Top 10 # Giờ Lễ Nhà Thờ Hòa Yên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Aimshcm.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Lại Yên † Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Lại Yên tọa lạc trên địa bàn thôn 3 xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Giáo xứ còn có 5 giáo họ trực thuộc bao gồm: Đắc Sở, Tiền Lệ, Phương Viên, Phương Bảng, và Yên Thái. Toàn giáo xứ có khoảng 600 giáo dân.

Hạt giống Tin mừng đã được gieo trồng nơi đất Lại Yên từ năm 1722, là một giáo họ nhỏ bé thuộc giáo xứ Kẻ Bạc (nay là xứ Thượng Thụy). Năm 1876 chia xứ Kẻ Bạc và Bách Lộc, giáo họ Lại Yên thuộc về xứ Bách Lộc (Gp. Hưng Hóa ngày nay). Năm 1894 số giáo dân tăng triển nên xứ Bách Lộc chia nhỏ ra lập thêm xứ Vĩnh Lộc, giáo xứ Lại Yên thuộc về xứ Vĩnh Lộc (Gp. Hưng Hóa ngày nay). Năm 1895 đời vua Thành Thái năm thứ 7, Bề Trên tiếp tục chia xứ Vĩnh Lộc ra làm hai lập thêm xứ Giang Xá, giáo họ Lại Yên được cắt theo xứ Giang Xá để tiện cho công việc mục vụ. Năm 1923 giáo họ Lại Yên tách từ xứ Giang Xá và được nâng lên hàng giáo xứ.

Từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Lại Yên đến nay, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, do cấm cách, do thiếu vắng chủ chăn, giáo xứ Lại Yên không những không phát triển mà số giáo dân ngày càng mất đi, một số vì sợ mà bỏ đạo, số khác đã phải bỏ làng đi cư ngụ nơi khác.

Đến nay, giáo xứ Lại Yên gồm 6 họ, nhưng số giáo dân còn rất khiêm tốn: họ sở tại Lại Yên: 64 nhân danh; họ Phương Viên: 200 nhân danh; họ Đắc Sở: 54 nhân danh; họ Tiền Lệ: 25 nhân danh; họ Yên Thái: 13 nhân danh; họ Phương Bảng: 17 nhân danh. Tổng số của 6 họ trong giáo xứ là 373 nhân danh.

Trải qua gần 400 năm đón nhận Tin Mừng, giáo xứ Lại Yên, Tổng Giáo phận Hà Nội, tuy không xa trung tâm thủ đô là Hà Nội, chỉ cách khoảng 25km, nhưng vẫn là một xứ nghèo, nghèo về đức tin, nghèo về tinh thần, nghèo về nhân sự và nghèo cả vật chất nữa.

Có thể nói, từ khi hạt giống Tin Mừng được nảy nở trên mảnh đất Lại Yên cho đến nay, giáo xứ Lại Yên rất khiêm tốn vẫn luôn chỉ là con số khởi điểm, ngôi thánh đường cấp 4 nhỏ bé (khoảng 140m2) đang trong tình trạng xuống cấp cùng với hai gian nhà cấp 4 (khoảng 60 m2) ẩm thấp, cũ nát che mưa chắn nắng để bà con trong giáo xứ tụ họp. Vì thế, nơi đây chưa bao giờ có lễ đêm Giáng sinh, giáo dân nơi đây khao khát như đất khô cằn mong trời mưa xuống, họ ngày đêm cầu nguyện không ngừng. Chúa đã đoái thương nhận lời cầu của những con người đơn sơ nhỏ bé.

Giờ Lễ Nhà Thờ An Hòa

Chi tiết giáo xứ

Vào thập niên 60, khách bộ hành đi trên đoạn đường quốc lộ 1A về hướng Nam, cách ngã ba Huế chừng 1,5 km, không ai không thấy một ngôi trường đồ sộ mang tên: Trường Gioan XXIII. Đó là ngôi trường thuộc Giáo xứ An Hòa, một giáo xứ mới, do Cha Antôn Bùi Hữu Ngạn sáng lập. Hiện nay, ngôi trường đó chỉ là một khoảng đất trống, chúng ta chỉ thấy Thánh đường An Hòa xa xa với tháp chuông vươn cao.

Hình Thành:

Giáo dân Giáo xứ An Hòa đa số tập hợp từ hai Giáo phận Phát Diệm và Bùi Chu, di cư vào năm 1954 sau Hiệp định Genève. Ban đầu, nhóm giáo dân này tạm trú tại Hòa Mỹ gần đấy, dưới sự chăn dắt của Cha Dụ và Cha Bỉnh. Năm 1960, họ cùng khai hoang và định cư tại một vùng rừng thưa với những cây sim tím, thuộc ngoại ô thành phố Đà Nẵng, dọc theo quốc lộ 1A, giáp ranh với xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, và hình thành Giáo xứ mới An Hoà. Nhà thờ được xây dựng trên một lô đất được mua lại từ công điền thuộc xã An Khê và Hòa Phát. Số giáo dân lúc này lên đến 3000 người.

Ban đầu, Nhà thờ được xây dựng bằng vật liệu nhẹ thô sơ, cùng với nhà xứ, nhà các soeurs và trường học… Năm 1960, nhà thờ được nâng cấp thành bán kiên cố, vì lúc đó cha Antôn chưa thỏa mãn với vị trí của ngôi Thánh đường, nên chờ thời gian qui hoạch tổng thể lại diện tích, để có thể xây dựng một Thánh đường khang trang hơn nhìn ra quốc lộ I A. Trong thời gian này, nhu cầu học vấn của người dân cần thiết và cấp bách hơn, nên trường học được quan tâm hàng đầu. Giáo xứ đã xây dựng một ngôi trường khang trang cho các học sinh trung học cơ sở và tiểu học. Đây chính là Trường Gioan XXIII, tên vị Giáo Hoàng đương nhiệm lúc bấy giờ, Người đã thiết lập Giáo phận Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 01 năm 1963.

Để tạo công ăn việc làm cho khu dân sinh tân lập, năm 1965, Giáo xứ đã mở nhà in Thanh Công, trại chăn nuôi gà công nghiệp… Một phần không nhỏ người dân đi lính hoặc làm công ăn lương trong các trại quân đội Nam Việt Nam và đồng minh. Sau hiệp định Paris vào năm 1972, tình thế thay đổi, người dân thiếu việc làm. Một lần nữa, Cha Antôn Bùi Hữu Ngạn lại đích thân lên cao nguyên tìm đất canh tác, để có thể đưa dân chúng lên lập nghiệp. Thật rủi ro, Ngài đã tử nạn trong một chuyến đi, mang theo hoài bão ổn định chăm sóc cuộc sống cho dân nghèo vào năm 1973. Toàn Giáo phận tiếc thương cho một linh mục trẻ đầy nhiệt huyết, và cũng là bậc đàn anh đã gầy dựng phong trào Hùng Tâm Dũng Chí tại Giáo phận Đà Nẵng, và toàn cõi Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Tài xế chuyến xe định mệnh này lại chính là Thầy Dương Tấn Bằng (John Tabor), một binh sĩ ngành công binh Hoa Kỳ, sau khi mãn quân dịch tại Việt Nam, đã xin nhập tu tại Giáo phận Đà Nẵng. Với khả năng Việt ngữ rất sành sỏi, Thầy được gửi học thần học tại Sài Gòn từ năm 1969, và trở thành linh mục của Giáo phận vào năm 1974.

Cha Antôn về với Chúa, nghĩa tử của Ngài là Cha Giuse Đinh Công Hạnh vừa mãn trường, được bổ nhiệm tiếp tục sự nghiệp tại Giáo xứ An Hoà, cán đán những khó khăn dang dở của Cha Cố để lại, cũng như lèo lái Giáo xứ An Hoà qua những ngày tháng khó khăn của Giáo xứ nói riêng và Giáo Hội nói chung, cùng với những đổi thay tận gốc rễ của đất nước.

Các thời kỳ:

Năm 1975, nước nhà thống nhất nhưng dân cư An Hoà lại tản mác phân tán. Khu vực Nhà thờ, nhà xứ phải thu hẹp lại cho thích hợp với tình thế mới. Trong thời gian khó khăn này, Cha Giuse nhìn đàn chiên từ con số 3000, giờ chỉ còn vỏn vẹn khoảng 150 người. Phần đông dân chúng đi lập nghiệp phương xa hoặc lên khu kinh tế mới Hoà Trung. Cha Giuse đã tận tình lên xuống với họ, giúp họ cả tinh thần lẫn vật chất, và hình thành Giáo họ Hoà Trung ngày nay, thuộc Giáo xứ Hoà Ninh. Mọi công việc tại Giáo xứ dường như ngưng đọng lại, Ban Đại diện Giáo dân cũng không thể hoạt động. Trường học, nhà in Thanh Công, trại gà… đều đóng cửa hoặc để Nhà Nước trưng dụng. Các hội đoàn trong giáo xứ chỉ hoạt động cầm chừng trong âm thầm. Cha Giuse vẫn tiếp tục đồng hành với Giáo xứ trong âm thầm cho đến năm 1990.

Đầu thập niên 90, tình hình đất nước sáng sủa hơn với những đổi mới lần hồi. Năm 1990, Cha Giuse được cử đến nhiệm sở mới Sơn Trà, và thay thế Ngài coi sóc An Hoà là Cha Luis Huỳnh Nhẫn. Số giáo dân lúc này đã khá hơn do dân nhập cư từ nơi khác dồn về, một số giáo dân từ khu kinh tế mới Hoà Trung trở lại, tổng số giáo dân lên khoảng 500 người. Một năm sau khi về nhậm xứ, Cha Luis đã chính thức bầu lại Ban Đại diện Giáo xứ, và hoạt động xứ đạo bắt đầu lại rộn ràng lên.

Năm 1999, Cha sở cùng bà con giáo dân đã huy động toàn tực để xây dựng một ngôi Nhà thờ mới cho Giáo xứ. Sau gần một năm thi công, một thánh đường khang trang đẹp đẽ đã hoàn thành, và được Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách thánh hiến trong niềm vui khôn tả của giáo dân An Hoà và của toàn Giáo phận.

Công trình vật chất của Giáo xứ không dừng lại ở đó, năm 2002, lại tiếp tục xây dựng nhà xứ hai tầng, dựng các đài Đức Mẹ và Thánh Giuse, tạo cảnh quan chung quanh nhà thờ. Năm 2003, như hoàn thành sứ mạng Chúa trao, Cha Luis lưu luyến chia tay với đoàn con An Hòa để chính thức về nghỉ hưu tại Tòa Giám mục và qua đời chỉ vài năm sau đó. Giáo dân An Hoà không sao quên được hình ảnh thân thương của Ngài.

Từ năm 2003 đến 2007, Cha Emmanuel Nguyễn Tấn Lục làm quản xứ với số giáo dân tăng lên khoảng 600 người. Giáo xứ đã ổn định về cơ sở vật chất, Cha Emmanuel giờ đây lại đầy mạnh việc xây dựng con người. Bầu ban đại diện khi hết nhiệm kỳ, tổ chức các sinh hoạt mục vụ, đưa giáo xứ đi vào nề nếp với những nghi lễ phụng vụ kỹ lưỡng trang trọng hơn. Tổ chức các lớp giáo lý căn bản cho thiếu nhi và giới trẻ, chia Giáo xứ thành 8 giáo khóm, lập nhóm chia sẻ Lời Chúa….

Ngày 1 tháng 10 năm 2006, cơn bão Xangsane đổ bộ vào thành Phố Đà Nẵng đã làm thiệt hại nhiều nhà cửa và công trình. Nhà thờ An Hòa chịu chung số phận. Mái Nhà thờ bị tốc toàn bộ, gây hư hại đáng kể. Cha sở và Giáo xứ đã lập tức bắt tay vào việc tu sửa và đồng thời nâng cấp Thánh đường, nhờ đó, ngôi nhà thờ trở nên khang trang và càng mới mẽ hơn trước.

Hiện tình Giáo xứ:

Năm 2007, Cha Giuse Nguyễn Kim Nhật rời nhiệm sở An Hải để về quản xứ An Hòa thay Cha Emmanuel Nguyễn Tấn Lục. Số giáo dân lúc này đã lên đến 800 người, bởi thành phố phát triển mạnh, nhiều người từ các nơi đến đây để định cư làm ăn. Cha Giuse ưu tiên đào tạo nhân sự cho Giáo xứ, nhất là đội ngũ giảng viên giáo lý, củng cố giới trẻ.

Ngoài công việc mục vụ rất mực chu đáo và gần gũi với giáo dân, Cha Giuse cũng yêu thích thiên nhiên, Ngài dành thời giờ để tạo cảnh quan vườn – đài thoáng mát, cây cảnh phong phú hơn, dựng thêm tượng đài Á thánh Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam.

Giáo xứ cũng vừa chỉnh trang lại gian cung thánh thoáng rộng hơn. Nhà xứ thêm tiện nghi sinh hoạt, nhất là qui hoạch lại phòng ốc cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu học giáo lý của các em ngày một đông. Giáo xứ thường xuyên mở các lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân, nhằm giúp cho các đôi bạn biết Chúa và hiểu về hôn nhân Kitô Giáo. Giới trẻ An Hoà trở nên sôi nổi chung quanh Cha Giuse, xây dựng nhiều phong trào, canh tân nếp sống mới, làm cho bầu khí xứ đạo mỗi ngày thêm tươi trẻ.

Cha Giuse không những ổn định sinh hoạt của các hội đoàn đã có, Ngài còn tiếp tục lập thêm giới người cao tuổi, nhóm Têrêsa Calcuta để làm việc từ thiện, Hội đoàn Legio, nhóm Lòng Chúa Thương Xót… Lập thêm ca đoàn hiền mẫu, ca đoàn hiền phụ… Ngài quyết tâm không để ai đứng nhìn người khác sinh hoạt.

Giáo xứ cũng được sự đồng hành của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô từ những tháng ngày mới thành lập. Các Chị trợ giúp Giáo xứ trong nhiều lãnh vực hoạt động, đặc biệt là các lớp giáo lý, các khoá xưng tội rước lễ lần đầu và thêm sức. Giáo xứ không quên ơn các Chị.

Lời kết:

Nhìn lại chặng đường 50 năm qua từ khi lập xứ, Giáo xứ An Hòa đã trải qua những bước thăng trầm trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Hội ngộ rồi biệt ly, nhất là những ngày sau chiến tranh, tưởng chừng đàn chiên tan tác, giáo xứ bị xoá sổ… Nhưng rồi, An Hoà lại hồi sinh cách mạnh mẽ để trở thành một Giáo xứ nề nếp gọn gàng, giáo dân mỗi ngày một tăng, lòng đạo mỗi ngày thêm khởi sắc.

Tất cả là hồng ân của Chúa! Xin dâng lời tạ ơn Ngài, cũng như các mục tử Ngài đã đưa tới chăm sóc đàn chiên Giáo xứ cho đến hôm nay. Cầu chúc Giáo xứ An Hòa luôn an bình hoà thuận, trong hiệp nhất yêu thương, để thăng tiến bản thân gia đình, phát triển Giáo xứ, sống chứng nhân và loan báo Tin Mừng của Chúa cho đồng bào, đang cùng chia sẻ cuộc sống quanh mình.

Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận, đã công khai bày tỏ ước mong một ngôi trường tư thục Công giáo chóng được xây dựng lại trên nền trường Gioan XXIII còn đang để trống, như sự góp phần của Giáo Hội trong sự nghiệp chung của Đất Nước, cách riêng của Thành phố Đà Nẵng. Chính tại nơi đây, sự nghiệp giáo dục đã bắt đầu khi đất nước phân ly; thì ngày nay, Bắc Nam đã sum họp một nhà, một ngôi trường được tái lập nơi đây sẽ là hình ảnh và động lực gọi mời mọi người cùng đồng lòng xây dựng lại quê hương, bắt tay phát triển đất nước. Tất cả bắt đầu bằng sự nghiệp giáo dục, như quan tâm đúng đắn của các bậc tiền bối của Giáo xứ An Hoà.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ An Hòa

Ngày thường: chờ cung cấp

Nguồn: giaophandanang.org

Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Hòa Minh

Lúc 8 giờ 30 sáng thứ bảy (11/10/2014), Đức Giám mục Giáo phận Đà nẵng đã cắt băng khánh thành, Chủ sự Thánh lễ Thánh hiến và tạ ơn ngôi nhà thờ mới Hòa Minh với Thánh hiệu Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Hôm nay, Lịch Phung vụ của Giáo Hội lần đầu tiên mừng kính Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, đúng vào ngày Thánh Giáo Hoàng dâng Thánh lễ tuyên bố khai mạc Công Đồng Vat. II (11/10/1963).

Ngài đã ký Sắc chỉ In Vitae Naturalis Similitudinem (Cũng như trong đời sống tự nhiên) ngày 18/1/1963 thành lập Giáo phận Đà Nẵng, được tách ra từ Giáo phận Qui Nhơn và bổ nhiệm Đức Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi là Giám mục tiên khởi của Giáo phận.

Cộng Đoàn Hòa Minh là Giáo Họ của Giáo xứ Hòa Khánh, Cha Quản xứ hiện nay Giuse Nguyễn Thanh Sơn.

Từ tháng 8/2008 đến 19/2/1014, lúc 19 giờ 00 thứ ba hằng tuần, Cha và các Cha kế nhiệm đã đến dâng Thánh lễ tại sân nhà anh chị Khanh-Nguyệt ở đường Phú Lộc 2, đáp ứng nhu cầu Thiêng liêng cho các Tín hữu vì sức khỏe và tuổi tác không thể đến nhà thờ Giáo xứ được.

Giáo dân đến định cư ngày càng đông, cần có một nhà thờ cho Giáo họ Hòa Minh là điều chính đáng, Cha đã gửi đơn thư, đề nghị Chính quyền các cấp xét cấp đất để Cộng đoàn Hòa Minh sớm có nơi cầu nguyện, đào luyện Đức Tin, lãnh nhận Lời Chúa và các Bí tích… với nhu cầu cần thiết của cộng đoàn, Chính quyền đã bố trí lô đất 1308m2 tiếp giáp 3 mặt đường Nguyễn Chích, Phú Lộc 17 và Phú Lộc 18.

Năm 2009 Cha thuyên chuyển vào Giáo xứ Tam Kỳ, Cha Fx. Assisi Lưu Văn Hoàng kế nhiệm đã phát động cộng đoàn Giáo dân Hòa khánh làm hộp tiết kiệm xây dựng nhà Chúa tại Hòa Minh. Ngày 3/12/2013 lễ Thánh Phanxico Xavie, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý và thiết kế lại cho phù hợp với khả năng tài chính của Giáo xứ, Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn (kế nhiệm Cha Fx. Assisi) đã tổ chức Lễ Khởi Công, Đức Giám Mục Giáo phận và hơn 30 Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên.

Việc chọn ngày lễ kính Thánh Phanxico Xavie như là lời nhắc nhở cộng đoàn thi hành lệnh truyền Giáo của Chúa đã trao cho mỗi người Tín Hữu, đem Chúa đi vào lòng xã hội, bằng chính đời sống chứng nhân Tin Mừng, giữa mảnh đất Hòa Minh đông đảo anh chị em Lương dân chưa nhận biết Chúa.

Đức Giám Mục, Cha Quản xứ và Hội Đồng Mục Vụ đã chọn tước hiệu Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII (thời điểm này Ngài chưa được ĐGH Phanxico phong hiển Thánh) vì kỷ niệm 50 năm Ngài đã ký Sắc lệnh thành lập Giáo phận Đà Nẵng.

Sau 10 tháng thi công (3/12/2013 – 11/10/2014), ngôi nhà thờ Hòa Minh hai tầng, xây theo kiến trúc gothic với những đường cong hình quả trám mềm mại nhẹ nhàng hai bên hành lang, kết hợp với kiến trúc tân thời mặt tiền và bên trong, mái vòm đúc, tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng uy nghiêm thánh thiện. Nhà thờ có chiều ngang 15m và chiều dài 31m, tổng diện tích xây dựng 950m2, chiều cao 23m, nền cao 1,2m so với vỉa hè, xung quanh là những dãy bậc tam cấp xuống đến sân.

Ngày 11/10/2014, Giáo xứ mừng khánh thành và Thánh lễ tạ ơn nhằm đúng lần đầu tiên lịch phụng vụ Giáo Hội mừng Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII (bậc lễ nhớ ) ngày 11/10 hằng năm.

Từ rất sớm ngày khánh thành, mọi việc chuẩn bị cho Thánh lễ tạ ơn và tiệc mừng đã hoàn tất; các đoàn thể đủ màu cờ sắc áo và những người lãnh trách vụ đã sẵn sàng; các em thiều nhi các đội vũ tươi vui bên những cánh hoa. Khách mời gồm đại diện: Chính quyền, các Giáo xứ trong toàn Giáo phận, ân nhân, Quý Cha, Quý nam nữ Tu Sĩ, bà con trong các khu phố lân cận… và Giáo dân Giáo xứ Hòa Khánh đến mỗi lúc một đông. Hơn 8 giờ, ĐGM và Cha Tổng Đại Diện đã đến trong tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt của cộng đoàn hiện diện.

Lúc 8 giờ 30, đoàn rước trọng thể gồm đại diện các đoàn thể trong Giáo xứ, quý Cha Đồng tế và ĐGM từ sân bên hông phải nhà thờ tiến vào trước tiền đường. Sau lời khai mạc của cha Quản xứ, ĐGM đã làm phép nước để thánh hóa nhà thờ, tiếp đó ĐGM, Cha Tổng Đại diện và Cha Quản xứ cắt băng khánh thành nhà thờ trong màn pháo hoa rưc rỡ, bong bóng bay rợp trời trong tiếng vỗ tay, tiếng chuông ngân, tiếng đội kèn rền vang với lòng vui mừng sung sướng của mọi người. Sau đó ĐGM dùng Gậy Năng Quyền ghi dấu Thánh giá trên cửa chính với lời hiệu triệu: “Anh chị em hãy tiến vào nhà Chúa với lời chúc tụng và hãy đi vào nhà Người với những bài Thánh thi”. Cánh cửa chính mở để đoàn người đông đảo tiến vào nhà Chúa mà ca tụng Người.

Trong nghi thức làm phép nhà thờ, ĐGM đã cầu nguyện: “… xin cho các tín hữu Chúa khi tụ họp nơi đây nhân Danh Chúa, được luôn gắn bó với Lời Chúa và các Mầu Nhiệm Thánh, luôn cảm thấy Chúa đang hiện diện sống động giữa Dân Người… ngôi nhà thờ này là nơi nuôi dưỡng phát sinh Đức Tin, giúp thanh tẩy nên thanh sạch và giúp chúng ta lãnh nhận những phúc lành của Thiên Chúa.”

Sau khi rảy nước Thánh các bức tường, ĐGM đã xông hương khắp cả nhà thờ diễn tả lòng tôn kính, tượng trưng cho lời cầu nguyện như hương bay lên tôn nhan Thiên Chúa.

Tiếp đến ĐGM làm phép Thánh giá, các ảnh tượng, Nhà Tạm và đồ dùng trên cung thánh, để những ai có lòng biết ơn tôn kính đúng luật và hợp ý Chúa, thì được Chúa ban ơn thánh ở đời này và vinh hiển đời sau.

Trong bài chia sẻ sau Lời Chúa, ĐGM diễn tả sự vui mừng vì Thiên Chúa quan phòng cách đặc biệt, có “duyên” với Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sự hiện diện ngôi nhà thờ giữa vùng dân cư mới qui hoạch, nói lên Giáo hội đi vào giữa lòng đời, làm dậy men Tin Mừng… Giáo Hội đồng hành với các quốc gia làm thăng tiến đời sống con người. Dẫn giải bài Tin Mừng (Gioan 4,19-24) thuật lại Chúa xin cô gái người Samari nước uống tại bờ giếng Gia cóp…, để Ngài nói với mọi người hiện diện (có cả anh chị em Lương dân ) “đền thờ chỉ là phương tiện đưa chúng ta đến gặp Chúa trong tinh thần sự thật và chân lý… vậy tất cả mọi người tôn trọng chân lý sự thật đều thờ một Cha chung…”.

Sau Kinh Tin Kính, ĐGM làm phép, xức dầu Thánh Chrisma xuống giữa bàn thờ là nơi quan trong nhất của nhà thờ, vì là trung tâm điểm của Phụng vụ Thánh Thể, là nơi Thiên Chúa đến với loài người và con người đến với Thiên Chúa và gặp gỡ liên kết với nhau. Tiếp đó ngài xông hương bàn thờ, các chú giúp lễ trải khăn bàn thờ, đặt hoa nến và Cha Quản xứ đã đến nhận nến cháy nơi ĐGM, đi đốt các cây nến trên bàn thờ.

Sau đó phần phụng vụ Thánh Thể.

Trước lúc kết thúc Thánh lễ, ông Trưởng Ban Thường vụ HĐMV Giáo xứ đã có lời cám ơn ĐGM, Cha Tổng, Quý Cha Nguyên Quản xứ, Quản xứ, Phó xứ, Bề trên các Dòng, quý nam nữ Tu Sĩ, Chính quyền, Ân nhân, cách đặc biệt là Đức Cha Matthias Konig thuộc Hội Đồng Giám Mục nước Đức, công ty thiết kế và xây dựng, tất cả mọi người bằng cách này hay cách khác đã đóng góp giúp đỡ trí lực, tài lực, vật lực để có được ngôi nhà thờ khang trang, vững chắc tuyệt đẹp như hôm nay, đẹp hơn lòng mong ước.

Để kết thúc Thánh lễ tạ ơn, ĐGM đại diện cộng đoàn cám ơn Cha Quản Xứ và cộng đoàn Hòa Khánh đã hy sinh rất nhiều cho kết quả tốt đẹp hôm nay. Một lần nữa, Ngài cám ơn Chính quyền đáp ứng nhu cầu Tôn Giáo của người dân. Ngài cũng nhắc nhở cộng đoàn về Mục vụ cho các bệnh nhân tại bệnh viện Ung Bướu gần đó, thể hiện đức ái Kitô giáo.

Sau Thánh lễ, một tiệc mừng thật là vui với chương trình văn nghệ đặc sắc, trong lời chúc mừng của quý khách và tình thân ái con một Cha của cộng đoàn con Chúa trong ngoài Giáo phận.

Toma Trương Văn Ân

Thánh Lễ Khánh Thành Và Cung Hiến Nhà Thờ Nhơn Hòa

Thánh lễ Khánh thành và Cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Nhơn Hòa, hạt Phước Long

Giáo xứ Nhơn Hòa thành lập từ ngày 20.11.1967, do Cha Phanxicô Phạm Đình Nhã làm quản xứ tiên khởi. Lúc bấy giờ đã có một ngôi nhà thờ nhỏ được xây dựng từ năm 1966, có khoảng 200 gia đình Công giáo (1.050 tín hữu) từ Quảng Trị, Quảng Nam đến lập nghiệp, sinh sống. Sau biến cố 1975, Cha PX. Phạm Đình Nhã qua đời, không có Linh mục coi sóc. Mãi đến năm 2006, Cha Đaminh Nguyễn Văn Thành được bề trên sai về dẫn dắt đoàn chiên. Năm 2013, Cha Phêrô Hoàng Khắc Dũng được bổ nhiệm Quản xứ cho đến nay. Số giáo dân hiện tại là 597 người. (Theo Lịch Công giáo chúng tôi 2015-2016)

Từ ngày có chủ chăn, đời sống đức tin của các tín hữu ngày càng thăng tiến, các đoàn thể được thành lập và sinh hoạt mạnh mẽ. Mọi thành phần dân Chúa hiệp nhất, xây dựng giáo xứ phát triển và chung tay xây dựng hoàn thành ngôi thánh đường xứng hợp để phụng thờ Thiên Chúa.

Sáng ngày 14.11.2018, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, về dâng Thánh lễ Tạ Ơn, chủ sự nghi thức Khánh thành và Cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Nhơn Hòa, giáo hạt Phước Long.

Trong bài giảng lễ Đức Kitô Vua, bổn mạng của Giáo xứ, Đức Cha Vinh Sơn diễn giải về hình ảnh của Đức Kitô, một vị vua Tình yêu, khiêm hạ và đầy lòng thương xót. Đức Cha kêu gọi cộng đoàn cùng nhìn về Chúa Giêsu, Người mục tử nhân hậu, để biết yêu thương, tôn kính, tương tác, để mỗi người cùng nhau góp phần xây dựng Giáo hội, cùng nhau vẽ lên khuôn mặt Đức Kitô Vua của chúng ta trong đời sống yêu thương. (Mời nghe Bài Giảng)

Nguyện xin Thiên Chúa, cho mọi thành phần tín hữu trong Giáo xứ Nhơn Hòa biết sống hiệp nhất và hăng say loan báo Tin Mừng, nhờ đó, nhiều người được hưởng niềm vui cứu độ. Xin Chúa ân thưởng cho những ai có công xây dựng Giáo xứ Nhơn Hòa, và ban phúc lành cho những người đã tích cực giúp đỡ Giáo xứ có được ngôi Thánh đường xinh đẹp này.

Trọng kính Đức Cha Vinh Sơn, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột. Ngày hôm nay, trong niềm vui khôn tả và vinh dự lớn lao, chúng con hân hoan được chào đón Đức Cha đến chủ tế Thánh lễ cung hiến bàn thờ và nhà thờ giáo xứ Nhơn Hòa chúng con. Con xin được thay lời cho cộng đoàn giáo xứ Nhơn Hòa dâng lên Đức Cha lời chào đón nồng nhiệt nhất của cộng đoàn chúng con.

Kính thưa Đức Cha!

Thật là một niềm hạnh phúc lao cho giáo xứ Nhơn Hòa chúng con. Trước tiên chúng con xin mượn lời thánh vịnh 125,3 để diễn tả niềm vui của chúng con:

“Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại / Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” (Tv 125, 3)

Chúng con kính xin Đức Cha cùng chúng con dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ ngợi khen vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ xuống cho cộng đoàn Giáo xứ chúng con.

Và cũng thật đặc biệt, ngày hôm nay, ngày vui trọng đại của Giáo xứ, niềm vui của chúng con như được nhân lên, khi cộng đoàn Giáo xứ chúng con có sự hiện diện đầy yêu thương cùng sự quan tâm của Đức Cha, để hòa chung tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa với chúng con.

SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ NHƠN HÒA

Diện tích toàn thể: 3,5 km 2

Diện tích xây dựng: 0,36 km 2

Năm 1965, chiến tranh lan rộng toàn miền Nam, giáo dân khắp nơi như ở giáo xứ Phước Tín, giáo họ Đức Bổn, giáo họ Nhơn Lý và các giáo điểm khác bỏ các dinh điền chạy lánh nạn. Họ được đưa về định cư làm ăn sinh sống tại thôn Nhơn Hòa I – xã Sơn Giang – quận Phước Bình – tỉnh Phước Long cũ. Lúc bấy giờ họ được Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Phạm Đình Nhã, chánh xứ giáo xứ Phước Tín tiếp tục coi sóc, mọi thánh lễ lúc này đều mượn nhà giáo dân để cử hành. Đến ngày 11/12/1966 giáo xứ mới dựng được ngôi nhà thờ bằng gỗ lợp mái tôn, giáo xứ vẫn mang tên cũ là giáo xứ Phước Tín, thuộc giáo phận Đà Lạt. Bắt đầu từ đây việc cầu nguyện, thánh lễ và mọi sinh hoạt của giáo dân đều tại nhà thờ này.

Đến ngày 22/11/1967, Đức cha Phê-rô Nguyễn Huy Mai, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột mới công nhận thành lập giáo xứ Nhơn Hòa, và chọn Đức Ki-tô Vua Vũ Trụ làm bổn mạng giáo xứ, và ổ nhiệm Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Phạm Đình Nhã làm Cha xứ tiên khởi giáo xứ Nhơn Hòa.

Sau biến cố năm 1975, Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Phạm Đình Nhã mất tích, mặc dù giáo dân đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không có thông tin nào chính xác, chỉ nghi là Ngài đã qua đời. Lúc này giáo dân tản mác khắp nơi, nhà thờ bị bom đạn cào xé khá nhiều. Giáo dân trong xứ chỉ còn khoảng hơn 40 gia đình, họ chỉ biết gìn giữ, sửa chữa lại nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện hằng ngày và thánh lễ vào những ngày Chúa Nhật và ngày lễ trọng. Trong suốt những năm thiếu vắng chủ chăn (từ 1975-1991), giáo dân chỉ biết cậy nhờ vào quý cha địa phận Phú Cường lên dâng lễ và ban các bí tích vào các dịp đại lễ. Mãi đến năm 1991 mới có Cha Phao-lô Võ Quốc Ngữ về quản nhiệm vùng Phước Long, về sau có cha GB Nguyễn Văn Hậu và cha GB Nguyễn Huy Bắc quản nhiệm. Sau nhiều năm chịu đựng sự tàn phá của thời gian và bom đạn chiến tranh, nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng. Giáo dân trong xứ khao khát có một ngôi thánh đường mới khang trang xứng đáng hơn để làm nơi thờ phượng Chúa.

Đến năm 2006, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám quản giáo phận sai Cha Đaminh Nguyễn Văn Thành về quản xứ. Từ đây Cha đã bắt đầu củng cố phục hồi lại dần dần, chờ có cơ hội sẽ tiến hành xây dựng lại. Nhưng không lâu sau đó, Cha được chuyển về giáo xứ Đồng Xoài nên chưa thực hiện được kế hoạch này. Sau đó, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận, đã sai Cha Phê-rô Hoàng Khắc Dũng về quản xứ từ năm 2013. Thấy được sự khao khát của giáo dân và cũng để bảo đảm sự an toàn cho giáo dân yên tâm tham dự thánh lễ vào những ngày mưa bão, nên Cha đã quyết định xây dựng ngôi nhà thờ mới, và đã được Đức Cha giáo phận đồng ý cho phép xây dựng. Ngày 3/5/2016, Đức Cha giáo phận đã cử hành Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới. Qua thời gian hơn 2 năm xây dựng, nay ngôi Thánh đường đã hoàn thành.

Ngày hôm nay, ngày 14 tháng 11 năm 2018, chúng con lại được hân hoan chào đón Đức Cha về đây, quy tụ tất cả chúng con để dâng Thánh lễ tạ ơn, cung hiến bàn thờ và nhà thờ cho chúng con, là công trình của Giáo xứ đã hoàn thành sau một thời gian dài nỗ lực xây dựng.

Chúng con kính xin Đức Cha tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ, để cộng đoàn Giáo xứ Nhơn Hòa chúng con sống hiệp nhất yêu thương, xứng đáng với tình thương và sự tin tưởng mà Đức Cha đã ưu ái dành cho Giáo xứ chúng con.

Với tâm tình thảo kính của những người con, chúng con đoan hứa sẽ vâng lời và cầu nguyện cho Đức Cha trong sứ vụ chủ chăn Giáo phận. Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và thánh Vinh Sơn, ban ơn phù trợ, để Đức Cha thu hái được nhiều hoa trái thánh thiện tốt lành trong sứ vụ tông đồ của Chúa.

Một lần nữa, cộng đoàn giáo xứ Nhơn Hòa chúng con kính mừng Đức Cha.