Xem Nhiều 3/2023 #️ Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non # Top 9 Trend | Aimshcm.com

Xem Nhiều 3/2023 # Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non mới nhất trên website Aimshcm.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.

Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.

1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi

2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác

Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.

Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống…”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi…

Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.

3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc

Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi – chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.

Nếu trọng tâm là học hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.

Ảnh: Một giờ học âm nhạc của trẻ mầm non – Nguồn: sưu tầm

Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.

Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy… trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.

Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, nên giáo viên phải định hướng cho trẻ chú ý, quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.

Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ…. Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát.

Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.

Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm nhạc.

4. Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc

Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn.

Ví dụ: Sau giờ âm nhạc. Học hát Cô giáo miền xuôi là hoạt động góc – ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài: Cô giáo miền xuôi, Cô và mẹ… Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy hát và làm theo các cử chỉ của cô như thể trẻ là cô giáo thật.

5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn

Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.

Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn…. Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được nghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học. Hình thành những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.

Tóm lại, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người.

Cảm Thụ Âm Nhạc Và Lợi Ích Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ Em

Chắc hẳn chúng ta ai cũng đều hiểu rất rõ tác dụng và vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống, đặc biệt là cảm thụ âm nhạc đối với trẻ nhỏ. Ngay từ khi còn trong bào thai, các nhà khoa học đã khuyên các bà mẹ nên cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, những khúc nhạc giao hưởng du dương, những giai điệu Ba rốc (baroque) sâu lắng, lãng mạn…

Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi lên 2, lên 3 là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với hàng vạn câu hỏi “Vì sao?”, trẻ luôn muốn tìm hiểu, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình. Lúc này, các nét tính cách của trẻ bắt đầu hình thành, và nếu được định hướng tốt thì trẻ sẽ lớn lên với một nhân cách tốt.

Ở mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những loại trí thông minh khác nhau, Âm nhạc có thể tác động và kích thích cho các loại trí thông minh ấy phát triển đồng đều. Trẻ được nghe nhạc từ sớm sẽ giúp hoạt bát, thông minh và sáng tạo hơn, tư duy nhạy bén và có một đời sống nội tâm phong phú hơn.

Trẻ nên học cảm thụ âm nhạc hay học đàn khi còn bé?

Khi các bé chỉ 2 hoặc 3 tuổi, bố mẹ thật khó để có thể cho trẻ đi học Piano, Ghita hay một loại nhạc cụ nào đó, bởi ở độ tuổi này thì để có thể tập trung và học được một nhạc cụ quả thật là quá sức đối với các con. Đặc biệt ngày nay, các mẹ thường muốn các bé tiếp cận với Piano sớm, hy vọng các bé nhà mình sau này phát triển tốt về tâm hồn cũng như trí tuệ. Tuy nhiên, với đặc thù của riêng đàn Piano là phím rất nặng ( kể cả Piano cơ và Piano điện), mà các bé ở từ 5 tuổi trở xuống có bàn tay rất nhỏ và ngắn dẫn đến việc bé không đặt tay được lên hết phím và chơi đàn cũng mau mỏi tay hơn so với các bé lớn tuổi hơn. Ngoài ra việc ngồi trước đàn hàng giờ đồng hồ, lăp đi lặp lại những đoạn nhạc sẽ khiến đa số trẻ cảm thấy nhàm chán từ đó ghét học đàn, hát, ghét âm nhạc.

Và để giải quyết vấn đề này, Cảm thụ Âm nhạc chính một giải pháp mới giúp các bé tiếp cận với âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Thông qua mỗi buổi học, bé sẽ được tham gia vào các hoạt động, các trò chơi sáng tạo trong vận động, lắng nghe, ca hát, kể chuyện âm nhạc, chia sẻ cảm xúc… Với cấu trúc giờ học bao gồm nhiều hoạt động thay đổi liên tiếp phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy hào hứng, thích thú. Điều này trước hết khiến trẻ có hứng thú với việc đến lớp học âm nhạc và sau đó sẽ tịnh tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.

Lợi ích cảm thụ âm nhạc mang lại cho các bé mầm non

Cảm thụ âm nhạc kích thích trí sáng tạo.

Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời, không lời sẽ giúp cho trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc. Trẻ có thể mô tả các hình tượng thông qua các động tác hình thể, qua điệu bộ cử chỉ, hay biểu cảm trên khuôn của mình. Qua đó trẻ sẽ thỏa sức sáng tác các giai điệu để nói lên những rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó sẽ kích thích trí sáng tạo của các bé một cách tối đa.

Cảm thụ âm nhạc tăng khả năng ngôn ngữ

Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.

Tăng khả năng đánh giá, nhận xét

Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi nghe một tác phẩm trong mỗi tiết học cảm thụ âm nhạc ra trước mọi người.

Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất

Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ. Với các vận động nhỏ riêng lẻ từng bộ phận trên cơ thể và vận động toàn thân có sự kết hợp của tất cả các bộ phận. Trẻ được phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao hơn.

Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế khi đến với Cảm thụ Âm nhạc trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ…một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc.

Cảm thụ âm nhạc dạy trẻ các kĩ năng giao tiếp, kết nối

Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học Cảm thụ Âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và trong những giờ học cảm thụ âm nhạc, trẻ được cùng nhau chơi trong 1 bài hòa tấu, cùng hát trong 1 bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè nhiều hơn.

Cảm thụ âm nhạc bổ trợ các kiến thức về tự nhiên – xã hội

Dạy/ học Cảm thụ Âm nhạc không chỉ đơn thuần là dạy/ học các kiến thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của các môn nghệ thuật như: hội họa, múa, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học…Vì vậy trẻ không những được học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc.

Vậy làm sao để những đứa trẻ yêu quý của chúng ta có thể được tiếp cận thật sớm với Thế giới âm nhạc mà không bị quá sức, mà chúng vẫn cảm thấy hào hứng, thích thú và thậm chí là cảm thấy phấn khích???

Dạy học Cảm thụ âm nhạc tại Edumesa

Là một bộ môn nghệ thuật đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam, Cảm thụ Âm nhạc đang dần nhận được sự yêu mến và tin tưởng của các bậc cha mẹ và các con. Với đội ngũ giáo viên hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc cùng trẻ nhỏ, với sự chuyên tâm nghiên cứu để đưa ra được những phương pháp tiếp cận, giảng dạy phù hợp và cuốn hút nhất đối với trẻ nhỏ. Hiện nay, EDUMESA đang có những chương trình học tập Cảm thụ Âm nhạc dành cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi rất đặc biệt và chuyên sâu, giúp trẻ bước đầu được làm quen và bước vào một thế giới Âm nhạc rộng mở, đầy màu sắc. Hơn nữa tại EDUMESA, trong các tiết học Cảm thụ Âm nhạc thì cha, mẹ có thể tham gia học cùng các con và được hướng dẫn phương pháp dạy con tự học ở nhà.

Một số hình ảnh trong tiết dạy học Cảm thụ Âm nhạc

Võ Thuật Cho Trẻ Mầm Non

Dạy võ thuật cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé rèn luyện thể chất, phát triển chiều cao, cân năng một cách cân đối, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Bên cạnh âm nhạc, mỹ thuật, múa, thì võ thuật cũng đang trở thành bộ môn năng khiếu quan trọng được nhiều trường mầm non trên cả nước đưa vào chương trình giảng dạy. Tất nhiên, cũng có một số phụ huynh tỏ ra băn khoăn về vấn đề này, họ cho rằng, dạy võ gây nguy hiểm cho trẻ, khiến bé vất vả hoặc lãng phí thời gian đáng ra nên dành cho các môn học khác quan trọng hơn. Trên thực tế, võ thuật mang lại nhiều lợi ích cho trẻ hơn so với lầm tưởng của nhiều người.

Học võ thuật giúp bé phát triển về thể chất

Nói đến lợi ích của việc học võ, trước hết phải kể đến việc giúp trẻ phát triển về mặt thể chất. Những người học võ từ nhỏ luôn được biết đến với thân hình cân đối, rắn rỏi đáng ngưỡng mộ. Các động tác võ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe của bé.

Học võ thuật giúp con thân thiết hơn với bạn bè

Nếu con bạn cảm thấy khó hòa nhập hoặc thiếu bạn bè, bé có thể phát sinh các rắc rối về sự tự ti. Dù ở lứa tuổi nào, con cũng cần có bạn bè và dựa vào bạn bè. Con của bạn xứng đáng có một người bạn để cùng chia sẻ những trải nghiệm vui buồn trong cuộc sống. Chính vì vậy, các lớp học võ thuật chính là cơ hội giúp trẻ có cơ hội giao tiếp, và làm giảm một số áp lực khi tương tác với mọi người. Việc luyện tập theo nhóm đòi hỏi con phải hợp tác với những người khác, và khi con bắt buộc phải làm những những điều như vậy, việc bắt đầu một cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.

Học võ giúp trẻ tránh bị bắt nạt

Bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất cứ cấp bậc nào và những kẻ bắt nạt trong trường, hay ngoài trường đều tập trung vào những đứa trẻ yếu thế. Những đứa trẻ thường xuyên bị bắt nạt sẽ hành thành tâm lý sợ hãi, tự ti, ngại giao tiếp, nghiêm trọng hơn là có thể gây nên những vết sẹo tâm hồn, đi theo các em đến hết cả cuộc đời. Đáng buồn là hầu hết trẻ bị bắt nạt đều không dám kể cho ai, trong khi cha mẹ, thầy cô không thể theo sát để bảo vệ các bé 24/24. Vì thế, cách tốt nhất vẫn là dạy cho trẻ năng lực tự bảo vệ chính mình. Học võ giúp trẻ có thể trang bị cho mình một số động tác phòng thân, giúp xử lý trong tình huống nguy cấp. Bên cạnh đó, học võ cũng khiến trẻ tự tin hơn khi đối mặt với những kẻ bắt nạt và dần thoát khỏi đối tượng mục tiêu của chúng.

Học võ giúp cải thiện sự tập trung

Rất nhiều bé gặp khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề cụ thể trong khoảng thời gian dài. Bạn có thể con thường xuyên lơ đãng với các hoạt động, các nhiệm vụ được giao hay không thể nghe giảng liên tục? Đừng mắng chửi con bởi đó là do bản năng tò mò, muốn khám phá những điều mới lạ và ghét sự nhàm chán của trẻ.

Bài dạy chủ yếu là những động tác nhẹ nhàng và mềm dẻo, hướng đến tính tự nhiên.Trong võ thuật càng tự nhiên càng tốt, đặc biệt là các em học sinh mầm non thì càng không nên cứng nhắc mà đòi hỏi sự uyển chuyển, dẻo dai. Trong những giờ học, các em vừa được tập võ vừa nghe những câu chuyện về tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Những ngày đầu làm quen và bỡ ngỡ với những động tác mới, thì sau hơn 3 tháng tham gia lớp võ thuật các “võ sinh” nhí của Mầm non Ban mai đã thích thú hơn với những giờ học và khỏe mạnh, năng động hơn. Đây sẽ là động lực để lớp học võ thuật tại trường Mầm non Ban mai tiếp tục hoạt động và nâng cao thêm về chất lượng.

Học Được Nhiều Ở Trò Chơi Âm Nhạc

Một chuyên đề đổi mới giảng dạy môn âm nhạc của Trường THCS Châu Văn Liêm, Phú Nhuận. Ảnh: P.N.Q

Từ trước tới nay trong văn hóa dân gian và hiện đại, trò chơi vừa là nhu cầu lớn của con người vừa là phương tiện giáo dục hấp dẫn và hiệu quả. Vì thế những ai biết tổ chức trò chơi trong tiết học là người đó biết cụ thể hóa phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt trò chơi còn là chất xúc tác, keo kết dính vô hình giúp HS luôn tự tin mạnh dạn nhanh chóng hòa đồng và dễ cởi mở đoàn kết. Ý chí tinh thần đồng đội cũng được rèn luyện qua trò chơi đồng thời trò chơi còn thúc đẩy phát triển sự năng động sáng tạo của từng cá thể. Tuy nhiên do thời lượng tiết học hạn chế trong lúc trò chơi lại cần rất nhiều thì giờ nên GV phải đảm bảo nội dung bài học trước đã sau đó mới tính chuyện tổ chức trò chơi. Nếu không thì chuyện “cháy giáo án” sẽ xảy ra như cơm bữa. Trò chơi chỉ có “đất dụng võ” ở phần củng cố bài, các tiết ôn tập và rộng đường nhất là ở các tiết ôn tập. Một khó khăn khác khi tổ chức các trò chơi cần phải có đồ dùng, đạo cụ mà những thứ đó phải có thời gian chuẩn bị và cả chuyện tiền bạc kinh phí.

Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tổ chức được một số trò chơi sử dụng trong môn âm nhạc cấp THCS sau để các thầy cô các trường khác tham khảo và cho thêm ý kiến:

– Nghe nhạc đoán tên bài: Nhằm củng cố phân môn học hát và tập đọc nhạc, GV cho nghe một đoạn giai điệu bài hát hoặc bài tập đọc nhạc, đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được điểm.

– Nghe giai điệu xướng lời ca: Sau khi nghe một đoạn giai điệu bài hát, đội nào đọc hoặc hát lại đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng.

– Điền tên bài hát vào tên tác giả: GV cho hai bảng phụ có tên tác giả và tên bài hát để HS gắn lại với nhau theo kiểu kết cột. Trò chơi này có thể sử dụng trong phân môn học hát và âm nhạc thường thức.

– Giải ô chữ: Từ các ô chữ cho sẵn, các đội sẽ lần lượt chọn số thứ tự hàng ngang hàng dọc để trả lời theo gợi ý giống như mở từ khóa trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.

– Đọc ký hiệu nhanh: Các đội nhìn vào bảng phụ có ghi một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc ngắn với nhiều dạng ký hiệu để viết tên các ký hiệu vào bảng trả lời.

– Chính tả tiếp sức: GV đọc tên ký hiệu lần lượt mỗi em viết thành ký hiệu trên khuông nhạc. Trò chơi này bổ trợ cho phân môn nhạc lý.

– Phát hiện và sửa sai: GV đưa ra một câu nhạc hoặc một cấu trúc có chỗ sai yêu cầu HS phát hiện ra điểm sai sót và chữa lỗi đúng sẽ được ghi điểm.

– Lặp lại tiết tấu hoặc giai điệu: HS lặp lại một giai điệu (khoảng 10 nốt nhạc) đề nghị các em lặp lại cho đúng. Số điểm tùy vào lần nghe đầu tiên hay các lần nghe sau đó.

– Ai đố hay ai giải hay? Một đội đưa ra câu đố yêu cầu các đội còn lại giành quyền trả lời để ghi điểm. Ra câu đố hay cũng được GV cho điểm cộng.

– Trò chơi đồng diễn – thể dục đồng diễn: Lấy nốt son làm chuẩn cho HS thay đổi tư thế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe và kích thích phản xạ nhanh cho HS.

Khi sử dụng trò chơi trong giờ âm nhạc, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng để tăng giảm độ khó dễ chứ không phải “nhất cử nhất động” rập khuôn một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu âm nhạc mà chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một ngân hàng trò chơi phong phú để thường xuyên thay đổi thực đơn gây hứng thú cho các em. Vừa là người quản trò và trọng tài nên thầy cô phải công minh, khách quan tránh gây mất đoàn kết giữa các đội.

Âm nhạc là nghệ thuật động nên trong các tiết dạy đều có phần hát và tập đọc nhạc đi kèm không có tiết học nào thuần lý thuyết cả. Tâm lý HS cũng vậy cứ đến giờ học nhạc là các em hiếu động hơn, ngồi không yên nhất là những em hay nghịch phá. Vì thế chúng ta phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi để khắc sâu kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có HS hiếu động hay nghịch phá thì tất cả cũng đi vào quỹ đạo chung của tiết học. Có như vậy giờ dạy mới thực sự thành công.

(GV Trường THCS Trần Quốc Toản, Q.9, TP.HCM)

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non trên website Aimshcm.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!