học Văn Lang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Học phí thực đóng mỗi học kỳ có thể sẽ khác nhau tùy theo số tín chỉ của các học phần sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó. Nhà trường công bố mức học phí trung bình tính theo một học kỳ để sinh viên và phụ huynh dễ dàng ước tính chi phí đào tạo.

Mức học phí 28 ngành đào tạo bậc đại học của Trường ĐH Văn Lang, khóa nhập học năm 2018: Ghi chú:

Chương trình Văn bằng đôi (Khoa Du lịch): Khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp thêm bằng Cử nhân của Đại học Perpignan (Cộng hòa Pháp).

Chương trình Anh văn tăng cường (Khoa Du lịch): lớp chọn những sinh viên giỏi tiếng Anh, được học Anh văn tăng cường; từ năm thứ 3, sinh viên học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Ngành Kỹ thuật Phần mềm: Đào tạo theo chương trình của Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ.

Học phí đóng theo từng học kỳ.

Quý phụ huynh, thí sinh cần tư vấn trong mùa tuyển sinh 2018, xin vui lòng liên hệ Phòng Tuyển sinh: P.104B – Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, Tp.HCM.– Điện thoại: (028) 3837 4596 – 3837 3741 – Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. – Facebook: Trường Đại học Văn Lang – Chat online tại trang: chúng tôi Phòng Tuyển sinh

Trụ sở: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 3: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Nên Học Tiếng Ở Đại Học Ngoại Ngữ Đhqg Hn (Ulis) Hay Đại Học Hà Nội (Hanu)?

Những năm gần đây, ngoại ngữ đang là một trong những ngành học hot nhất tại Việt Nam. Nguyên do bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta nên cơ hội việc làm vì thế mà tăng cao. Nếu thành thạo một trong những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,… thì sinh viên ra trường chẳng lo thất nghiệp. Không chỉ vậy, sinh viên còn có thể đạt mức thu nhập đáng mơ ước, có cơ hội công tác tại nước ngoài.

Tại Việt Nam có hai ngôi trường được đánh giá là “ngang cơ” và được xếp vào top đầu trong việc đào tạo ngành ngôn ngữ. Đó chính là trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và Đại học Hà Nội (HANU).

Điểm chuẩn đầu vào hàng năm của hai ngôi trường đều cao ngất ngưởng và đòi hỏi thí sinh phải có lực học tốt. Một số ngành hot như ngôn ngữ Anh, điểm trung bình các môn phải từ 8 điểm trở lên thì thí sinh mới chắc suất nhập học. Còn với những thí sinh may mắn đủ điểm, rất nhiều em không khỏi phân vân về việc: Nên chọn ULIS hay HANU thì tốt hơn?

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội có địa chỉ tại số 2 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trường được thành lập vào năm 1955 và là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Như đã nêu ở trên ULIS là một trường đại học đầu ngành về đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam, ở nhiều cấp bậc khác nhau bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bên cạnh đó, trường còn có hai trường thành viên là Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ và trường Trung học Cơ sở Ngoại ngữ.

Về cơ sở vật chất: Là ngôi trường đầu ngành, lại trực thuộc ĐHQG nên không lấy làm lạ khi ULIS có cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cực kỳ hiện đại. Từ năm 2018, trường đã lắp điều hòa miễn phí cho tất cả các phòng học, ngoài ra trang bị đầy đủ máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy. Trong khuôn viên trường cũng được lắp wifi miễn phí.

Quan trọng nhất, nhà trường đầu tư các phòng máy đánh giá năng lực và phòng học chất lượng cao để phục vụ thi cử và giảng dạy. Các thiết bị dịch lưu động được bổ sung để ứng dụng vào các giờ học biên phiên dịch và các sự kiện của trường. Nếu muốn tìm kiếm tài liệu học tập thì thư viện của ULIS chính là điểm đến lý tưởng của sinh viên bởi chứa rất nhiều đầu sách.

Về học phí: Học phí của ULIS được tính theo số tín chỉ mà sinh viên đăng kí học. Đối với khoa Sư phạm, sinh viên được miễn học phí. Năm học 2019-2020, học phí là 265.000 đồng/tín chỉ. Tổng số tín chỉ trong bốn năm học là 134.

Với chương trình chất lượng cao, kinh phí đào tạo là 35 triệu đồng/năm. Tổng số tín chỉ bốn năm học là 152. Nếu có thành tích học tập tốt, sinh viên còn có thể nhận học bổng. Đối với hệ CLC, sinh viên có cơ hội nhận học bổng lên tới 20 triệu đồng/năm.

Các ngành đào tạo: Theo thông tin trên website chính thức, ULIS hiện đang có những khoa đào tạo sau ở bậc đại học: Khoa Sư phạm tiếng Anh, Khoa tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Các nước nói tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga.

Ngoài ra còn có các khoa: Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập, Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Ngoại ngữ, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục học, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á.

Dù học sư phạm hay ngôn ngữ của một thứ tiếng nào đó thì trong hai năm học đầu tiên, các môn học của 2 ngành này đều hoàn toàn giống nhau. Kết thúc năm học thứ 2 sinh viên toàn trường bắt buộc phải tham gia kì thi Chuẩn đầu ra. Tất cả sinh viên phải đạt trình độ ngoại ngữ C1 theo khung tham chiếu châu Âu. Nếu không qua, sinh viên sẽ phải thi đến khi qua thì thôi. Nếu không đạt chuẩn đầu ra thì không được xét tốt nghiệp.

Từ năm thứ 3, sinh viên Sư phạm sẽ học phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, còn sinh viên Ngôn ngữ sẽ lựa chọn định hướng chuyên ngành để học gồm có: Phiên dịch, du lịch, kinh tế, quốc tế học (hoặc đất nước học), ngôn ngữ học ứng dụng, quản trị học… (tuỳ từng tiếng mà số lượng định hướng chuyên ngành có thể nhiều hoặc ít).

Sinh viên Sư phạm có thể đăng kí học các môn học của ngôn ngữ dưới hình thức môn học tự chọn tự do. Sinh viên ngôn ngữ muốn làm giáo viên thì phải đăng kí học một khoá nghiệp vụ sư phạm.

Tên tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội vốn là University of Languages and International Studies (ULIS – Đại học Ngôn ngữ và Nghiên cứu quốc tế). Cái tên này cũng phần nào phản ánh cách đào tạo có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học của trường. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đi theo con đường nghiên cứu ngôn ngữ.

Từng có một thời gian nhiều thí sinh cho rằng, ULIS chỉ thiên về đào tạo sư phạm. Tuy nhiên điều này là không đúng và có thể thấy thông qua chỉ tiêu tuyển sinh của trường những năm gần đây, khi mà chỉ tiêu khoa Ngôn ngữ luôn cao hơn khoa Sư phạm, thậm chí cao gấp đôi. Điều này cũng tương tự với năm học 2020-2021. Tuy nhiên không thể phủ định một điều, đó là chất lượng đào tạo Sư phạm của trường rất tốt.

Chị Hồng Vân (SN 1988) hiện đang là trợ lý giám đốc tại một tập đoàn lớn của Hàn Quốc có trụ sở tại Hà Nội. Vốn là một cựu sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, chị Vân cho biết: “Thời điểm mới ra trường, mình đi xin việc rất thuận lợi. Nhiều nơi chỉ cần nghe thấy là sinh viên Đại học Ngoại ngữ Quốc gia là họ “auto” (tự động) nhận và rất tin tưởng”.

Đại học Hà Nội – HANU

Đại học Hà Nội (HANU) có địa chỉ tại Km 9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Giống như ULIS, HANU cũng là ngôi trường đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam ở cả trình độ đại học và sau đại học, bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trường được thành lập vào năm 1959, tên ban đầu là trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đến ngày 15/9/2006 mới đổi thành tên như hiện tại.

Về cơ sở vật chất: HANU có cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy xin sò không kém gì ULIS. Cụ thể trường có hệ thống 20 phòng máy dạy-học ngoại ngữ; phòng dạy dịch ca-bin chuyên nghiệp; phòng dạy-học từ xa đạt tiêu chuẩn châu Âu; hàng chục phòng học đa năng (multimedia).

Trường còn cung cấp mạng quản lý điện tử nội bộ với trên 500 máy tính văn phòng. Thư viện của trường có trên 50.000 đầu sách, 2.000 băng, đĩa CD, hơn 200 máy tính nối mạng (hoạt động 16/24 giờ/ngày). Ngoài ra, trường cũng có hệ thống mạng không dây công nghệ mới phủ sóng toàn khuôn viên. Nhà ăn sạch sẽ, rộng rãi cũng là một điểm cộng của HANU.

– Học phần các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: CSN = cơ sở ngành, CN= chuyên ngành, TT = thực tập, KLTN = khóa luận tốt nghiệp.

– Thời gian đào tạo trung bình của chương trình cử nhân là 8 học kỳ, riêng các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là 9 học kỳ.

Để khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên và hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, HANU cũng trao tặng rất nhiều học bổng. Có 3 mức học bổng là: Học bổng loại khá – bằng mức học phí năm học của ngành học; Học bổng loại giỏi – bằng 110% mức học bổng loại khá; Học bổng loại xuất sắc – bằng 120% mức học bổng loại khá. Ngoài ra còn có chương trình miễn giảm, hỗ trợ học phí, chi phí học tập,…

Các ngành đào tạo: Về các ngành đào tạo, bạn có thể tham khảo thông tin ở bảng học phí bên trên. Giống như ULIS, HANU cũng là ngôi trường danh tiếng và có mối quan hệ hợp tác với rất nhiều trường đại học quốc tế. Được biết HANU có 13 chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài, gồm toàn những đại học danh tiếng như Đại học La Trobe (Úc), Đại học OxfordBrookes (Anh),…

Với các ngành ngôn ngữ, các sinh viên sẽ được học khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức theo nhóm ngành, khối kiến thức theo chuyên ngành. Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội học trao đổi hoặc chuyển tiếp tại nước ngoài. Chẳng hạn với ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng cao, trong thời gian học, sinh viên được đi học trao đổi 1 kỳ hoặc 1 năm tại các trường đối tác của Trường Đại học Hà Nội tại Trung Quốc và Đài Loan.

Ngành Ngôn Anh cũng có chương trình trao đổi tự túc (1 kỳ, 1 năm học), có hỗ trợ học phí, với Đại học Portland State University (Hoa Kỳ) và các trường đại học tại Italy. Các ngành ngôn ngữ khác cũng nhiều cơ hội đi học trao đổi tại nước ngoài.

Sinh viên để được tốt nghiệp phải thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ được học, ngoài ra đạt trình độ Bậc 5 – bậc Cao cấp theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Một điều gây ấn tượng nữa đó là HANU là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đó là các ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán dạy bằng tiếng Anh; ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật v.v… Ngoài ra, Trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài.

So sánh giữa ULIS và HANU

Để so sánh giữa ULIS và HANU thì nếu cách đào tạo của ULIS có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học thì tại HANU tính ứng dụng cao hơn. Sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với nhiều yêu cầu nghề nghiệp.

Cơ hội việc làm: Sinh viên HANU sau khi ra trường cũng có rất nhiều cơ hội việc làm, từ biên phiên dịch, giáo viên, cán bộ hợp tác quốc tế, hướng dẫn viên du lịch, trợ lý dự án đến phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, dạy ngoại ngữ, hợp tác quốc tế, du lịch, truyền thông,…

Chất lượng đào tạo của HANU vốn được khẳng định từ lâu, sinh viên tốt nghiệp đều có chuyên môn tốt nên nhìn chung chuyện tìm việc không mấy khó khăn.

Nhìn chung cả Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội đều là những ngôi trường đầu ngành tại Việt Nam và có những thế mạnh riêng của mình. Ngoài ra, sinh viên của 2 trường đều vô cùng năng động, nhiệt huyết – bởi đây thường là phẩm chất của những người theo học ngoại ngữ, nghiên cứu về văn hóa của một đất nước khác.

Trong những năm sắp tới, cả ULIS và HANU có lẽ sẽ còn tiếp tục được đặt lên bàn cân để so tài cao thấp. Lựa chọn theo học trường nào là tùy theo định hướng và sở thích của các thí sinh. Tuy nhiên có một điều mà mọi thế hệ sinh viên cần phải nhớ: Đó là với người học ngôn ngữ, ngoài việc học trên lớp thì việc tự học, tinh thần học tập chăm chỉ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đỗ vào một ngôi trường danh tiếng mà lại chểnh mảng việc học tập, không tự rèn luyện kiến thức thì cũng khó lòng đạt thành tích tốt.