Top 4 # Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Aimshcm.com

Lau Dọn Bàn Thờ Đúng Cách Vào Ngày Tết

Theo phong tục của tổ tiên từ ngàn xưa, trong mỗi ngôi nhà của người Việt Nam đều được thờ cúng ông bà hoặc các vị thần linh để cầu bình an và may mắn cho gia chủ. Chính vì thế, bàn thờ được xem là một nơi vô cùng linh thiêng và trang nghiêm, là sự hiện diện của tâm linh, của niềm tin vào sự an lành và hạnh phúc.

Bàn thờ cần được vệ sinh và lau chùi đúng cách, đặc biệt là trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Bạn cần lưu ý ngay những vấn đề cơ bản về việc lau dọn bàn thờ đúng cách mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Gia chủ cần chú ý điều gì khi lau dọn bàn thờ

Việc dọn bàn thờ ngày tết thông thường sẽ do gia chủ trong nhà đứng ra thực hiện. Đối với việc lau dọn một nơi thiêng liêng như thế, trước khi bắt đầu, bạn nên chú ý tắm gội sạch sẽ và trang phục chỉnh tề với quần áo dài tay để thể hiện sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, bạn cần chú ý một số vấn đề kiêng kỵ như sau:

+ Bạn phải sắp xếp bàn thờ phật, các vị thần linh và gia tiên ở đúng vị trí, tránh việc đặt sai lệch vì điều này theo quan niệm của dân gian sẽ dẫn đến những điềm báo không tốt.

+ Tuyệt đối không được dùng nước lạnh để rửa bài vị. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước đã được pha ấm để vệ sinh và lau chùi bàn thờ.

+ Tránh việc di chuyển chân hương một cách tùy tiện vì việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến vận may của gia chủ trong năm mới.

+ Một điều nữa bạn cần hết sức lưu ý là phải cẩn thận tuyệt đối, tránh việc làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ vì sẽ gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng trong những ngày đầu năm mới.

3. Các việc cần làm để lau dọn bàn thờ đúng cách vào ngày tết

+ Tiếp đến, bạn dọn dẹp bát hương. Đối với bát hương, hiện nay, nhiều người thường rút chân hương đổ tro đi và thay tro mới vào. Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa thì cách làm này dễ làm mất đi tài lộc đã có trong nhà. Thay vì có thói quen như thế, bạn nên dùng một chiếc thìa nhỏ xúc hết tro và cát đổ hết ra ngoài, sau đó rửa sạch bát hương và để cho thật khô ráo. Đối với bát hương thờ phật, bạn có thể dùng bảy tờ tiền vàng đốt lên và hơ xung quanh, đợi đến khi tiền cháy còn một nửa thì bỏ lại vào bát hương. Còn đối với bát hương thờ tổ tiên, bạn chỉ cần ba tờ tiền vàng, khi tiền cháy hết thì đổ hết tro vào một lần để đón may mắn và tài lộc.

+ Sau bước này, bạn mang bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc lò nhỏ để đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút. Sau đó, các bạn đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải với ý nghĩa là dùng lửa để khai quang. Lúc này, nếu như tiền vàng chưa cháy hết, bạn bỏ lại vào lò than hoa. Sau cùng, bạn tiếp tục đốt bảy tờ tiền vàng ở các vị trí muốn đặt bài vị t

Hướng Dẫn Cách Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Cuối Năm

Dọn dẹp bàn thờ cuối năm không chỉ đơn thuần giúp cho ngôi nhà sạch đẹp hơn, nhưng đồng thời còn thể hiện sự quan tâm, tưởng nhớ và lòng biết ơn của thế hệ con cháu hướng về nguồn cội. Việc lau dọn bàn thờ cũng chính là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ và chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng tươm tất, đủ đầy chính là những gì mà con cháu có thể làm để thể hiện lòng thành kính; biết ơn tổ tiên một cách tốt nhất.

Tìm hiểu cách dọn bàn thờ cuối năm được xem là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa đặc biệt với gia chủ với mong cầu năm mới bình an và sung túc.

Không những thế, việc dọn dẹp bàn thờ cuối năm còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Nhiều người tin rằng, nếu biết cách lau dọn bàn thờ cuối năm không phạm gia tiên, năm tiếp đến gia đình sẽ gặp nhiều vận may, tài lộc đồng thời tránh được nhiều tai ương trong cuộc sống.

Vì thế, có thể nói dọn dẹp bàn thờ cuối năm là một thói quen trong nếp sống văn hóa người Việt. Việc làm này vừa là biểu hiện cho phẩm chất biết ơn của con người vừa thể hiện quan niệm độc đáo trong tư tưởng vừa giúp gia đình chào đón một năm mới đầy hân hoan trong không gian sạch sẽ, ấm cúng từ trong ra ngoài.

Bước 1: Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ cuối năm, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ. Sau khi chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, tiến hành bày lên bàn thờ rồi thắp hương và đọc bài khấn bao sái bát hương. Đợi hương tàn thì mới bắt đầu thực hiện lau dọn bàn thờ đúng cách theo chỉ dẫn bên dưới.

Bước 2: Hạ các đồ thờ cần lau dọn xuống bàn con đã trải giấy đỏ. Riêng bát hương, cần lưu ý tuyệt đối không nên di chuyển. Bởi thông thường, khi đặt bát hương, các gia đình đều đã xem hướng để đặt sao cho hợp phong thủy nhất, giúp gia chủ “hút” nhiều may mắn, tài lộc. Nếu bát hương bị xê dịch có thể trúng phải hướng xấu khiến cho gia chủ gặp phải những điều xui xẻo, không may.

Bước 3: Thấm ẩm khăn sạch vào nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng để lau toàn bộ đồ thờ cúng.

Bước 4: Sau khi lau bằng khăn ẩm hết toàn bộ bàn thờ, bạn dùng một chiếc khăn khô, sạch khác để lau khô toàn bộ đồ thờ cúng.

Bước 5: Sau khi lau bài vị xong, tiến hành rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Trước tiên, gia chủ hãy rửa sạch hai tay bằng nước ngũ vị hoặc rượu gừng. Sau đó, dùng thìa nhỏ để múc từng thìa tro trong bát nhang đổ ra ngoài. Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ. Gia chủ có thể thay bằng tro mới hoặc lọc lại tro để dùng tiếp.

Bước 6: Sau khi dọn tro xong, bạn dùng khăn ẩm thấm nước ngũ vị lau sạch bên ngoài bát hương.

Trong suốt quá trình dọn dẹp bát hương, không được để bát hương xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Khi tỉa chân hương và lau rửa, gia chủ cần lấy một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Còn nếu trạch chủ là nữ hoặc gia đình mẹ góa con côi… thì nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ lại 49 chân nhang.

Bước 7: Cuối cùng, đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, đồng thời thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), quét dọn bàn thờ rồi khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong việc lau dọn bàn thờ.

Thời điểm lau dọn bàn thờ cuối năm tốt nhất

Lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23 là thắc mắc của hầu hết mọi người? Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua nên sẽ không có mặt trong nhà. Đây là dịp thích hợp để người dân tiến hành thủ tục lau dọn bàn thờ cuối năm (bao sái bàn thờ) để đón năm mới mà không ảnh hưởng, động chạm đến việc thờ cúng các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Cũng chính là lý do nhiều người thường tiến hành lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên dọn bàn thờ vào ngày nào để đón Tết. Hơn nữa, bàn thờ là nơi linh thiêng, hội tụ nhiều năng lượng tích cực, tạo phúc đức cho gia chủ nên việc dọn dẹp bàn thờ sạch đẹp có thể tiến hành thường xuyên như một cách thể hiện lòng tôn kính của người sống. Đặc biệt là vào dịp cuối năm, trong tháng Chạp bạn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ chứ không nhất thiết phải lau dọn bàn thờ ngày 23.

Gia chủ không cần quá lo lắng về vấn đề nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23 mới phải đạo.

Thông thường, khi lau dọn bàn thờ ngày Tết sẽ bao gồm cả tỉa chân nhang bởi sau một năm thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên, nếu không tỉa chân nhang sẽ gây sự khó khăn cho việc thắp hương, bái thỉnh cho năm sau. Ngoài ngày 23 thì các ngày 13, 15, 20, 21, 25, 27 tháng Chạp (Âm lịch) cũng là những ngày đẹp để tiến hành công việc này.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Tránh để hoa quả héo úa: Thường xuyên thay hoa quả trên bàn thờ Thần Tài, không để đồ hư hỏng gây ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.

Không lau chùi thường xuyên: Vào ngày 10 tháng Giêng và các ngày rằm, cuối tháng nên lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng nước lá bưởi hoặc nước ngũ vị lau bàn thờ.

Đổ nước tràn ra bàn thờ: Trên bàn thờ Thần Tài thường sẽ đặt 5 chén nước. Vì vậy khi đổ nước gia chủ cần tránh đổ nước quá đầy, tràn ra bàn thờ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí.

Dùng đèn nhấp nháy: Đối với bàn thờ Thần Tài, nếu không thể dùng nến hoặc đèn dầu, gia chủ nên dùng đèn 1 màu thay vì đèn nháy bởi điều này có thể tạo ra trường khí xấu, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Nhổ hết chân nhang vứt đi: Đây được xem là điều tối kỵ mà gia chủ nên tránh, bởi việc nhổ cùng lúc toàn bộ chân nhang vứt đi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài của, như việc vượng khí cứ thế bị vứt bỏ đi.

Văn khấn xin phép lau dọn bàn thờ cuối năm

Văn khấn xin phép bao sái lau dọn (trích từ Văn khấn cổ truyền – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin):

Con nam mô A Di Đà Phật

Con nam mô A Di Đà Phật

Con nam mô A Di Đà Phật

Tín chủ tên là:……………….

Cư ngụ tại địa chỉ:………………………

Hôm nay ngày ……………….tháng………………… ……………….xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên………………….), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).

Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn mà còn có ý nghĩa tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách cũng là cách để con cháy bày tỏ là kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và biết ơn thần Phật.

Dọn Bàn Thờ Cuối Năm Vào Ngày Nào

Trước khi biết dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, thì gia chủ nên biết có nên lau dọn bàn thờ hàng ngày không? Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong gia đình và là nơi mang lại cho gia chủ may mắn và tài lộc theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, việc vệ sinh, lau dọn những vật phẩm thờ cúng không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách. Đồng thời, cũng chính bởi sự quan trọng này mà các gia chủ hiện nay nên học cách dọn dẹp bàn thờ một cách cẩn thận và đúng chuẩn nhất.

Vậy câu hỏi đặt ra là bao lâu thì nên lau chùi bàn thờ một lần và có nên thực hiện việc lau chùi này thường xuyên không?

Theo các nhà tâm linh thì tốt nhất là khoảng 2,3 tháng mới lên bao sái bàn thờ một lần. Nghĩa là 2,3 tháng mới lên lau dọn và vệ sinh bàn thờ gia tiên, chứ không nên lau dọn hàng ngày. Đặc biệt tránh động chạm, xê dịch bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên sẽ khó an vị để phù hộ con cháu. Khu vực đặt bát hương cần được tụ khí, nếu đụng chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Hàng tháng, vào ngày thắp hương như rằm, mồng 1 chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ để tránh bụi bẩn, mạng nhện khu vực không quanh bàn thờ. Đặc biệt khi lau chùi, gia chủ nên lưu ý đó là không lau chùi tổng thể, tỉ mỉ như dịp cuối năm.

Dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, dọn bàn thờ là gì? Vệ sinh lau chùi bàn thờ được nhà Phật gọi là bao sái ban thờ, tượng Phật. Việc lau dọn này giúp bàn thờ luôn được sạch sẽ trang nghiêm. Đặc biệt, là vào dịp cuối năm để đón một năm mới an khang thịnh vượng.

Theo quan niệm dân gian, việc dọn bàn thờ gia tiên vào dịp cuối năm thường vào ngày 23 tháng 12 (âm lịch). Đây là hôm rước ông công, ông táo về trời thì gia chủ cũng nên dọn dẹp bàn thờ cho sạch sẽ, trang nghiêm để bắt đầu sắm sửa lễ vật đặt trên bàn thờ

Dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào còn phục thuộc vào tuổi của trụ cột gia đình, gia chủ có thể thỉnh quý thầy để có được ngày tốt nhất.

Nếu như gia đình bạn lâu chưa thay đồ thờ cúng trên bàn thờ (bộ tam sự ngũ sự, , lọ hoa, , đài thờ,…) thì có thể bàn thờ được trang nghiêm hơn. Bên cạnh việc xem chọn ngày chuyển đồ thờ cúng thì bạn cần nhớ, các đồ vật cũ ở trên bàn thờ cần phải phân loại, đồ vật nào đốt được thì bạn mang đi hóa tro. Còn đồ vật nào không đốt được, bạn nên cho vào trong túi rồi để ở nơi thanh tịnh.

Để bàn thờ được vệ sinh theo cách đúng chuẩn và hiệu quả, các gia chủ nên cẩn thận thực hiện theo từng bước được hướng dẫn chi tiết sau đây đồng thời lưu ý những điều tối kỵ khi vệ sinh bàn thờ trong gia đình.

Bên cạnh đó, vào những dịp bình thường, không phải ngày lễ, Tết thì người bao sái chỉ nên lau sạch đèn thờ, chân nến mà không cần dọn dẹp tổng thể, kỹ càng. Đặc biệt, gia chủ nên cẩn thận không được dịch chuyển vị trí của bát hương bởi đây là nơi gia tiên an vị, nếu bị dịch chuyển sẽ khiến gia tiên khó phù hộ độ trì cho con cháu.

Không những thế, trong cách vệ sinh bàn thờ, các bạn nên lưu ý không dùng nước lã để vệ sinh mà nên sử dụng nước bao sái bàn thờ. Theo đó, làm sạch đồ thờ bằng đồng từ loại nước được pha trộn từ 5 loại thảo dược với nhau bao gồm: đinh hương, bạch đàn, gỗ vang, quế và hồi. Tuy nhiên, nếu không có loại nước này để lau chùi bàn thờ thì các bạn có thể sử dụng rượu pha lẫn với lát gừng với mục đích tẩy uế và làm sạch hiệu quả đồ thờ cúng tâm linh.

Ngoài ra, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải được thực hiện bởi người lớn tuổi nhất trong nhà, mà có thể được thực hiện bởi các thành viên khác trong gia đình. Theo đó, việc bao sái này chỉ cần đảm bảo cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ hoặc xê dịch các vật phẩm thờ cúng cũng như bát hương là được.

Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ gia tiên

Sau khi biết được dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, thì gia chủ cần lưu ý những điều sau:

– Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật phẩm linh thiêng, gia chủ cẩn thận thể sự tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất. Nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất. Gia chủ có thể lựa chọn đồ thờ bằng đồng để chẳng may rơi không bị vỡ, sứt mẻ.

– Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, gia chủ không nên dùng nước lạnh.

Gia chủ lưu ý là lau bài vị Phật trước khi lau bàn thờ gia tiên. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật.

Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa xúc từng chút một ra rồi rửa sạch bát hương

– Lau dọn bát hương thì phải rất thành tâm, tranh để xê dịch hoặc đặt sai vị trí bát hương. Hy vọng, qua bài viết trên có thể cung cấp cho gia chủ nhiều kiến thức bổ ích về dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, cách lau dọn thế nào cho đúng. Việc lau chùi bàn thờ là một hành động làm sạch làm mới không gian thờ cúng. Cũng như việc buông xả hết những phiền muộn, buồn vui trong năm cũ để đón một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và tài lộc.

Nguồn: http://dongmynghe.com.vn/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao-do-dong-quang-ha

Cách Lau Dọn Bàn Thờ Thần Tài Dịp Cuối Năm Gia Chủ Cần Nắm Vững

Lau dọn bàn thờ Thần Tài dịp cuối năm được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, mang lại ý nghĩa đặc biệt với gia chủ với mong muốn nhận được nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Tuy nhiên, đâu là cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài đúng cách và làm thế nào để bày trí đúng phong thủy thì không phải là điều mà ai cũng biết.

Trong bài viết này, Sapo sẽ cùng bạn tìm hiểu về các bước lau dọn bàn thờ cũng như những lưu ý mà gia chủ cần hiểu rõ để luôn may mắn và thịnh vượng trong năm mới này.

1. Thời điểm thích hợp để lau dọn bàn thờ Thần Tài

Lau dọn bàn thờ Thần Tài là việc vô cùng quan trọng, vì vậy gia chủ cần chọn ngày Hoàng Đạo, cẩn thận hơn có thể chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Theo quan niệm của dân gian, cách lau dọn bàn thờ Thần Tài phù hợp nhất là vào sau rằm tháng Chạp ( tháng 12 âm lịch) để gia chủ có thể tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ.

2. Các bước chuẩn bị lau dọn

Những ngày bình thường, gia chủ không cần quá phức tạp trong việc chuẩn bị lau dọn bàn thờ, nhưng với việc lau dọn bàn thờ cuối năm, công đoạn chuẩn bị là vô cùng quan trọng để thể hiện sự kính trọng và lòng thành của chính gia chủ.

Nước: Tuyệt đối không sử dụng nước thường để lau dọn bàn thờ mà thay vào đó phải sử dụng nước bưởi hoặc nước ngũ vị.

Khăn sạch: Khăn sử dụng để lau bàn thờ Thần Tài sẽ không được phép sử dụng để lau các đồ vật khác, vì vậy hãy luôn chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch dành riêng để lau bàn thờ.

Quan niệm dân gian cho rằng, các vị thần linh đều là những người ưa sạch sẽ và không thích bụi bẩn hay sự bừa bộn, vì vậy gia chủ cần hết sức lưu ý và thường xuyên giữ bàn thờ sạch sẽ.

3. Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài đúng thứ tự

Bước 1: Hãy thật thành tâm

Nhiều người thường không để ý đến vấn đề này, tuy nhiên trên thực tế đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi bắt đầu quá trình lau dọn bàn thờ. Trước khi thực hiện, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc gọn gàng để bắt đầu trình lên các vị Thần linh việc chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ của mình.

Bước 2: Thắp hương

Việc thắp hương là điều cần thiết để thông báo cho các vị Thần linh biết về việc dọn dẹp, mời các Ngài tạm lánh đi nơi khác để gia chủ bắt đầu lau dọn.

Gia chủ cần thắp 3 nén hương để kính cao với Thần linh, xin được phép tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ Thần Tài. Gia chủ cũng cần kết hợp với bài khấn để thông báo rõ ràng với bề trên.

Nội dung bài khấn Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân – Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………… Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Cẩn cáo! Bước 3: Dọn dẹp bàn thờ

Bắt đầu dọn lần lượt các thứ trên bàn thờ ra 1 góc riêng sạch sẽ (trừ lư hương), phân loại các đồ vật một cách rõ ràng để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh cũng như tránh đổ vỡ.

Bước 4: Lau sạch bàn thờ

Sử dụng khăn khô sạch lau dọn tàn hương và bụi, mạng nhện phía bên trong, xung quanh bàn thờ Thần Tài và sau đó lau sạch lại bằng khăn ướt.

Bước 5: Dọn dẹp lư hương

Nhẹ nhàng dùng một tay giữ và một tay gạt hết tàn nhang trên lư hương, tránh dịch chuyển hay xoay hướng của lư hương. Tuyệt đối không tự ý nhổ nén nhang trong lư hương vứt đi. Có thể tỉa chân nhang Thần Tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân, hạn chế tối đa việc nhổ bỏ cả 1 bó chân nhang.

Tùy từng vùng mà gia chủ có thể sử dụng tro rơm sạch sẽ hoặc cát sạch mua ở các tiệm đồ thờ cúng để thay.

Hành động thay tro, thay cát cần dứt khoát và tránh tuyệt đối việc xê dịch hay xoay hướng của lư hương.

Dùng thìa sạch múc từng chút tro/ cát ra, chỉ giữ lại khoảng ⅓ lượng cũ, tránh đổ toàn bộ cùng 1 lúc để không bị hao tán tài sản.

Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, sau đó đổ thêm tro/ cát mới vào lư hương đến khi đầy khoảng ⅔, lau sạch và để ngay ngắn lại vị trí cũ.

Gia chủ có thể chọn những chân hương đẹp nhất và để lại theo số lẻ 3-5-7 chân hương.

Nếu gia chủ không muốn thay tro/ cát mới, có thể dùng thìa sạch để xúc bớt tro cũ trong bát hương ra ngoài.

Bước 6: Vệ sinh tượng Thần Tài

Vệ sinh sạch sẽ cho Thần Tài với nước nấu lá bưởi và một chiếc khăn sạch, lau thật cẩn thận để giữ vững tài lộc.

Lau dọn sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ, sau đó sắp xếp lại mọi thứ như vị trí ban đầu.

4. Những sai lầm cần tránh khi lau dọn bàn thờ thần tài

Để hoa quả héo úa: Thường xuyên thay hoa quả trên bàn thờ Thần Tài, không để đồ hư hỏng gây ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.

Không lau chùi thường xuyên: Vào ngày 10 tháng Giêng và các ngày rằm, cuối tháng nên lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng nước lá bưởi hoặc nước ngũ vị.

Dùng đèn nhấp nháy: Đối với bàn thờ Thần Tài, nếu không thể dùng nến hoặc đèn dầu, gia chủ nên dùng đèn 1 màu thay vì đèn nháy bởi điều này có thể tạo ra trường khí xấu, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Nhổ hết chân nhang vứt đi: Đây được xem là điều tối kỵ mà gia chủ nên tránh, bởi việc nhổ cùng lúc toàn bộ chân nhang vứt đi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài của, như việc vượng khí cứ thế bị vứt bỏ đi.

5. Những đồ vật phong thủy cần có trên bàn thờ Thần Tài

Ngũ Phúc Tụ Tài: Trong phong thủy, Tụ Bảo Tài thường được tích hợp trên bàn thờ Thần Tài, giúp tích trữ là lưu giữ tài lộc cho cửa hàng của bạn.

Bô Hoa Mai Chiêu Tài Xoay: Đây là vật phong thủy đứng đầu trong chiêu tài phúc khí qua cách thức xoay vòng luân hồi của 5 cánh hoa mai, mang lại hiệu quả chiêu tài tuyệt vời cho gia chủ.

Ngũ Phúc Lâm Môn: Vật phong thủy này giúp gia chủ hóa sát ban cho Thần Tài, hóa giải vị trí bếp, vệ sinh bị phạm sát.

Cóc ngậm tiền: Linh vật này được biết đến như một linh vật giúp tăng thu tài lộc và chiêu tài tuyệt vời. Với linh vật này, gia chủ nên quay mặt cóc ra ngoài vào buổi sáng và quay vào trong vào buổi tối để tăng thu tài lộc cho cửa hàng của mình.

Long quy: Với ý nghĩa hóa sát số 1 trong các linh vật phong thủy, việc đặt Long quy lên bàn thờ Thần Tài giúp gia chủ hóa giải vận khí không tốt đồng thời tăng tài lộc tốt hơn rất nhiều cho cửa hàng của bạn.