Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Điển Tiếng Huế Của Bác Sĩ Bùi Minh Đức mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ điển tiếng Huế
Trong sự nghiệp nghiên cứu, tôi may mắn được tiếp cận với bộ tập san Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis du Vieux) của L.Cadièrre. Nhưng những tư liệu quý hiếm trong BAVH thì các thế hệ trước tôi như các ông Hòang Trọng Thược, Thái Văn Kiểm, Phan Văn Dật, Bửu Kế ….đã khai thác và gần đây bộ tập san ấy đã được Nhà Thuận Hóa dịch và xuất bản bằng tiếng Việt nên bất cứ ai muốn tham khảo đều có thể sử dụng được. Điều tôi không ngờ sau bộ BAVH, trong một vị thế khiêm tốn gấp bội, từ bên Mỹ xa xôi lại xuất hiện một pho tư liệu Huế với nhan đề Từ Điển Tiếng Huế (TĐTH) của Bác sĩ Bùi Minh Đức. Với 550 trang in khổ 21×26, lần thứ nhất (2001) và trên 1.000 trang in tái bản (6.2004) là một công trình học Huế chưa từng có ở Huế. Nếu BAVH với sự bảo trợ của chính quyền Bảo hộ và các quan triều Nguyễn trong vòng 30 năm (1914-1944) với một kho thông tin bác học về Huế thì TĐTH với nổ lực của một cá nhân không chuyên, thực hiện trong vòng 10 năm là một pho thông tin trí thức phổ thông dân gian. Vì thế trong tham luận nầy tôi không đề cập đến những thông tin mà tác giả Bùi Minh Đức đã tham khảo trên sách vở mà chúng ta đã có trong tay, với thời lượng cho phép của diễn đàn nầy tôi xin phép chỉ đề cập đến những gì tôi mới tiếp nhận được trong tập TĐTH sau đây:
I. Ngôn ngữ
Trước tiên nói về Tiếng Huế. Tiếng Huế là phần quan trọng nhất của tập Từ điển nầy. Tiếng Huế phổ biến trong các tầng lớp dân chúng khác nhau.
1.1-. Tiếng Huế dân gian .- Xin trích mươi từ:
– Ai dủ (ai bảo)
– Ai răng tui rứa (Ai sao tôi vậy)
– Ăn răng nói rứa (thành thật)
– Ấy cứ rứa hòai (Anh/chị cứ làm thế mãi)
-Ấy mần ri (Anh/chị làm kỳ quá, lạ quá, ngượing quá)
– Ấy rứa tề ( Anh/chị làm như thế kìa)
– Bao sản (Có là bao)
– Băng đồng chỉ sá (Vượt ngàn trung)
– Bắt kinh (Dễ sợ, nhiều, ghê gớm)
– Bép xép (Hay nói)
– Bể trốt (Bể đầu)
– Biết khi mô ( Biết bao giờ)
– Bỏ dỏ (Mách miệng, nói nhỏ vào tai)
-Bô lô chi trợt (tay trắng vẫn hoàn tay trắng)
– Bữa diếp (Bữa kia, hôm kia)
– Chõ mỏ vô (Nói xen vào)
Tiếng nói dân gian lọai nầy đã mất dần, nếu không được ghi chép lại thì sau nầy con cháu bắt gặp trong văn học cổ vùng Thừa Thiên Huế thì sẽ phải có chú thích. Nếu tiếng nói dân gian không còn thì cái hồn Huế, cái tính cách Huế cũng không thể giữ được.
1.2.- Tiếng Huế dân gian đã trở thành văn học dân gian.
Đó là Ca dao xứ Huế. Tác giả đã ghi lại được nhiều ca dao xứ Huế rất hay. Ví dụ:
Mỏng mảnh mỏng manh
Đố ai câu được cá hanh nguồn Truồi
Nhưng đặc biệt nhất, ngòai kho tàng ca dao-tục ngữ, tác giả đã ghi lại được những cách nói điêu ngoa, cách chưởi theo lối Huế rất độc đáo. Xin nêu một câu:
“Chưởi theo lối Huế người Huế thường chưởi dông chưởi dài, có câu có kéo, nói giọng bình thản như kể chuyện nhưng rất đau điếng, thấm thía cho người nghe vì không những chính mình bị làm nhục với lời lẽ hàm hồ, hỗn xược, tục tĩu mà ông bà còn bị người ta lôi ra để lên đặt xuống, coi không ra gì, thật là bất hiếu. Một câu “chưởi mất gà” : Cao Tằng tổ đĩ, Cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đường xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho cho rõ, chống cửa ngỏ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chưởi đây này: Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chưởi. Tau chưởi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mầm răng mà hết một chục rưỡi con gà?”.
Trong thực tế không ai chưởi được như thế nầy. Có lẽ một người nào đó đã sưu tầm và dặm thêm cho nó phong phú để diễn tả cái tính đáo để của một bộ phận phụ nữ Huế nghèo mà cay độc. Cũng có người giải thích rằng người xưa lưu truyền những câu chưởi sâu sắc văn hóa đáo để ấy để nói lên cái trình độ văn hóa cao của người phụ nữ đô thị Huế ngày xưa.
Kẻ chưởi qua và …
“Huế cũng có “vè chưởi” lại: ” Tổ cha con mẹ nhọn mồm, Tau ăn một củ khoai từ, Có con mẹ Kẻ Lừ làm chứng cho tau”.
1.3.- Tiếng Huế của người Hòang tộc
Đây là tiếng nói của “các mệ, các mụ” dòng họ nhà vua không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên nước Việt Nam.
– Bái hạ (lạy mừng)
– Bãi chầu (giờ bãi sở, tan cuộc họp)
-Cậu Tôn, mệ Tôn (người hòang tộc hậu duệ của các chúa Nguyễn);
– Mệ, mụ (con cái hòang tộc nhỏ gọi mụ, lớn lên gọi mệ cả trai lẫn gái)
1.4.- Từ gốc Hán.
Huế là Kinh đô theo Nho giáo, có trường Quốc tử giám dạy chữ Hán cho nên nhiều tiếng Hán Việt đã được Huế hóa:
– Biệt vô âm tín ( không có tin tức)
– Cám cảnh sinh tình (Vì cảnh vật hay vì cảnh ngộ mà sinh dồi dào tình cảm)
– Chốn cửu trùng (Chỗ vua ở)
– Mệnh phụ (phu nhân của các đường quan, tức từ ngũ phẩm trở lên)
– Môn đăng hộ đối : hai gia đình cùng giai tầng xã hội
1.5. Tiếng Huế gốc Pháp.
Huế là một đô thị từ nửa thế kỷ 19 đã có người Pháp đến ở, qua thế kỷ XX thì tiếng Pháp được dùng nhiều trong giới viên chức, học sinh nên một số từ tiếng Pháp đã được Huế hóa:
– Ăn-phoọc (en force) sung sức,
– ắc đơ, on đơ (un deux) đi có nhịp
– boóc (cartable) cái cặp táp
– ma ri sến (hạng gái thấp kém, ít học) gốc Pháp Marie Sến
1.6. Tiếng Huế gốc Chăm.
– Bui (vui) gốc Chàm Puy
– Bun (đầy vun ) gốc Chàm Bo
– Bút (cây bút để viết) gốc Chàm But
– Bụi (lùm) gốc Chàm Bul
– Chè (trà) gốc Chàm là Ke
– Nắc (động tác làm tình) gốc Chàm Net
-v.v.
1.5.- Danh từ khoa học.- Tác giả TĐTH là một bác sĩ, một nhà khoa học cho nên ông định nghĩa được nhiều danh từ khoa học thông dụng trong tiếng Huế.
– Ấp lẫm.- là một thứ phong do nhiễm trùng thường xảy ra khi nặn mụn trên mặt, có thể sinh méo miệng trở thành xấu xí. Ấp lẫm có nghĩa là xấu xí.
– Bệnh tiêm la (bệnh truyền từ Thái Lan )
– Chàm bàm (Bệnh sưng tuyến nước miếng)
II.- Sinh họat dân gian
Đọc TĐTH có người nói đó là một tác phẩm hòai niệm thời ở Huế được sắp theo thứ tự ABC của BS Bùi Minh Đức. Tác giả đã ghi được :
2.1.-. Những sinh họat dân gian mà ngày nay còn rất ít hay đã biến mất:
21.1. Những sinh họat nông thôn rất sinh động:
” Bắt rạm (bắt đam, bắt cua đồng) vào mùa mưa dầm, dân quê thường đi bắt rạm ở bờ ruộng bằng cách dùng bàn tay chúm lại đưa vào hang, hễ rờ thấy rạm thì đè xuống, lôi ra bỏ vào giỏ. Miệng của hang rạm thường không láng như hang rắn nên dễ phân biệt, nếu có rắn chỉ là loại rắn nước không cắn, Rạm ở Huế ngon nhất là ở làng Bàu đôn, nơi có nhiều nước tụ về mùa mưa. Rạm thường dùng để ram mặn, làm bún riêu rạm, rạm rang muối, rạm nướng…”
Bầu giác, “Chích Lể Bầu Giác”, tức dùng những ly nhỏ bằng chai, đốt giấy có tẩm rượu ở phía trong rồi đậy trên da lưng. Sức hút của khoảng trống trong ly sẽ hút máu bầm từ lưng ra cho bệnh nhân đỡ mệt mỏi. Bầu là tập tục ở Huế thường đi với chích lể mỗi khi bị cúm đau đầu mỏi lưng, gọi là “chích lể bầu giác”, thường do những người đàn bà có “nghề chích lể” đi rao dạo, mang theo trong một cái khăn dày lận theo trong người, gói ghém mảnh chai vỡ rất nhọn và sắc bén, và một chai dầu cồn để đốt. Sau khi bầu, da lưng nổi từng vạt đỏ đậm in hình tròn của miệng ly, do mạch máu bị bể mà có. Giác là “cạo gió” (Tiếng trong Nam) nhưng người Huế ít dùng, tức là dùng đồng tiền để cạo từng vết dài trên lưng cho ra máu với tin tưởng là người bệnh sẽ khỏe.
Bẻ đũa (bẻ tiền) thời xưa khi vợ chồng không còn ăn ở với nhau, trước khi ly dị mỗi người đi một ngả, người chồng thường bẻ đôi đồng tiền và đưa cho vợ một nửa, ngụ ý chia ly. Ngoài ra người chồng còn bẻ những đôi đũa mà hai vợ chồng đã có thời ăn chung rồi trao cho người vợ một nửa, và sau đó người vợ có thể tự do đi lấy chồng khác.
“Cầm vợ đợ con cảnh nhà quá nghèo phải đi cầm vợ và cho con đi ở đợ nhà người để có tiền nuôi đại gia đình, kế hạ sách nhưng gặp lúc đói kém, mất mùa cần duy trì mạng sống cho cả gia đình, nhất là cho vợ và con nhỏ có nơi nương tựa ăn uống, sau này sum họp trở lại. Người đàn ông lại phải đi xa làm công tác ở tỉnh khác. Ở Huế về tháng chạp, thường có nhiều dân quê đàn ông vác cuốc “lên phố” tìm việc làm như làm cỏ trong vườn, chạp mồ chạp mả v.v… Tình cảnh thiệt bi đát ở nhiều làng hẻo lánh trong cảnh đói kém hồi xưa (Gặp lúc túng quẫn anh nghĩ đến đến chuyện cầm vợ đợ con để duy trì mạng sống cho cả gia đình).”
” Cụ Ngáo một đao phủ thủ lừng danh cua triều đình Huế hồi xưa, người đã từng chém đầu Thái Phiên và Trần Cao Vân ngày 15-7-1916 (trong vụ khởi nghĩa hụt của vua Duy Tân). Sau này hình dung người có mặt mũi dễ sợ, trẻ con thường nghe nói đến là thất kinh, nín khóc liền. Cụ Ngáo thường được Tòa Tỉnh thuê chém đầu những tội nhân đến kỳ hành quyết (thường là mùa Thu). Về già, ông Ngáo bỏ nghề chém đầu người và đổi qua làm nghề thịt chó để lây lất qua qua ngày tháng. (Nghênh ngang đã dẹp gươm chàng Ngáo, ngớ ngẩn còn lửa gậy lão Trâu – theo Ưng Bình Thúc Giạ 1942). Do đó, các trẻ em khi nghe dọa đến tên “Cụ Ngáo” thì sợ, nín thin thít không dám tiếp tục khóc. Câu đố về Cụ Ngáo = Cụ ch imặt mũi chưa nhìn, mà nghe tiếng cụ giật mình thất kinh. Hồi xưa con nít bọn mình, đêm khóc, dọa cụ, nín ngay cấp kỳ (câu đố của Ông Cai Trường trong Đặc San Quốc Học Đồng Khánh Nam California 1998). Trả lời của Bảo Thắng: Cụ Ngáo tướng mạo thất kinh, mặt mày hung tợn làm mình cũng run. Con nít đái mế ỉa đùn, khi nghe dọa cụ đều chun vô mền)”.
” Chầu thiện “Vua ăn cơm gọi là hoàng đế ngự thiện. Hầu vua trong bữa ăn gọi là chầu thiện. Chầu thiện, ngoài thị vệ luôn luôn có mặt để hầu hạ, còn có hai vị quan từ tam phẩm trở lên ngồi hầu chuyện với vua cho vui bữa ăn. Mùa nóng, thị vệ còn phải lo quạt hầu. Hồi đời vua Khải Định đã có điện, nghĩa là có quạt điện, nhưng quạt hầu vẫn còn. Có lẽ đó là dấu hiệu của quyền quí chăng? Quạt hầu là cả một kỹ thuật và nghệ thuật. Theo thầy tôi, khi quạt phải giữ lễ, nghĩa là không phải quạt bằng hai tay và quạt phành phành để lấy gió cho nhiều, như quạt bếp, quạt lò. Cây quạt lông to như cái lá vả, cán gỗ sơn son, chỉ được cầm tay mặt (hồi trước, tối kỵ tay trái), còn tay trái thì khoanh ngang ngực, bàn tay dấu dưới nách phải, vừa có vẻ giữ lễ, vừa có công dụng đỡ bớt gánh nặng cho tay phải. Phải quạt thong thả, khoan thai, tạo thành ngọn gió mát tự nhêin nhẹ nhàng đưa qua, mát người mà không được làm bay giấy, bay tóc, hoặc làm bay miếng bánh tráng nướng trong mâm cơm”
” Chép sách học trò Huế rất thích sách, quý sách và thường là những nhà “chơi sách” tiềm tàng. Tuy nghèo nhưng hễ thích sách nào là tìm mọi cách mua cho được. Nếu không mua được thì cất công ngồi chép lại bằng tay để cho có trong tủ sách gia đình của mình. Tủ sách là gia tài điền sản của người học trò Huế. Đã có phong trào học sinh Huế chép tay tất cả các bài thơ tình đương thời vào một quyển sổ đẹp để tặng người yêu, nhiều khi đã thức cả đêm để nắn nót viết, những mong gởi gắm tình mình qua các bài thơ đã được chép”.
III. Văn minh phi vật chất
Ngòai những sự việc có giá trị được xem là văn minh – văn hóa vật chất mà sách báo viết về Huế xưa nay đã giới thiệu, với TĐTH tác giả còn giới thiệu những di sản văn hóa dân gian đã góp phần làm nên tâm hồn và cuộc sống với phong cách riêng của Huế. Xin dẫn một vài ví dụ về ẩm thực Huế.
” Bún Vân Cù: cùng với bún Tuần, bún Vân Cù nổi tiếng bún ngon nhứt ở Huế. Bún làm bằng gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm cho “mục” ra rồi đem giã nhuyễn thành bột sau đó rây để lấy phần mịn nhứt của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được chín sơ rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 10 ký lô gạo trộn với hai ký lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo bột lọc này lại được giã trộn thật nhuyễn cho tới khi trái bột đặc tới mức vừa dai vừa dẻo là được. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: bún con, bún lá và bún mớ”.
“Canh thập toàn món canh thường nấu ở Huế với lá bát bát, lá bông ngọt, lá bông ngọt, lá bông tỏi, lá sắn, lá lốt, đọt cải, đọt rau muống, đọt măng, nấm rơm, mướp ngọt hoặc trái chuối tiêu xanh xắt thật mỏng. Nếu thêm mươi lăm miếng đậu phụ nước tương và tiêu muối thì thành canh chay, còn nước mắm thì thành canh mặn. Canh thập toàn vừa mát vừa bổ mà chất liệu ở nhà quê thường rất sẵn”
“Cơm Âm Phủ là quán ăn khuya ở vùng Đất mới, gần sân vVận Động, thường là để các quan lấy lại sức sau một chầu tổ tôm hoặc hát xướng ở dưới đò (hoặc cho các khách thưởng hoa mệt mỏi ở xóm làng chơi Đất Mới đi ra). Các cụ thường chơi trên đò, đến đêm tối ghé vào Tòa Khâm và đi ăn cơm Âm Phủ. Các cụ thường ăn rất khuya và ăn trong ánh sáng lù mù, có thể để cho ít người nhận ra. Cơm truyền thống Âm Phủ gồm có cơm gạo vua thường dùng, ngày nay đã mất giống (hoặc gạo thơm), ăn với cá kho, canh dưa cải chua, thịt ba chỉ ăn với dưa giá, nấu theo lối “ngự thiện” (nấu cho vua ăn) nên tuy đơn sơ mà ngon. Sau này mới thêm món nem nướng, giáo giò heo (thứ heo gạo nhỏ nuôi bằng cám nấu trộn với chuối xắt), các thứ lẩu với cá tươi từ các đầm phá và thịt gà bóp với thứ gà thả, gà nhà quê thịt chắc, thơm và ngọt. Thứ cơm Âm Phủ ngày nay với nhiều thứ xắt nhỏ để sẵn trên một chiếc dĩa lớn, đã là thứ cơm Âm Phủ gồm nhiều vị khác nhau như thịt heo xắt lát, tôm lột, trứng xắt lát mỏng, tôm chấy, rau sống xắt nhỏ, sửa soạn công phu, khi ăn trộn lẫn với nhau (Cơm chi mà tối mò mò. Ma kêu quỷ khóc mịt mờ âm ty. Nghe đồn cũng thử mò đi. Té ra cũng chẳng khác chi dương trần. – Câu đố Ông Cai Trường trong Đặc San Quốc Học Đồng Khánh Nam California 1998. Trả lời của Bảo Thắng: Quán cơm Âm Phủ tối mò. Tao nhân mặt khách cũng bò tới nơi. Cơm chi ngon lạ khác đời. Ăn đâu sướng đó, tuyệt vời trần gian)”.
Nếu được tác giả cho phép, một ai đó có thể trích phần các món ăn trong TĐTH làm thành một cuốn sách ẩm thực Huế hết sức phong phú. TĐTH có đủ tất cả những món ăn từ dân gian đến cung đình. Riêng món bánh (mặn và ngọt) TĐTH có đến 30 lọai; món chè có đến hàng chục món, có những món chè rất nổi tiếng trước đây: Chè bột lọc bọc thịt quay, chè bông cau…
IV.- Ảnh hưởng văn hóa Chàm vùng Thuận Hóa-Phú Xuân
Như phần tiếng Huế gốc Chàm (1.6) giới thiệu ở trên, TĐTH trình bày khá chi tiết về ảnh hưởng văn hóa Chàm đối với văn hóa Việt Nam ở Huế.
Tổng quát về vấn đế nầy, tác giả viết:
“Ảnh hưởng Chàm sống trên đất của người Chàm, người Việt đã thâu nhận nhiều ảnh hưởng của Chàm: âm nhạc Chàm, cách ăn mặc của người Chàm, sùng bái nữ thần Po Ino Nagar của người Chàm, tục lệ và phương thức thờ cúng của người Chàm (như Cúng Dàng, Khai sơn, Cầu Gió, Kỳ Hoa), nhà cửa với cột chống ở phía dưới, hình bầu của ghe Chàm, dụng cụ làm ruộng của đất Chàm (nhất là cái cày với cái “nang” được chế ra để dùng cho đất cứng và cỏ dày hơn là đất ở Đàng Ngoài gọi là lưới xới), cách ăn gỏi của người Chàm, cách đội khăn, cách chôn cất người chết của người Chàm, cách sử dụng voi, thú đi săn voi, thú xem đấu voi, sử dụng voi để chà giết phạm nhân hoặc phá nhà để chữa cháy, cách đánh thuế của Chàm không nhận lương mà được quyền kiểm soát lợi tức của một số đinh v.v…”
Giới thiệu một việc cụ thể:
” Champaka bông sứ (tiếng Chàm) Xứ Champa có bông hoa sứ tượng trưng cho dân tộc họ. Khi người Việt tiến vào Nam, ở Châu Ô và Châu Lý cũ của người Champa, cũng thích bông sứ và thường trồng ở đình, miếu, lăng, mộ. Nhiều thiếu nữ Huế dùng bông sứ gắn trên mái tóc đã được gội bằng nước lá chùm kết hoặc bằng nước lá dừa, hương thơm ngào ngạt.”
V. Các sự kiện văn hóa lịch sử.
Từ điển Tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức tuy có nhan đề là Tiếng Huế nhưng sự thực đây là một cuốn Huế bách khoa thư phổ thông.
3.1. Các sự kiện xảy ra chưa được ghi đầy đủ trên sách vở
31.1. Địa chí
” Cầu Hai (theo Tôn Thất Đệ): còn có tên là Cao Đôi, cách Đá Bạc phía Bắc bởi đèo Mũi Né, cách Nước Ngọt, Thừa lưu phía Nam bởi đèo Phước tượng. Phía Đông có phá Cầu Hai thông ra biển tại cửa Tư hiền, phía Tây có núi Bạch Mã cách quốc lộ 19 cây số. Cầu Hai vẫn còn vài dân Chàm ở với các họ Cái, họ Ma và các bà già trong vùng vẫn còn tục cất giấu bã trầu, tóc rụng vì sợ ma Hời ăn phải làm cho họ đau yếu. Cũng còn có tục khi cúng đất lấy bẹ chuối xếp đôi làm như cái gùi của người Chàm, gọi là “Xà lết” bỏ đồ ăn vào cho các ma Hời vui lòng không quấy nhiễu. Dân Cầu Hai làm ruộng, làm củi, đốn gỗ. Phá Cầu Hai vào tháng mười đôi khi bị gió nồm làm lật úp thuyền, do đó chữ “tởn mây nồm”. Thổ sản có khoai mài, sim, móc dâu sặt và nhất là cái dìa, cua gạch, tôm sú, cá đối thường đem lên Huế bán. Heo vùng này được nuôi bằng cám voi chuối cây nên thịt vừa thơm vừa ngon (Thà đi Đồng Nai, không thà đi phá Cầu Hai tháng mười”
31.2. Báo chí
” Báo Huế hồi xưa tờ đầu tiên là tờ “le Rigolo”, xuất bản được 12 số thì chấm dứt vì thiếu phương tiện. Báo in bằng đông sương. Năm 1927, 2 tờ “Thần Kinh Tạp Chí” và “Tiếng Dân” cùng ra đời một lần và đóng cửa gần như cũng một lần (Thần Kinh 1942, Tiếng Dân 1943). Năm 1932, Đào Duy Anh và Viễn Đệ ra tờ “Kim Lai” dành cho nam giới và năm 1933, bà Lê Thanh Tường cho ra báo “Phụ nữ Tân Tiến” dành cho nữ giới. Năm 1935 Bùi Huy Tín cho ra tờ “Tràng An” là tờ báo của giới quan lại Annam. Tờ “Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo” ra đời năm 1936 để đăng các sắc lệnh, nghị định và thông cáo của chính phủ Nam Triều , có lẽ là tờ công báo đầu tiên”
31.3. Thể dục Thể thao
” Phong trào thể dục thể thao (phong trào Ducuroy) Phong trào thể dục thể thao thời 1941-1945 do viên Thiếu tá Ducuroy phát động theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương để ru ngủ thanh niên học sinh khắp nước lo luyện tập thể dục để quên việc đòi hỏi chính trị, tạo ra một lối thoát xả hơi cho dân xứ thuộc địa, trong khi nước Pháp thua trận với Đức (bên Pháp lúc đó Thống chế Pétain phải đứng ra điều đình với quân Đức). Năm 1941, người Pháp lập ra trường Cao Đẳng Thể dục Thể thao (École Supérieure d’Éducation de Jeunesse de l’Indochine ESEJIC) tại Phan Thiết. Học viên là sinh viên, học sinh, công chức trẻ. Khóa học dài 4 tháng do Đại tá Hải quân Ducuroy làm giám đốc. Mở được 4 khóa (khóa Decoux, khóa Ducuroy, khóa Bảo Đại, khóa Sihanouk) đến 1944 thì đóng cửa (theo Mường Giang, Bình Thuận Ngấn Lệ, 2002). Tại Huế, trong các trường đều có chương trình thể thao, thi đua thể dục, đua xe đạp (với các tay đua Lầu, Michon) v.v… Sân vận động Bảo Long mà dân Huế gọi tắt là “sân vận động” ở Đất Mới, là nơi có lòng chảo tốt cho đua xe đạp, là chỗ tụ họp của học sinh mặc may-ô quần đùi và chào theo lối vỗ ngực rồi dăng tay ra trước ngực cùng lúc hô “Jeunesse France-Annam” (tức Tuổi trẻ Pháp-Việt) rồi đồng thanh hát bài “Maréchal, Nous voilà! Devant toi, le sauveur de la France!” (Thống chế, chúng tôi đây. Chúng tôi đứng trước mặt Người Cứu tinh của nước Pháp). Các học sinh hồi đó tập thể dục, múa tay múa chân, uốn qua uốn lại, chạy nhảy, leo dây. Khi tụ họp thì hát bài “Ecoutez tous, enfants de France! Ce que le Maréchal a dit. En vous je place ma confiance, Pour sauver l’honneur du pays. Aujourd’hui dans lapeine, la gloire est pour demain, la France souveraine, surgira par Pétain” (Các con của nước Pháp, hãy nghe lời của Thống chế đã nói. Ta tin vào các con để cứu vãn danh dự cho Tổ quốc. Ngày hôm nay đang hoạn nạn nhưng ngày mai sẽ vinh quang. Nước Pháp với toàn chủ quyền sẽ nổi lên với Pétain). (Nước Pháp lúc đó bị Đức chiếm một nửa, nửa còn lại do Thống chế Pétain cai trị). Một kỷ niệm của thời đại cuối cùng của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.”
3.1.4. Giáo dục
” Chương trình Hoàng Xuân Hãn chương trình trung học áp dụng từ 1945, lần đầu tiên hoàn toàn bằng tiếng Việt, do một Hội đồng giáo sư soạn thảo dưới dự chủ tọa của GS Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ Trần Trọng Kim, GS Phạm Đình Ái (Lý Hóa), GS Nguyễn Thúc Hào và Nguyễn Dương Đôn (Toán), GS Tạ Quang Bửu (Vật Lý), GS Hà Thúc Chính (Anh Văn), GS Ưng Quả (Pháp Văn), LM Simon Nguyễn Văn Hiền và GS Nguyễn Huy Bảo (Triết) và một số học giả như Hoài Thanh Nguyễn Đức Nguyên. Chương trình Trung học đầu tiên này đã được GS Hoàng Xuân Hãn ký nghị định ban bố và áp dụng kể từ mùa thu năm 1945 trước tiên tại trường Khải Định, Huế.”
3.2.- Những sự kiện đòi hỏi tài liệu từ hai bên
Do chiến tranh, sự chia cắt giữa địch và ta quá sâu sắc nên người viết sử muốn tìm tài liệu từ hai phía rất khó.
” Bót Đông Ba Ở Huế hai bót (poste) cảnh sát nổi tiếng là “Bót Cò” tức là bót cảnh sát chính của Huế nằm trên đường từ cầu Trường Tiền về An Cựu. Bót thứ hai cũng nổi tiếng là bót Đông Ba nằm đầu cầu Gia Hội, nơi cảnh sát hay phạt xe đi không đèn, can thiệp rối loạn ở chợ Đông Ba v.v.. Theo học giả Thái Văn Kiểm (Việt Nam Anh Hoa, Làng Văn 2000) thì hồi thời tây, bót nầy do ông cò Lacaze làm trưởng bót. Ông nầy có vợ là người Việt nam, rất hãnh diện về người vợ Việt nam của mình và cũng rất gần gũi với dân Huế. Một người con của ông nầy là Jannon Lacaze, về sau năm 1955 làm đến đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng quân đội Pháp và ông tướng nầy vẫn còn nhớ đến ngôi nhà cũ ở Gia Hội có ngả thông ra sau sông, nơi ông thường hay bơi lội và câu cá”.
IV.- Ngôn ngữ và nội dung các từ trong từ điển viết trong môi trường còn nặng thù hận mà rất chuẩn mực đúng đắn
Mặt dù đất nước đã thống nhất gần 30 năm, chuyện hận tù Nam Bắc đã chuyển giao cho lịch sử thế nhưng một số người cực đoan ở nước ngòai vẫn mang tâm tánh hận thù thời chiến tranh lạnh. Ngôn ngữ báo chí chính trị của họ rất nặng nề là chuyện đã đành, ngay cả những công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc họ vẫn dùng những từ xách mé, kiêu ngạo đằng đằng sát khí. Những sự kiện đã thuộc về quá khứ vẫn bị xuyên tạc làm sai lệch lịch sử. Sống trong hòan cảnh đó tác giả Từ điển Tiếng Huế đã cố thóat ra khỏi cái không khí hận thù đó, ông cố gắng trình bày lại các sự kiện cách mạng như nó đã xảy ra bằng thứ ngôn ngữ chuyên môn của sử gia. Ví dụ:
“Mặt trận Miễu Đại Càng, mặt trận Ngoẹo Dàng Xay
Miễu Đại Càng và Nghoẹo Dàng xay ở hai đầu An Cựu, trên trục quốc lộ từ Phú Bài đi Huế, nơi đã xẩy ra các trận đánh ác liệt hồi 1947. Vệ quốc quân đóng chốt tử thủ để chận đường tiếp vận Huế của quân Pháp từ Phú Bài lên. Năm 1968 (Mậu Thân), quân Mỹ từ Phú Bài lên cũng đụng độ lớn ở chỗ này”.
“Mặt trận vỡ hồi đánh Tây ở Huế, chủ lực là Trung đoàn 101 của Hà văn Lâu (Vệ quốc quân), mặt trận Huế vỡ vì quân tiếp viện của Tây từ ngả Đà Nẵng tiến ra và từ Sình tiến vào. Quân chính quy rút lên chiến khu Hòa Mỹ rồi ra Khu 4. Đội liên lạc viên của Trung đoàn 101 ở lại đi học tiếp, trở thành học sinh kháng chiến. Theo Võ Nguyên Giáp kể lại (Chiến đấu trong vòng vây, NXB QDND, Hà nội, 1955) thì “ở Huế Pháp có 750 lính thuộc Trung đoàn thuộc địa 21 (21 ème Ric) và Trung đoàn thiết giáp thứ 6. Vệ quốc quân chiến khu 4 tập trung ở đây có hai trung đoàn và 1000 Tự vệ thành. Quân Pháp bị vây chặt, cố thủ, phải dùng máy bay thả dù tiếp tế lương thực, đạn dược, thuốc men. Cuối tháng giêng 1947, Pháp dùng lực lượng lớn giải vây cho Huế. Chiều ngày 8.2.1947 thì mặt trận Huế vỡ sau gần 50 ngày đêm”. Trước khi mặt trận Huế vỡ, Trung đoàn Thừa Thiên đã rút các đơn vị ra ngoài bố trí lại, chỉ để hai tiểu đoàn bao vây địch ở thành phố. Như vậy, mặt trận Huế bắt đầu từ 19.12.1946 (ngày toàn quốc nổ súng kháng chiến) và chấm dứt ngày 8.2.1947″.
Sống trên đất Mỹ bên cạnh khá nhiều nhóm “chống Cộng chết bỏ” thế mà tác giả TĐTH dám viết hàng chục mục từ về hai cuộc kháng chiến của Việt Nam như những dẫn chứng trên trong TĐTH thật là một điều bất ngờ đối với tôi. TĐTH không những có nhiều thông tin về lịch sử văn hóa Huế mà nó còn đi tiên phong trong việc phục hồi lại phong cách viết sử, viết từ điển theo phương pháp khoa học. Sự đúng đắn nầy hết sức có lợi cho người Việt thuộc các thế hệ thứ hai, thứ ba ở Mỹ.
VI.- Đặt vấn đề cho một bộ Huế Bách Khoa Thư
Đọc tập Từ điển Tiếng Huế 1000 trang, nói hết cảm tưởng của tôi chắc cũng phải vài trăm trang. Nhưng thời gian Diễn đàn không cho phép cho nên tôi chỉ trình bày những nét rất sơ lược kể trên để cám ơn nhiệt tình của một người Huế ở xa. TĐTH góp phần gìn giữ cái hồn Huế cho người ở xa, nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba. Mà ngay cả người Huế ở trong nước cũng cần có TĐTH để họ hiểu được chính mình để họ sẽ suy nghĩ và làm gì cho Huế.
Bộ Từ điển của BS Bùi Minh Đức tuy mang tên là “Tiếng Huế” nhưng như trên tôi đã đề cập, thực chất đây là một bộ Bách Khoa Thư.
Xem qua cuốn Từ điển Tiếng Huế, các nhà nghiên cứu Huế, những người yêu Huế gần xa đều thấy khó lòng bóc ra khỏi tâm trí mình ý nghĩ: Nên chăng những người có trách nhiệm ở Thừa Thiên Huế cùng với các nhà nghiên cứu Huế gần xa tiếp tục công việc của BS Bùi Minh Đức biên sọan cho Huế một bộ Bách Khoa Thư ? Nên lắm chứ ! Tại sao không?
Diễn đàn Khoa học “Tiếng Huế-Con người Huế & Văn hóa Huế”
Huế, ngày 14 / 6 / 2004,
Nguyễn Đắc Xuân
Về Bác Sĩ Alexandre Yersin
Bác sỹ Alexandre Yersin (1863 – 1943) – Người tìm ra Đà Lạt
Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn quyền pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghỉ dưỡng cho pháp kiều như ở Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đankia – cách Đà Lạt hơn 10 km về phía Tây Bắc.
TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI YERSIN
Ngày 22 tháng 9 năm 1863 Alexandre Yersin đã ra đời taị một vùng quê miền nuí ở Navanux – thuộc tổng Vaud – Thụy Sỹ.
Năm 1865, vua Louis XIV hủy bỏ chỉ dụ Nantes không còn đối xử bình đẳng với những người theo giáo phái Calvin như trước. Tổ tiên Yersin bị khủng bố phải rời bỏ vùng quê cha đất tổ vùng Languedoc (miền Nam nước pháp) di cư sang Thụy Sỹ.
Cha cuả Yersin là một giáo viên sinh học, mẹ quê ở Paris, Yersin là em trai trong gia đình có hai chị em. Với tính khiêm tốn trầm lặng thích sống ẩn dật, ông ít nói về đời mình nên hiện nay người ta ít biết về những ngày thơ ấu của ông.
Năm 20 tuổi (1883), Yersin học ngành y tại Lausanne (Thụy Sỹ). Sau đó tiếp tục học tại Marbuorg (Đức) và tốt nghiệp Đại học Paris (Pháp). Từ năm 1886 ông làm việc tại viện Pasteur Paris và cộng tác với bác sĩ Roux tìm độc tố vi khuẩn bạch cầu. Năm 1890, ông được chuyển lại quốc tịch Pháp.
Trong những năm miệt mài nghiên cứu tại viện Pasteur Paris ông đã chứng tỏ là một thiên tài hiếm có, một con người giàu nghị lực ham tìm tòi học hỏi. Tương lai sáng mở ra trước mắt ông. Nhưng Yersin lại hướng về chân trời mới muốn tìm ra lối thoát khỏi cuộc sống hiện tại “tôi luôn luôn mơ ước khám phá đất lạ, thám hiểm khi còn trẻ ta luôn tưởng tượng những đều kì lạ sẽ đến, không có gì là không có thể làm được“.
Thế rồi Yersin bất ngờ rời bỏ ngành vi trùng học – sống đời thủy thủ và thám hiểm – mở đầu một cuộc đời khác kéo dài 50 năm.
HÀNH TRÌNH TỚI VIỆT NAM
Trước hết Yersin nhận lời làm bác sỹ cho một con tàu của công ty vận tải đường biển đến Viễn Đông. Sau sáu tháng hoạt động trên tuyến đường Sài Gòn – Manila (Philippin), Yersin chuyển sang làm việc trên tàu Sài Gòn chạy từ Sài Gòn đến Hải Phòng và ngược lại.
Những tháng đầu tiên trong nghề hàng hải đối với Yersin thật quyến rũ! Yersin chưa từng tiếp xúc với biển cả nhưng trong thời thanh niên, Yersin đã quen với hồ Léman. Khi thuyền lênh đênh trên đại dương, Yersin nhìn lên bầu trời và học cách xác định toạ độ. Khi tàu cập bến, Yersin tập sự cùng kính thiên văn. Trong những năm sau, Yersin say mê thiên văn học và về sau tìm hiểu cả điện khí quyển, quang phổ mặt trời.
Tàu chạy trên tuyến đường Hải Phòng – Sài Gòn, khi tiến lại gần bờ biển, lúc vượt sóng ra ngoài khơi. Dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây hiện ra trước mắt Yersin gợi lên kỷ niệm tuổi học trò. Ngày ấy, Yersin đã cùng các bạn leo lên sườn núi Valais. Dãy Trường Sơn tuy không có những đường nét và màu sắc giống như dãy Alpes nhưng có những hấp dẫn kỳ lạ. Yersin muốn tìm lại những cảm giác thành thực và thân thiết khi khám phá được những điều bí ẩn, đặt chân lên miền đất lạ.
Tháng 7 năm 1891, Yersin cập bến Nha Trang. Ông lên bờ, đi dọc miền duyên hải đến Phan Rí và theo các con đường mòn vượt qua một ngọn đèo cao 1.200 mét gần Di Linh. Từ Di Linh ông định băng rừng đến Sài Gòn tìm ra con đường bộ nối liền Nha Trang với Sài Gòn, nhưng không kịp chuyến tàu đi Hải Phòng nên ông đành bỏ cuộc hành trình, xuống Phan Thiết dùng thuyền buồm ra Nha Trang.
Chuyến thám hiểm đầu tiên ngắn ngủi này đã giúp nhà thám hiểm 30 tuổi làm quen với những khó khăn trên miền núi vùng nhiệt đới – với gió núi – mưa rừng – chịu đựng những con vắt hút máu người – vượt qua những con suối nước chảy như thác đổ…lần tiếp xúc đầu tiên với núi rừng Tây Nguyên cũng đã kích thích Yersin ham muốn thực hiện những chuyến thám hiểm khác.
Ngày 29 tháng 3 năm 1892, từ Nha Trang ra Ninh Hòa, tiến thẳng vế hướng Tây đến Stung-treng trên bờ sông MêKông.
Nhờ sự giúp sức của Pasteur và bộ trưởng giáo dục Pháp; năm 1893, Yersin thực hiện nhiệm vụ thám hiểm vùng núi nằm giữ bờ biển miền Trung và sông Mêkông, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và Sêbangcan mà trước nay ít người biết đến. Rời Sài Gòn ông đã vượt qua thác Trị An đến Tánh Linh, vượt qua sông La Ngà đến Di Linh. Men theo một con đường mòn gần giống như con đường quốc lộ 20 hiện nay. Ngày 21 tháng 6 năm 1893, ông đến thác Prenn và sau đó đặt chân lên Lang Biang.
“Trên đường đi, cao nguyên nhấp nhô cao từ 900 mét đến 1.200 mét khoảng từ 15 km đến 20 km trước khi đến chân núi. Tôi đứng trên một vùng hoàn toàn tơ trụi và cây cỏ. Đất đồi mấp mô khiến tôi cảm giác như đang đi rên một đại dương xao động vì những ngọn sóng khổng lồ. Núi Lang Biang đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi đến gần, dưới chỗ trũng, đất màu đen và đầy than bù. Những đàn nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần vài trăm mét, đàn nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi.”
Cuối năm 1893, Yersin lại lên cao nguyên Lang Biang, thám hiểm cao nguyên Đắk Lắk – A Tô Pơ (Lào) và ngày 7 tháng 5 năm 1894 về Đà Nẵng.
Năm 1890, bác sĩ Albelt Calmette thiết lập chi nhánh viện Pasteur ở Sài Gòn. Năm 1894, bệnh dịch hạch lan tràn trên khắp miền Đông Trung Quốc. Bác sỹ Calmette đề nghị Yersin đi Trung Quốc nghiên cứu tại chỗ bệnh dịch hạch.
Ngày 15 tháng 6 năm 1894, Yersin đến Hồng Kông và gặp một đối thủ – bác sỹ Kitasatô đã đến Hồng Kông trước Yersin ba ngày. Bác sỹ người Nhật này nổi tiếng về công trình khoa học tìm ra vi trùng uốn ván.Yersin dựng một túp lều tranh bên cạnh bệnh viện và làm việc trong điều kiện thiếu thốn. Chỉ sau năm ngày làm việc, ngày 20 tháng 6 năm 1894, ông đã tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch. Qua hệ thống bưu điện của Anh, ông đã gữi những ống nghiệm trực trùng sang Pháp. Trực trùng bệnh dịch hạch đến Pasteur Paris nguyên vẹn và được xác minh, mang tên Yersin (Yersins Pestis).
Năm 1895, Yersin thành lập viện Pasteur ở Nha Trang và điều chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch. Một năm sau, bệnh dịch tái phát ở Trung Quốc, Yersin lại sang Trung Quốc và cứu được nhiều người thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo đã giết 50 triệu người ở thượng cổ.
Yersin trở về Nha Trang, một cuộc đời bắt đầu, nhiều vấn đề đặt ra. Nhận thấy thành phố Nha Trang xây dựng trên một vùng cát trắng không tiện mở rộng những cánh đồng cỏ để nuôi ngựa dùng cho việc điều chế huyết thanh, ông khai phá vùng suối Dầu – cách Nha Trang 10 km về hướng Nam, thành lập một trại chăn nuôi và trồng trọt.
Theo gương các bậc tiền bối, ông lao vào nghiên cứu huyết thanh trị bệnh dịch hạch cho trâu bò. Từ đó, viện Pasteur nha trang nghiên cứu vi trùng động vật và cá bệnh nhiễm trùng gia súc.
Trong một chuyến dừng chân tại Malaysia Và Indonexia, Yersin rất chú ý đến trồng cao su. Năm 1897, ông bắt đầu trồng cao su ở suối Dầu và tám năm sau (1905), hãng Michelia (Pháp) nhận được 1.316 kg mủ cao su đầu tiên. Quan tâm đến phương pháp trồng, khai thác và chế biến cao su, ông đã thiết lập một phòng thí nghiệm nông hóa. Tại đây, những biện pháp chọn giống, cạo mủ và làm đông mũ cao su được nghiên cứu có hệ thống đã giúp rất nhiều cho những người trồng cao su ở Đông Dương.
Thời gian trôi qua, tại trại chăn nuôi và trồng trọt tại suối Dầu ngày càng mở rộng, Yersin nhận chức viện trưởng hai viện Pasteur ở Sài Gòn và Nha Trang.
Từ năm 1902 đến năm 1903, ông ra Hà Nội để thành lập trường đại học Yersin Đông Dương và làm hiệu trưởng đầu tiên.
Năm 1924, ông giữ chức vụ Tổng Thanh Tra Các Viện Pasteur ở Đông Dương
Năm 1933, ông làm viện trưởng danh dự viện Pasteur ở Paris.
Trong thời gian sống ở xóm Cồn (Nha Trang), ông là một người hàng xóm đôn hậu, thường giúp những cụ già và những ngươì chài lưới, thương yêu trẻ con. Ông sống rất giản dị, giàu long nhân ái.
Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn quyền pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghỉ dưỡng cho pháp kiều như ở Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đankia – cách Đà Lạt hơn 10 km về phía Tây Bắc.
Năm 1899, ông đã tháp tùng Paul Doumer lên Đà Lạt. Sau khi quan sát tại chỗ, Paul Doumer không chọn Đankia làm nơi nghĩ dưỡng nhưng chọn vị trí Đà Lạt hiện nay theo đề nghị của bác sĩ Emile Tardif vì:
– Đà Lạt ở độ cao hơn Đankia.
– Độ dốc của Đà Lạt thoai thoải – không khí của Đà Lạt hợp vệ sinh hơn ở Đankia – có những ngọn đồi nhỏ cách nhau bằng những thung lũng lầy lội.
Khôn khí ở Đà Lạt mát lạnh và ít ẩm hơn ở Đankia vì Đankia nằm gần đỉnh Lang Biang – sườn núi hứng gió ẩm – nhận lượng mưa nhiều hơn – sương mú nhiều hơn (đến 10h sáng sương mới tan).
– Về thực vật: phía Đankia chỉ toàn đồi nhỏ, trong khi Đà Lạt gần rừng thông, không khí vừa mát mẻ vừa thơm ngát hương thông.
– Về giao thông vận tải: Đà Lạt thuận tiện hơn Đankia.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Lúc bấy giờ, Hà Lan chiếm độc quyền sản xuất Quinine – phương thuốc duy nhất chữa bệnh sốt rét. Yersin gieo thử hạt Canh Ki Na ở suối Dầu và Đankia. Ông gặp thất bại hoàn toàn ở suối Dầu, nhưng Đankia càng tốn thêm nhiều công sức.
Năm 1917, Yersin trồng cây Canh Ki Na ở Hòn Bà – một ngọn núi gần suối Dầu. Lúc đầu cây tăng trưởng tốt nhưng về sau chết vì đất đai không thích hợp.
Tháng 7 năm 1923 những cây Canh Ki Na tốt nhất ở Hòn Bà được đem lên trồng ờ Đran và thu được kết quả tốt. Ông tiếp tục trồng trên cao nguyên Lang Biang nhỏ và Di Linh.
Năm 1936, cây Canh Ki Na được trồng quy mô lớn ở Lán Tranh và Di Linh – thu hoạch được 30 tấn vỏ với tỷ lệ Quinine Sunfat 7,42%.
Năm 1938, thu được 21 tấn vỏ với tỷ lệ Quinine Sunfat cao hơn (8,5%).
Ngày 28 tháng 6 năm 1935, trường trung học Yersin được khánh thành ở Đà Lạt. Yersin trở về Đà Lạt lần cuối cùng trước khi mất. Nhân dịp này, đáp lại lời phát biểu của một học sinh, ông đã trình bày cảm tưởng khi đặt chân lên cao nguyên Lang Biang: “Không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học trẻ tuổi.”
Trong những năm cuối đời, Yersin vẫn say mê nghiên cứu khoa học – ngành Thiên văn – Vô tuyến điện. Vài tuần trước khi mất, tuy bệnh ngày cành tăng, ông vẫn theo dõi mực thủy triều.
Ngày 1 tháng 3 năm 1943, Yersin thanh thản qua đời, hưởng thọ 80 tuổi để lại niềm thương tiếc sâu sắc. Hàng ngàn người dân Nha Trang đã đưa linh cửu ông đến nơi an nghĩ cuối cùng ở suối Dầu.
Đến Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX và nửa đầu XX, Yersin đã làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân pháp. Tuy nhiên, những công trình khoa học đa dạng – cuộc sống giản dị – lòng nhân ái và tình yêu Việt Nam của ông vẫn sống mãi trong tâm tư, tình cảm của người Đà Lạt – Nha Trang và trên hành tinh của chúng ta. Thủ đô Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Nha Trang đã đặt tên Yersin cho một con đường trong thành phố. Ở Đà Lạt, con đường dẫn đến trường trung học Yersin cũ hiện nay (trường Cao đẳng Sư phạm) được mang tên nhà bác học Pháp – người đã mang nặng nghĩa tình Việt Nam và để lại những kỷ niệm khó quên ở Đà Lạt: Alexandre Yersin.
Ba khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin:
– Thư viện của Bác sĩ Yersin tại viện Pasteur Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
– Chùa Linh Sơn, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (phòng làm việc của bác sĩ ở Suối Dầu trước đây).
– Phần mộ của Bác sĩ Yersin, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1891, ông đến Nha Trang xây dựng cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm vi trùng học đầu tiên ở Việt Nam. Đầu năm 1899, nơi đây đã trở thành Viện Pasteur Nha Trang.
Sau hơn 50 năm sống và làm việc vì khoa học ở Viện Pasteur Nha Trang (1891 – 1943) Yersin đã cống hiến cho khoa học 55 công trình nghiên cứu có giá trị.
Các chức vụ ông đã đảm nhận:
– Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang.
– Viện trưởng Viện Pasteur Đông Dương.
– Hiệu trưởng Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội.
– Tổng thanh tra các Viện Pasteur Đông Dương.
– Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
– Chủ tịch danh dự Hội đồng Y khoa Viện Pasteur Paris.
Thư Ngỏ Của Giáo Xứ Minh Đức
Lm. Phê-rô Nguyễn Chí Công
Giáo xứ MINH ĐỨC
Ấp Chà Lon, xã Minh Đức
Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước
ĐT: 0908419950
TK: Nguyễn Chí Công, Ngân Hàng ACB: 252897049
PGD Chơn Thành, Bình Phước.
(về việc xin trợ giúp xây dựng mái nhà tiền chế dâng kính Mẹ Thương Đau bị mất đầu, công trình hạ tầng: Giếng nước, mương kè đường, đường lên nhà nguyện…)
Trọng kính:
Quý Cha xứ
Quý Hội đồng mục vụ Giáo xứ, Quý Hội Đoàn, Quý Ban Ngành, Quý Đoàn thể trong Giáo xứ.
Quý Ân Nhân gần xa, Quý Mạnh Thường Quân, Các Nhà Hảo Tâm và Toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa.
Đầu thư, con nguyện chúc Quý Cha, và Quý vị cùng Gia đình một trọn vẹn Mùa Chay tràn đầy Thánh Thiện, tình yêu của Lòng Chúa Thương Xót.
Con là Linh mục Phê-rô Nguyễn Chí Công, hiện đang phụ trách Giáo Xứ Minh Đức, là một xứ đạo nhỏ, vùng sâu vùng xa. Địa bàn Giáo xứ nằm trên trải dài hai xã Minh Đức – Minh Tâm, bao gồm 05 Sóc anh em đồng bào thuộc Huyện Hớn Quản, Tỉnh BÌnh Phước; và gồm cả trại tù Tống Lê Chân, giáp ranh Huyện Tân Châu, TĨnh Tây Ninh, giáp biên giới nước Campuchia…. Sau chiến tranh bom đạn vùng BÌnh Long -An Lộc năm 1972, và sau năm 1975, đất nhà thờ đã được thành lập từ thập niên 30 của thế kỷ trước được trưng dụng làm trường Trung Học Cơ Sở Minh Đức hiện nay. Xứ Đạo mới được tái lập trên mảnh đất rẫy từ đầu năm 2017, xa khu dân cư, cách vị trí đất cũ nhà thờ trước đây 02 Km. Giáo xứ hiện có 274 giáo dân trên danh sách trong tổng số 91 hộ, trong đó có 29 hộ trong tình trạng chỉ 01 hoặc 02 người theo đạo Công Giáo. Người đến Nhà Nguyện ngày Chúa Nhật chủ yếu là người trên dưới 60 tuổi trở lên, người trẻ thì đa số đi làm công nhân ở Bình Dương hay Sài Gòn, còn lại đi làm công nhân Công Trường Cao Su và làm thuê công nhật, hơn nữa, thường thì họ không theo đạo Thiên Chúa, vì từ năm 1972 đến năm 2016 không có Linh mục để rửa tội (đó là lý giải của các bậc cha mẹ khi con cái không cùng niềm tin)…
Thưa Quý Cha và Quý vị, con về phụ trách Giáo xứ được 11 tháng, mọi sự còn đang hó khăn trăm bề, ngay nhà xứ vẫn còn đang phải nhờ giếng nước trên đất của hộ dân kế bên để sinh hoạt, đồng hồ điện theo diện gia đình. Khởi sự đất nhà thờ là miếng đất rẫy trồng Diều nằm ở trên đồi, nhà xứ ở chân đồi là căn nhà coi rẫy chưa được nhà cấp 4; Nhà Nguyện là nhà tôn 370 M 2 tren đồi…
Đời sống của bà con trong vùng đại đa số quá khó khăn, nhất là những anh em đồng bào thiểu số ở trong các Sóc, đa phần còn nghèo đói. Các cháu vượt những vạt rừng cao su và những cung đường đất đỏ ra trung tâm xã để tìm con chữ cũng khó khăn. Đại diện gia đình của họ hay ngỏ lời với con xin nâng đỡ mỗi khi con có tổ chức khám chữa bệnh, chia sẻ những phần quà nhỏ khiêm to6n1ma2 chúng con được những Ân Nhân tương trợ. Dân chúng trong vùng chủ yếu là làm công nhân nông trường cao su, trong mùa khai thác mủ, họ thường có mặt ngoài lô từ 03 giờ sáng đến 15 giờ chiều mới trở về nhà. Phần còn lại thì làm mướn công nhật ngày có, ngày không, cuộc sống khá bấp bênh. Đời sống bà con đa số là còn lo cho đủ cái ăn, cái mặc chứ chưa nghĩ đến cái ngon, cái đẹp, hay các dịch vụ sức khỏe, vui chơi giải trí tinh thần. Biểu hiện cụ thể là cả Xã không có một quán ăn, quán nhậu, chỉ một hai quán cà phê cóc đầu đường và một vài quán quà vặt cho học sinh những ngày đi học.
Đời sống thường nhật là thế, còn những ngày Lễ tết,những ngày tháng nắng, mùa cao su thay lá non, không khai thác mủ được thì đồng lương công nhân cao su càng eo hẹp hơn.
Bối cảnh chung như thế, nên sự quảng đại đóng góp để chung tay xây dựng Nhà Chúa của số ít ỏi bà con Công Giáo lại rất khiêm tốn, nhỏ bé: Hàng tháng, tiền thau (tiền oi) chưa đủ để thanh toán tiền điện. đơn cử cả Giáo xứ trong ngày Mùng Một Tết Kỷ Hợi 2019 vừa qua, trong tinh thần kêu gọi mừng tuổi Chúa để chung tay làm mương kè đường, xây dựng Đài Thánh Mar-ti-nô và nhất là làm mái che tren Đài Đức Mẹ bị cụt đầu ở trên đồi, chúng con lạc quyên được 1.910.000 VNĐ (một triệu chín trăn mười ngàn đồng chẵn).
Thưa Quý Cha và Quý vị, con xin mạn phép chia sẻ đôi nét về Đức Mẹ bị cụt đầu:
Tượng Đức Mẹ đã có từ năm 1936 và được đặt nơi nhà thờ Xa Cát cũ (nay là trường THCS Minh Đức). năm 1976, hai ông xã đội trưởng và trưởng Công AN Xã bắn nát đầu Đức Mẹ. Trong vòng thời gian ngắn sau đó, hai ông đều bị bể đầu chết. Từ đó, Tượng vẫn đứng ở tren đài ở trường học cho đến năm 2017.
Sau sự kiện 1976, một số người (cả lương giáo) nhận được ơn Đức Mẹ. Từ tháng 5-2017, linh tượng được di đời về bên đất mới nhà thờ, từ thnag1 8-2018, mới tổ chức lễ trưa ngày 13 hàng tháng để cùng Mẹ tôn vinh Danh Chúa. Nhiều người tìm về thắp hương. Cầu nguyện và một số người được ơn ban. Giáo dân kéo đến tôn vinh Đức Mẹ mỗi ngày một đông. Hàng ngày và nhất là những dịp cuối tuần và các ngày nghỉ, ngày càng nhiều đoàn hành hương tìm về kính viếng Mẹ Thương Đau Minh Đức (cách gọi đơn sơ của người dân địa phương).
Thưa Quý Cha và Quý vị, Mỗi khi mọi người đến với Dức Mẹ Thương Đau bị mất đầu, thường đứng dưới nắng hoặc nhũng tán Diều già cằn cỗi để cầu nguyện và hiệp dâng Thánh Lễ. Vì thế, con luôn ước mong nhờ sự quan tâm chia sẻ của Quý Cha và quý Vị, xin rộng tay thương giúp con và Giáo xứ chúng conco1 được những cột sắt, cây kèo sắt, tấm tôn…. Để dựng mấy gian nhà tiền chế trước linh tượng Đức Mẹ tren triền đồi cho mọi người kính viếng, đọc kinh và dâng lễ. Ngõ hầu mọi người không lo ra, chia trí vì nắng, và nhất là mùa mưa gió sắp đến. Đồng thời, chúng con mong nơi Đức Mẹ và nhà thờ cũng là nơi đón tiếp, là nhịp cầu nối kết đến những gia đình con đang chật vật với cái đói, cái nghèo, sự bệnh tật và không hay bất hạnh cô thân, cô thế, cô nhi quả phụ trong vùng, nhất là đồng bào Lương – Giáo với những tấm lòng từ tâm… Để họ có những niềm vui nho nhỏ, niềm an ủi sẻ chia, và nhất là chúng con có dịp mời họ đến nhà nguyện, ngõ hầu Chúa chúc lành cho họ để họ được vơi đi chút nhọc nhằn, khơi nên chút hy vọng vào tình Chúa, tình người và niềm tin cuộc sống ngày mai sẽ tốt hơn, cho người nghèo khó và bất hạnh dược ấm lòng hơn.
Vì thế con tha thiết kính xin Quý Cha và Quý vị, rộng lòng bác ái, thương đến và rộng lòng hảo tâm chia sẻ, đem đến anh chị em đói nghèo vùng sâu vùng xa niềm vui, sự khích lệ, và tình thương người với người, của những anh chị em con cùng một Cha trên Trời. Con thiết nghĩ, tấm lòng quảng đại và nghĩa cử sẻ chia của Quý Cha và Quý vị còn là sự biểu tỏ cho Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành, nâng đỡ và yêu thương những con người nhỏ bé, bất hạnh trong đời nơi cuộc sống hiện tại ở vùng ngoại biên.
Đại diện cho Giáo xứ nơi vùng sâu vùng xa và biên giới, cho những mảnh đời cần được sự quan tâm của Quý Cha và Quý Vị, con xin trân trọng biết ơn đến toàn thể Quý Cha và quý vị ! Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ bị thương đau mất đầu ở Minh Đức, ban tràn đầy Thánh Ân của Người, để Quý Cha, Quý Vị và gia đình luôn an lành hồn xác, niềm vui, bình an, thành công trong công việc và cuộc sống !
Kính chúc Quý Cha, Quý Vị và Gia đình tràn đầy Bình An của Chúa Phục Sinh, Hạnh Phúc Và Niềm Vui của Chúa Thánh Thần.
Minh Đức, ngày 24 tháng 4 năm 2019
Linh mục Phê-rô Nguyễn Chí Công
(đã ký và đóng dấu)
(Một vài hình ảnh thánh lễ trưa 13/07/2019 tại Giáo xứ minh Đức – Bình Phước – Gp Phú Cường)
Tẩy Nốt Ruồi Xong Có Nên Bôi Nghệ Không? Giải Đáp Của Bác Sĩ
Chào bác sĩ! Em đang có ý định đi tẩy 2 nốt ruồi trên mặt bằng công nghệ Laser CO2 Fractional, vì nghe nói nó rất hiệu quả. Tuy nhiên em vẫn có một thắc mắc muốn được giải đáp là phương pháp này làm có đau không? Tẩy nốt ruồi xong có nên bôi nghệ không, vì em rất sợ để lại sẹo? Em xin cảm ơn nhiều ạ.
(Thanh Mai, Quận Gò Vấp – TPHCM)
tẩy nốt ruồi xong có nên bôi nghệ không?
Bạn Thanh Mai thân mến!
Đúng như bạn chia sẻ, công nghệ Laser CO2 Fractional – thế hệ mới nhất của Mỹ đang là phương pháp tẩy nốt ruồi nhanh chóng, hiệu quả, an toàn, không tái phát được nhiều chị em lựa chọn.
Laser CO2 Fractional là công nghệ tẩy nốt ruồi hiệu quả nhất hiện nay Vậy phương pháp này làm có đau không?
Laser CO2 Fractional dùng sóng siêu âm và chùm ánh sáng thông minh để phân hủy hắc tố đen, tách chân nốt ruồi ra khỏi tế bào da nhẹ nhàng, ngăn cho nó không phát triển trở lại. Đồng thời, cơ thể khi chịu tác động mạnh cũng nhanh chóng làm tăng collagen làm phẳng bề mặt da, loại bỏ lớp sừng cứng, từ đó cho da sáng mịn hơn.
Quy trình tẩy nốt ruồi bằng Laser CO2 Fractional chi tiết .
Kết quả sau khi tẩy nốt ruồi tại Skincare JW Tẩy nốt ruồi xong có nên bôi nghệ không?
Vết thương sau tẩy các nốt ruồi có kích thước rất nhỏ và nằm nông ở bên ngoài da nếu không bị nhiễm trùng có thể lành tốt sau vài ngày mà không để lại sẹo. Tuy nhiên bạn vẫn cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc vết thương, kiêng khem của bác sĩ da liễu để mang lại hiệu quả như ý.
Tốt nhất nên tránh để vị trí mới bắn laser tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và bôi kem chống nắng hàng ngày. Ngoài ra, khi vết thương ăn da non thì bạn nên bôi nghệ tươi trực tiếp hàng ngày hoặc kem chống sẹo chuyên dụng để giúp da nhanh phục hồi hơn.
Bạn đang xem bài viết Từ Điển Tiếng Huế Của Bác Sĩ Bùi Minh Đức trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!