Top 4 # Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Định Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Aimshcm.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Định

Chi tiết giáo xứ

Giờ lễ nhà thờ Tân Định:

Chúa nhật: 5g00 – 6g15 – 7g30 – 9g00 – 16g00 – 17g30 – 19g00.

Ngày thường: 5g00 – 6g15 – 17g30 – 19g00 (T7)

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu.

Theo Wikipedia

Có thể chia lịch sử Giáo xứ Tân định ra làm 5 giai đoạn như sau :

I- Giai đoạn Hình thành: Từ 1860 – 1874.II – Giai đoạn củng cố và xây dựng: Từ 1874 – 1926.III- Giai đoạn Trưởng thành: Từ 1926 – 1946.IV- Giai đoạn Phát triển: Từ 1946 – 1974.V- Giai đoạn Hiện nay: Từ 1974 – đến nay.

I- Giai đoạn hình thành : 1860 – 1874

Giáo xứ TÂn định được hình thành nhờ các Cha Sở sau đây:

1. Cha THÉODORE LOUIS JOSEPH WIBAUX (VỊ) (1860-1864) 2-Mo Cha Wibaux.jpg2. Cha JULIEN THIRIET (THI) (2/1864 – 4/1864)3. Cha HENRI LOUIS LE MÉE (LỄ) (3/4/1864 – 23/12/1868)4. Cha GIUSE LƯU CHÂU DƯ (12/1868 – 2/1874)

II – Giai đoạn củng cố và xây dựng: Từ 1874 – 1926

Các Cha Sở sau đây đã tiếp nối việc củng cố và xây dựng Giáo xứ Tân định:

1. Cha DONATIANUS EVEILLARD (SƠN) (3/1874 – 6/1881)2. Cha LUCIEN EMILE MOSSARD (MÃO) (6-1881- 4-1882)3. – Cha LOUIS EUGÈNE LOUVET (NGÔN) (4-1882 – 2-1898)4. Cha EMILE FRANÇOIS MARIE MOREAU (ĐỨC) (2/1898 – 3/1902)5. Cha JEAN FRANÇOIS MARIE GÉNIBREL (THƯỢNG) (1-4-1902 đến 25-4-1914)6. Cha YVES MARIE GUILLOU (DU) (5-1914 – 3-1918)7. Cha MARIE URBAIN ANSELME DELIGNON (CAO) (3-1918 – 10-1924)8. LOUIS EMILE POITIER (PHƯỚC) (10-1924 – 4-1926)

III- Giai đoạn Trưởng thành: Từ 1926 – 1946.

Giai đoạn này đuợc bắt đầu bởi 1 Cha sở nguời Việt. Sau này Ngài đã trở thành Giám Mục Tiên khởi Việt Nam:

1. Cha J.B. NGUYỄN BÁ TÒNG (9-1926 – 11-1933)7-2. Cha GABRIEL NGUYỄN THANH LONG (10-1934 – 8-1941)3. Cha ANDRÊ NGUYỄN THUẬN TRỊ (9-1941 – 23-4-1946)

IV- Giai đoạn Phát triển: Từ 1946 – 1974.

1. Cha PHAOLÔ NGUYỄN VĂN VÀNG (23-04-1946 – 12-05-1965)2. Cha NICOLAS HUỲNH VĂN NGHI (1-8-1965 – 27-10-1974)

V- Giai đoạn Hiện nay: Từ 1974 – đến nay.

1. Cha PHANXICÔ XAVIÊ PHAN VĂN THĂM (3-11-1974 – 29-7-1997)2. CHA GIOAN BAOTIXITA VÕ VĂN ÁNH (Từ 15-6-1998 đến nay)

VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ VÀ NHỮNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

I- NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH

Khoảng năm 1863, Cha Wibaux bắt đầu cho xây dựng một ngôi thánh đường mới. Trước đây, giáo dân vẫn tụ họp dâng lễ trong ngôi Nhà nguyện cũ vách ván, cột gỗ. Ngày 17-4-1864, Nhà Thờ Tân Định (cũ) xây xong. Để đánh dấu ngày trọng đại này, Cha Le Mée đã mời Đức Cha Dominicô LeFèbvre đến khánh thành và dâng lễ. Trong buổi lễ có sự hiện diện của Cha Bề trên Wibaux, Cha Croc, Cha Eveillard và Cha Roustant. Nhà Thờ được dâng kính Thánh Đa Minh quan thầy của Đức Cha LeFèbvre, đương kim Giám Mục của địa phận.

Trong thời kỳ này đô đốc Lagrandière, lúc đó là Nguyên Soái Nam Kỳ, đồng ý nhượng cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) hai mẫu đất để cất Nhà Thờ và nhà xứ. Sau đó Họ Đạo có khẩn thêm 36 lô đất khác để cho giáo dân đến ở. Cho đến nay những gia đình công giáo kỳ cựu vẫn còn ở trong khu đất Nhà Thờ này.

Năm 1874, Cha Eveillard khởi công xây dựng một Nhà Thờ mới. Như chúng ta đã biết, trước đó 10 năm (1864), Cha Le Mée đã cho xây cất một Nhà Thờ, nhưng ngôi Nhà Thờ này đã trở thành chật hẹp đối với số giáo dân mỗi ngày một tăng.

Cha Eveillard phải cực nhọc vất vả trong suốt hai năm 1875, 1876, Ngài phải vừa đi vận động tài chính, vừa chỉ huy xây cất. Chỉ có một người Hoa là ông A Lộc giúp Cha trong công việc hướng dẫn xây cất. Cha Eveillard trang bị cho Nhà Thờ một cây phong cầm Rodolphe (tặng phẩm của hai Cha Sơn và Cha Lộc trị giá 1200 đ+ 60 đ tiền chuyên chở).

Cuối cùng ngôi thánh đường khang trang vững chắc đã thành hình. Ngày 16-12-1876, Đức Cha Colombert đến khánh thành và dâng Thánh lễ lần đầu tiên trong ngôi Nhà Thờ mới. Công trình này được dâng kính cho Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Giáo dân rất quý chuộng ngôi Nhà Thờ mới này, họ siêng năng đến đọc kinh và tham gia Thánh lễ. Đây là phần cốt lõi của Ngôi nhà thờ hiện nay.

Năm 1896, do số bổn đạo tăng nhanh, Cha Ngôn quyết định nối dài Nhà Thờ thêm hai căn và hai hàng ba có xây tường chung quanh. Công trình này rất tốn kém, nhưng với lòng nhiệt thành và đức tin vững mạnh, Cha Ngôn đã tìm được tiền để xây cất. Ngày 02-2-1898, công trình hoàn thành, Đức Cha Dépierre đến khánh thành trọng thể phần nhà mới.

Năm 1929, Cha GB Nguyễn Bá Tòng đã nới rộng Thánh Đường, xây dựng tháp chuông cao 52,62 m cạnh đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).

Trên tháp chuông này có 6 cổ chuông quý:

– 2 cổ chuông do Cha J.B. Nguyễn Bá Tòng tặng– 1 cổ do ông Phaolô Luận và bà Hường tặng– Cổ thứ tư do ông Tài và ông Long tặng– Cổ thứ năm do bà Tư Hiệp tặng– Cổ thứ sáu do ông Chức và bà Ý tặng.

Ngày 06-01-1929, Nhà Thờ Tân Định nhận được ba bàn thờ cẩm thạch trị giá 50.000 quan do gia đình ông Francois Haasz và bà Anna Tống Thị Mực dâng. Đây là bàn thờ quý nhất địa phận làm toàn bằng cẩm thạch Ý.

Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Xuân

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Tân Xuân phía Đông giáp Biển Đông, Tây giáp Giáo xứ Phan Rang, Bắc giáp Giáo xứ Bình Chính và Nam giáp Giáo xứ Tấn Tài thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

2. Hình thành và phát triển

Theo tài liệu của các Linh Mục Thừa Sai Paris (MEP) thì từ lâu có một số dân chài ở Miền Trung vào Cửa Vẹm thuộc tỉnh Ninh Thuận lập nghiệp. Những người Công giáo trong nhóm này đoàn tụ lại phía Tây Giang để làm ăn sinh sống và nhất là để cùng nhau giữ đạo. Do đó, ngôi nhà thờ bằng lá dừa nước đầu tiên của vùng Phan Rang xuất hiện.

Thế nhưng, họ đạo Tân Xuân chỉ là nơi nghỉ chân của những người di cư. Một số người làm nghề chài lưới định cư, còn đa số di dân tiến sâu vào đất liền để làm ruộng, nương rẫy hoặc buôn bán với người Chăm.

Khi Cố Đề ( Louis de Gonzague Villaume) đảm nhận Giáo xứ Tấn Tài 1882, ngài chuyển ngôi nhà thờ Tây Giang về gò đất gần núi Đá Bạc với khoảng 50 gia đình Công giáo đoàn tụ chung quanh để bảo vệ ngôi nhà thờ này. Ngài đặt tên cho ngôi nhà thờ này là TÂN XUÂN, thánh hiệu là ĐỨC MẸ SẦU BI.

Tân Xuân chịu hậu quả nặng nề của phong trào Văn Thân: nhà thờ bị đốt phá, giáo dân bị phân tán. Năm 1885, Cha Bảy Ẩn là cha phó Tấn Tài, đặc trách họ đạo Tân Xuân, lại một lần nữa quy tụ đoàn chiên về khu đầm lầy bên bờ sông, gần cửa biển Đông Hải để xây dựng lại ngôi nhà thờ Tân Xuân.

Đến năm 2004, để giáo dân khi tham dự thánh lễ tại ngôi nhà thờ được an toàn, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Giáo phận Nha Trang đã cho phép xây dựng lại.

* Ngày 10. 10. 2004, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa đã chủ sự thánh lễ khởi công xây dựng lại nhà thờ Tân Xuân.

* Ngày 19. 03. 2005, lễ đặt viên đá đầu tiên.

* Ngày 02. 05.2006, nhà thờ Tân Xuân được Khánh thành và Cung hiến để dâng kính Thánh Cả Giuse Thợ. ( Ngôi nhà thờ này do cha Đaminh Nguyễn Thanh Vân xây dựng). * Ngày 23. 11. 2006, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Giáo phận Nha Trang, đặt cha Đaminh Nguyễn Thanh Vân làm Quản nhiệm Giáo họ Tân Xuân. * Ngày 30. 05. 2009, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục phó Giáo phận Nha Trang ký Nghị Định Thiết Lập GIÁO XỨ TÂN XUÂN, với Bổn mạng ĐỨC MẸ SẦU BI, đặt cha Phêrô Cao Xuân Hóa làm Quản xứ Tiên khởi. * Ngày 10. 06. 2009, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự thánh lễ THÀNH LẬP GIÁO XỨ TÂN XUÂN, công bố cha Phêrô Cao Xuân Hóa là Quản xứ Tiên khởi của Giáo xứ Tân Xuân. * Ngày 01. 07. 2010, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục Giáo phận Nha Trang chủ sự thánh lễ Làm Phép Chuông, Khánh thành Đài Đức Mẹ và Tháp Chuông. 3. Giáo xứ hiện nay Số dân Công giáo khoảng 450 người trên tổng số 60.200 người, của 3 phường: Đông Hải, Mỹ Đông và Mỹ Hải thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1992 đến nay, cộng đoàn Mai Khôi thuộc Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang giúp đỡ trong việc mục vụ: trang hoàng nhà thờ, tập hát, dạy giáo lý, mở trường mẫu giáo tư thục,…

” Kính Chúa & Yêu người” là câu châm ngôn sống từ cha Quản xứ, quý Sơ, Hội đồng Giáo xứ, Các Bà Mẹ Công giáo, đến toàn thể mọi thành phần trong giáo xứ sống Hiệp thông, đoàn kết, xây dựng theo tinh thần Thư Chung của HĐGMVN 1980 : Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, để giới thiệu Chúa cho cánh đồng truyền giáo tại chỗ.

Số người lương dân xin trở lại ngày càng thêm đông. Đặc biệt, những gia đình rối đạo lâu năm đã được tháo gỡ gần hết.

Giáo xứ mới thành lập còn non trẻ, tỉ lệ giáo dân chỉ chiếm 0,007% dân số, sống giữa môi trường xung quanh là đa tôn giáo, mang nặng mê tín dị đoan. Ngoài ngôi nhà thờ ra, giáo xứ chưa có một phòng nào để dành cho sinh hoạt và dạy giáo lý, đây là điểm hạn chế và rất khó khăn trong việc phát triển. Giáo xứ hy vọng vào sự hướng dẫn cùa Đức Giám mục Giáo phận, trong việc phê chuẩn quy hoạch xây dựng tổng thể của giáo xứ để có cơ sở cho mọi sinh hoạt tôn giáo được thuận lợi.

Người dân sống chủ yếu bằng nghề biển. Kinh tế còn rất khó khăn.

Ngày thường: 05:00 (T2,4,6,7) – 18:00 (T3,5,7)

Nguồn: Giaophannhatrang.org

Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Việt

Chi tiết giáo xứ

Ngày 22/1/1955, trên mảnh đất ruộng, một trại định cư hình thành mang tên: Trại Định Cư Tân Việt và nhận Thánh nữ Têrêsa làm bổn mạng.

Năm 1956, số giáo dân ngày càng gia tăng, ngoài 12 giáo khu được thành lập còn phát triển thêm nhiều họ nhánh, mà nay đã được nâng lên thành giáo xứ như: Tân Thành, Tân Châu, Phú Trung, Văn Côi, Hy Vọng.

Năm 1983 xây dựng đài Đức Mẹ ở cuối nhà thờ. Năm 1991 nhà thờ đại trùng tu theo kiểu Á đông.

Năm 2000 đặt tượng Đức Mẹ La Vang theo kiểu dáng Việt Nam.

Ngày 2/1/1989 nhà thờ được xây mới với qui mô lớn hơn, công trình đang thi công tốt đẹp thì ngày 2/12/1990 cha Đaminh được Chúa gọi về. Cha phụ tá, sau là cha chánh xứ Antôn Nguyễn Đình Thục tiếp tục hoàn tất phần còn lại. Đúng ngày lễ mừng bổn mạng 1/10/1991 giáo xứ tổ chức Thánh lễ tạ ơn hoàn tất thánh đường Têrêsa.

Đến năm 2009, dưới sự dẫn dắt của cha Đaminh Vũ Ngọc Thủ nhà thờ lại được nới rộng hai bên và trùng tu như hiện nay.

♦ Rửa Tội trẻ em : Vào lúc 9 giờ 00 Chúa Nhật đầu tháng ♦ Thánh Lễ Hôn Phối :

– Thứ 5 : 15 giờ 30 – Thứ 7 : 15 giờ 30 – Chúa Nhật : 10 giờ 00

♦Chầu Mình Thánh Chúa : Thứ 6 : 19h30 – 20h♦Giờ Lòng Thương Xót Chúa : Hàng ngày từ thứ Hai ⇒thứ Bảy : 15h – 15h45 ♦Vào mỗi thứ 6 đầu tháng có Thánh Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa:15h – 16h.

Nguồn: giaoxutanviet.com

Cuộc chiến tranh khốc liệt ở miền Bắc, nhất là sau biến cố Điện Biên Phủ, không biết có bao nhiêu Xứ Đạo Gốc Bắc đã phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn để ra đi, trong đó Giáo Xứ Cổ Việt cùng với Cha Đaminh Vũ Đức Triêm Chánh Xứ cùng với phần lớn con chiên thuộc sáu Giáo Họ : Lao Đồng, Hội Khê, Tân Bình, Sang Ty, Kính Danh, Trại Gạo, bắt đầu cuộc xuất hành di cư vào miền nam bằng đường thủy đã được thực hiện vào ngày 19.08.1954, Tàu vào Vịnh Vũng Tàu ( lúc đó người Pháp gọi là Cap Saint Jacques) bỏ neo và đậu tại Cần Giờ, Dân được chuyển sang tàu nhỏ vào Bến Bạch Đằng, sau đó xe của Phủ Tổng Ủy Di Cư di chuyển dân về tạm trú tại Bến Bình Đông( Quận 8 ngày nay). Một tháng sau được chuyển đến định cư tại Hố Nai, Biên Hòa, nhưng ngay sau đó dưới sự dìu dắt của Cha Đaminh đã trở về Sài Gòn và tạm cư ở vùng Ông Tạ. Sau đó Cha Xứ Đaminh đã liên hệ xin Đức Giám Mục Jean Cassaigne, Giám Mục Địa Phận Sài Gòn xin Ngài giúp đỡ. Đức Cha đã ưu ái cho 3 ha đất (3 Mẫu tây) là ruộng của Giáo Phận Sài Gòn, ở khu vực Bảy Hiền – Bà Quẹo do Nhà Hưu Dưỡng Chí Hòa quản lý.

07 giờ 00 ngày 22.01.1955 (nhằm ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ) . Một Cộng Đoàn dân Chúa được thành lập sau cuộc ” Xuất hành đầy gian khổ nhưng vẫn tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa” .

Chiếc cổng lớn sừng sững giữa cây số 7 và cây số 8 trên quốc lộ 1 mang dòng chữ ” TRẠI ĐỊNH CƯ TÂN VIỆT – THÁI BÌNH” .

Ngày 24.01.1955, Mồng Một Tết Ất Mùi Cha Xứ dâng Thánh Lễ đầu xuân cũng là Thánh Lễ đầu tiên tạ ơn Chúa trên nền đất ruộng khô, còn trơ gốc rạ. 50 năm sau Cộng Đoàn Giáo Xứ Tân Việt nhận ngày 22.01.1955 là ngày thành lập Giáo Xứ.

Số dân định cư lúc đầu khoảng 2.000 người thuộc các Xứ Đạo gốc ngoài Bắc như : Cổ Việt, Bồng Tiên, Vĩnh Phúc, Bắc Trạch, Đồng Quan, Trà Vy, Lạc Đạo, Đông Khê, Trình Nhì, Tân Mỹ, Thọ Lộc.. . .

Khoảng trung tuần tháng giêng năm Ất Mùi, ngôi Thánh Đường 4 gian bằng cây, lợp tole Fibrociment xung quanh ghép ván được dựng lên ( khu vực Hội Chữ Thập Đỏ hiện nay)

Sau 6 năm ngôi Nhà Thờ bằng lá xuống cấp, dân số ngày một gia tăng Cha Đaminh và Hội Đồng Giáo Xứ đã lên kế hoạch xây dựng lại ngôi Thánh Đường mới, sau khi được phép của Đức Cha Ximon Hòa Nguyễn Văn Hiền Giám Mục Sài Gòn.

Đức Cha Tadêô Lê Hữu Từ Giám Mục Địa Phận Phát Diệm di cư, đặt viên đá đầu tiên và chủ sự Thánh Lễ khởi công.

Ngôi Thánh Đường này tồn tại được khoảng 30 năm thì phải Trung Tu Năm 1960 Chợ Tân Việt được hình thành (nay là Phân Hiệu II Trường Cách Mạng Tháng Tám).

Song song với việc xây dựng Nhà Chúa Cha Cố Đaminh còn quan tâm đến việc xây dựng trường học để con em trong Giáo Xứ được cắp sách đến trường mở mang dân trí, Ngài đã liên hệ với Chính Quyền địa phương mở ngôi trường lấy tên là ” TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT” (nay là trường Nguyễn Khuyến) đường Trần Mai Ninh Phường 12 Quận Tân Bình bây giờ.

Đến năm 1970, Cha Cố Đaminh xây một ngôi trường Tiểu Học Tư Thục trong khuôn viên Nhà Thờ lấy tên Thánh Vinh Sơn Liêm.

Năm 1972 trường khai giảng năm học đầu tiên, kể từ năm học này con em trong Giáo Xứ không phải đi học xa, được ngồi học trong ngôi trường khang trang thoáng mát. Sau ngày 30.04.1975 Nhà Nước công lập hóa và quản lý ngôi trường, đổi tên là trường tiểu học Đồng Tâm, sau này là trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (Nay Quận Hội Chữ Thập Đỏ Quận Tân Bình quản lý)

Nói đến Giáo Xứ Tân Việt, mà không nhắc đến Hội Dòng Mến Thánh Giá là một điều thiếu xót, vì các Dì cũng đóng góp tích cực, cộng tác với Cha Cố Đaminh về nhiều mạt như dạy Giáo Lý, Thừa tác vụ cho Rước Lễ, thánh nhạc, Phụng Vụ Lời Chúa và đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.

Việc quan tâm đời sống Đức Tin cho người sống đã vậy, Ngài còn quan tâm đến cả chỗ an nghỉ sau này cho Cộng Đoàn trong Giáo Xứ, chính vì thế Ngài đã mua lại 6.000 m2 đất tạo khu vực Bàu Cát và 3.610 M2 đất ở Bình Hưng Hòa làm nghĩa trang.

Nghĩa trang Bàu Cát sau này bị giải tỏa (1985), Nghĩa trang Bình Hưng Hòa nay đã hết chỗ cũng trong tình trạng chờ giải tỏa.

Đầu năm 1985 Cha Xứ phải cấp thời xây nhà để cốt gọi là Phòng Tưởng Niệm, từ ngày 01.11.2008 Phòng Tưởng Niệm có Nội Quy chính thức được ấn ký bởi Cha Antôn Nguyễn Đình Thục Chánh Xứ Giáo Xứ Tân Việt từ đây danh xưng được đổi thành NHÀ LƯU GIỮ HÀI CỐT.

– Trông coi Nhà Lưu Giữ Hài Cốt là một Ủy Viên chuyên trách trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.

– Vào Thứ tư đầu tháng trước Thánh Lễ chiều, có giờ cầu nguyện chung tại Nhà Lưu Giữ Hài Cốt, riêng ba ngày Tết cổ truyền và tháng các linh hồn, Nhà Lưu Giữ Hài Cốt mở cửa buổi sáng và buổi chiều để thân nhân tới viếng cốt và cầu nguyện.

30 NĂM SAU NGÔI Thánh Đường được “Đại Tu” mới rộng với diện tích 734 m2 danh nghĩa là đại tu nhưng thực chất là xây dựng mới hoàn toàn, chính vì thế mà gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công bởi kinh tế và thời cuộc.

Ngày 31.12.1988 Đức Cha Phụ Tá Aloisiô Phạm Văn Mẫm về đặt viên đá đầu tiên.

Đến tháng 7/1990, công trình đã tiến hành được 80% khối lượng các hạng mục . Cha già cố phải nằm viện, Cha Antôn Nguyễn Đình Thục tiếp tục hoàn tất các phần còn lại.

Tạ ơn Chúa mọi khó khăn rồi cũng qua, Thánh Lễ khánh thành và tạ ơn được tổ chức vào ngày Lễ Bổn Mạng của Giáo Xứ 01.10.1991.

Sau khi Cha Cố Đaminh Vũ Đức Triêm đã an nghỉ trong Chúa ( 02.12.1990 ). Con thuyền Tân Việt được lèo lái một cách vững chắc bởi một vị Thuyền Trưởng trẻ trung, khôn ngoan, thánh thiện.Đó là Linh Mục Antôn Nguyễn Đình Thục, điều hành Giáo Xứ theo châm ngôn của Ngài : ” PHỤNG SỰ TRONG HÂN HOAN”.

-Mối quan hệ giữa Giáo Xứ và Chính Quyền địa phương, buổi ban đầu vẫn còn khoảng cách, nay cây cầu Đại Đoàn Kết đã “hợp long”.

Mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn Chính Quyền địa phương cũng rất an tâm khi thấy bà con Giáo Dân đã sống tốt đạo đẹp đời.

-Giữa “Nhà Chúa” và “Nhà Chùa” không còn khoảng cách đã xích lại gần nhau, đến với nhau vào những dip Đại Lễ, đến với nhau vào những dịp đại lễ : Lễ Giáng Sinh, Lễ Phật đản, Tết Nguyên Đán hoặc trong dịp lễ Tạ Ơn.

Kết hợp với chính quyền + Tôn Giáo Bạn giúp xây dựng Nhà tình thương, đóng góp cho quỹ bảo lụt, hiến máu nhân đạo.

Nguồn: giaoxugiaohovietnam.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Phaolo (Binh Tân)

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Thánh Phaolô trước đây ở vùng ngoại ô Thành phố Sài gòn.Năm 1961 do biến cố thời cuộc,Cha Giuse Vũ Súy Ba thành lập trại và Đức Tổng Giám Mục Sài gòn đặt ngài chính thức làm chủ chăn ngày 3-7-1962

Ngày 29-6-1963 Cha Giuse Nguyễn Toàn Công dược cử về làm chánh xứ thay thế Cha già cố Giuse chuyển nhiệm sở mới.

Năm 1966 Giáo xứ đã xây dựng ngôi Thánh đường tại họ đạo Phaolô (Phú lâm).

Năm 1969.ngôi Thánh đường được làm phép .

Ngày 26-6 1975. Cha Phaolô Phạm Trung Dong về làm Cha Chánh xứ thay Cha cố Giuse nhận sứ vụ mới tại Giáo phận Long Xuyên.

Năm 1994, đại tu ngôi Thánh đường này.

Ngày 19-3-1999 lễ Thánh Giuse Giáo xứ khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới và các công trình phụ ở khu dân cư An Lạc Bình Trị Đông.Ngôi nhà Thờ mới được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cung hiến vào ngày 28-12-2000.

Giáo xứ Thánh Phaolô từ thời phôi thai chỉ lả một vùng trũng,lầy lội,đầy cỏ năn,cỏ dại. Hành trình từ ngày thành lập Giáo xứ đến việc hình thành những ngôi Thánh đường

Hiện tại đã trải qua bao thời kỳ thăng trầm sóng gió,như một bức tranh nhiều gam màu tối sáng,đậm,nhạt nhưng gam nào cũng tích cực đóng góp vào nét đẹp của ngôi nhà chung Giáo xứ.Nhất là với sự truyền giáo ,cộng đồng dân Chúa tại dây đã biết gắn kết và chia sẻ với anh chị em di dân,xa quê từ mọi miền đất nước đổ về.Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận trong lần gặp gỡ với Giáo xứ đã nói:”Không để một góc phố,vỉa hè, hẻm vùng sâu,vùng xa nào không có bước chân thừa sai và tất cả đều được phủ sóngTruyền Giáo và phát Kênh Tin Mừng”.Hiện tại Giáo xứ có 4 Giáo khu,mỗi Giáo khu đều có Nhà nguyện riêngvà có trách nhiệm loan báo Tin Mừng cho 7 phường và một xã trong địa bàn rộng lớn này điều đòi hỏi vị mục tử và cộng đoàn Giáo xứ phải luôn ưu tư trong trách vụ của mỗi người.

Giáo xứ Phaolô là một địa giới mở,các ngày Chúa nhật những bạn trẻ xa quê hội tụ về đây tham dự Thánh Lễ và các sinh hoạt giao lưu dành cho giới trẻ không phân biệt tôn giáo,trình độ,giai cấp . . . nhằm mục đích giúp các bạn trẻ có một sân chơi hữu ích và khẳng định rõ giá trị thiết thực của đời sống Kitô hữu trong Giáo hội và Xã hội ngày nay.

Năm 2004 Giáo xứ Phaolô cùng với Giáo hạt Tân Sơn Nhì được chọn là nơi cử hành đại lễ bế mạc năm Truyền giáo .

Năm 2005 được Đức Hồng Y SEPÊ Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo viếng thăm.

Năm Thánh 2010 Giáo xứ Thánh Phaolô được chon là nơi tổ chức ngày Quốc Tế Di Dân toàn quốc.

Nguồn: tgpsaigon.net