Xem Nhiều 3/2023 #️ Tttm Hơn 130 Năm Tuổi Của Sài Gòn Chính Thức Đóng Cửa # Top 12 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tttm Hơn 130 Năm Tuổi Của Sài Gòn Chính Thức Đóng Cửa # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tttm Hơn 130 Năm Tuổi Của Sài Gòn Chính Thức Đóng Cửa mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đúng 14 giờ ngày 25/9, Thương xá Tax – trung tâm thương mại hơn 130 năm tuổi của Sài Gòn chính thức đóng cửa. Cơn mưa nặng hạt càng làm cho nhiều người dân Sài Gòn cảm thấy luyến tiếc, bùi ngùi.

14h ngày 25/9, cánh cửa cuốn tại các lối ra vào Thương xá Tax (quận 1, chúng tôi được kéo sập xuống. Từ giờ phút này, Thương xá Tax – trung tâm mua sắm gắn liền với nhiều người tại Sài Gòn chính thức ngưng tất cả các hoạt động đón khách vào tham quan mua sắm, các hoạt động kinh doanh để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tháo dỡ và bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.

Biểu tượng con gà trống gắn liền với Thương xá Tax hơn 130 năm tuổi.

Hơn 230 tiểu thương sẽ ngưng tất cả hoạt động kinh doanh tại Thương xá Tax để thực hiện chủ trương của UBND TP HCM và đáp ứng yêu cầu của Ban Quản lý Đường sắt Đô thị thành phố về việc tháo dỡ, bàn giao mặt bằng phục vụ công tác thi công tuyến Metro số 1, Bến Thành – Suối Tiên vào ngày 1/10.

Đúng thời điểm Thương xá Tax đóng cửa, cơn mưa càng nặng hạt hơn khiến cho nhiều người đã gắn liền với Thương xá Tax luyến tiếc, xúc động.

Trước thời điểm Thương xá Tax đóng cửa, rất đông người dân TP. HCM đến tranh thủ ngắm nhìn và chụp ảnh những khoảnh khắc cuối cùng với Thương xá Tax.

Nhiều tiểu thương tranh thủ dọn hàng trước thời điểm Thương xá Tax đóng cửa để nhường chỗ cho việc tháo dỡ, bàn giao mặt bằng phục vụ công tác thi công tuyến Metro số 1, Bến Thành – Suối Tiên vào ngày 1/10.

Cô Nguyễn Thị Trang (55 tuổi, ngụ quận 5) cho biết: “Từ năm 10 tuổi đã theo mẹ vào buôn bán ở đây và đến bây giờ. Thương xá Tax nó gắn đã mấy chục năm với cô. Giờ đóng cửa buồn lắm chứ”.

“Biết thông tin Thương xá Tax đóng cửa, tôi vội đi xe lên đây để ngắm nhìn nó. Từ lúc nhỏ còn đi học, tôi cùng các bạn học đến đây để mua viết, bút. Ở đó nhiều kỷ niệm gắn liền với tôi” – ông Huỳnh Tuấn Long (58 tuổi, ngụ quận 2) nói trong luyến tiếc.

Thông tin Thương Xá Tax đóng cửa, khiến bất cứ ai có ký ức gắn với nơi đây bỗng cảm thấy có chút hụt hẫng và tiếc nuối và bùi ngùi. Đối với nhiều người, Thương Xá Tax không đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là nơi họ đặt chân tới để tìm những hoài niệm của Sài Gòn năm xưa. Công trình hơn 130 tuổi sắp không còn, khiến nhiều người dân thành phố lại một lần nữa hoài niệm về những biểu tượng gắn liền với Sài Gòn đã, sắp mất đi, để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cuộc sống của người dân thành phố.

Với nhiều tiểu thương, Thương xá Tax đã gắn với họ cả một thời gian dài, mỗi người luôn có tâm trạng bùi ngùi vì phải chia tay với một nơi là biểu tượng thương mại hiện đại của Sài Gòn.

Ông Nguyễn Văn Thành làm bảo vệ tại Thương xá Tax cho biết: “Gần cả cuộc đời tôi đã gắn bó với Thương xá Tax. Tính thời điểm vào làm ở đây đến nay đã 33 năm. Giờ Thương xá Tax đóng cửa buồn lắm. Nhiều kỷ niệm về nơi này. Buồn nhưng cũng vui vì nó sẽ nhường lại cho một công trình mới, hiện đại hơn phục vụ cho người dân thành phố Hồ Chí Minh”.

Theo kế hoạch, các tiểu thương tại Thương xá Tax sẽ chuyển đến các địa điểm kinh doanh tại Lucky Plaza (số 38 Nguyễn Huệ, quận 1) và khu Union Square (Vincom Center Đồng Khởi, quận 1), số tiểu thương khác sẽ được giới thiệu qua kinh doanh tại siêu thị Satra Phạm Hùng (quận 8) và siêu thị Sài Gòn (quận 10).

Theo nhiều tiểu thương, Thương xá Tax đã gắn với họ cả một thời gian dài, dù đã chuẩn bị tâm lý chuyển đi nhưng trong mỗi người luôn có tâm trạng bùi ngùi vì phải chia tay với một nơi được xem là biểu tượng thương mại hiện đại của Sài Gòn 300 năm.

Những hình ảnh trước giờ đóng cửa Thương Xá Tax:

Sắp tới đây, Thương xá Tax sẽ không còn. Nhiều hình ảnh Thương xá Tax được in trên các túi vải.

Đúng thời điểm Thương xá Tax đóng cửa, cơn mưa càng nặng hạt hơn khiến cho nhiều người đã gắn liền với Thương xá Tax luyến tuyến, xúc động.

14h ngày 25/9, cánh cửa tại các lối ra vào Thương xá Tax được kéo sập xuống.

Lớp Học Đặc Biệt Của Hơn Trăm Đứa Trẻ Nhập Cư Ở Sài Gòn

“Không đành lòng nhìn đám nhỏ lang thang đầu đường xó chợ, nên khi dạy chữ cho tụi nó, tôi dạy luôn cả đạo đức”, ông Hùng, thầy giáo của hơn trăm đứa trẻ nhập cư chia sẻ.

Chốn đỡ đầu những đứa trẻ nhập cư

“Thương tụi nó lắm, mình lớn lên trong nghèo khó nên biết tụi nó khổ lắm, chỉ mong là chỗ cho mấy đứa nhỏ nương tựa lúc khó khăn, ngặt nghèo. Chúng hông có chỗ tìm đến thì cũng còn mình đây lo cho tụi nó”, ông Đoàn Minh Hùng, người đỡ đầu của lớp học cộng đồng của hơn trăm đứa trẻ nhập cư nói.

Lớp học đặc biệt này nằm gần xóm lao động của người dân tứ xứ đổ về Sài Gòn do ông Hùng thành lập hơn 5 năm nay. Đây là nơi đón hàng trăm đứa trẻ nhập cư đến tìm kiếm “con chữ”. Những cháu bé này lớn nhỏ đủ cả, từ 6-7 tuổi đến 16-17 tuổi, tìm đến ông Hùng xin được học hành tử tế.

Lý do mở lớp của ông và vợ cũng rất đơn giản. Ông bảo: “Hôm đó bán rau cho cậu bé kia, thấy nó lớn tướng mà không biết thối tiền, thấy lạ tôi mới hỏi thì ra nó chưa từng được đi học”.

Từ ngày cùng nhau sống ở một dãy phòng trọ, ông bà đã “tự nhiên thấy thương mấy đứa nhỏ, muốn tụi nó biết chữ nên kêu bọn trẻ về nhà để dạy. Thấm thoát đến giờ đã 10 năm.

Sau này, đám trẻ kéo nhau đi học đông dần. Các phụ huynh biết rồi dẫn con tới xin học. Từ đó, ông bà quyết định dằn túi thuê một căn nhà rộng rãi hơn để có thể dạy những đứa trẻ nhập cư, chưa từng từ chối trường hợp, hoàn cảnh nào.

Trước đây, vợ chồng ông Hùng bán cơm chay, nhưng sau vì nhiều việc nên chuyển sang bán cà phê. Việc dạy học cộng đồng cho lũ trẻ diễn ra vào buổi tối. Bên cạnh việc dạy dỗ, lớp của ông Hùng có chuẩn bị thêm một bữa cơm chay mỗi chiều để lũ trẻ ăn trước giờ vào học.

“Có thực mới vực được đạo, ăn no mới học được. Tụi nó nhà khó khăn, còn phải đi làm phụ cha mẹ nữa, ráng lo thêm cho chúng bữa cơm, cơm chay thôi, mà ngồi học cũng vững bụng”, bà Nguyễn Thị Kim Chi, vợ ông Hùng, nói.

Mọi người trong gia đình xác định ngoài chỗ để đám trẻ đến học tập, nơi đây cũng là căn nhà chia sẻ với chúng nhiều nỗi phiền lo. Thống nhất với nhau như vậy nên mọi người lớn nhỏ ai cũng đồng lòng làm việc để lớp học được duy trì ổn định và hoạt động tốt nhất.

Ngoài lo quán cà phê, ông Hùng thường đi sửa cân cho các tiểu thương trong chợ. Bà Chi đều đặn mỗi ngày ra chợ bỏ mối rau củ, đồng thời mua đồ về nấu cơm cho bọn trẻ.

Bữa cơm cho hơn 100 đứa trẻ và các thầy cô giáo tốn nhiều thời gian và công sức. Việc nấu cơm được chia ra, mỗi người một việc, ai cũng tất bật rộn ràng để có bữa ăn tươm tất. Ngoài con trai út đang học lớp 12, cả nhà ông Hùng đều chung tay lo bữa cơm chiều cho lũ trẻ.

Có kinh nghiệm nấu đồ chay gần 20 năm, người nhà ông Hùng chế biến món ăn thường vừa miệng, đủ đầy cơm canh mặn ngọt.

“Mình đi chợ là phải lựa kỹ, dặn người ta để đồ sạch, đồ tốt nấu cho mấy đứa nhỏ. Mình là người lớn, khỏe thì ăn sao cũng chống chọi được, tụi nó còn nhỏ, đồ ăn phải sạch sẽ, chất lượng. Tụi nó còn đang tuổi lớn mà, ăn đồ bậy bạ là bệnh liền. Chưa bao giờ có đứa nào ăn cơm ở đây mà đau bụng hay bị sao hết”, bà Chi nói về những bữa cơm mình nấu.

Ngoài việc phải kiếm tiền, lo lắng bữa cơm cho bọn trẻ, bà Chi còn kiêm luôn chăm sóc cho cả đàn chó hơn chục con ở nhà. Nhà nuôi nhiều chó mèo, phần vì yêu thương động vật, phần cũng là làm gương cho mấy đứa nhỏ.

“Mình dạy tụi nó yêu thương nhau, yêu thương động vật, vậy là tụi nó cứ ra đường thấy chó mèo hoang là đem về cho ông bà nuôi. Con chó, con mèo cũng có sinh mạng của tụi nó mà, mình thương là mình nuôi. Nhưng nhất quyết là phải ngừa bệnh cho chó mèo, tắm táp, vì tụi nhỏ tới đi học ôm ấp, cưng nựng, đâu có để cho chó mèo bẩn hay bệnh ảnh hưởng tụi nó được” bà Chi nói.

Lớp học ở đây cũng thường xuyên nhận được quần áo cũ quyên góp. Cứ có là được nhà ông bà sắp xếp cẩn thận, phân loại để dành cho bọn trẻ. Nhờ sự thu vén khéo léo của bà Chi mà căn nhà dù nhiều người, nhiều việc dồn dập từ sáng tới chiều nhưng vẫn gọn gàng, quy củ.

Lớp học của những đứa trẻ nhập cư về Sài Gòn từ tứ xứLớp học nằm gần xóm lao động của người dân tứ xứ đổ về Sài Gòn do ông Hùng thành lập hơn 5 năm nay. Đây là nơi đón hàng trăm đứa trẻ nhập cư đến tìm kiếm “con chữ”.

“Ở đây miễn phí tình thương”

Cứ khoảng 5h chiều, căn nhà của ông Hùng lại nghe í ới tiếng nói cười. Với lũ trẻ bình thường, đây là giờ chúng về nhà nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài học tập ở lớp. Còn với lũ trẻ nhập cư, đây mới là những giờ phút chúng chân chính được là trẻ con, được học tập, được chơi đùa, đặt xuống nỗi lo về những tờ vé số chưa bán hết, bỏ lại sau lưng nỗi ám ảnh về cơm áo gạo tiền, nỗi ám ảnh mà đáng lẽ ở cái tuổi mình chúng không phải bận tâm đến.

Bên cạnh con chữ, đám trẻ tới lớp học còn được ông Hùng dạy đạo đức, cách cư xử đúng mực, lẽ phải, lối làm người. Ông chỉ bảo tụi nhỏ từ câu chào hỏi, tiếng dạ thưa cho tới cách sống, đối nhân xử thế trong đời. Tất cả đứa trẻ đến lớp, thấy người lớn bất kể quen lạ, đều cúi đầu chắp tay chào.

Hầu hết đều là trẻ con đường phố, sống ở những xóm lao động nhập cư, cả đám vẫn đùa giỡn, cười nói nhưng vẫn rất quy củ, nề nếp.

“Không đành lòng nhìn tụi nó cứ lang thang đầu đường xó chợ, rồi học thói xấu, thói hư nên mình dạy chữ cũng dạy luôn đạo đức. Hồi mới tới, tụi nó dữ, không nghe lời, mà giờ đứa nào cũng ngoan ngoãn, lễ phép hết. Cha mẹ tụi nó đi làm suốt ngày, thời gian đâu mà quan tâm dạy dỗ con, coi như mình dạy thay cha mẹ tụi nó vậy”, ông Hùng chia sẻ.

Ngoài được dạy con chữ, đạo đức, thứ quý giá với bọn trẻ khi đến lớp học chính là nhận được tình thương yêu và sự quan tâm của cả gia đình ông Hùng. Tụi nhỏ có chuyện gì cũng thỏ thẻ tâm sự với ông với bà, vui buồn hay lo lắng, kể ra là được chia sẻ hết.

Ông Hùng nhớ có lần, một đứa tới lớp mà cứ ngồi khóc, hỏi ra mới biết “hôm qua giỗ mẹ con mà ba con không có tiền nấu cơm cúng, nên con không mời ông bà qua được”.

Ông Hùng, bà Chi nặng lòng với những đứa trẻ tới mức dặn dò rằng đứa nào cũng phải ghi số ông bà lên tường nhà, có chuyện cấp bách cứ gọi cho ông bà, không được giấu, nửa đêm ông bà cũng chạy đi.

“Lần đó, Dương Tài nghỉ học mấy bữa liền, hai vợ chồng sốt ruột quá phải chạy qua nhà trọ nó. Qua tới thì thấy nó sốt nặng nằm co ro trong nhà, bà với mẹ không có tiền mua thuốc, vậy là tức tốc bế nó vô bệnh viện. Bác sĩ nói để thêm một bữa nữa chắc nó co giật là không cứu kịp”, ông Hùng kể lại câu chuyện của cậu bé nhặt ve chai trong lớp mình.

Giờ học của lớp thường là 6h tối, những đứa bé, ít tuổi thường đến sớm để ăn cơm, rồi vào lớp kịp ôn lại bài vở. Những đứa lớn hơn một chút gần sát giờ học mới có mặt, hỏi ra thì tụi nhỏ kể còn phải đi làm, bán cho xong mấy tờ vé dò, nhặt cho hết mấy cái lon nước ngọt ngoài công viên… rồi mới chạy đến học.

Lớp đông, nhiều người nhưng bọn trẻ ăn uống rất trật tự, xếp hàng lấy cơm, rồi ra ngồi ngay ngắn, ăn xong là tự dọn dẹp chén đũa. Đứa nào cũng xem đây là gia đình thứ hai chứ không phải lớp học như bình thường.

Bọn trẻ được ông Hùng dạy phải biết quý trọng thức ăn, đứa nào ăn xong cũng giơ chén, giơ tô ra khoe với ông con ăn hết sạch, không chừa lại. Đứa nào có ý định bỏ thừa là được chấn chỉnh ngay, vậy là ngoan ngoãn ăn bằng hết.

Bé Nguyễn Văn Tài làm nghề lượm ve chai cảm động khi nhắc tới ông bà: “Ông bà đối xử với bọn con như ruột thịt vậy. Con cũng sợ ông bà mắng lắm vì biếng học, nhưng sợ hơn nữa là ông bà lớn tuổi bị ốm rồi không ai dạy bọn con nữa”.

Bọn trẻ được dạy “lớn làm việc lớn, nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, ăn xong là đứa nào cũng tự giác vào dọn bàn, kéo bảng, xếp ghế đợi thầy cô vào dạy học. Chẳng đứa nào bảo đứa nào, cứ đến lớp là tự giác dọn bàn dọn ghế trong niềm vui và sự háo hức.

Trước khi vào học, ông Hùng thường đi dọc lối để giữ trật tự. Đám trẻ ngày nào cũng như ngày nào, đều chắp tay, ngồi đọc 10 lần câu “A di đà phật”, rồi mới bắt đầu vào học. Những ngày bình thường, chúng học văn hóa, tối thứ sáu sẽ được ông Hùng đứng lớp dạy đạo đức, tập thiền định.

Từng bàn tay, dáng ngồi của các bé đều được bà Chi cẩn thận chỉnh sửa mỗi khi có thời gian. Với những đứa trẻ ở đây, sự ân cần, lo lắng của vợ chồng ông Hùng là niềm an ủi rất lớn. Chúng xem họ như ông bà trong nhà mình, nhất nhất nghe lời chẳng phải sợ mà vì “con được ông bà thương nên con cũng thương ông bà”.

Vì đặc thù độ tuổi, trình độ của mấy đứa nhỏ ở đây có sự khác biệt. Có khi cùng một lứa, chúng được chia ra nhiều lớp khác nhau, để thầy cô dễ truyền đạt kiến thức, mà bọn trẻ cũng dễ tiếp thu hơn.

Đi học ở đây không giống trên trường, bọn trẻ không đứa nào bảo đứa nào, đều đặn tự giác đến lớp. Gần như nếu không có việc quá cấp bách, chúng sẽ không bỏ lỡ bất kỳ buổi học nào, dù lớp cũng chẳng điểm danh.

Học buổi tối, nhiều đứa vì phải đi làm cả ngày kiếm tiền nên không tránh được có lúc mệt mỏi hay buồn ngủ. Thế nhưng, vì háo hức được lên lớp, được khen thưởng và phát tập, bọn trẻ học rất chăm chú và tập trung, dù việc tiếp nhận của chúng có phần nào tương đối chậm.

Lớp học không đồng đều như trong trường học, năng lực tiếp nhận của bọn trẻ cũng không quá xuất sắc, nhiều đứa vì đi làm nên chỉ có hai tiếng lên lớp mỗi ngày, không có thời gian làm bài vở ở nhà. Bọn trẻ học tập có phần chậm hơn với bạn đồng lứa, thế nhưng thầy cô thì rất kiên nhẫn với chúng.

Ông Hùng lúc nào cũng mong mỏi là mấy đứa nhỏ đi học đều đặn, có cái chữ trong tay, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nhiều đứa sau khi học ở lớp cộng đồng, muốn đi học nghề, cũng được ông hỗ trợ cho tiền ăn học. Nhiều đứa nhà xa, ông mua xe đạp điện cũ, sửa lại rồi để mấy đứa cùng nhau đi học.

Lớp học cộng đồng của ông Hùng còn có chỗ cho những người công nhân lao động lớn tuổi nhưng chưa may mắn được tiếp cận kiến thức. Dãy bàn cho người lớn được ông bà tinh tế để riêng ra ngoài để anh chị lớn dễ học và không “xí hổ” với mấy đứa nhỏ.

Ông Hùng, bà Chi xem bọn trẻ như con như cháu trong nhà, bọn nó cũng thương quý ông bà như gia đình. Biết là không thể nào giúp hết được tất cả, nhưng nghe đứa nào không được học tiếp phải chuyển chỗ khác hay về quê đi làm ông bà lại sốt ruột lo lắng: “Mình không lo được hết nhưng ráng được phần nào là ráng cho tụi nó. Ở đây cái gì thiếu chứ tình thương là không thiếu”.

Kể cả chú sửa xe hàng xóm cũng nói: “Ông bà ấy như có nghiệp vậy, ôm việc dạy lũ trẻ tự bỏ cả tiền túi ra mà lo cho chúng, nhiều lúc thấy bọn nó vui mà thương ông bà ghê”.

Lúc lớp học đã râm ran tiếng đọc bài, cũng là lúc vợ chồng ông Hùng có đôi phút rảnh rỗi, dành riêng cho những chuyện thường nhật của gia đình mình.

Cả hai vợ chồng đều hiểu rất rõ việc mình làm. Ông bà luôn nói rằng: “Những chuyện mình làm, không phải là mình phải làm mà đều là mình được làm hết. Nhìn mấy đứa nhỏ bơ vơ mình không chịu được, không chịu được nên là cứ thương tụi nó, lo cho tụi nó hết lòng mình thôi”.

Những Bảo Tàng Của Sài Gòn Nên Ghé Thăm

Nếu có nhu cầu cần người thuyết minh, bạn sẽ được phục vụ ngay theo mức giá quy định với số lượng khách tối đa 25 người lớn/đoàn hoặc 50 trẻ em/đoàn (học sinh từ cấp II trở xuống). Sau chương trình tham quan, bạn sẽ xem bộ phim tư liệu “Dinh Độc Lập – chứng nhân lịch sử” tại phòng chiếu phim máy lạnh trong thời gian khoảng 25 phút.

Địa chỉ: 106 Nguyễn Du, quận 1Giờ mở cửa: mở cửa bán vé phục vụ du khách tham quan hàng ngày (kể cả thứ bảy, chủ nhật và lễ, Tết) – Sáng từ 7h30 – 11h00 – Chiều từ 13h00 – 16h00Vé vào cửa: – Người lớn: 30.000đ/người/lần – Sinh viên: 15.000đ/người/lần – Học sinh (từ 6 tuổi đến 17 tuổi): 5.000đ/người/lần

Địa chỉ: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1Giờ mở cửa: từ thứ 3 đến chủ nhật và tất cả các ngày lễ, Tết. Đóng cửa ngày thứ 2. – Sáng: Từ 8h – 11h30 – Chiều: Từ 13h30 – 17h

3. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, xưa là dinh Thống đốc Nam Kỳ, tòa án tối cao và thường được gọi nôm na là dinh Gia Long vì nằm trên đường cùng tên, do kiến trúc sư người Pháp – Alfred Foulhoux thiết kế, được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 theo phong cách kiến trúc gothique với phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Sau ngày 30/4/1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh vàongày 12/8/1978. Đến ngày 13/12/1999 được đổi tên thành bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, quận 1Giờ mở cửa: 8h -17h từ thứ hai đến chủ nhật (cả ngày lễ và Tết)Vé vào cửa: – Học sinh: miễn vé. – Sinh viên, nhân dân: 5.000 đồng/lượt. – Đối tượng khác: 15.000 đồng/lượt.

4. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995).

Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, quận 3Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần (kể cả các ngày lễ, Tết) – Sáng: 7h30 – 12h – Chiều: 13h30 – 17hVé vào cổng: – Giá vé: 15.000đ/lượt/người – Khách Việt Nam có ưu đãi với giá vé: 2.000 đ/lượt/người * Khách tham quan là học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng được giảm từ 50% đến 100% giá vé quy định. * Khách tham quan là thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em vùng sâu vùng xa được miễn phí tham quan.

5. Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có hơn 11.600 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4Giờ mở cửa: Thứ ba đến chủ nhật – Sáng: 7h30 – 11h30 – Chiều: 13h30 – 17h

6. Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Bảo tàng Tôn Đức Thắng ra đời nhằm đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu học tập về Bác Tôn của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân miền Nam nói riêng và đặc biệt là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Bác Tôn – Người con ưu tú của nhân dân Nam Bộ, người công nhân ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn – Chợ Lớn, là tấm gương, là niềm tự hào của nhân dân Nam Bộ thành đồng.

Hơn nữa, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng mang ý nghĩa đặc biệt vì phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ XX khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời luôn gắn liền với tên tuổi Tôn Đức Thắng – người tham gia sáng lập tổ chức Công hội bí mật.

Địa chỉ: 5 Tôn Đức Thắng, quận 1Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần – Sáng từ 7h30 – 11h30 – Chiều từ 13h30 – 17h00

7. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 29/2/1996. Tọa lạc trong một khuôn viên 6.000m2 ở vị trí trung tâm thành phố trên đường Lê Duẩn, quận 1, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh – nơi lưu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn – hiện diện như một biểu tượng chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vốn là phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Ðông Nam Bộ mở cửa từ hơn 10 năm nay, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành một bảo tàng độc lập nằm trong hệ thống các bảo tàng của cả nước.

Địa chỉ: 2 Lê Duẩn, quận 1

Địa chỉ: 202 Võ Thị Sáu, quận 3

9. Bảo tàng Mỹ thuật – chúng tôi src=”https://cdn3.ivivu.com/2015/04/bao-tang-ivivu.com-13-1024×768.jpg”>

Chủ tòa nhà này là ông Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa), là một thương nhân giàu có và nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa. Ông cũng đã là chủ của nhiều công trình nổi tiếng khác như khách sạn Majestic, bệnh viện Từ Dũ, trung tâm cấp cứu Sài Gòn,… Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì thiếu hiện vật nên đến năm 1992 mới đi vào hoạt động. Đến nay, nó đã trở thành một trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam, lưu trữ rất nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật mỹ thuật trong lịch sử đất nước và nhân loại, gồm cả những tác phẩm có giá trị cao như bức tranh sơn mài Vườn xuân Bắc Trung Nam của danh họa Nguyễn Gia Trí.

Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, quận 1

10. Địa đạo Củ Chi, Đền Bến Dược

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…

Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi

Theo Traveltimes.vn

9 Quán Cà Phê Mở Cửa Xuyên Màn Đêm Đón Người Sài Gòn

Ngày:24/05/2017 lúc 13:50PM

Có quán bắt thức, có quán có chỗ ngủ thoải mái, có quán toàn dân freelancer làm việc đêm, có quán rôm rả nói cười, có quán thiết kế lạ mắt thì cũng có quán đơn giản như một quán quen… Cùng Retro Coffee thức xuyên màn đêm với những quán xá mở cửa 24/24 nha.

1. Thức – “Xin vui lòng không ngủ ở Thức Cafe”

Là quán cà phê đầu tiên trong phong trào cà phê 24/24, Thức lúc đó khiến khách phải phì cười vì “Xin vui lòng không ngủ ở Thức cà phê”. Mỗi lần chạy deadline, tôi hay ra Thức ngồi. Làm việc mệt thì gục mặt xuống bàn ngủ, miễn là đừng nằm dài ra. Ở nhà vẫn được, nhưng Thức đông người, và nhiều người cũng làm việc như, nên tôi không có cảm giác một mình. “Sài Gòn không ngủ vì tiền không bao giờ đủ” – chắc đúng hơn bao giờ hết với dân hay cày thâu đêm ở Thức.

Bạn rất dễ bắt gặp ai đó làm việc đêm ở Thức.

Ngày càng có nhiều quán mở cửa 24/24 ở Sài Gòn, Thức cũng có thêm nhiều chi nhánh mới. Từ chi nhánh đầu tiên ở 156B Pasteur, Thức mở thêm các chi nhánh ở 180A Pasteur, 47G Hoa Hông, 60B Huỳnh Thúc Kháng, 37 Lý Tự Trọng và Thức Garden 11 Lê Quý Đôn rồi ra ngoại thành ở 320 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp. Cũng tốt, quán này hết chỗ thì đi chỗ khác.

2. The Coffee Factory – Nhà máy tươi mộc

“Nhà máy cà phê” chỉ giới thiệu mình với cách đơn giản lắm: cà phê tươi, rang mộc, không pha tạp chất. Hệ thống The Coffee Factory không có máy lạnh, người kế người san sát nhau, ngắm đường phố rôm rả chuyện trò.

Ly cà phê sữa đá ca sắt – món signature của The Coffee Factory.

The Coffee Factory Pasteur Nếu ai lần đầu tới The Coffee Factory Pasteur, đa nghi sẽ hơi lấn cấn, vì phải đưa cả xe lẫn chìa cho bảo vệ quán đi gửi. Tôi đã thử vài chục lần và chưa phải đi Grab Bike về nhà lần nào.

Địa chỉ:1) 107A Trương Định Q3 (góc Hồ Xuân Hương)2) 37 Mạc Đỉnh Chi Q1 (giữa Trần Cao Vân & NTMK)3. 53H Nguyễn Du, Q.14) 184B Pasteur Q.1 (góc Hàn Thuyên)5) 37 Hai Bà Trưng Q.16) 96-98 D2 Q. BT7) 62A Phạm Ngọc Thạch Q.18) 55 Nguyễn Thị Minh Khai Q.1 (Partner with The Dessert Factory )

3. Heritage Republic – Ai cũng nhớ “chó mặt ngu” thích chổng mông

Khi tôi hỏi nhắc tới Heritage, mọi người sẽ nghĩ đến điều gì, thì có vài ý kiến bên dưới, tôi xin được gạch đầu dòng:– 3 con “chó mặt ngu”, ừ rất ngu – thích chổng mông vào mặt khách.

– Cổ và cũ – quán trang trí với đèn dầu, lon sữa bò và máy chơi game Play Station.

– Rôm rả, lúc nào cũng đông người, buổi tối ngồi tràn ra cả vỉa hè đủ chuyện đông tây. Thỉnh thoảng thèm người, bạn có thể ra đây và đeo tai nghe không mở nhạc để hóng chuyện.

– Nhiều khuyến mãi bất ngờ, ví dụ như giảm giá 10% cho bạn nữ mang sneakers.

– Nếu không chịu được mùi thuốc lá, thì không nền ghé đây.

Chân dung “Chó mặt ngu”

Tranh nhau chơi game

Địa chỉ: 10 Pasteur, Quận 1

4. Cộng Cafe – “Quẩy cafe” ở Phố Tây

Cộng quê ở Hà Nội. Cộng mang concept cờ đỏ sao vàng, với mấy cái bàn gỗ cũ, tủ sách cũ, với 5 điều Bác Hồ dạy, với những loa phóng thanh, với những bạn phục vụ mặc quân phục, với những câu khẩu hiệu đậm tính chiến đấu. “Người người tới Cộng, nhà nhà tới Cộng”.

Bạn có biết tên “Cộng” nghĩa là gì?

Món tủ của Cộng là cà phê cốt dừa. Ánh sáng ở Cộng lúc nào cũng đẹp, nên không cần phải quá vất vả để có một tấm ảnh đẹp ở đây. Ngoài Cộng Bùi Viện mở cửa 24/24, còn có 2 quán mở cửa theo giờ thông thường, ở 226 Lý Tự Trọng, Quận 1 và 336 Trường Sa, Phú Nhuận.

Đi Bùi Viện, thay vì quẩy đêm thì thử “Cộng đêm” coi sao?

Địa chỉ: 127 – 129 Bùi Viện

5. CI5 – Rất nhiều Vitamin D

Một trong số ít những quán cà phê 24/24 không ở trung tâm, cũng là số ít quán có phân khu vực hút thuốc – không hút thuốc, cũng là số ít quán có thể kê ghế lại và…ngủ. Sau khi ngủ dậy, bạn có thể ra ngoài sân thượng đầy nắng buổi sớm để tổng hợp vitamin D.

Buổi sáng ở CI5

Địa chỉ: 243 Lê Văn Sỹ

6. Cà phê vợt chú Ba – Hơn 60 năm chưa đóng cửa 1 lần.

Quán cà phê tuổi đời hơn nửa thế kỷ, truyền qua 3 thế hệ, mở cửa 24h/ngày, 365 ngày/năm. Như một nhân chứng lịch sử, Cà phê Chú Ba giữ nguyên cách pha vợt truyền thống. Nước sôi được nấu bằng than củi, cà phê được cho vào túi vợt dài chừng 25cm, sau đó đun liên tục bằng bếp than

Không dùng phin pha mà cho vào một túi vợt dài chừng 25 cm, đường kính miệng khoảng 10 cm, sau đó đổ nước sôi rồi đun cafe liên tục bằng bếp than.Cà phê vợt còn xuất hiện trước cả cà phê phin, với dụng cụ pha là chiếc vợt – hình dạng như chiếc vớ- dài khoảng 30cm.

Địa chỉ: Hẻm 330 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận

7. Mr.8 Coffee

Quán có view nhìn ra vòng xoay Ngã 6 Phù Đổng. Tôi chưa đi quán này, search trên mạng thì thấy ngoài 1 số đồ uống cơ bản như cà phê, trà sữa, trà đào thì còn có bánh bông lan trứng muối, cơm cháy. Nếu bạn đã từng ghé đây thì cho tôi review về quán hen.

Mr8 một buổi sáng.

Địa chỉ: 2 Cách Mạng Tháng 8

8. Opera Tea Club – Ngủ bao nhiêu cũng được

Ở đây như một ngôi nhà, không có giường nhưng ghế được thiết kế khá lớn, ngồi thoải mái và ngủ thoải mái. Gối nhiều màu sắc, tha hồ lựa chọn. Sáng ra có thể vươn vai nơi ban công đầy nắng.

Bạn chọn chiếc gối nào?

Để ngồi từ tối tới sáng trên những chiếc ghế to bự của Opera Tea Club. Những thứ khác, không phải là thế mạnh của Opera Tea Club. So với những ngày đầu, Opera Tea đã có nhiều thay đổi cực kỳ tích cực: từ tốn 20.000 giữ xe cho tới giữ xe miễn phí, từ không phục vụ nước lọc, phụ thu sau 2h sáng, thì giờ đã không phụ thu, châm nước lọc lẫn cà phê miễn phí nữa. ^^ Chêm cà phê miễn phí bất kể trước đó bạn gọi gì.

Địa chỉ: Lầu 1, Chung cư 39 Lý Tự Trọng, Quận 1.

9. Anh Coffee – Quán quen chả có gì đặc biệt

Nhiều người có một quán quen, nó không đặc biệt gì cả – thì Anh là một kiểu như vậy. Đồ uống không đặc sắc, quán không quá đẹp, mọi người thân thiện, từ chị giữ xe đến bé phục vụ. Anh nằm gần chợ Bến Thành, 23k/ly sữa đá – đắng. Anh có trong nhà và ngoài trời. Có thể ngồi làm việc hoặc chơi ma sói. Chỉ vậy thôi.

Anh một buổi tối cúp điện. Địa chỉ1. 47 Trần Hưng Đạo2. 136 Nguyễn Thái Học

Bạn đam mê cà phê và quan tâm đến sức khỏe? Bấm để biết thông tin về sản phẩm

CÔNG TY TNHH THE RETRO VIETNAM 2 Bis Nguyễn Ngọc Nhựt, Tân Phú, TP HCM Facebook: https://www.facebook.com/retrocoffee.vn Website: http://www.retrocoffee.vn Theo Rosemary

Bạn đang xem bài viết Tttm Hơn 130 Năm Tuổi Của Sài Gòn Chính Thức Đóng Cửa trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!